Tác dụngchữabệnhcủasắndây Để chữa thiếu sữa ở sản phụ, có thể lấy dâysắndây đốt thành than, nghiền mịn, mỗi lần uống 6 g cùng với rượu, sữa sẽ về nhiều. Còn để chữa say rượu bất tỉnh, nên lấy củ sắndây tươi giã nát, vắt lấy 1 lít nước cốt, cho uống dần đến khi tỉnh lại. Hầu hết các bộ phận của cây sắndây đều đã được sử dụng làm thuốc trong Đông y như: - Củ (cát căn): Vị ngọt cay, tính mát; có tácdụngchữa sốt, làm ra mồ hôi, chữa sởi không mọc được, phiền táo, khát nước, nhức đầu, kiết lỵ - Bột (cát phấn): Vị ngọt, tính rất lạnh, có tácdụng thanh nhiệt, trừ phiền; dùngchữa phiền nhiệt, miệng khát, ban nhiệt. - Hoa (cát hoa): Vị ngọt hơi đắng, tính mát; có tácdụng giải độc rượu, chữa sốt, chán ăn, nôn mửa ra chất chua, thổ huyết Sau đây là một số ứng dụng cụ thể: - Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắndây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con. - Rắn cắn: Giã lá sắndây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn. - Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắndây tươi giã nát, đắp vào vết thương. - Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt: Dùng bột sắndây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày. - Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dâysắndây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được. - Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắndây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống. Sắndây có thể sử dụng kết hợp với một số vị thuốc khác - Chống ngứa do mồ hôi: Bột sắndây 5 g, thiên hoa phấn 5 g, hoạt thạch 20 g, trộn đều, rắc lên những nơi ẩm ngứa. - Cảm mạo, sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi: cát căn 8 g, ma hoàng 5 g, quế chi 4 g, đại táo 5 g, thược dược 4 g, sinh khương 5 g, cam thảo 4 g; cho 600 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. - Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu, kinh sợ khóc thét: Cát căn 30 g giã nát, gạo tẻ 50 g. Cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày. - Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe: Bột sắndây 12 g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20 g, đậu ván (sao)12 g, giã giập, sắc nước uống trong ngày. - Cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu: Cát căn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15-20 g, sắc nước uống trong ngày. - Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: Bột sắndây 120 g, gạo tẻ 15 g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày. - Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng, độc: Củ sắndây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500 ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần. - Ngộ độc rượu (uống quá nhiều rượu khiến tỳ vị thương tổn, khạc hoặc nôn ra máu, người phát sốt, tiểu tiện đỏ): Hoa sắndây 30 g, hoàng liên 4 g, hoạt thạch 30 g (thủy phi), bột cam thảo 15 g; tán thành bột mịn, trộn với nước, hoàn thành viên, mỗi lần uống 3 g, chiêu thuốc bằng nước mát. Thủy phi là thêm nước vào vị thuốc cùng tán, hoặc tán xong cho vào nước khuấy lên để bột thuốc lắng xuống; thường áp dụng khi bào chế hoạt thạch, chu sa, thanh đại. . Tác dụng chữa bệnh của sắn dây Để chữa thiếu sữa ở sản phụ, có thể lấy dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, mỗi lần uống 6 g cùng với rượu, sữa sẽ về nhiều. Còn để chữa say rượu. có tác dụng chữa sốt, làm ra mồ hôi, chữa sởi không mọc được, phiền táo, khát nước, nhức đầu, kiết lỵ - Bột (cát phấn): Vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền; dùng chữa. say rượu bất tỉnh, nên lấy củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 1 lít nước cốt, cho uống dần đến khi tỉnh lại. Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều đã được sử dụng làm thuốc trong Đông y như: