Tìm hiểuvềĐề Kháng Insulin A-ĐỀ KHÁNGINSULIN LÀ GÌ? Insulin là hocmon sản xuất bởi các tế bào beta của tuyến tụy. Thông thường một lượng nhỏ insulin được bài tiết sau mỗi bữa ăn để giúp vận chuyển glucose vào các tế bào của cơ thể, tạo ra năng lượng. Đềkhánginsulin (kháng ngự insulin) là giảm khả năng đáp ứng với tác dụng của insulin, đặc biệt ở các mô cơ và mô mỡ. - Do các tế bào cần phải có glucose để tồn tại, cơ thể sẽ bù trừ sự đềkhánginsulin bằng cách sản xuất ra thêm insulin. Hậu quả là sẽ có tình trạng tăng insulin máu và kích thích quá mức một số mô vẫn còn nhạy cảm với insulin. - Theo thời gian, tình trạng này sẽ gây ra sự mất cân đối trong tương quan giữa glucose và insulin, có thể dẫn đến những rối loạn chuyển hóa bất lợi cho cơ thể. - Tăng insulin máu và đềkhánginsulin tác động lên tỉ lệ lipid của cơ thể, làm tăng đáng kể lượng triglycerides và sdLDL (phân tử lipoproteins nhỏ tỉ trọng thấp) trong máu, và giảm lượng HDL (lipoprotein tỉ trọng cao), là loại cholesterol hữu ích cho cơ thể. Nó cũng tăng nguy cơ hình thành huyết khối, tạo ra các phản ứng viêm, tăng dự trữ muối dẫn đến tăng huyết áp. - Đềkhánginsulin không phải là một bệnh hay một chẩn đoán đặc hiệu. Tình trạng này có thể đi kèm với các các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), ĐTĐ typ 2, béo phì và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. - Một số nhà nghiên cứu còn tin rằng có thể có sự liên quan giữa đềkhánginsulin và bệnh ung thư. Tuy nhiên cơ chế chưa được hiểu rõ. - Cần nhớ rằng nhiều bệnh nhân có những tình trạng kể trên nhưng lại không đềkháng insulin, và ngược lại, nhiều người bệnh đềkhánginsulin nhưng lại không bao giờ diễn tiến đến các tình trạng bệnh lý này. Đềkhánginsulin có thể góp phần vào sự hình thành và thúc đẩy các tình trạng bệnh lý kể trên trở nặng hơn. - Hội chứng chuyển hóa và đềkhánginsulin là hai thuật ngữ thường được dùng thay thế cho nhau để mô tả một số bất thường đi kèm với tăng đềkhánginsulin và tăng sản xuất insulin, đồng thời nhận diện các biến đổi này như những yếu tố nguy cơ bệnh lý trong tương lai. - Hội chứng chuyển hóa cơ bản là một nhóm phụ của đềkháng insulin, tập trung vào việc nhận diện chứng béo phì, những người ít hoạt động đang bắt đầu có những thay đổi về lượng lipid máu và rối loạn chuyển hóa glucose. Mục đích của sự nhận diện này là giúp các bệnh nhân có thể giảm thiểu các nguy cơ trên sức khỏe của mình bằng những thay đổi trong lối sống. Nguyên nhân gây đềkhánginsulin - Nguyên nhân gây đềkhánginsulin hiện chưa được biết rõ. Nó được xem một phần do các yếu tố di truyền, bao gồm cả yếu tố chủng tộc, và một phần do lối sống. Đa số bệnh nhân đềkhánginsulin thường không có triệu chứng gì đặc hiệu. Trong hầu hết các trường hợp cơ thể “chung sống hòa bình” với nhu cầu tăng sản xuất insulin trong nhiều năm. Khi sản xuất insulin không còn đáp ứng được với yêu cầu, tăng đường huyết sẽ xảy ra. Khi lượng đường huyết đạt đến một mức độ cao cần thiết, đái tháo đường sẽ xuất hiện; lượng đường huyết cao sẽ gây tổn thương mạch máu ở nhiều cơ quan bộ phận, bao gồm cả thận. - Đềkhánginsulin kết hợp với đường huyết cao là những yếu tố nguy cơ hình thành ĐTĐ type II. Những thay đổi về lipids máu tạo ra các mảng xơ vữa trong động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. B-XÉT NGHIỆM - Không xét nghiệm nào có thể trực tiếp phát hiện tình trạng đềkháng insulin. Bác sĩ cần phải xem xét, đánh giá toàn bộ bối cảnh lâm sàng của người bệnh, sau đó nghĩ đến tình trạng đềkhánginsulin nếu bệnh nhân có tăng lượng triglycerides và LDL, đồng thời với giảm HDL. - Các xét nghiệm cần được chỉ định bao gồm: + Glucose: Thường xét nghiệm glucose máu lúc đói, nhưng trong một số trường hợp, có thể cần chỉ định xét nghiệm dung nạp glucose (glucose tolerance test=GTT): làm nhiều xét nghiệm đường huyết trước và sau khi cho uống đường glucose vào những thời điểm nhất định. Mục đích của xét nghiệm dung nạp glucose là để nhận định xem bệnh nhân có những đáp ứng bất thường với glucose hay không. + Bộ mỡ máu (lipid profile): Đo lượng HDL, LDL, triglycerides, và cholesterol toàn phần. Nếu triglycerides tăng đáng kể, cần thực hiện đo trực tiếp lượng LDL (DLDL=direct measurement of the LDL). + Một trong những phương pháp thường dùng để phát hiện đềkhánginsulin là dùng kiểu mẫu đánh giá hằng định nội môi (homeostatic model assessment =HOMA). Phương pháp này đo lượng glucose và insulin trong máu sau đó dùng các phép tính để ước lượng chức năng của tế bào beta và độ nhạy với insulin. - Các xét nghiệm khác có thể dùng để đánh giá đềkhánginsulin và cung cấp thêm thông tin bao gồm: + Insulin: Xét nghiệm lượng insulin lúc đói cho ra những kết quả rất thay đổi, tuy nhiên mức độ insulin thường tăng ở những người có đềkhánginsulin đáng kể. + hs-CRP. Xét nghiệm này thường được dùng để đánh giá tình trạng viêm dẫn đến nguy cơ tim mạch. Hs-CRP có thể tăng trong đềkháng insulin. + sdLDL. Xét nghiệm này đo số lượng phân tử nhỏ lipoprotein tỉ trọng thấp (small dense low-density lipoprotein molecules). + Xét nghiệm dung nạp insulin (Insulin tolerance test=ITT). Xét nghiệm này được dùng để xác định sự nhạy cảm (hoặc đề kháng) đối với insulin, đặc biệt ở những bệnh nhân béo phì hoặc bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Xét nghiệm này thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch insulin, rồi kiểm tra lượng glucose và insulin nhiều lần sau đó. - Các xét nghiệm ức chế insulin đặc hiệu (specific insulin suppression tests) được sử dụng để nghiên cứu việc đềkháng insulin, nhưng lại ít được chỉ định rộng rãi trong thực tế lâm sàng. C-ĐIỀU TRỊ - Việc điều trị kháng ngự insulin trước hết dựa trên những thay đổi về chế độ ăn và lối sống. Hiệp Hội ĐTĐ Mỹ (ADA) khuyến cáo giảm lượng cân dư thừa, luyện tập thể lực vừa phải và đều đặn, tăng lượng chất xơ trong khẩu phần để giảm lượng insulin trong máu và tăng độ nhạy của cơ thể đối với insulin. Giảm cân và luyện tập đều đặn sẽ có thể: + Giảm tăng huyết áp + Tăng độ nhạy với insulin + Giảm lượng triglyceride và LDL + Tăng lượng HDL - Cần sự phối hợp giữa bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để soạn ra kế hoạch điều trị và theo dõi hiệu quả trị liệu cho những bệnh nhân đã được xác định có kháng ngự insulin. - Phối hợp điều trị bằng thuốc men để kiểm soát các bệnh lý và tình trạng bất thường khác đi kèm. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn . Tìm hiểu về Đề Kháng Insulin A-ĐỀ KHÁNG INSULIN LÀ GÌ? Insulin là hocmon sản xuất bởi các tế bào beta của tuyến tụy. Thông thường một lượng nhỏ insulin được bài tiết. Đề kháng insulin (kháng ngự insulin) là giảm khả năng đáp ứng với tác dụng của insulin, đặc biệt ở các mô cơ và mô mỡ. - Do các tế bào cần phải có glucose để tồn tại, cơ thể sẽ bù trừ sự đề. sự liên quan giữa đề kháng insulin và bệnh ung thư. Tuy nhiên cơ chế chưa được hiểu rõ. - Cần nhớ rằng nhiều bệnh nhân có những tình trạng kể trên nhưng lại không đề kháng insulin, và ngược