Những điềucầnlưuývới người bịsuytim Hình ảnh X quang tim phổi thẳng ở một bệnh nhân suytim do cao huyết áp cho thấy bóng tim nhỏ lại rõ rệt sau 1 tháng điều trị Những dấu hiệu nào cần nghi ngờ đến suy tim? Khi bạn cảm thấy mau mệt hơn đặc biệt khi đi lại hay làm một việc mà trước đây bạn cảm thấy bình thường; Bạn không thể nằm đầu thấp để ngủ dù trước đây bạn ngủ rất tốt với tư thế ấy. Bạn cảm thấy ngộp thở khi nằm đầu thấp. - Có khi bạn có những cơn khó thở vào lúc nữa đêm và muốn ngồi dậy để thở. - Bạn có thể phù chân (phù và ấn lõm vùng cẳng chân, bàn chân…), có thể kèm tỉnh mạch ở cổ dãn rõ rệt. II. Bác sĩ của bạn thường sử dụng xét nghiệm nào để chẩn đoán suy tim? Cho đến nay không có xét nghiệm nào chắc chắn để chẩn đoán suytim cho bạn , bác sĩ sẽ kết hợp các dấu hiệu và triệu chứng với một số xét nghiệm để kết luận bạn có bịsuytim hay không. 1. Điện tâm đồ: xét nghiệm này có thể cho thấy bạn có dày thất, dày nhĩ, loạn nhịp tim (rung nhĩ, ngoại tâm thu…), thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim là những dấu hiệu gợi ý có thể bạn dễ dàng bịsuy tim. 2. X quang tim phổi: là xét nghiệm khá quan trọng trong chẩn đoán suy tim. Hình ảnh bóng tim lớn hoặc / và sung huyết phổi là dấu hiệu gợi ý nhiều suy tim. X quang tim phổi còn giúp gợi ý nguyên nhân suy tim, hoặc khó thở do nguyên nhân khác (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, lao phổi, bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn…). 3. Siêu âm tim: xét nghiệm này giúp đánh giá tim co bóp còn tốt hay không (phân suất tống máu: EF), có dày dãn thất hay không, có thể giúp tìm nguyên nhân suytim (bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, tràn dịch màng ngoài tim…) 4. BNP: đây là hóc môn nội sinh viết tắt từ chử Natriuretic Peptide týp B, thường gia tăng khi thành timbị căng ra, áp suất trong buồng tim tăng lên. Khi nồng độ trong máu lớn hơn 500pg/ml thì khả năng rất cao bạn bịsuy tim. Khi nồng độ 100-500pg/ml, thì có khả năng bạn có suytimnhưng đang điều trị, hoặc bắt đầu suy tim, hoặc có bệnh lý quan trọng khác ảnh hưởng đến tim (nhồi máu phổi, ung thư phổi…). Khi nồng độ <100pg/ml thì khả năng suytim là thấp. 5. Các xét nghiệm bổ sung: điện giải đồ để điều chỉnh điện giải khi sử dụng lợi tiểu, creatinin máu để biết tình trạng chức năng thận. Các xét nghiệm tìm nguyên nhân như MSCT hoặc DSA động mạch vành để tìm nguyên nhân thiếu máu cơ tim III. Khi nào thì bác sĩ của bạn kết luận bạn bịsuy tim? Khi bạn có các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên kèm xquang tim phổi gợi ý thì suytim được chẩn đoán. Những trường hợp không điển hình có thể kết hợp thêm siêu âm tim hoặc/và BNP để hổ trợ chẩn đoán. IV. Những nguyên nhân nào thường gặp trong suy tim? Suytim thường có nguyên nhân gây ra như huyết áp cao không điều trị, bệnh cơ tim thiếu máu, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim (hẹp, hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ), bệnh tim bẩm sinh không điều chỉnh bằng phẩu thuật (thông liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng fallot, hẹp van động mạch phổi, còn ống động mạch…), viêm cơ tim, cường giáp không điều trị, suy thận mạn, loạn nhịp tim kéo dài… V. Các thuốc nào thường được kê trong điều trị suy tim? Thông thường bác sĩ của bạn sẽ kê toa thuốc để điều trị suytim như sau: + Thuốc lợi tiểu + Thuốc dãn mạch (ức chế men chuyển hoặc ức chế angiotensin ± isosorbide). + Thuốc ức chế bêta khi hết phù hoặc khó thở. Ngoài ra, một số thuốc có thể cần thiết như: + Bổ sung kali nếu kali máu thấp do lợi tiểu. + Thuốc trợ tim Digoxin cho nhữngngười có phân suất tống máu thấp (EF<45%). + Thuốc kháng tiểu cầu (aspirin) nếu có thiếu máu cơ tim, hoặc kháng đông sintrom (nếu có rung nhĩ…) + Thuốc chống loạn nhịp (nếu có loạn nhịp tim) …. VI. Có mấy cách thức được dùng để điều trị suy tim? 1. Sử dụng thuốc : là phương thức bắt buộc cho các bệnh nhân như trình bày ở trên. 2. Cấy máy tạo nhịp-khử rung: là phương pháp áp dụng cho người có loạn nhịp, người có nguy cơ đột tử cao. 3. Tái đồng bộ tim: là phương pháp đặt điện cực vào buồng tim phải và xoang vành tim giúp tim kích thích đồng bộ, có tác dụng giảm triệu chứng, cải thiện chức năng tim và giảm tỉ lệ tử vong. 4. Phẫu thuật: - Phẫu thuật điều trị nguyên nhân như phẩu thuật thay van tim nếu bệnh van tim, phẩu thuật điều chỉnh tim bẩm sinh, phẩu thuật bắt cầu động mạch vành cho bệnh tim thiếu máu và nhồi máu cơ tim, phẩu thuật bóc cơ tim cho bệnh cơ tim phì đại… - Phẫu thuật ghép tim là biện pháp cuối cùng cho bệnh nhân suytim giai đoạn cuối. VII. Những điềucầnlưuývới người bịsuytim 1. Không được gắng sức nặng như lên dốc, leo cầu thang hoặc làm việc nặng, chơi thể thao đòi hỏi gắng sức nhiều như tennis, bóng đá 2. Không được ăn mặn (nhiều muối hơn 2g/ngày). 3. Tránh các lo âu, căng thẳng kéo dài. 4. Tuân thủ điều trị suytim do bác sĩ chỉ định. Không tự ý sử dụng toa thuốc hoặc bỏ điều trị bởi vì các bạn khỏe nhiều như bình thường là nhờ điều trị không có nghĩa là các bạn đã hết bệnh. Chi phí cho một lần nhập viện do không điều trị tương đương vớiđiều trị thuốc liên tục trong một năm, chưa kể nguy hiểm tính mạng. 5. Trong thời gian điều trị nếu các bạn cảm thấy mệt hơn, phù nhiều hơn thì nên gặp lại bác sĩ của bạn ngay mà không chờ đến khi hết thuốc. 6. Nên cân nặng hằng ngày, đo huyết áp, theo dõi lượng nước tiểu hằng ngày để báo bác sĩ điều chỉnh thuốc. Suytim gây nguy hại gì? 1. Mất khả năng lao động, giảm chất lượng sống (không thoải mái trong sinh hoạt thường ngày) 2. Suytim thường gây tốn kém sức lực và tài chánh cho bản thân và gia đình vì nhập viện nhiều lần. Bệnh nhân cần có thái độ lạc quan , tuân thủ điều trị để đem đến một dự hậu khả quan. 3. Tử vong cao: Một bệnh nhân khi được chẩn đoán suytim thì có thể xãy ra đột tử bất kỳ lúc nào mà không thể dự báo trước được. Nếu điều trị đúng thì có thể giảm nguy cơ đột tử, giảm suytim tiến triển và kéo dài tuổi thọ. Làm thế nào để phòng ngừa suy tim? 1. Cần khám bác sĩ khi có viêm họng vì đây là nguyên nhân gây ra bệnh van tim do thấp tim ở trẻ em. Khi có đau khớp, sưng khớp cần đến bác sĩ để xác minh nguyên nhân đau khớp để điều trị tốt thấp khớp cấp 2. Đối với các bệnh nhân có tim bẩm sinh cần được can thiệp sớm để tránh suytim sau này. 3. Đối với các bệnh nhân lớn tuổi có cao huyết áp, tiểu đường, thiếu máu cơ timcầnđiều trị và theo dõi đều đặn để tránh tiến triển suy tim. BS. NGUYỄN HỮU TRÂM EM Chuyên Khoa Tim mạch – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn . Những điều cần lưu ý với người bị suy tim Hình ảnh X quang tim phổi thẳng ở một bệnh nhân suy tim do cao huyết áp cho thấy bóng tim nhỏ lại rõ rệt sau 1 tháng điều trị Những dấu. bệnh tim thiếu máu và nhồi máu cơ tim, phẩu thuật bóc cơ tim cho bệnh cơ tim phì đại… - Phẫu thuật ghép tim là biện pháp cuối cùng cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối. VII. Những điều cần lưu. cơ tim, cường giáp không điều trị, suy thận mạn, loạn nhịp tim kéo dài… V. Các thuốc nào thường được kê trong điều trị suy tim? Thông thường bác sĩ của bạn sẽ kê toa thuốc để điều trị suy tim