1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn thực hiện VSATTP trong trường học

3 435 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 36 KB

Nội dung

UBND HUYỆN ĐỨC LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 49 /CV-PGD&ĐT Đức Linh, ngày tháng 02 năm 2010 V/v đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các đơn vị trường học Kính gởi: -Hiệu trưởng các trường Tiểu học, THCS; -Hiệu trưởng các trường MN, Mg trong và ngoài công lập; -Chủ các cơ sở mầm non tư thục Thực hiện công văn số 369/SGD&ĐT-GDTH ngày 03/02/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo “Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục”; phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường trực thuộc, chủ các cơ sở mầm non tư thục tập trung thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại các đơn vị trường học và các cơ sở chăm sóc - giáo dục trẻ, cụ thể như sau: 1.Từng trường, từng cơ sở có kế hoạch tuyên truyền đến phụ huynh và các em học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh trong ăn uống hàng ngày; quan tâm rèn luyện cho các em thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi tiêu, tiểu. Khuyến cáo học sinh và các bậc cha mẹ học sinh không nên mua các thức ăn không đảm bảo vệ sinh được bày bán dọc hai bên đường đi. Tùy theo điều kiện của từng trường mà chọn hình thức tuyên truyền sao cho phù hợp và đạt hiệu quả, có thể tổ chức ở hình thức Hội thi để phụ huynh và các em học sinh cùng tham gia, tạo sân chơi bổ ích và tạo khối đoàn kết trong đơn vị. 2.Các trường chủ động đề đạt với lãnh đạo địa phương giải quyết triệt để tình trạng tụ tập bày bán thức ăn không đảm bảo vệ sinh trước cổng trường. 3. Khi có trường hợp bị ngộ độc thức ăn hoặc có vụ việc gì xảy ra tại đơn vị liên quan đến vấn đề VSATTP thì ngoài việc đưa người đến cơ sở y tế, Hiệu trưởng hoặc chủ cơ sở giữ trẻ còn phải có trách nhiệm báo cáo ngay về phòng Giáo dục và Đào tạo (bằng văn bản hoặc qua số điện thoại 062 6292289; 062 6291648). 4.Đối với các trường, các cơ sở có tổ chức bán trú thì ngoài các nội dung trên cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp sau: -Thiết kế bếp ăn theo quy trình bếp một chiều. -Tổ chức thực hiện tốt các khâu: hợp đồng đại lý cung cấp thực phẩm, chọn mua thực phẩm, chế biến và bảo quản thực phẩm. -Chú trọng thực hiện thường xuyên và có tính nguyên tắc 10 nguyên tắc vàng do tổ chức y tế thế giới WHO quy định (được gởi kèm theo công văn này) nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. -Thực hiện lưu giữ và bảo quản mẫu thực phẩm đúng theo quy định (bỏ mẫu thức ăn vào lọ thủy tinh, mỗi mẫu tối thiểu 200 gram, đậy nắp kỹ, lưu giữ trong tủ lạnh 24 giờ). Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị Hiệu trưởng các trường phổ thông; mầm non, mẫu giáo trong và ngoài công lập; các chủ cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn huyện tổ chức thực hiện tốt tinh thần công văn này./. Nơi nhận: KT.TRƯỞNG PHÒNG -Như trên; PHÓ TRƯỞNG PHÒNG -Lđ PGD&ĐT; -Lưu: VT. Nguyễn Thị Cho 10 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO) NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn. Nguyên tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70 o C. Nguyên tắc 3: Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm. Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã được nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60 o C hoặc lạnh dưới 10 o C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. Nguyên tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng , nhất thiết phải được đun kỹ lại. Nguyên tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín). Nguyên tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn. Nguyên tắc 8: giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại. Nguyên tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn,…Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn dùng che đậy thức ăn phải được giặt sạch lại. Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ. . toàn thực phẩm tại các đơn vị trường học Kính gởi: -Hiệu trưởng các trường Tiểu học, THCS; -Hiệu trưởng các trường MN, Mg trong và ngoài công lập; -Chủ các cơ sở mầm non tư thục Thực hiện công. an toàn thực phẩm (VSATTP) tại các đơn vị trường học và các cơ sở chăm sóc - giáo dục trẻ, cụ thể như sau: 1.Từng trường, từng cơ sở có kế hoạch tuyên truyền đến phụ huynh và các em học sinh. bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục”; phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường trực thuộc, chủ các cơ sở mầm non tư thục tập trung thực hiện các biện pháp đảm

Ngày đăng: 01/07/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w