Cácầuvồng Tác giả Robert Fenner – nguồn FAMA 11/2007 Những loài cá lấp lánh thuộc bộ Atheriniformes bao gồm hai phân bộ và từ 3 đến 4 họ cá thường được gọi chung là cácầuvồng - rainbow (mặc dù một số người không tính cá mắt xanh "blue eye" và những loài thuộc họ Betodiidae ở Madagascar). Tuy vài loài đã được nuôi làm cảnh từ vài thập kỷ qua nhưng chỉ đến cuối những năm 1990 thì nhiều loài mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường cá cảnh và trở nên phổ biến. Vị trí của chúng trong lãnh vực cá cảnh là có thể hiểu được. Chúng là những loài cá sống động, xinh đẹp, giỏi chịu đựng và thích nghi tốt trong môi trường nước cứng và kiềm mà nhiều bạn hữu chơi cá (đặc biệt là ở Mỹ) phải đối mặt. Phân loại Hầu hết cácầuvồng có hai vây lưng. Đường bên không hiện diện hoặc rất nhạt. Tôi lưu ý đến những đặc điểm bên trong khác (xem sách Fish of the World của Joseph Nelson). Hãy đề cập đến một vài trong số chúng, chẳng hạn như kích thước đặc biệt của ruột ấu trùng. Nói chung là rất ngắn. Điều này dẫn đến phỏng đoán rằng chúng cần được cho ăn liên tục và tốc độ tăng trưởng chậm khi cá còn non. Có cả thảy 8 họ, 47 chi và khoảng 285 loài. Vài họ trong ba phân bộ của bộ Atheriniformes – khoảng 4 họ với hơn 100 loài – được gọi chung là cácầu vồng, mặc dù theo ý kiến của cộng đồng khoa học, chỉ có họ Melanotaeniidae mới là cácầuvồng chính hiệu. Cácầuvồng nước lợ Có một số loài cácầuvồng sống trong nước lợ. Những loài phổ biến nhất là cácầuvồng Borneo (Marosatherina ladigesi), cácầuvồng Madagascar (Bedotia geayi), cácầuvồng New Guinea đỏ (Glossolepis incisus) và nhiều loài thuộc chi Melanotaenia (chẳng hạn như cácầuvồng Queensland Melanotaenia maccullochi và cácầuvồng Úc Melanotaenia fluviatilis). Nhiều loài cácầuvồng thích nghi tốt hơn trong môi trường nước lợ - nồng độ muối tính trên mỗi gallon (3.8 lít) là 1.005 – mặc dù chúng vẫn có thể sống trong môi trường nước ngọt. Chọn cácầuvồng Sưu tầm loài cá mà mình yêu thích là giấc mơ một đời đối với nhiều fan hâm mộ cuồng nhiệt loài cácầu vồng. Tôi có vài người bạn đến New Guinea và Úc để tận hưởng những trải nghiệm tột bậc – được sống tại cội nguồn của loài cá mà họ yêu thích. Tôi đảm bảo với các bạn rằng đấy là một nhiệm vụ khó khăn. Đa số mọi người mua cá lai tạo từ vùng Viễn Đông (chủ yếu là Hồng Kông và Singapore) mặc dù còn có những nguồn chất lượng ở Đức và một số nơi khác ở Tây Âu, và cũng có rất nhiều nhà lai tạo ở Mỹ. Bạn có thể khám phá về thú chơi này trên mạng Internet, qua các tạp chí cá cảnh nội địa và những nhà lai tạo, qua các câu lạc bộ, bản tin và nhóm thảo luận trên mạng. Có từ vài cho đến nhiều loài rất phổ biến mà các tiệm cá thường luôn có sẵn. Sinh thái Kích thước hồ rất quan trọng. Dĩ nhiên là càng lớn càng tốt, nhưng với những loài nhỏ thì có thể nuôi vài con trong hồ 80 lít hay lớn hơn. Những loài cácầuvồng chính hiệu kích thước trung bình cần hồ trên 160 lít; những loài lớn nhất cần kích thước hồ đến 400 lít để phù hợp và cũng trông tương xứng với bầy cá. Nên trồng cây thủy sinh khi nuôi những loài này. Cây thủy sinh tốt cho cácầuvồng trên nhiều phương diện bao gồm thức ăn, nơi trú ẩn, nguồn ô-xy và các hoạt động của chúng chẳng hạn như tiêu thụ chất thải. Hãy trồng các loại cây đơn giản như rong mái chèo (Vallisneria spp.), rau mác (Sagittaria spp.) và thủy cúc (Ceratopteris spp.) mặc dù còn có rất nhiều lựa chọn khác. Với những nhà lai tạo không chuyên, những người không muốn sử dụng bùi nhùi để thu trứng, thì có thể sử dụng Java moss (Vesicularia spp.), rong đuôi chồn (Ceratophyllum spp.) và rong xương cá (Myriophyllum spp.). Tôi hết sức đề nghị trải hay trộn đất sét vào lớp nền bên dưới để kích thích sự tăng trưởng của cây. Cường độ, quang phổ và thời lượng chiếu sáng thích hợp với cây thủy sinh thì cũng thích hợp với các loài cá này. Khuyến khích để chút ánh sáng mặt trời chiếu vào hồ, thậm chí ánh sáng chiếu gián tiếp cũng được. Bạn có thể không tin (cho đến khi thực tế thay đổi suy nghĩ của bạn) nhưng những loài cá này thực sự cũng biết “tắm nắng”. Điều kiện hóa-lý Khi nuôi theo bầy, cácầuvồng chính hiệu và không-chính-hiệu thích nghi tốt với các điều kiện nước khác nhau. Với đa số các loài, nhiệt độ từ 24 đến 26 độ C, độ cứng từ 6 đến 10 dH và pH trung hòa (xấp xỉ 7) là lý tưởng, dù những loài thuộc chi Iriatherina và Rhadioncentrus thích hợp với độ pH từ 5.5 đến 6.8 và một số loài Pseudomugils spp. thích nghi với nhiệt độ cao hơn. Trong mọi trường hợp, sự ổn định là rất quan trọng. Hầu hết nước máy đều thích hợp (sau khi đã khử clor) để thay từ 10 đến 20 % lượng nước mỗi tuần. Sự linh động và màu sắc của cá gia tăng ngay lập tức sau khi thay nước. Với những ai mong muốn hay bắt buộc phải thay đổi thành phần hóa học của nước, nếu bạn cần thêm muối, thay đổi độ pH hay độ cứng, hãy chuẩn bị sẵn trong một bồn chứa riêng. Lượng nước đã qua xử lý này tốt nhất nên trữ trong bồn đặc biệt, đặt gần hồ cá cùng với máy bơm (để thay nước) và đầu sưởi. Tuy như vậy vẫn chưa đủ đối với những loài cá nhạy cảm nhưng cách bố trí đơn giản này cũng rất tốt. Mức độ hung dữ Cácầuvồng được coi là loài cá bầy đàn, mặc dù một số cá thể khi trưởng thành rất to nhưng chúng vẫn bơi cùng bầy. Nếu cá cùng hồ theo kịp tốc độ và hành vi bơi lội liên tục của cá cầuvồng thì có nhiều khả năng chúng sẽ tập hợp thành bầy. Cá đực giương vi với cá cái, đặc biệt trong trường hợp có nhiều cá đực mà chỉ có vài cá cái, có thể dẫn đến xung đột nhưng hiếm khi bị thương tích. Nguyên tắc chung trong việc chăm sóc cá là không nuôi quá nhiều và cung cấp nhiều nơi trú ẩn cho những cá thể yếu để tránh cá bị thương và chết. Là những loài cá bầy đàn, chúng tụ tập thành nhóm từ vài đến cả tá cá thể. Tốt nhất là nuôi chúng theo bầy và trong những hồ đủ lớn cho việc bơi lội của chúng. Hồ có dung tích phù hợp, phụ thuộc vào số lượng và loài cá được nuôi, và sự hiện diện của các cá thể cùng loài sẽ hạn chế ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ sự hung dữ giữa chúng với nhau. Trong hầu hết trường hợp, tỷ lệ đực cái nên ở mức cân bằng. Nuôi dưỡng và sinh sản Đối với những cá thể mạnh khỏe, nguồn nước đã qua xử lý và một hệ thống vận hành tốt cùng với cây thủy sinh, sẽ giúp cá làm quen với cuộc sống trong hồ mới được thuận lợi. Dòng nước từ hệ thống lọc chính, thậm chí qua hệ thống nhỏ giọt hay tạo bọt định kỳ, sẽ giúp chúng nhanh chóng ổn định với nơi ở mới. Lai tạo những loài cá này tuy thú vị nhưng phải cố gắng. Thú vị bởi vì có nhiều loài sinh sản trong mọi điều kiện nước khác nhau, nhưng phải cố gắng bởi lẽ chúng chỉ đẻ và thụ tinh mỗi- trứng-một-lần và dường như cá con phát triển rất chậm. Rất dễ phân biệt giới tính bởi vì cá đực có các vây lẻ to và tha thướt hơn, và màu sắc nổi bật hơn. Bạn có thể nhận biết hành vi sinh sản qua hiện tượng cá có màu sắc đậm lên, bơi nhanh, len vào bụi cây và giương vây. Những quả trứng nhỏ (1 đến 2 mm) rất khó phát hiện vì vậy nên sử dụng đèn pin. Trứng nở sau từ 5 đến 12 ngày tùy loài và nhiệt độ. Chúng cũng có thể bị cá cha mẹ ăn mất. Trên thực tế, những nhà lai tạo với mục đích thương mại di dời giá đẻ hoặc cá cha mẹ. Những loại thức ăn cỡ nhỏ như trùng bánh xe, ấu trùng artemia hay trùn cám là thức ăn cho cá bột mới nở và lớn hơn một chút, cũng như thức ăn khô dành cho cá non. Lai tạo đại trà với mục đích thương mại lại khác. Một số người tách riêng cá đực với cá cái nuôi thúc. Những người khác để đáy hồ trống khi họ không muốn cá sinh sản. Cũng có người sử dụng ao và hồ thật lớn và di dời giá đẻ cùng với trứng lên một nền bán liền lạc để tối ưu hóa lượng cá bột. Vài người bạn của tôi trong ngành này không sử dụng thuốc để ngừa nấm cho trứng. Những người khác lại nhất định sử dụng methylenen blue và acriflavine. Về vấn đề lai tạp: xin đừng thực hiện hay ủng hộ! Điều này thực sự có thể xảy ra khi nuôi chung các loài cácầuvồng thuộc các chi Melanotaenia, Chilatherina hay Glossolepis và theo tôi là nên tránh. Lai tạp – dù là trong cùng một chi – đã từng xảy ra rồi, và một số thậm chí còn được sản xuất với mục đích thương mại, là điều rất đáng tiếc. Thực phẩm và dinh dưỡng Những loài này chấp nhận nhiều loại thức ăn khác nhau bao gồm thức ăn tươi, thức ăn khô, thức ăn khô đông lạnh và thức ăn đông lạnh miễn là vừa với miệng của chúng. Hãy tìm hiểu các loại thức ăn tự nhiên và môi trường sinh thái của chúng và cố gắng cho chúng ăn thức ăn tươi hàng ngày. Ấu trùng muỗi, trùng đỏ (chironomid), artemia, bo bo, ấu trùng ruồi giấm, các loại trùn nhỏ và thậm chí cả kiến đều được tiêu thụ một cách nhanh chóng bởi các loài cácầu vồng. Lưu ý cho cá ăn từng lượng nhỏ trải đều trong một khoảng thời gian (vài phút) bởi vì đa số đều là các loài ăn mồi tầng mặt. Một số tác giả không đồng ý với việc cho ăn một lần mỗi ngày là đủ. Tôi thích cho cá ăn hai hay ba lần mỗi ngày để tăng cường màu sắc, tốc độ tăng trưởng và kích thích hành vi kiếm ăn của chúng. Hunter (1997) nhấn mạnh đến vai trò của thực vật trong chế độ dinh dưỡng của cácầu vồng. Ông đề nghị trộn mướp tây zucchini (bỏ vỏ) như là phụ gia để đảm bảo sinh sản thành công. Bệnh cá và cách điều trị Vốn không bị liệt vào những loài yếu đuối và nhạy cảm, việc chỉ chết vì “tuổi già” là yếu tố hấp dẫn ở những loài này. Những loài nhỏ có thể sống từ 2 đến 3 năm, những loài lớn có thể sống từ 4 đến 5 năm trong hồ nuôi. Tốt nhất bạn nên mua cá ở độ tuổi bán trưởng thành để có thể lai tạo chúng lâu dài. Những loài này vẫn có thể tiếp xúc và bị nhiễm bệnh ký sinh, mặc dù chúng thuộc nhóm cá bị nhiễm bệnh sau cùng. May mắn thay, để diệt mầm bệnh, những cách điều trị cơ bản đều đem lại kết quả khả quan. Có một ngưỡng “môi trường” lây nhiễm (vi khuẩn) mà từ đó dịch bệnh phát sinh. Ngưỡng “Bệnh CáCầu Vồng” này thể hiện qua sự lở loét trên da và vảy cá. Hammer (1996) công bố thử nghiệm điều trị thành công của mình với thuốc kháng sinh Ceftin (Cefuroxime axetil). Cách ly cá bệnh trong hai tuần, tách riêng những cá thể mạnh khỏe, cung cấp môi trường tối ưu và ổn định, và chăm sóc chúng kỹ lưỡng. Tất cả những việc trên sẽ cứu sống bầy cá của bạn. Kết luận Và đây là nhận định chung về loài cá quen thuộc này. Bạn đã chán kiểu bố trí hồ cá thông thường? Bạn không thích những loài cichlid châu Phi chộn rộn nữa? Bạn không còn hào hứng với các loại cá to, xấu xí mà lại nuốt-hết-mọi-thứ? Vậy bạn hãy thử nuôi cácầu vồng. Chúng là những loài cá nước ngọt dễ nuôi, vui nhộn, màu sắc và hình dáng tuyệt vời, và thậm chí có thể đem lại chút lợi nhuận cho bạn trong quá trình lai tạo và nuôi dưỡng. . Melanotaeniidae mới là cá cầu vồng chính hiệu. Cá cầu vồng nước lợ Có một số loài cá cầu vồng sống trong nước lợ. Những loài phổ biến nhất là cá cầu vồng Borneo (Marosatherina ladigesi), cá cầu vồng Madagascar. (Bedotia geayi), cá cầu vồng New Guinea đỏ (Glossolepis incisus) và nhiều loài thuộc chi Melanotaenia (chẳng hạn như cá cầu vồng Queensland Melanotaenia maccullochi và cá cầu vồng Úc Melanotaenia. Cá cầu vồng Tác giả Robert Fenner – nguồn FAMA 11/2007 Những loài cá lấp lánh thuộc bộ Atheriniformes bao gồm hai phân bộ và từ 3 đến 4 họ cá thường được gọi chung là cá cầu vồng - rainbow