1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

vienglangbac

8 197 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

Ngữ văn 9 Tiết 117 GV bộ môn:Lương Thị Ái Trường THCS Phù Đổng Tiết 117 VIẾNG LĂNG BÁC (Viếng lăng Bác) I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác. -Thấy được những đặc điểm nghệ thuật: Giọng ddieeuj trang trọng, tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà co đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng. II/ Chuẩn bị: - GV:Tranh ảnh,phim tư liệu về Bác,chân dung tác giả Viễn Phương, bài hát “Viếng lăng Bác” -HS: Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh về Bác và tập hát nếu có điều kiện III/ Tiến trình tổ chức HĐ1/Mở tranh về Bác có liên quan đến tiết học cho HS xem ( slide1) Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò HĐ2/Mở đoạn phim tư liệu ( Slide2) HĐ3/Tìm hiểu vài nét về tác giả- tác phẩm:(SGK) -Các em xem đoạn phim tư liệu sau và cho biết đó là cảnh gì? -Trình bày cảm xúc của em khi xem đoạn phim này? *Giới thiệu bài: Đây là cảnh Bác mất. Ngày 2/9/1969 Bác đã ra đi. Sự ra đi ấy là nỗi đau của toàn dân tộc.Đặc biệt là nhân dân miền Nam, bởi chưa một lần gặp Bác do hoàn cảnh chiến tranh chia cắt hai miền Bắc – Nam.Vì thế , khi đất nước thống nhất, lăng Bác hoàn thành, năm 1976 Viễn Phương đã ra viếng lăng Bác.Với lòng thành kính, nỗi đau, niềm mong nhớ, nhà thơ đã diễn tả dòng cảm xúc ấyqua bài thơ “ Viếng lăng Bác”mà hôm nay chúng ta sẽ học. -Cô xin giới thiệu đây là chân dung Viễn Phương ( Mở chân dung nhà thơ Viễn Phương - Slide 4)).Em hãy cho biết vài nét về tác giả. -Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? -Mở tranh lăng Bác (Slide 5) -Xem và trả lời -Trình bày -Nghe -Xem và cho biết vài nét về tác giả -Trả lời -Xem tranh Lương Thị Ái Trường THCS Phù Đổng 1 Ngữ văn 9 Tiết 117 HĐ4/Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích: -Giọng đọc: Thành kính, trang nghiêm, tha thiết. -Tìm hiểu các chú thích 1,2,3 HĐ5/Tìm hiểu văn bản: 1/ Khổ 1: Con…Bác(Xưng hô) miền Nam thăm Thân mật, gần gũi,ấm áp;tình cảm trìu mến -….hàng tre bát ngát: Hình ảnh quen thuộc -Ôi! Hàng tre xanh xanh… Bão táp mưa sa…thảng hàng(ẩn dụ, thành ngữ) *Bình : Đây là công trình lớn thể hiện tấm lòng của nhân dân đối với Bác, vật liệu xây dựng từ mọi miền đất nước về đây, trong đó có đá Non Nước của Quảng Nam- Đà Nẵng ta GV đọc qua một lần rồi gọi HS đọc -Cho biết mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? -Đọc lại khổ1. Cho biết tác giả xưng hô với Bác như thế nào? -Từ “con” thể hiện cảm xúc, tình cảm đối với Bác như thế nào? *Bình: Đã học xưng hô trong hội thoại, từ ngữ xưng hô của Việt Nam vô cùng phong phú. Tác giả không xưng “tôi” mà dùng từ “con” thể hiện sự thân mật, gần gũi ấm áp, chân thành. -Từ “thăm” và “viếng” có gì khác nhau? Tại sao ở tiêu đề tác giả dùng từ “viếng”mà ở câu 1 lại dùng từ “thăm”? -Câu 1 có nội dung gì? *Bình: Câu 1 không chỉ là một thông báo mà cụm từ “miền Nam”gợi bao cảm xúc dồn nén, thổn thức, nghẹn ngào. Vì sinh thời Bác canh cánh, đau đáu một nỗi niềm miền Nam. Bởi “ Miền Nam là máu của máu Viêt Nam, thịt của thịt Việt Nam Sông có thể cạn, núi có thể mòn Nhưng chân lí ấy vẫn không hề thay đổi” -Theo bước chân của Viễn Phương từ xa viếng lăng.Hình ảnh đầu tiên có ấn tượng nhất là gì? Đây là cảnh như thế nào của làng quê Việt Nam? -Hình ảnh hàng tre gợi cho em suy nghĩ gì ở hai câu thơ tiếp theo? Nghệ thuật nào được sử dụng? Thành ngữ này liên tưởng đến điều gì? -Nghe -Trả lời -Đọc và trả lời câu hỏi -Trả lời -Nghe -Phân biệt sự khác nhau và trả lời câu hỏi -Trả lời -Nghe -Trả lời -Trả lời Lương Thị Ái Trường THCS Phù Đổng 2 Ngữ văn 9 Tiết 117 Tre- Biểu tượng cho con người Việt Nam: Kiên cường, bất khuất. 2/ Khổ 2: ….mặt trời trong lăng rất đỏ (ẩn dụ) *Bình : Nhằm chỉ những khó khăn, gian khổ, những vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong trường kì dựng nước và giữ nước “đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh; chiến đấu anh dũng, không bao giờ chịu khuất phục.  Tre tượng trưng cho gì? -Đọc những câu thơ, văn nói về cây tre Việt Nam. *Bình: Trong lăng Bác có rất nhiều loại cây và hoa từ khắp mọi miền đất nước tự hội về đây đâm chồi, phô sắc, toả ngát hương thơm như: Vạn tuế, chò nâu của đất tổ từ Vĩnh Phú, dầu nước, hoa ban,đào, mai tứ quý, mai vàng miền Nam, song mai Đông Mĩ, hoa dạ hương…Nhưng tại sao tác giả chỉ chọn cây tre? Bởi tre chính là biểu tượng cho con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất. -Gọi HS đọc khổ 2. -Ở khổ 2 có mấy hình ảnh ẩn dụ? Đó là những hình ảnh nào? -Hãy trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ “Ngày ngày…rất đỏ”. -Tại sao tác giả ví Bác với mặt trời? *Bình: Ta bắt gặp nhiều nhà thơ cũng đã ví Bác như thế + “ Bác Hồ là vị cha chung Là sao Bắc Đẩu là vừng thái dương” + “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà Đế Quốc là loài dơi hốt hoảng”. Nếu như có một mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng để mang ánh sáng sự sống đến cho vạn vật muôn loài thì trong lăng cũng có một mặt trời đó chính là Bác. Bác chính là nguồn sáng soi đường dẫn lối, đem đến sự sống, độc lập tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Với nghệ thuật ẩn dụ đã cho thấy công lao to lớn của Bác, sự vĩ đại của Bác được sánh đôi ngang tầm với vũ trụ. Bởi biết bao nhiêu người đã ra đi tìm đường cứu nước nhưng đều thất bại nhưng -Nghe -Trả lời -Đọc -Nghe -Đọc -Trả lời -Trình bày -Trả lời -Nghe Lương Thị Ái Trường THCS Phù Đổng 3 Ngữ văn 9 Tiết 117  Sự vĩ đại của Bác và lòng tôn kính của nhà thơ đối Bác. -Ngày ngày dòng người… thương nhớ Kết tràng hoa…(ẩn dụ) Lòng thương nhớ, thành kính thiêng liêng của nhân dân đối với Bác. 3/ Khổ3: -Bác nằm…dịu hiền Vẻ đẹp thanh thảng; khung cảnh yên tĩnh, thiêng liêng. -…trời xanh…mãi mãi (ẩn dụ) Sự trường tồn, bất diệt chỉ có Bác năm 1911 ra đi và tìm ra con đường cứu nước. Đến năm 1941 trở về đã lánh đạo cách mạng lật đổ áp bức đem lại con đường sống cho dân tộc. -Với nghệ thuật ẩn dụ cho thấy tình cảm gì của nhà thơ đới với Bác? -(Mở tranh đoàn người viếng lăng Bác).( Slide 8) -Đây là cảnh dòng người viếng lăng Bác. Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được nhà thơ liên tưởng đến gì? -Em hiểu gì về hình ảnh này? *Bình: Vào những năm sau ngày đất nước mới được giải phóng, nhân dân miền Nam rất khao khát được gặp Bác. Có thể nói những con người miền Nam trong đó có tác giả phải ưu tú lắm mới được đi viếng Bác. Mỗi người được ví như một đoá hoa, dòng người là một tràng hoa và họ đi trong thương nhớ khôn nguôi để dâng lên cuộc đời 79 mùa xuân của Bác. -Với hình ảnh ẩn dụ trên câu thơ diễn tả cảm xúc gì của dòng người đối với Bác? Khi vào lăng, tác giả có những cảm xúc gì chúng ta tìm hiểu tiếp khổ 3. -Gọi HS đọc khổ 3.Khổ thơ đã gợi ra một khung cảnh như thế nào? *Bình: Bác nằm đó, Người như đang ngủ say giữa ánh sáng diều dịu như một vầng trăng. Câu thơ gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người. -Thử đọc những bài thơ nói về trăng của Bác. -Nếu ở khổ 2 ta bắt gặp hình ảnh Bác Hồ được ngầm ví với mặt trời thì ở khổ 3 tác giả dùng hình ảnh nào để nói về Bác? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Cho biết tác dụng của nghệ thuật đó. *Bình: Trên đầu ta là bầu trời xanh, Bác chúng ta được ví như trời xanh. Tố Hữu viết: -Trả lời -Xem -Trả lời -Trả lời -Nghe -Trả lời -Đọc và trả lời câu hỏi -Nghe -Đọc -Trả lời -Nghe Lương Thị Ái Trường THCS Phù Đổng 4 Ngữ văn 9 Tiết 117 -… nhói : Nỗi đau vô tận 4/ Khổ 4: -Mai về …thương trào nước mắt Cảm xúc dâng trào mãnh liệt -Muốn làm…(điệp ngữ) Con chim, đoá hoa, cây tre trung hiếu Ước nguyện chân thành, khao khát mãnh liệt được gần Bác. “Bác ngồi đó lớn mênh mông Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng nước non” Nếu ở khổ2 ta thấy Bác được ví như mặt trời rực rỡ thì ở khổ 3 Bác lại là trời xanh vĩnh cửu. Đó là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. -Vẫn biết là Bác trường tồn, bất diệt nhưng tác giả vẫn không thể kìm nén cảm xúc. Từ ngữ nào thể hiện điều đó? -Mức độ cảm xúc ấy như thế nào? *Bình : Người đã hoá thành thiên nhiên, đất nước, dân tôc. Người đã ra đi nhưng sự nghiệp của Người vẫn còn mãi. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót trước sự ra đi của Người. Bởi thực tế Bác không còn sống. Biết là Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước nhưng khi rời lăng tác giả không thể không đau xót. Hãy đọc khổ 4. -“Thương trào nước mắt”cụm từ miêu tả cảm xúc như thế nào? -Ở 3 câu thơ sau biện pháp tu từ nào thể hiện đậm nét? -Điệp ngữ “muốn làm”thể hiện điều gì? Ước nguyện lăp đi lặp lại nhiều lần là ước nguyện như thế nào? Và tác giả muốn làm gì? -Tác giả muốn làm gì? Những ước muốn đó đẹp như thế nào? *Bình: Nhà thơ muốn được hoá thân.Muốn làm con chim để cất tiếng hót cho lăng Bác được vui; muốn làm đoá hoa toả sắc hương quanh lăng Người. Đặc biệt là cây tre trung hiếu nhập vào hàng tre bát ngát nơi lăng Bác để bảo vệ Bác.Thể hiện tấm lòng trung thành, chung thuỷ sắt son của nhà thơ đối với Bác. Nhà thơ nguyện luôn ở bên Bác. Ước muốn của nhà thơ cũng chính là ước muốn -Trả lời -Trả lời -Nghe -Nghe và đọc -Trả lời -Trả lời -Trả lời -Trả lời -Nghe Lương Thị Ái Trường THCS Phù Đổng 5 Ngữ văn 9 Tiết 117 IV/ Tổng kết:(SGK) của mỗi chúng ta.Và nhà thơ đã nói hộ nỗi lòng của chúng ta. Chắc có lẽ các em và cô cũng vậy, muốn được một lần viếng lăng Bác.Vậy chúng ta phải sống, học tập, làm việc như thế nào để trở thành một đoá hoa trong tràng hoa để dâng lên cho Người. Có lẽ ngày mai đây khi nhà thơ về miền Nam, chân bước đi nhưng lòng còn ở lại bên Bác. Một điều mà các em chưa biết, khi sinh thời, ai được gần gũi sống bên Bác là một hạnh phúc: Tố Hữu viết: + “Ta bên Người, Người toả sáng bên ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút” + “Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng” Dù biết như thế nhưng tác giả không thể ở lại mà phải về để tiếp tục xây dựng, tiếp tục sự nghiệp của Bác ngày một lớn mạnh hơn. Chúng ta không được hạnh phúc được gặp bác nhưng chúng ta rất tự hào khi mình là con cháu của Người-một thiên tài, danh nhân văn hoá thế giới. -Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? -Cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. *Bài tập trắc nghiệm: 1/Những giá trị nghệ thuật nào được sử dụng trong bài? A.Bài thơ có giọng điệu tha thiết, trang trọng B.Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp gợi cảm C.Ngôn ngữ bình dị và cô đúc D.Cả A, B và C (Đáp án D) 2/Nội dung của bài thơ là: A.Khắc hoạ hình ảnh cây tre Việt Nam B.Ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ -Trả lời -Trả lời -Trả lời qua bài tập trắc nghiệm Lương Thị Ái Trường THCS Phù Đổng 6 Ngữ văn 9 Tiết 117 C.Mong ước được gần Bác D.Lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ, của mọi người khi vào lăng viếng Bác. (Đáp án D) Bài tập thảo luận: Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp về sự thống nhất giữa nghệ thuật và nội dung của bài thơ. Cột A 1.Giọng thơ tha thiết, trang trọng 2.Ngôn ngữ bình dị, cô đọng 3.Có nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm Cột B a.Bộc lộ tình cảm chân thành b.Ca ngợi sự vĩ đại cao cả, lòng thành kính đối với Bác c.Thể hiện niềm xúc động thiêng liêng ĐÁP ÁN: 1c, 2a, 3b Có thể nói bài thơ rất thành công, là bài thơ thể hiện cảm xúc về Bác hay nhất của tác giả. Bài thơ đã được phổ nhạc,mời các em cùng thưởng thức.( Mở nhạc bài “Viếng lăng Bác”) *GD: Các em hãy cố gắng phấn đấu học tập thật tốt để một dịp nào đó vào lăng viếng Bác dâng lên những bông hoa tươi thắm cho Người. -Đọc ghi nhớ -Thảo luận nhóm -Nghe -Nghe V/ Dặn dò: -Học thuộc lòng bài thơ và phân tích các hình ảnh ẩn dụ -Soạn: “ Sang thu”.Cần chú ý cảm nhận tinh tế của tác giả khi đất trời vào thu được thể hiện qua các khổ thơ như thế nào? VI/ Rút kinh nghiệm: Lương Thị Ái Trường THCS Phù Đổng 7 Ngữ văn 9 Tiết 117 3.Nối cột A với cột B bằng cách điền vào chỗ chấm ( ) sao cho phù hợp về sự thống nhất giữa nghệ thuật và nội dung của bài thơ. stt A stt B A - B 1 Giọng thơ tha thiết, trang trọng a Bộc lộ tình cảm chân thành 1 2 Ngôn ngữ bình dị, cô đúc b Ca ngợi sự vĩ đại cao cả, lòng thành kính đối với Bác 2 3 Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp gợi cảm c Thể hiện niềm xúc động thiêng liêng 3 BÀI TẬP THẢO LUẬN 3. Nối cột A với cột B bằng cách điền vào chỗ chấm ( ) sao cho phù hợp về sự thống nhất giữa nghệ thuật và nội dung của bài thơ. stt A stt B A - B 1 Giọng thơ tha thiết, trang trọng a Bộc lộ tình cảm chân thành 1 2 Ngôn ngữ bình dị, cô đúc b Ca ngợi sự vĩ đại cao cả, lòng thành kính đối với Bác 2 3 Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm c Thể hiện niềm xúc động thiêng liêng 3 3. Nối cột A với cột B bằng cách điền vào chỗ chấm ( ) sao cho phù hợp về sự thống nhất giữa nghệ thuật và nội dung của bài thơ. stt A stt B A - B 1 Giọng thơ tha thiết, trang trọng a Bộc lộ tình cảm chân thành 1 2 Ngôn ngữ bình dị, cô đúc b Ca ngợi sự vĩ đại cao cả, lòng thành kính đối với Bác 2 3 Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm c Thể hiện niềm xúc động thiêng liêng 3 Lương Thị Ái Trường THCS Phù Đổng 8

Ngày đăng: 01/07/2014, 13:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w