1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

XA THƯƠNG GẦN THƯỜNG –phần1 ppsx

10 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 124,99 KB

Nội dung

XA THƯƠNG GẦN THƯỜNG –phần1 Quy luật tâm lý của con người là vừa luôn thích tiếp xúc với cái mới, đồng thời lại có xu hướng hồi cố. Chính vì vậy mới có quy luật về sự quay vòng của mốt, của kiến trúc theo hình xoáy ốc. Tức là sự lặp lại theo chu kỳ của những sản phẩm truyền thống với một số yếu tố mới. Người làm kinh doanh không thể không coi trọng và vận dụng linh hoạt yếu tố tâm lý hồi cố của con người. Việc nắm vững kế sách này sẽ giúp nhà kinh doanh luôn chủ động trong việc hoạch định và phát triển sản xuất, phát triển thị trường để đi tới thành công. 1. Câu chuyện xuất xứ Ngày xưa, có hai gia đình nọ rất thân thiết với nhau. Một gia đình nông dân làm nghề dệt vải ở vùng quê và một người buôn bán vải ở kinh thành. Hàng tuần, người nông dân mang vải đến giao cho người buôn vải. Việc buôn bán diễn ra thuận lợi, tình thân của hai gia đình ngày càng bền chặt. Bỗng một năm nọ, ở kinh thành xảy ra một nạn dịch lớn. Công việc làm ăn của người thương nhân vì thế mà ngừng trệ, cuộc sống hết sức khó khăn. Được tin bạn lâm vào hoàn cảnh nguy cấp, người nông dân lặn lội lên kinh thành, ngỏ ý mời gia đình thương nhân nọ về quê lánh nạn. Những ngày đầu, cuộc sống của hai gia đình thật đầm ấm, chia sẻ yêu thương nhau. Nhưng dần dần sự khác biệt về lối sống làm cho họ cảm thấy không thoải mái như xưa. Cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn hơn. Cho đến một ngày, nạn dịch ở kinh thành kết thúc. Gia đình thương nhân quyết định trở về kinh thành. Họ chia tay nhau như trút đi một gánh nặng. Quay lại cuộc sống nơi kinh thành nhưng những cảm giác khó chịu khi ở chung với nhau vẫn còn đọng lại làm tình cảm giữa họ có phần nhạt phai. Gia đình thương nhân không còn nhận những tấm lụa từ người nông dân nọ nữa. Ngày tháng trôi qua, bọn trẻ con nhà thương nhân bắt đầu nhắc đến lũ trẻ người nông dân dệt vải. Mỗi câu chuyện gợi lại bao nhiêu kỷ niệm đẹp. Một ngày kia, khi lũ trẻ đòi về quê thăm lại gia đình dệt vải nọ, người thương nhân bỗng cảm thấy đó cũng là điều mình mong muốn. Cuộc hội ngộ thật là cảm động. Từ đó trở đi hai gia đình lại trở nên thân thiết hơn xưa. Họ cùng hiểu rằng dù khi ở gần có những điều không vừa lòng với nhau nhưng những tình cảm họ đã có với nhau thật là đáng quý. 2. Cốt lõi kế sách Tâm lý hồi cố của con người là một quy luật bất biến ở con người. Con người ta thường có xu hướng lưu giữ những ký ức tốt đẹp lại trong tiềm thức của mình. Vì vậy mà những thứ càng hàm chứa thời gian lại càng trở nên quý giá. 3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh: Quy luật tâm lý của con người là vừa luôn thích tiếp xúc với cái mới, đồng thời lại có xu hướng hồi cố. Chính vì vậy mới có quy luật về sự quay vòng của mốt, của kiến trúc theo hình xoáy ốc. Tức là sự lặp lại theo chu kỳ của những sản phẩm truyền thống với một số yếu tố mới. Người làm kinh doanh không thể không coi trọng và vận dụng linh hoạt yếu tố tâm lý hồi cố của con người. Việc nắm vững kế sách này sẽ giúp nhà kinh doanh luôn chủ động trong việc hoạch định và phát triển sản xuất, phát triển thị trường để đi tới thành công. MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH 1. 'Hương vị cổ điển' thu hút khách hàng Câu chuyện xảy ra những năm 70 của thế kỷ trước. Một thanh niên được thừa kế một khu nhà nghỉ và ăn uống nhưng công việc kinh doanh rất trì trệ. Anh trăn trở tìm ra hướng đi mới cho nhà hàng, anh ta muốn nhà hàng của mình phải là khu nhà nghỉ và ăn uống đông khách nhất nơi đây. Anh đã bỏ rất nhiều thời gian để đi nhiều nơi tìm hiểu mô hình. Trong một lần sang Anh, vào thăm tòa lâu đài cổ từ thời Victoria, anh có một cảm giác thư giãn rất dễ chịu, anh hỏi chuyện và tìm hiểu nhiều du khách cùng đi và đã khẳng định cho anh một quyết tâm. Quay trở về Michigân, sau vài ngày tính toán, anh đã quyết định một cải cách táo bạo cho khu nhà nghỉ của mình. Một năm sau, tiếng đồn về một nhà nghỉ & ăn uống nổi tiếng vang khắp nơi, người ta nô nức kéo đến nhà nghỉ và thường phải đặt chỗ trước một tháng. Điều gì đã khiến doanh nghiệp trẻ này thành công như vậy? Bạn hãy tưởng tượng, khi tàu ra đảo và cập cảng, đã có đội ngũ nhân viên của khu nhà nghỉ trong bộ trang phục thế kỷ 18 đang rung chuông đón chào, rồi bạn được đưa lên xe ngựa và lập tức bạn bị lạc vào một thế giới khác rất sâu lắng. Bạn sẽ đi qua những quán cổ vẫn giữ nguyên dáng vẻ của hơn 100 năm trước, thơ thẩn dọc những hành lang dài cổ kính Tất cả không gian nơi đây đưa bạn trở về cuộc sống vương giả của những quý tộc ở nhiều thế kỷ trước. Và những điều đó đã mang lại thành công cho chàng doanh nhân trẻ. Anh ta thành công bởi đã nhận ra rằng con người luôn giữ lại những hoài niệm về các giá trị đã vượt qua thời gian. Đã có rất nhiều doanh nhân trên thế giới thành công khi biết áp dụng yếu tố tâm lý này. Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, nhiều nơi trên thế giới đã khôi phục lại không gian cổ xưa để thu hút khách. Ta có thể bắt gặp rất nhiều quán trà đạo của Trung Quốc, Nhật Bản hay nhiều khách sạn Hàn Quốc buộc nhân viên mặc trang phục Hanpock truyền thống khi phục vụ khách hàng, 2. Ký ức êm đềm Một chủ nhà hàng cũng rất thành công trong thuật khai thác tốt yếu tố tâm lý hồi cố của khách hàng. Ở một thành phố cảng sầm uất như Yokohama, Nhật Bản thì sự cạnh tranh trong kinh doanh nhà hàng rất gay gắt. Nhưng nhà hàng Arima là một hiện tượng đáng chú ý bởi đây là một nhà hàng ăn uống đắt khách trong khi bề ngoài nhà hàng cũng như cách bài trí bên trong không có gì nổi trội, các món ăn là những thứ tương đối đại chúng ở Nhật Bản. Khách đến nhà hàng rất đông đúc đủ mọi tầng lớp và lứa tuổi. Nhiều chuyên gia kinh tế đã bỏ công tìm hiểu, và bí mật chỉ được tiết lộ khi họ có cơ hội được ông chủ nhà hàng chủ động chia sẻ bí quyết kinh doanh cho cộng đồng. Trong một thời gian dài, người chủ nhà hàng đã trăn trở, suy nghĩ để tìm ra một sự khác biệt, mới lạ cho cửa hàng của mình. Cuối cùng ông đã tìm ra cách chiêu khách cho riêng nhà hàng. Ai cũng biết Nhật Bản là một nước công nghiệp hiện đại bậc nhất thế giới, người Nhật Bản nổi tiếng sống lâu nên những người cao tuổi, có thời gian dài sống ở thành thị vẫn còn lưu giữ những ký ức bình yên trong lành và một số phong tục văn hóa cổ truyền chỉ có ở vùng nông thôn, hoang sơ khác hẳn với Yokohama sầm uất, hiện đại bây giờ. Mặt khác, ông cũng thấy được Nhật Bản rất nổi tiếng trong nghề làm búp bê, tuổi thơ, trẻ con Nhật hầu như ai cũng từng chơi búp bê và lưu giữ trong ký ức những kỷ niệm rất đẹp về món đồ chơi này. Chủ nhà hàng Arima đã sử dụng tạp dề vẽ các cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt và một số lễ hội văn hóa truyền thống có nguồn gốc nông nghiệp của các vùng nông thôn Nhật Bản và cho các nhân viên nhà hàng mặc. Khách đến nhà hàng sau khi thưởng thức các món ăn sẽ được tặng mỗi người một con búp bê xinh xắn làm theo phong cách truyền thống. Các thực khách bởi vậy khi đến nhà hàng, bên cạnh mục đích thưởng thức các món ăn còn mong muốn được nhận những con búp bê đáng yêu, gợi lại những ký ức rất đẹp về thời thơ ấu và được ngắm nhìn cảnh về cuộc sống nông thôn, cảnh những lễ hội truyền thống đáng nhớ mà họ từ lâu đã không được nhìn thấy. Trên thế giới thì như vậy, chúng ta cũng bắt gặp những cách thức tương tự áp dụng yếu tố này trong kinh doanh ở Việt Nam như nhà hàng Vạn Xuân, Vạn Tuế ở Hà Nội hay những kiểu kiến trúc cổ của các nhà hàng ở Huế và các Shop dọc các phố cổ tại Hội An, Tất cả đều cố gắng đưa khách hàng trở về với không gian xưa, vừa lạ lẫm, thú vị lại vừa sâu lắng, bình yên Đó là trong lĩnh vực ăn uống, còn những lĩnh vực khác thì thế nào? Chúng ta có thể thấy trong lĩnh vực đồ cổ. Mốt chơi đồ cổ hiện nay rất phổ biến, điều này có thể lý giải vì sao đồ rất đắt bởi tâm lý nhiều người thích của độc, hiếm và có tâm lý hoài cổ. Trên thế giới có rất nhiều câu lạc bộ chuyên sưu tầm xe máy cổ Hacley, thậm chí giá trị sử dụng không thể được như nhiều xe máy hiện nay. Hay trong lĩnh vực xe hơi, trên thế giới có rất nhiều người có thú vui sưu tầm xe hơi cổ và tân trang lại, những chiếc xe càng cổ thì càng giá trị và nó được ra giá rất cao trong những phiên bán đấu giá. Và chúng ta cũng không bất ngờ nhiều khi chứng kiến sự quay trở lại ngoạn mục của dòng xe Vespa. 3. . XA THƯƠNG GẦN THƯỜNG –phần1 Quy luật tâm lý của con người là vừa luôn thích tiếp xúc với cái mới, đồng thời. làm ăn của người thương nhân vì thế mà ngừng trệ, cuộc sống hết sức khó khăn. Được tin bạn lâm vào hoàn cảnh nguy cấp, người nông dân lặn lội lên kinh thành, ngỏ ý mời gia đình thương nhân nọ. tình cảm giữa họ có phần nhạt phai. Gia đình thương nhân không còn nhận những tấm lụa từ người nông dân nọ nữa. Ngày tháng trôi qua, bọn trẻ con nhà thương nhân bắt đầu nhắc đến lũ trẻ người

Ngày đăng: 01/07/2014, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w