1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đề Thi HKI Môn HOÁ 12 - Tỉnh ĐắkLắk [2009 - 2010] pdf

2 420 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 38,02 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂKLĂK KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2009 -2010 MÔN: HOÁ HỌC 12 – THPT Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: Số báo danh: . . . . . . Cho: C=12, H=1, O=16, N=14, Br=80, Cl=35,5, S=32, Na=23, Ag=108, K=39, Fe=56, Mg=24 (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH (26 câu, từ câu 1 đến câu 26) Câu 1: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ và mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hoà tan Cu(OH) 2 . B. trùng ngưng. C. tráng bạc. D. thuỷ phân. Câu 2: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là A. H 2 NC 2 H 3 (COOH) 2 . B. H 2 NC 3 H 6 COOH. C. (H 2 N) 2 C 3 H 5 COOH. D. H 2 NC 3 H 5 (COOH) 2 . Câu 3: Một este có công thức phân tử C 4 H 6 O 2 , khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là A. HCOOCH=CH-CH 3 . B. CH 3 COOCH=CH 2 . C. HCOOC(CH 3 )=CH 2 . D. CH 2 =CHCOOCH 3 . Câu 4: Xà phòng hoá hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 8,56 gam. B. 3,28 gam. C. 8,2 gam. D. 10,4 gam. Câu 5: C 2 H 5 NH 2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau? A. HCl . B. NaOH. C. H 2 SO 4 . D. Quỳ tím. Câu 6: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m gam tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là A. 25,46. B. 29,7. C. 33,00. D. 26,73. Câu 7: Cho dảy các chất: C 2 H 2 , HCHO, HCOOH, CH 3 CHO, (CH 3 ) 2 CO, C 6 H 12 O 6 (fructozơ). Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 8: Cao su lưu hoá có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S-S- ? Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu nối metylen trong mạch cao su. A. 46. B. 42. C. 48. D. 44. Câu 9: Tính thể tích nước brom 3% (D=1,3 g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam tribromanilin. A. 170,32 ml. B. 164,10 ml. C. 146,20 ml. D. 158,34 ml. Câu 10: Nếu dùng một tấn khoai chứa 20% tinh bọêt để sản xuất glucozơ thì khối lượng glucozơ sẽ thu được là (biết hiệu suất của phản ứng đạt 70%) A. 160,50 kg. B. 150,64 kg. C. 165,60 kg. D. 155,56 kg. Câu 11: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng A. poli(metyl metacrylat). B. poliacrinitrin. C. nilon-6,6. D. polistiren. Câu 12: Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH) 2 , CH 3 OH, dung dcịh Br 2 , dung dịch NaOH,. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 13: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ? A. H 2 NCH 2 CONHCH(CH 3 )COOH. B. H 2 NCH 2 CONHCH 2 CONHCH 2 COOH. C. H 2 NCH 2 CH 2 CONHCH 2 COOH. D. H 2 NCH 2 CH 2 CONHCH 2 CH 2 COOH. Câu 14: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 13,88 gam. B. 18,24 gam. C. 17,80 gam. D. 16,68 gam. Câu 15: Cho các dung dcịh: Glucozơ, glixerol, fomanđehit, etanol. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được cả 4 dung dịch trên? A. Na kim loại. B. Cu(OH) 2 . C. Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . D. Nước brom. Câu 16: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp? A. Protein. B. Poli(vinyl clorua). C. Nilon-6,6. D. Polisaccarit. Câu 17: Có ba chất hữu cơ: H 2 NCH 2 COOH, CH 3 CH 2 COOH và CH 3 [CH 3 ] 3 NH 2 . Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng một thuốc thử nào sau đây? A. Quỳ tím. B. HCl . C. NaOH. D. CH 3 OH/HCl. Câu 18: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy các polime tổng hợp là A. polietilen, xenlulozơ, nilon-6. B. polietilen, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. C. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6. D. polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6. ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề 538 Câu 19: Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡnthì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thuỷ ngân? A. Bột sắt. B. Nuớc. C. Bột lưu huỳnh. D. Bột than. Câu 20: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C 4 H 8 O 2 , đều tác dụng được với NaOH là A. 3. B. 2. C. 6. D. 5. Câu 21: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glixin là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 22: Có 3 hoá chất sau đây: Etylamin, phenylamin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ được sắp xếp theo dãy A. amoniac < etylamin < phenylamin . B. phenylamin < etylamin < amoniac. C. etylamin < amoniac < phenylamin. D. phenylamin < amoniac < etylamin. Câu 23: Cho 200 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ là A. 0,30M. B. 0,35M. C. 0,25M. D. 0,20M. Câu 24: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH 2 =CH-COOCH 3 . Tên gọi của X là A. etyl axetat. B. metyl metacrylat. C. metyl crylat. D. vinyl axetat. Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . B. Amilopetin có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Saccarozơ làm mất màu nước brom. Câu 26: Chất X có công thức phân tử C 3 H 7 O 2 N và làm mất màu dung dịch nước brom. Tên gọi của X là A. axit  -aminopropionic. B. amoni acrylat. C. metyl amoniaxetat. D. axit  -aminopropionic. PHẦN RIÊNG [6 câu] Học sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài (phần A hoặc phần B). Nếu học sinh làm cả hai phần thì không được chấm phần riêng. Phần A. Theo chương trình Chuẩn (6 câu, từ câu 27 đến câu 32) Câu 27: Hãy sắp xếp các kim loại sau đây theo tính dẫn điện giảm dần: Al, Fe, Cu, Ag, Au. A. Ag > Cu > Au > Al > Fe. B. Au > Ag > Cu > Al > Fe. C. Cu > Ag > Au > Fe > Al. C. Al > Ag > Cu > Au > Fe. Câu 28: Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau: AlCl 3 , CuSO 4 , Pb(NO 3 ) 2 , ZnCl 2 . Số trường hợp xảy ra phản ứng hoá học là A. 2. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 29: Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCl thu được 1 gam chất khí H 2 . Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng được khối lượng muối khan là A. 56,5 gam. B. 54,5 gam. C. 55,5 gam. D. 57,5 gam. Câu 30: Trường hợp nào xuất hiện ăn mòn điện hoá A. Cu trong dung dịch HNO 3 loãng. B. Zn trong dung dịch HCl. C. Đốt sắt trong khí oxi. D. Thép cacbon để trong không khí ẩm. Câu 31: Trong các loại tơ dưới đây, chất nào là tơ nhân tạo? A. Nilon-6,6. B. Tơ capron. C. Tơ tằm. D. Tơ visco. Câu 32: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 đựng riêng biệt trong ba bình mất nhãn, ta dùng thuốc thử là A. CuO. B. Cu. C. Al. D. Fe. Phần B. Theo chương trình nâng cao (6 câu, từ câu 33 đến câu 38) Câu 33: Điện phân dung dịch CuSO 4 với các điện cực bằng Cu, ở anot xảy ra A. sự oxi hoá SO 4 2- . B. sự oxi hoá nguyên tử Cu. C. sự khử phân tử H 2 O. D. sự oxi hoá phân tử H 2 O. Câu 34: Cho 36 gam hỗn hợp gồm Fe 3 O 4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn không tan là 6,4 gam. Khối lượng Fe 3 O 4 trong hỗn hợp ban đầu là A. 27,6 gam. B. 23,2 gam. C. 27,84 gam. D. 25,52 gam. Câu 35: Capron thuộc loại A. tơ poliste. B. tơvisco. C. tơ axetat. D. tơ poliamit. Câu 36: Trong ăn mòn điện hoá học xảy ra A. sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương. B. sự khử ở cực âm. C. sự oxi hoá ở cực dương và sự khử ở cực âm. D. sự oxi hoá ở cực dương. Câu 37: Trong quá trình pin điện hoá Zn-Ag hoạt động, ta nhận thấy A. nồng độ của ion Ag + trong dung dịch tăng. B. khối lượng của điện cực Zn tăng. C. nồng độ của ion Zn 2+ trong dung dịch tăng. D. khối lượng của điện cực Ag tăng. Câu 38: Việc điều chế kim loại bằng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là phương pháp A. thuỷ luyện. B. nhiệt luyện. C. thuỷ phân. D. điện phân. . bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy các polime tổng hợp là A. polietilen, xenlulozơ, nilon-6. B. polietilen, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. C. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂKLĂK KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2009 -2 010 MÔN: HOÁ HỌC 12 – THPT Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: Số báo danh: . . . . . . Cho: C =12, H=1, O=16, N=14,. điện hoá học xảy ra A. sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương. B. sự khử ở cực âm. C. sự oxi hoá ở cực dương và sự khử ở cực âm. D. sự oxi hoá ở cực dương. Câu 37: Trong quá trình pin điện hoá

Ngày đăng: 01/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w