1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tiền tê hậu bại (Triệu chứng tê bì, yếu, liệt cơ) pps

9 488 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 333,3 KB

Nội dung

Tiền hậu bại (Triệu chứng bì, yếu, liệt cơ) Triệu chứng bì có nhiều nguyên nhân khác nhau do những tổn thương của dây thần kinh/ mạch máu, bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt cơ (cho nên gọi là Tiền Hậu bại). Vì vậy khi xảy ra hiện tượng bị bì, người bệnh nên đi khám bệnh sớm để biết nguyên nhân chính xác điều trị kịp thời tránh những biến chứng thần kinh nặng nề, có thể dẫn đến yếu liệt bì có thể có khởi đầu rất nhẹ nhàng như rần ở các đầu ngón tay, có cảm giác như bị châm chích ở đầu ngón tay hoặc bị giảm cảm giác. Những triệu chứng này có thể ngày càng nặng hơn, lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay… và có thể đi đến tình trạng mất hết cảm giác! 1. Các vị trí bì thường gặp - bì có thể xuất hiện một cách khu trú như các ngón cái, trỏ, giữa như trong hội chứng ống cổ tay hoặc các ngón út và áp út như trong tổn thương thần kinh Trụ, và người bệnh có thể có các triệu chứng khác kèm theo như đau cứng các khớp bàn tay trước đó trong bệnh lý thấp khớp, hoặc đau mỏi cổ gáy, vai trong chèn ép rể thần kinh cổ,tương tự bì có thể xuất hiện ở bàn chân, cẳng chân, mông đùi…trong các trường hợp chèn ép rễ thần kinh thắt lưng cùng. - bì cũng có thể xuất hiện ở những vùng cục bộ khác của cơ thể như ở đỉnh đầu, một bên đầu, ở ngực lưng hoặc ngay cả quanh bộ phận sinh dục…Tóm lại bì có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể tuỳ theo vị trí phân bố của các dây thần kinh và nguyên nhân gây bệnh. 2. Những yếu tố thuận lợi gây ra bì - Những người làm công việc dễ bị chấn thương, ngay cả những chấn thương nhỏ (vi chấn thương) lặp đi lặp lại (ví dụ: Người làm việc văn phòng sử dụng máy vi tính liên tục trong môi trường lạnh (máy lạnh); những người làm công việc khuân vác; những người phài chạy xe gắn máy nhiều giờ liên tục mỗi ngày hoặc những người phải sự dụng cổ tay thường xuyên như buôn bán thịt, cá phải chặt thịt; những người phải cầm nắm những thiết bị rung nặng nề như cầm khoan cắt bê tông, lái máy cày … 3. Nhiều bệnh tật có thể gây ra tình trạng bì như + Trong các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hoá cột sống cổ/ cột sống thắt lưng có hay không thoát vị đĩa đệm, viêm các khớp hoặc hội chứng ống cổ tay. + Những bệnh lý rối loạn chuyển hoá như tiểu đường, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch… + Những bệnh lý đa dây thần kinh như do tiểu đường , do nghiện rượu, những bệnh lý nội khoa như nhiễm trùng /siêu vi, do thuốc như Isoniazide, thuốc trừ sâu trong các bệnh lý về gan/ suy thận + Trong các bệnh lý thần kinh trung ương như đột quỵ thiếu máu não, bệnh lý tuỷ sống + bì còn có thể gặp trong các bệnh lý toàn thể như trong viêm đa dây thần kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau 4. Hỏi bệnh và thăm khám Cảm giác bất thường như đau, dị cảm, yếu cơ có từ khi nào? Để bệnh nhân mô tả đặc điểm và phân bố của những triệu chứng (những triệu chứng và dấu hiệu kèm theo như mất cảm giác và tình trạng yếu liệt) + Hỏi bệnh sử y khoa, bao gổm bệnh lý thần kinh, tim mạch, chuyển hoá, bệnh thận , và những bệnh lý viêm mãn tính , như viêm khớp và bệnh lý lupus + Chấn thương thần kinh hoặc có bị phẫu thuật hay phương pháp điều trị xâm lấn nào mà nó có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng thần kinh của bệnh nhân + Đánh giá tình trạng ý thức và các dây thần kinh sọ + Đánh giá sức cơ và phản xạ gân xương ở các chi bị đau: B.sỹ sẽ đánh giá cảm giác sờ, cảm giác đau, nhiệt cảm giác rung và vị trí + B.sỹ cũng để ý đến màu sắc da , nhiệt độ và sờ các mạch máu Những câu hỏi tiếp cận thông dụng + Dị cảm như đau xuất phát từ ngoại vi đi vào hay từ trung ương đi ra (vd từ cổ gáy hay từ lưng hay có mặt?) + Dị cảm kiểu trung ương hay ngoại biên (có biểu hiện tổn thương thần kinh sọ ? phân bố cảm giác như thế nào? phản xạ gân cơ ra sao, tăng hay giảm? yếu liệt kiểu gốc chi hay ngọn chi ? và các dấu hiệu bệnh lý tháp? ) Ta thường gặp những kiểu triệu chứng sau + Đau mỏi gáy cổ lan xuống nữa người hoặc kèm theo triệu chứng một bên + /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn , khi nằm lâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó + kiểu châm chích ,nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong Tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rể / nhiều rể -dây thần kinh + Những bệnh lý đau của hội chứng ống cổ tay /dị cảm trong hội chứng hạ can xi máu tiềm ẩn + yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ và dấu hiệu bệnh lý bó tháp MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP - Viêm khớp: Những biến đổi về thấp khớp hay viêm xương khớp ở cột sống cổ có thể gây dị cảm ở vùng cổ vùng vai và cánh tay. , cũng như ở cột sống thắt lưng sẽ gây dị cảm ,tê đau ở cẳng chân và bàn chân - Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng/cổ có thể gây ra Dị cảm xảy ra cấp tính hay từ từ dọc theo đường đi của những dây thần kinh tuỷ sống bị ảnh hưởng. - Hội chứng tăng thông khí: Thường được gây ra bởi tình trạng tăng thông khí có thể gây ra tình trạng dị cảm thoáng qua ở bàn tay , bàn chân, và quanh môi, kèm theo là chóng mặt/ thỉu, da xanh, xoắn vặn và yếu cơ, co quắp tay, và loạn nhịp tim - Hạ canxi máu: Tình trạng dị cảm không đối xứng thường xuất hiện ở những ngón tay , ngón chân và quanh môi Những dấu hiệu và triệu chứng khác như yếu cơ và chuột rút ; hồi hộp; Tăng phản xạ gân cơ; co quắp tay carpopedal spasm; dấu Chvostek’s and Trousseau’s - Tiểu đường: Bệnh lý thần kinh do tiểu đường có thể gây ra dị cảm với cảm giác nóng bỏng ở bàn tay và cẳng chân, những biểu hiện khác bao gồm mệt mỏi, ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt cân - Herpes zoster: Triệu chứng sớm của bệnh này là dị cảm ở vùng mà do thần kinh tuỷ sống bị bệnh chi phối. Trong vòng vài ngày, vùng da này sẽ biểu hiện ngứa, nối hồng ban, mụn nước kèm theo là cảm giác rát bỏng, đau nhói - Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Có thể gây ra tình trạng dị cảm ở các chi và bệnh nhân cũng thường biểu hiện tình trạng yếu cơ mà nó có thể dẫn đến liệt mềm và teo cơ; mất cảm giác rung âm thoa; giảm /mất phãn xạ gân cơ ; đau dây thần kinh; và những thay đổi ở da, như da bị bóng nhẵn, đỏ da trang thái giảm tiết mồ hôi(khô da). - Chấn thương thần kinh ngoại biên:Tổn thương những dây thần kinh lớn có thể gây Dị cảm (thường là Loạn cảm: loạn cảm cảm giác bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay được gây ra bởi một kích thích thường không đau) trong vùng do dây thần kinh chi phối. Dị cảm thường xảy ra sau khi chấn thương 1 thời gian ngắn và có thể thường trực. Những triệu chứng khác gồm Liệt mềm hay yếu, giảm phản xạ, và có thể mất cảm giác - Cơn thoáng thiếu máu não Ø Dị cảm thường xảy ra bộc phát trong cơn thoáng thiếu máu não và giới hạn ở 1 tay hay 1 phần riêng biệt nào đó của cơ thể. Nó thường kéo dài kgoảng 10 phút và kèm theo là tình trạng yếu liệt , suy giảm ý thức, chóng mặt, mất thị lực 1 bên, không nói được, khó nuốt , ù tai, liệt mặt Ø Đột quỵ: Gây dị cảm, và thường hơn là mất cảm giác đối bên. Những triệu chứng khác thay đổi tuỳ theo Động mạch bị ảnh hưởng bao gồm liệt nữa người đối bên, giảm ý thức, và bán mánh đồng danh - Tổn thương tuỷ sống: Dị cảm có thể xảy ra trong trường hợp tổn thương cắt ngang tuỷ một phần, sau khi đã qua giai đoạn sốc tuỷ. Nó có thể xảy ra một hoặc hai bên, ngang mức hay bên dưới vị trí tổn thương - Ngộ độc kim loại nặng hoặc dung môi: Sự tiếp xúc với chì, thuỷ ngân, thuốc trử sâu phospho hữu cơ có thể gây ra dị cảm cấp/ diễn tiến từ từ - U não: Những u ảnh hưởng đến vùng võ não cảm giác ở thuỳ Đính có thể gây ra Dị cảm đối bên tiến triển - Chấn thương đầu: Có thể gây ra tình trạng dị cảm một hoặc hai bên hoặc thường gặp hơn là tình trạng mất cảm giác - Đau đầu Migrain: Dị cảm ở bàn tay, mặt, và quanh môi có thể cảnh báo đau đầu Migrain sắp xảy ra Tóm lại, triệu chứng bì có nguyên nhân gây ra. Tiền hậu bại (bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt). Do đó khi bị bì nên đi khám bệnh sớm để có chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, được các bác sĩ điều trị kịp thời tránh những biến chứng thần kinh nặng nề, có thể dẫn đến yếu liệt cơ BS. HUỲNH VĂN PHỤNG Chuyên khoa Nội Thần Kinh – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn . Tiền tê hậu bại (Triệu chứng tê bì, yếu, liệt cơ) Triệu chứng tê bì có nhiều nguyên nhân khác nhau do những tổn thương của dây thần kinh/ mạch máu, bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau. sắp xảy ra Tóm lại, triệu chứng tê bì có nguyên nhân gây ra. Tiền tê hậu bại (bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt) . Do đó khi bị tê bì nên đi khám bệnh sớm. chứng yếu liệt cơ (cho nên gọi là Tiền tê Hậu bại) . Vì vậy khi xảy ra hiện tượng bị tê bì, người bệnh nên đi khám bệnh sớm để biết nguyên nhân chính xác điều trị kịp thời tránh những biến chứng

Ngày đăng: 01/07/2014, 08:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w