1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giaiphaphuuichcaphuyen

12 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Giải pháp hữu ích: Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS. Hoàng Ngọc Đạt – Giáo viên trường THCS ĐạM’rông 1 Giải pháp hữu ích: Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận II. Cơ sở thực tiễn 1. Đối với giáo viên: 2. Đối với học sinh: B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Một số giải pháp trong việc khia thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS. 1. Xây dựng thư viện tư liệu, tranh ảnh. 2. Xây dựng bài giảng điện tử 3. Ứng dụng phầm mềm chuyên dụng Powerpoint 4. Đa dạng hóa phương pháp dạy học. II. Phạm vi áp dụng C. KẾT LUẬN. Hoàng Ngọc Đạt – Giáo viên trường THCS ĐạM’rông 2 Giải pháp hữu ích: Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy - học là một vấn đề luôn được quan tâm và bàn luận sôi nổi. Trong nghị quyết lần thứ II của ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản việt nam khoá VIII đã nêu rõ “ Phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nết tư duy sáng tạo của người học ”. Thực tế đã chứng minh phương pháp dạy học hiện đại có những ưu điểm như: Học sinh biết tự tìm tòi khám phá, phát hiện chiếm lĩnh tri thức, và hình thành những hiểu biết năng lực, phẩm chất của mình. Đồng thời phương pháp dạy học hiện đại cũng tạo hứng thú học tập cho học sinh trong từng bộ môn - Hiện nay, chúng ta đang đổi mới phương pháp dạy học theo hướng làm tăng khả năng tự tìm tòi, tự học, tự phát huy tính sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với xu hướng phát triển của toàn xã hội. Để đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng mới như thế phải có hàng loạt đồ dùng dạy học phù hợp để kích thích khả năng tự tìm tòi, tự học của học sinh. - Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay thì công nghệ thông tin đang có những bước phát triển vượt bậc, các tiện ích của nó đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống…Riêng đối với các em học sinh thì công nghệ thông tin luôn có sức hút to lớn. Với những lí do trên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là điều hết sức lí tưởng và sẽ đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy học hiện nay đó là: chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Vấn đề còn lại là chúng ta ứng dụng công nghệ thông tin sao cho phù hợp để tăng tính hấp dẫn của bộ môn mình giảng dạy. - Như chúng ta đã biết dạy học trên những phương tiện hiện đại là xu thế chung của toàn xã hội . Sử dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Mĩ thuật là một việc hoàn toàn phù hợp, cần thiết và có khả năng đem lại hiệu quả cao. Trước hết bằng phương pháp dạy học trên phần mền POWERPOINT… người dạy đem dến cho học sinh niềm thích thú say mê và còn gợi lên trong các em sự khao khát chinh phục thế giới công nghệ thông tin để phục vụ đời sống. Nhờ phương tiện công nghệ thông tin, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với các kiến thức mới và qua đó kích thích tính tích cực, chú động, sáng tạo của học sinh. - Về phía giáo viên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Mĩ thuật cũng có nhiều ưu thế, tiện lợi, nó kích thích sự sáng tạo, niềm vui, đem lại những cảm hứng mới mẻ cho người dạy. Thêm vào đó việc thiết kế bài dạy trên phương tiện công nghệ thông tin sẽ dễ dàng chỉnh sửa cho phù hợp, hoặc lưu trữ, trao đổi với đồng nghiệp dễ dàng, thuật lợi hơn. - Với mục đích làm tăng tính hấp dẫn ở các môn học, cho học sinh tiếp cận với những ứng dụng mà tin học mang đến, trường THCS ĐạM’rông đã đầu tư vào việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở các lớp và các môn theo chương trình sách giáo khoa mới và cũng từ đây giải pháp hữu ích của tôi được thực hiện với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu, tổ chuyên môn và một số giáo viên tin học. - Đối với bản thân tôi sau một thời gian ngắn tìm hiểu một số phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, tôi nhận thấy có thể ứng dụng các phần mềm của công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, trong đó đặc biệt thuận lợi cho các dạng bài thường thức mĩ thuật , vẽ tranh, vẽ trang trí…vì các dạng bài này cần phải sử dụng nhiều hình ảnh để minh họa, trong khi đó ứng dụng công nghệ thông tin là một phương tiện trình chiếu hình ảnh thật sự có hiệu quả. Trước đây khi soạn giảng các bài thường thức mĩ thuật, vẽ tranh, vẽ trang trí tôi thường gặp Hoàng Ngọc Đạt – Giáo viên trường THCS ĐạM’rông 3 Giải pháp hữu ích: Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS. phải khó khăn đó là: phải chuẩn bị rất nhiều tranh ảnh cồng kềnh. Từ khi ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng thì tôi đã khắc phục khó khăn trên rất nhiều với các hình ảnh sinh động được phóng to lên màn hình trên 100 inches với độ to nhỏ tùy thích. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Đổi mới phương pháp dạy học luôn là mục tiêu hàng đầu và liên tục của những người làm công tác giáo dục. Ở từng thời kì, phương pháp dạy học cũng sẽ thay đổi sao cho phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn xã hội và luôn hấp dẫn đối tượng giáo dục. Song quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Mĩ Thuật, tôi nhận thấy thực trạng xảy ra ở giáo viên và học sinh dó là: 1. Đối với giáo viên: - Trong xã hội hiện nay Đảng và Nhà Nước đang đầu tư rất nhiều cho ngành giáo dục đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, nhằm nâng cao kết quả dạy - học. Nhưng như chúng ta đã biết đầu tư nhiều mà hiệu quả lại chưa cao, vì đội ngũ giáo viên hầu hết là mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy nói riêng và công tác giáo dục nói chung, chưa biết vận dụng các phương pháp mới kết hợp với các phương pháp truyền thống, đặc biệt là chưa biết lồng ghép các phương pháp với ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Mĩ thuật là một môn học gắn lí thuyết với thực hành, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Nhưng trong thực tế có một số hình ảnh, vật mẫu không có giáo viên phải dạy chay dẫn đến tình trạng học sinh khó tiếp thu kiến thức hoặc nếu chuẩn bị tranh ảnh, vật mẫu thì mất nhiều thời gian và không gian để sắp xếp hệ thống tranh ảnh đó mà hiệu quả lại không cao vì giáo viên dễ bị túng túng trong quá trình thực hiện. Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì sẽ khắc phục được những hạn chế đó vì trình chiếu tranh ảnh là loại hình rất được học sinh yêu thích mà tranh lại là hình thức cụ thể hơn ngôn ngữ văn chương mà giáo viên muốn truyền đạt đến học sinh, do đó mà hình ảnh và màu sắc được xem như là yếu tố chính trong giảng dạy bộ môn Ví dụ: Như dạy các bài lý thuyết mà giáo viên không sử dụng tranh minh hoạ thì học sinh chỉ hiểu mơ hồ chưa chính xác về mục tiêu của bài học, trình chiếu hình ảnh nhằm giúp HS hiểu sâu hơn vẽ đẹp của các nền mĩ thuật trong nước cũng như trên thế giới. - Trong thực tế, việc dạy học ở trường trung học cơ sở đã được cải tiến, đổi mới về phương pháp: lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là người chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức, thầy đóng vai trò là người hướng dẫn học sinh tự học. Tuy vậy, hoạt động của học sinh trong các tiết học Mĩ thuật còn thấp, học sinh chưa có phương pháp học tập tốt cho bộ môn, thời gian đầu tư cho bộ môn còn ít , một số em chưa có quan điểm đúng đắn về bộ môn Mĩ thuật. Vì vậy việc sử dụng tranh, ảnh để minh họa trong dạy học Mĩ thuật là một phương pháp hữu hiệu để phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của học sinh, huy động được sự tham gia của các giác quan, kết hợp được hai hệ thống tín hiệu đó là: “tai nghe – mắt thấy”, từ đó giúp học sinh nhớ lâu, phát triển được khả năng quan sát, tư duy trừu tượng. Mặt khác, con đường nhận thức của loài người nói chung và của học sinh trong học tập Mĩ thuật nói riêng đều tuân theo quy luật: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” (V.I. Lê nin ). - Nhiều giáo viên trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy vẫn mang tính chất trình chiếu là chính dẫn đến việc học sinh không hiểu bài, học sinh không biết nên ghi phần nào, bỏ phần nào do đó hiệu quả tiết dạy không cao. 2. Đối với học sinh: - Khi các em đang còn học ở cấp tiểu học (cấp I), sự ham thích học vẽ thể hiện rất rõ, các em có thể vẽ bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào để thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. Các em vẽ hồn nhiên, ngây thơ, vẽ cái gì các em “nhìn” thấy và “nghĩ” thấy mà không bị ảnh Hoàng Ngọc Đạt – Giáo viên trường THCS ĐạM’rông 4 Giải pháp hữu ích: Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS. hưởng sự chỉ dẫn của người lớn. Chuyển sang cấp II, sự ham thích vẽ trong các em dần bị giảm đi, các em vẽ nhút nhát hơn, thận trọng hơn. các nét vẽ, các mảng hình sắp đặt không còn mạnh dạn như ở cấp tiểu học. Bởi các môn học của các em nhiều hơn, yêu cầu của mỗi bộ môn cao hơn. - Sự hiểu biết về thế giới xung quanh được mở rộng hơn, sự hiểu biết về tiêu chuẩn cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình tăng lên nhưng khả năng biểu hiện cảm xúc với thế giới bên ngoài bằng ngôn ngữ tạo hình bị hạn chế điều đó dần dẫn đến sự nản chí, làm giảm sự hăng say, hứng thú học vẽ của các em. - Đa số học sinh vẫn còn tư tưởng môn phụ, học đối phó và thiếu tập trung, chưa chọn cho mình cách học tập đúng đắn, một số chưa được sự quan tâm đúng mức của gia đình làm cho các em chây lười, xem nhẹ việc học. Các em có tư tưởng học Mĩ Thuật chỉ cho vui, không học cũng không sao (và đó cũng là những ý tưởng cần uốn nắn kịp thời ). - Đa phần học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số do đó khả năng nhận thức của các em thấp và chậm về mọi mặt kể cả môn Mĩ thuật, khả năng tư duy trừu tượng là rất hạn chế, khả năng học lý thuyết là rất yếu, không đầu tư thời gian vào quá trình rèn luyện bài tập, đến lớp với thái độ thờ ơ không màng đến kết quả nên thường không chuẩn bị đủ dụng cụ học tập, khi thể hiện bài thường thì bài vẽ không đẹp, dẫn đến thiếu tư tin trong khi thể hiện bài. Tuy vậy có một số các em rất thích vẽ, có sự chuẩn bị tốt về điều kiện học tập (đầy đủ dụng cụ học tap: Màu vẽ tốt, bút chì mềm, bìa cứng đựng giấy vẽ ) nên hầu hết các học sinh này đều thể hiện bài rất tốt, khả năng nắm bắt về hình và tạo hình còn có thể tiến xa hơn thế nữa. Đây là nhân tố giúp lan tỏa lòng ham thích học tập môn Mĩ thuật đến các học sinh khác. - Học sinh mới được tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại nên việc dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Đứng trước một đối tượng là học sinh như thế, một phương pháp giảng dạy mới dùng phương tiện nghe nhìn để kích thích sự tò mò, gây sự hứng thú cho các em là việc tối cần thiết. Sự hứng thú đó được đáp ứng khi tiết Mĩ Thuật phải có nhiều hình minh họa, từ hình vẽ thật, dẫn hình vẽ lên đèn chiếu. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn như đã nêu ở trên mà tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mang tính chủ quan của bản thân trong việc “Khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Mĩ thuật ở trường THCS” nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC KHAI THÁC VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Mĩ thuật có rất nhiều ưu điểm đối với giáo viên đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Song trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin không nên quá lạm dụng, trình chiếu những hình ảnh bắt mắt làm cho học sinh chỉ chú ý đến hình ảnh mà không nắm được nội dung bài học, mà cần phải lựa chọn, khai thác công nghệ thông tin để vận dụng vào giảng dạy Mĩ thuật một cách có hiệu quả. Tuy nhiên ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Mĩ Thuật thoạt đầu cũng gây một số băn khoăn cho tôi vì phải ứng dụng như thế nào? Làm sao cho phù hợp? Vì đặc trưng và yêu cầu của môn Mĩ Thuật trong chương trình trung học cơ sở là vẽ tren giấy. Sau một vài năm tìm tòi, thử nghiệm tôi đã rút ra được một số giải pháp ứng dụng CNTT vào việc cải tiến phương pháp dạy môn mĩ thuật ở chương trình THCS. 1. Xây dựng thư viện tư liệu, tranh ảnh. Hoàng Ngọc Đạt – Giáo viên trường THCS ĐạM’rông 5 Giải pháp hữu ích: Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS. - Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn Mĩ thuật kho tư liệu là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng vì đặc trưng của môn Mĩ thuật là bộ môn trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức, vẻ đẹp của thế giới quan, giáo dục thẩm mĩ. Đặc biệt đối với những bài dạy về thường thức mĩ thuật, vẽ theo mẫu,vẽ tranh…đòi hỏi phải có đồ dùng, tranh ảnh minh họa, vì vậy giáo viên phải chú trọng xay dựng kho tư liệu, tranh ảnh. - Trước đây giáo viên xây dựng kho tư liệu, tranh ảnh bằng cách đọc, tham khảo tài liệu, sách, báo và cắt dán tranh ảnh, chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tư liệu. - Hiện nay việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu, tranh ảnh dễ dàng, thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây. Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn: + Khai thác thông tin, tranh ảnh từ mạng Internet + Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng máy Scan quét ảnh và lưu vào USB, cuối cùng cập nhật vào kho tư liệu của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạỵ + Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, hình vẽ thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính. Tuy nhiên đối với môn Mĩ thuật khi sưu tầm, khai thác tranh, ảnh giáo viên cần phải nghiên cứu bố cục tranh ảnh. Tranh, ảnh Mĩ thuật thường có bố cục như sau: - Chủ đề: Là tranh, ảnh về người, vật thể, cảnh…:chủ đề nằm ở trung tâm của bức tranh, ảnh. - Tiền cảnh: Là những hình ảnh nằm ở phía trước chủ đề, gần ta nhất; tiền cảnh có tác dụng tạo ấn tượng cho chủ đề. - Hậu cảnh: Là những hình ảnh, cảnh trí nằm ở phía sau chủ đề; hậu cảnh có tác dụng làm nền cho chủ đề, đôi khi nó cũng có tác dụng tạo ấn tượng cho chủ đề. Như vậy từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện tư liệu, tranh ảnh phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên cần lưu trữ thành từng file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng 2. Xây dựng bài giảng điện tử Chúng ta có thể sử dụng giáo án điện tử để dạy các bài có tính chất thuyết trình, kiến thức trừu tượng, đặc biệt là những bài học mà có thể khai thác được các tư liệu, hình ảnh, video, phần mềm Thực tế bài giảng điện tử có thể dựa vào các phần mềm trình diễn sẵn có như PowerPoint, đây là phần mềm thiết kế bài giảng điện tử tương đối đơn giản, phù hợp với giáo viên giảng dạy các bộ môn không chuyên về CNTT như môn Mĩ thuật. Chương trình này dễ sử dụng, bằng cách đọc sách hướng dẫn hoặc học hỏi bạn bè, đồng nghiệp thì có thể soạn được bài giảng. Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử: - Xác định rõ mục tiêu bài dạỵ - Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm. - Lựa chọn tư liệu, tranh, ảnh, thông tin cần thiết phục vụ bài dạy - Lựa chọn các phần mềm, trình diễn, hiệu ứng để xây dựng tiến trình dạy học thông qua hoạt động cụ thể. - Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng. * Lưu ý: Trong bài giảng điện tử đối với môn Mĩ thuật, giáo viên cần đưa những tư liệu, thông tin, tranh ảnh có tính thực tiễn cao, phải chuyển tải được nội dung bài giảng thì bài dạy mới có hiệu quả caọ 3. Ứng dụng phầm mềm chuyên dụng Powerpoint Trong quá trình giảng dạy bộ môn Mĩ Thuật 6, 7, 8, 9 tôi đã ứng dụng khá nhiều phần mềm chuyên dụng Powerpoint. Sau đây tôi xin trích dẫn một vài hình ảnh để minh họa. Hoàng Ngọc Đạt – Giáo viên trường THCS ĐạM’rông 6 Giải pháp hữu ích: Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS. Ví dụ: Bài “Trang trí bìa sách” khối lớp 8 Giao diện của Microsoft PowerPoint Tiết học bắt đầu PowerPoint được trình chiếu trên màn hình lớn, học sinh tham khảo bài học, tìm ý trả lời và còn có thể nghe nhạc nền cho tiết học thêm sinh động. Hoàng Ngọc Đạt – Giáo viên trường THCS ĐạM’rông 7 Giải pháp hữu ích: Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS. Khi học sinh trả lời xong: “đặc điểm của từng loại sách”, lúc đó phần chú thích bằng chữ mới xuất hiện. Hoàng Ngọc Đạt – Giáo viên trường THCS ĐạM’rông 8 Giải pháp hữu ích: Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS. Cách trình bày bìa sách được minh họa theo từng bước rõ ràng, từ những mảng hình lớn đến chi tiết, các mảng màu chính phụ. Học sinh sẽ hứng thú hơn khi các hiệu ứng của chữ và hình bay nhảy đến nơi đã định, kèm theo âm thanh sống động. Bài vẽ của học sinh tiết trước được củng cố và chỉnh sửa theo ý kiến của học sinh (Phần mảng chữ thiếu sắc độ và sắc thái). Hoàng Ngọc Đạt – Giáo viên trường THCS ĐạM’rông 9 Giải pháp hữu ích: Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS. Như vậy ứng dụng phầm mềm chuyên dụng Powerpoint vào dạy học Mĩ thuật có rất nhiều tiện ích , làm cho tiết học sinh động, sôi nổi, gây được hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần phải lựa chọn những bài những nội dung phù hợp ứng dụng, không nên quá lạm dụng CNTT, chỉ nên sử dụng CNTT là phương tiện hộ trợ cho tiết học chứ không nên sử dụng CNTT để trình chiếu kênh chữ thay thế cho việc viết bảng… 4. Đa dạng hóa phương pháp dạy học. Bên cạnh ứng dụng CNTT được coi là phương pháp hiện đại, tối ưu góp phần tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần chú ý đa dạng hóa các hình thức dạy học, phải biết lồng ghép, kết hợp với các phương pháp dạy học khác như: nêu vấn đề, phương pháp trực quan, làm việc theo nhóm, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu Tùy theo đặc điểm của từng bài, tùy theo đối tượng học sinh để sử dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp mới có thể đạt được hiệu quả cao trong dạy và học. Trong thực tế giảng dạy để tiết dạy có hiệu quả cao hơn và để làm thay đổi không khí buổi học tạo hứng thú học tập cho học sinh giáo viên thường muốn tổ chức một số trò chơi hay bài tập nhỏ. Vậy nếu biết kết hợp phương pháp tổ chức trò chơi với ứng dụng công nghệ thông tin ( công nghệ thông tin là phương tiện tổ chức trò chơi) thì sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều. Hoàng Ngọc Đạt – Giáo viên trường THCS ĐạM’rông 10 Bài vẽ của các anh chị lớp trước được xem là bài vẽ đẹp, chuẩn mực về bố cục, màu sắc và họa tiết.

Ngày đăng: 01/07/2014, 08:00

Xem thêm: giaiphaphuuichcaphuyen

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

w