1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề và Đáp Án và hướng dẫn chấm Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn vật lí tỉnh bắc giang

13 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Thi Chọn Học Sinh Giỏi Văn Hóa Cấp Tỉnh Môn Thi: Vật Lí - Lớp 12
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Bắc Giang
Chuyên ngành Vật Lí
Thể loại đề thi
Năm xuất bản 2024 - 2025
Thành phố Bắc Giang
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG (Đề thi gồm 08 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN THI: VẬT LÍ – LỚP 12 Ngày thi: 18/01/2025 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Cho biết: T (K) = t (oC) + 273. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm) I. Dạng 1: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (5,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Sự biến thiên nhiệt độ của khối nước đá đựng trong ca nhôm theo nhiệt lượng cung cấp được cho trên đồ thị như hình vẽ. Biết QB = 272 kJ và QC = 291,44 kJ, nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg; nhiệt dung riêng của nước c1 = 4 200 J/kg.K; nhiệt dung riêng của nhôm c2 = 880 J/kg.K. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài. Khối lượng nước đá (m1) và khối lượng ca nhôm (m2) lần lượt là A. m1 = 0,8 kg, m2 = 0,6 kg. B. m1 = 0,8 kg, m2 = 0,4 kg. C. m1 = 0,6 kg, m2 = 0,8 kg. D. m1 = 1,2 kg, m2 = 0,6 kg. Câu 2: Điện tích điểm q đặt tại O trong chân không. Hai điểm A và B trong không gian sao cho OA vuông góc với OB. Một máy đo cường độ điện trường di chuyển thẳng từ A đến B cho thấy giá trị cường độ điện trường tăng từ 3 000 V/m đến giá trị cực đại rồi giảm về 4 000 V/m. Giá trị cực đại của cường độ điện trường trên đường thẳng AB là A. 4 167 V/m. B. 7 000 V/m. C. 5 000 V/m. D. 24 000 V/m. Câu 3: Lực từ không phải là lực tương tác A. giữa hai dòng điện. B. giữa hai điện tích đứng yên. C. giữa một nam châm và một dòng điện. D. giữa hai nam châm. Câu 4: Nồi áp suất là một nồi kín nấu thức ăn được sử dụng phổ biến vì áp suất tăng cho phép nước đạt đến nhiệt độ cao hơn điểm sôi thông thường. Một nồi áp suất thông thường hoạt động ở áp suất gấp đôi áp suất khí quyển và điểm sôi của nước nâng lên đến 120 oC thì có khối lượng riêng của hơi nước trong nồi là 1. Biết hơi nước ở áp suất khí quyển là 1,0 atm có nhiệt độ sôi là 100 oC và khối lượng riêng là 0. Tỉ số gần giá trị nào nhất sau đây? A. 1,67. B. 0,83. C. 1,90. D. 2,11. Câu 5: Để thuận tiện rút thuốc từ lọ thuốc kín, y tá thường sử dụng ống tiêm để bơm một lượng nhỏ khí vào lọ thuốc. Như hình vẽ, một lọ thuốc có thể tích 0,9 mL chứa 0,5 mL thuốc, áp suất của khí trong lọ là 105 Pa. Một lượng khí trong ống tiêm có tiết diện 0,3 cm2, dài 0,4 cm và áp suất 105 Pa, được y tá bơm vào lọ thuốc. Biết nhiệt độ bên trong và bên ngoài

Trang 1

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Mã đề thi 221

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC GIANG

(Đề thi gồm 08 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN THI: VẬT LÍ – LỚP 12 Ngày thi: 18/01/2025

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Cho biết: T (K) = t (oC) + 273

A PHẦN TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm)

I Dạng 1: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (5,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20 Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Sự biến thiên nhiệt độ của khối nước đá đựng trong ca nhôm theo nhiệt lượng cung cấp được cho

trên đồ thị như hình vẽ Biết QB = 272 kJ và QC = 291,44 kJ, nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg; nhiệt dung riêng của nước c1 = 4 200 J/kg.K; nhiệt dung riêng của nhôm c2 = 880 J/kg.K Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài

Khối lượng nước đá (m1) và khối lượng ca nhôm (m2) lần lượt là

A m1 = 0,8 kg, m2 = 0,6 kg. B m1 = 0,8 kg, m2 = 0,4 kg.

C m1 = 0,6 kg, m2 = 0,8 kg. D m1 = 1,2 kg, m2 = 0,6 kg.

Câu 2: Điện tích điểm q đặt tại O trong chân không Hai điểm A và B trong không gian sao cho OA

vuông góc với OB Một máy đo cường độ điện trường di chuyển thẳng từ A đến B cho thấy giá trị cường độ điện trường tăng từ 3 000 V/m đến giá trị cực đại rồi giảm về 4 000 V/m Giá trị cực đại của cường độ điện trường trên đường thẳng AB là

Câu 3: Lực từ không phải là lực tương tác

A giữa hai dòng điện B giữa hai điện tích đứng yên.

C giữa một nam châm và một dòng điện D giữa hai nam châm.

Câu 4: Nồi áp suất là một nồi kín nấu thức ăn được sử dụng phổ biến vì áp suất tăng cho phép nước

đạt đến nhiệt độ cao hơn điểm sôi thông thường Một nồi áp suất thông thường hoạt động ở áp suất gấp đôi áp suất khí quyển và điểm sôi của nước nâng lên đến 120 oC thì có khối lượng riêng của hơi nước trong nồi là 1 Biết hơi nước ở áp suất khí quyển là 1,0 atm có nhiệt độ sôi là 100 oC và khối lượng riêng là 0

Tỉ số gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu 5:Để thuận tiện rút thuốc từ lọ thuốc kín, y tá thường sử dụng ống tiêm để bơm một lượng nhỏ khí vào lọ thuốc Như hình vẽ, một lọ thuốc có thể tích 0,9 mL chứa 0,5 mL thuốc, áp suất của khí trong lọ là 105 Pa Một lượng khí trong ống tiêm có tiết diện 0,3 cm2, dài 0,4 cm và áp suất 105 Pa, được y tá bơm vào lọ thuốc Biết nhiệt độ bên trong và bên ngoài lọ thuốc bằng nhau

và không thay đổi Áp suất của lượng khí mới trong lọ thuốc là

A 7,7.104 Pa B 1,3.105 Pa C 7,5.104 Pa D 1,5.105 Pa

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC GIANG

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH

MÔN THI: VẬT LÍ - LỚP 12 NGÀY THI: 18/01/2025 (Bản hướng dẫn chấm có 01 trang)

Trang 3

4 21.7 315 0.72

Câu 6: Một thùng phuy bằng thép có chiều cao 880 mm và đường kính đáy 610 mm (Hình a) Thùng

được gỡ nắp ra, khi đó thùng có khối lượng là 16,2 kg Thùng phuy được lật úp ngược lại, đặt ngay trên bề mặt biển và được đưa xuống độ sâu h so với mặt biển Vào lúc đó, nhiệt độ bề mặt biển là 23 oC và

áp suất không khí trên bề mặt biển là p0 = 1,0.105 Pa Nhiệt độ của nước giảm tuyến tính theo độ sâu được cho bởi đồ thị (Hình b) Khi thùng phuy di chuyển xuống dưới biển, không khí bên trong thùng

bị nén lại, làm giảm lực đẩy Archimedes Biết khối lượng riêng của nước biển = 1 010 kg/m3 Coi gia tốc trọng trường không đổi g = 9,8 m/s2 Bỏ qua thể tích của vỏ và khối lượng khí trong thùng phuy

Thùng phuy nằm cân bằng ở độ sâu h gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu 7: Một dây dẫn thẳng có chiều dài 3,0 m mang dòng điện 6,0 A được đặt nằm ngang, hướng của

dòng điện tạo với hướng Tây một góc 50° lệch về phía Nam Trong vùng này, cảm ứng từ của từ trường Trái Đất coi là đều, có độ lớn là 2.105 T và hướng về phía Bắc Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn trên có độ lớn xấp xỉ bằng

A 2,8.104 N B 2,3.104 N C 1,9.104 N D 3,6.104 N

Câu 8:Đồ thị như hình vẽ mô tả sự biến đổi động năng theo li độ của quả cầu trong dao động điều hòa con lắc lò xo theo phương thẳng đứng

Giá trị của x0 là

Câu 9: Để khảo sát âm do một vật dao động phát ra, người ta gắn các lá thép mỏng M, N, P, Q có cùng tiết

diện nhưng chiều dài khác nhau lên một đế bằng gỗ như hình bên sao cho khi chúng dao động thì không chạm vào nhau Lần lượt kích thích cho mỗi lá thép dao động riêng lẻ để nó phát ra âm thanh

Trang 4

Lá thép phát ra âm cao nhất là

Câu 10: Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua R 1 là I Đặt vào hai đầu điện trở R2 một hiệu điện thế 2U thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 là 0,5I Đặt hiệu điện thế 25 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1, R2 nối tiếp nhau thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 có giá trị là

Câu 11: Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K Để đun nóng 2 kg nước từ 20 oC đến 100 oC cần nhiệt lượng bao nhiêu?

Câu 12: Vật nhỏ của một con lắc đơn có dạng rỗng, bên trong chứa mực Phía dưới con lắc người ta

kéo trượt một tấm ván trên mặt phẳng ngang với vận tốc không đổi 20 cm/s, sao cho trong suốt quá trình kéo tấm ván và vật nhỏ không chạm vào nhau (Hình a) Hình ảnh vị trí của các giọt mực rơi trên tấm ván khi con lắc dao động điều hòa (Hình b) Biết khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp mực rơi là như nhau, bỏ qua khối lượng và thời gian rơi của các giọt mực Cho chiều dài tấm ván là 34 cm

Chu kì dao động của con lắc là

Câu 13: Con lắc lò xo có độ cứng 40 N/m và vật nặng khối lượng M = 75 g đang nằm yên trên mặt

phẳng ngang, nhẵn Một vật nhỏ có khối lượng m = 25 g chuyển động theo phương trùng với trục của

lò xo với tốc độ 3,2 m/s đến va chạm và dính chặt vào vật M

Sau va chạm, hệ hai vật dao động điều hòa với biên độ bằng

Câu 14: Cho các bức xạ điện từ sau: Hồng ngoại (1); Tia gamma (2); Tia X (3); Tử ngoại (4) Sắp xếp

các bức xạ theo thứ tự tăng dần của tần số là

A (1); (2); (3); (4) B (4); (1); (3); (2) C (2); (3); (4); (1) D (1); (4); (3); (2) Câu 15: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha, có tần số 20 Hz Cho tốc

độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 0,4 m/s Điểm A trên mặt chất lỏng cách 2 nguồn các khoảng lần lượt là 12 cm và 9 cm thuộc đường

A cực tiểu thứ nhất B cực đại bậc một C cực đại bậc hai D cực tiểu thứ hai.

Trang 5

Câu 16:Trạng thái của n (mol) khí lí tưởng đơn nguyên tử thay đổi theo

quá trình A → B → C được thể hiện trên đồ thị (p, V) như hình vẽ Biết

nhiệt độ tuyệt đối của khí ở trạng thái A là T và hằng số khí lí tưởng là R

Trong cả quá trình A → B → C, nhiệt lượng mà khí nhận được là

Câu 17:Trong tập huấn cứu hỏa, anh cảnh sát phòng cháy chữa cháy nhắc mọi người khi sử dụng bình cứu hỏa khí nén CO2 không được cầm tay vào loa xịt mà phải cầm vào vòi xịt (như hình minh họa), vì nếu cầm tay vào loa xịt có thể bị bỏng lạnh do loa xịt sẽ rất lạnh

Nguyên nhân loa xịt rất lạnh khi sử dụng bình là

A tốc độ bay của khí qua ống loa rất nhanh làm nhiệt độ loa giảm đi rất nhanh.

B khí trong bình được nén ở áp suất cao nên tồn tại ở dạng lỏng, khi được xịt ra ngoài nó chuyển

sang dạng hơi ở loa, quá trình chuyển thể này truyền nhiệt lượng cho loa làm loa lạnh đi rất nhanh

C khí trong bình được nén ở áp suất cao nên tồn tại ở dạng lỏng, khi được xịt ra ngoài nó chuyển

sang thể hơi ở loa, quá trình chuyển thể này lấy nhiệt lượng từ loa xịt và môi trường xung quanh làm loa xịt lạnh rất nhanh

D khí trong bình được giữ ở nhiệt độ 0 oC, khi xịt ra khỏi bình khí rất lạnh làm loa xịt lạnh rất nhanh

Câu 18: Một proton bay theo phương của một đường sức trong điện trường Lúc ở điểm A nó có vận tốc

2,5.104 m/s, khi đến điểm B vận tốc của nó bằng không Biết hạt proton có khối lượng 1,67.10-27 kg, điện tích 1,6.10-19 C và điện thế tại A là 600 V Điện thế tại B là

Câu 19: Một nhiệt kế có phạm vi đo từ 263 K đến 1 273 K dùng để đo nhiệt độ của các lò nung Phạm

vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celsius là

A -12 oC đến 1 000 oC B -10 oC đến 1 000 oC

C 0 oC đến 273 oC D -20 oC đến 1 200 oC

Câu 20: Hình vẽ dưới đây là sơ đồ mạch điện thí nghiệm đo suất điện động E và điện trở trong r của

pin điện hóa

Trong quá trình làm thí nghiệm, mục đích chính của điện trở R0

A tăng điện trở mạch ngoài.

B giữ cho cường độ dòng điện trong mạch không quá lớn.

C giữ cho công suất tiêu thụ của mạch ngoài ổn định.

D giảm hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài.

II Dạng 2: Câu trắc nghiệm đúng sai (6,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng (Đ) hoặc sai (S).

Trang 6

Câu 1: Một chiếc xe tải vượt qua sa mạc Sahara Trên xe chứa một bình kín chứa khí (được coi là khí

lí tưởng) Chuyến đi bắt đầu vào sáng sớm khi nhiệt độ là 3 oC Thể tích khí chứa trong bình là 1,50 m3

và áp suất trong bình là 3,42.105 Pa Coi khí trong bình có nhiệt độ như ngoài trời, không thoát ra ngoài và thể tích của bình không thay đổi Đến giữa trưa, nhiệt độ tăng lên đến 42 oC Cho hằng số Boltzmann k = 1,38.10-23 J/K

a) Quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí trong bình được coi là đẳng tích.

b) Khi đến giữa trưa, áp suất trong bình xấp xỉ là 3,9.105 Pa

c) Các phân tử khí trong bình chuyển động liên tục và va chạm với thành bình gây ra áp suất lên thành

bình

d) Từ sáng sớm cho đến giữa trưa, độ tăng động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử khí trong

bình là 9,5.10−21 J

Câu 2: Đồ thị dưới đây biểu diễn ba quá trình chuyển trạng thái liên tiếp của 1,0 mol khí lí tưởng trong

hệ tọa độ (p, V) Cho biết: 1 atm = 1,013.105 Pa; hằng số của chất khí là R = 8,31 J/mol.K

a) Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất của khối khí trong chu trình xấp xỉ bằng

624,1 K

b) Mỗi chu trình, khối khí thực hiện một công xấp xỉ bằng 2 710 J

c) Thể tích lớn nhất mà khối khí đạt được trong chu trình bằng 76,8 lít.

d) Trong chu trình trên: A B là quá trình đẳng áp, B C là quá trình đẳng tích và C A là quá trình đẳng nhiệt

Câu 3: Có thể sử dụng thí nghiệm hình bên để đo cảm ứng từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.

Trong đó: (1) là dây dẫn PQ có chiều dài 20 cm được cố định giữa hai cực của nam châm, mang dòng điện I có thể đo bằng ampe kế; (2) là nam châm chữ U có chiều dài 10 cm , phía ngoài là cực Bắc; (3) là cân tiểu li; nam châm được đặt lên cân tiểu li (Hình a) Bỏ qua từ trường ở khoảng ngoài hai cực của nam châm Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2 Sự thay đổi số chỉ của cân theo cường độ dòng điện qua đoạn dây được cho như đồ thị (Hình b)

a) Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn PQ hướng thẳng đứng lên trên.

b) Lực từ tác dụng lên nam châm bằng tích số chỉ của cân với gia tốc rơi tự do g.

c) Dòng điện qua đoạn dây dẫn giữa hai nhánh của nam châm có chiều từ phải sang trái (từ Q đến P) d) Độ lớn cảm ứng từ giữa hai nhánh của nam châm xấp xỉ là 98 mT.

Câu 4: Sóng dừng ổn định trên sợi dây dài OB = 1,2 m với hai đầu O và B là hai nút sóng Tại thời

điểm t = 0, các điểm trên dây có li độ cực đại và hình dạng sóng là đường (1), sau đó một khoảng thời

Trang 7

gian ∆t và 5∆t các điểm trên sợi dây chưa đổi chiều chuyển động và hình dạng sóng tương ứng là đường (2) và (3) Tốc độ truyền sóng trên dây là 6 m/s

a) Bề rộng của bụng sóng là 0,6 m.

b) Sóng tới và sóng phản xạ tại M lệch pha nhau một góc

c) Tốc độ cực đại của phần tử sóng tại M xấp xỉ là 81,6 cm/s.

d) Sóng trên dây có bước sóng là 1,2 m.

Câu 5: Máy đo địa chấn được sử dụng để phát hiện và đo đạc những rung động địa chấn được tạo ra

bởi sự dịch chuyển của lớp vỏ Trái Đất Năng lượng từ các cơn địa chấn có khả năng kích thích con lắc

lò xo bên trong máy đo làm đầu bút di chuyển để vẽ lên băng giấy chuyển động Độ Richter là đơn vị được dùng để đánh giá độ lớn cường độ của các trận động đất Độ Richter được tính như sau:

với A là biên độ tối đa đo được bằng máy đo địa chấn và A0 là một biên độ chuẩn

(A0 = 0,02 mm) Một trận động đất được xem có cấp độ nhẹ, trung bình, mạnh hay rất mạnh theo bảng sau:

ML (Độ Richter) ML < 4 4  ML < 5 5  ML  6 ML > 6

a) Trong một trận động đất, máy đo ghi lại được biên độ dao động lớn nhất là 25 cm Trận động đất

này được gọi là trận động đất có cấp độ rất mạnh

b) Tần số của những cơn địa chấn thường nằm trong khoảng 30 Hz – 40 Hz Để kết quả ghi nhận là tốt

nhất, hệ con lắc lò xo trong máy đo địa chấn cần được thiết kế để có tần số dao động riêng khoảng 35 Hz

c) Dao động của con lắc lò xo bên trong máy đo địa chấn có biên độ lớn nhất khi chu kì rung của địa

chấn bằng chu kì dao động riêng của nó

d) Dao động của con lắc lò xo trong máy đo địa chấn khi cơn địa chấn xuất hiện là loại dao động

cưỡng bức

Câu 6: Năm 1845, nhà bác học Prescott Joule đã tiến hành thí nghiệm như hình vẽ dưới đây Trong

mô hình thí nghiệm của ông, bình nhiệt lượng kế cách nhiệt tốt, các quả nặng chuyển động dưới tác dụng của trọng lực làm cho các cánh quạt khuấy nước trong bình, dẫn đến nhiệt độ nước trong bình tăng lên, bỏ qua nhiệt dung của bình và các cánh quạt

Trang 8

a) Nhiệt độ của nước trong bình tăng lên chứng tỏ nội năng của nước tăng

b) Bằng mô hình thí nghiệm này ta cũng có thể làm giảm nội năng của nước ở trong bình.

c) Nếu bỏ qua ma sát ở các ổ trục ròng rọc và sự mất nhiệt ra môi trường thì tổng độ giảm cơ năng của

m1 và m2 chỉ bằng độ biến thiên nội năng của nước

d) Mỗi quả nặng có khối lượng 2 kg, được thả rơi từ độ cao 50 cm, các quả nặng rơi đều với tốc độ rất

nhỏ, lấy g = 9,8 m/s2 Thực tế các thiết bị không hoàn toàn cách nhiệt nên kể từ lúc thả đến lúc các quả nặng chạm đất, có nhiệt lượng 0,8 J truyền từ nước ra môi trường Bỏ qua khối lượng cánh quạt Độ tăng nội năng của nước trong quá trình trên là 19,2 J

III Dạng 3: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (3,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Chuông lặn là một thiết bị chìm dưới nước để nghiên cứu các điều kiện trong nước, cũng có

thể được sử dụng làm thiết bị lặn để sửa chữa các bộ phận dưới nước của trụ

cầu và các công trình xây dựng khác Một chuông lặn cao 2 m được thả theo

phương thẳng đứng từ bên ngoài mặt nước và chìm xuống đáy hồ nước sâu

10 m (Hình vẽ) Giả sử nhiệt độ của khối khí (coi là khí lí tưởng) kèm theo

trong chuông không đổi, áp suất khí quyển khối lượng riêng của

nước là kg/m3 và lấy g = 9,81 m/s2 Độ cao h của mực nước trong

chuông bằng bao nhiêu m? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần trăm).

Câu 2: Một bình thép chứa khí lí tưởng ở 7 oC dưới áp suất 4 atm Bỏ qua sự dãn nở vì nhiệt Khi áp suất khí trong bình tăng thêm 0,5 atm thì nhiệt độ của khí khi đó là bao nhiêu Kelvin (K)?

Câu 3: Một học sinh bố trí thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của nước với sơ đồ như hình vẽ.

Khối lượng nước trong bình là m = 200 g Ban đầu khóa K mở, số chỉ của nhiệt kế là 22 oC Khi khóa

K đóng, số chỉ vôn kế và ampe kế lần lượt là 6,0 V và 2,0 Sau khoảng thời gian 6 phút 55 giây thì

số chỉ của nhiệt kế là 28 oC Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường, nhiệt dung của bình và dây may so Nhiệt dung riêng của nước trong thí nghiệm này là bao nhiêu J/kg.K?

Câu 4: Mắc nối tiếp một ampe kế với một vôn kế vào hai cực của một ắc quy (bỏ qua điện trở trong của

ắc quy) thì vôn kế chỉ 6,5 V Người ta mắc thêm một vôn kế như vậy song song với vôn kế ban đầu thì tổng số chỉ của 2 vôn kế lúc này là 10 V Nếu mắc song song thêm rất nhiều vôn kế như vậy nữa thì

tổng số chỉ của các vôn kế lúc này là bao nhiêu V? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười).

Câu 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với 2 khe Young, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,2 mm,

màn quan sát cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng D có thể thay đổi được Ban đầu, tại điểm H trên màn cách vân trung tâm 5,25 mm quan sát được vân sáng bậc 5 Giữ cố định mặt phẳng chứa hai khe, di chuyển từ từ màn quan sát ra xa và dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai

Trang 9

khe một đoạn 0,75 m thì thấy tại H chuyển thành vân tối lần thứ 2 Bước sóng của ánh sáng được dùng trong thí nghiệm bằng bao nhiêu m?

Câu 6: Trong một ngày giông bão, xét một đám mây tích điện mang lượng điện tích âm có độ lớn 40 C

đang ở độ cao 1 600 m so với mặt đất tích điện dương (như hình vẽ)

Xem như đám mây và mặt đất tương đương với hai bản của một "tụ điện" phẳng với điện dung 5.10-10 F Nếu một hạt bụi có điện tích q0 = −2.10-12 C dịch chuyển từ A đến B (như hình vẽ) thì công của lực

điện trường thực hiện sự dịch chuyển này có giá trị là bao nhiêu Jun (J)?

B PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Thí sinh trình bày vào tờ giấy thi.

Câu 1 (3,0 điểm): Một bếp gas mỗi giây đốt cháy 0,05 g khí gas Người ta dùng bếp này để đun 2,5 kg

nước ở 20 oC đựng trong một ấm nhôm khối lượng 200 g Biết chỉ có 40% nhiệt lượng do bếp gas tỏa

ra được truyền cho ấm nước

Cho nhiệt độ của môi trường là 20 oC, nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt là 4 200 J/kg.K

và 880 J/kg.K, năng suất tỏa nhiệt của khí gas là 44.106 J/kg

1 Bỏ qua sự tỏa nhiệt từ ấm nước ra môi trường, tính thời gian đun sôi ấm nước trên.

2 Thực tế, khi nhiệt độ của nước trong ấm tăng lên thì nhiệt lượng từ ấm truyền ra môi trường cũng

tăng lên Giả sử nhiệt lượng được ấm truyền ra môi trường trong mỗi giây được tính theo công thức:

b = k(T – T0) với k là hệ số truyền nhiệt, T là nhiệt độ của ấm nước, T0 là nhiệt độ của môi trường

a) Giả sử k = 12 J/s.K Tính nhiệt độ lớn nhất mà ấm đạt được

b) Để có thể đun sôi nước thì hệ số truyền nhiệt k có thể nhận giá trị lớn nhất bằng bao nhiêu?

Câu 2 (3,0 điểm): Một bơm nén khí có pit-tông, được nối bằng vòi bơm đến một bình B như hình vẽ.

Thể tích tối đa của thân bơm là V, của vòi bơm là v = 0,1V

và của bình là VB = V Trên pit-tông có van K1 chỉ cho khí

qua được khi áp suất trong thân bơm nhỏ hơn áp suất khí

quyển p0 Bình B cũng có van K2 chỉ cho khí đi từ vòi bơm

vào bình khi áp suất khí trong bình nhỏ hơn trong vòi bơm

Bơm chậm để nhiệt độ không đổi Biết ban đầu trong bình

B có chứa khí ở áp suất bằng áp suất khí quyển p0 = 1,0

atm Bỏ qua thể tích của pit-tông

a) Tìm liên hệ giữa các áp suất trong bình B sau n lần và (n + 1) lần bơm

b) Tính áp suất khí trong bình B sau 3 lần bơm

c) Tính áp suất tối đa có thể đạt được trong bình B

HẾT

-Giám thị coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: Số báo danh:

Giám thị coi thi số 1 (Họ tên và ký)

Giám thị coi thi số 2 (Họ tên và ký)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC GIANG

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH

MÔN THI: VẬT LÍ - LỚP 12

Trang 10

Phần I II III

Ngày đăng: 27/01/2025, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w