1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dàn ý và phân tích Việt Bắc

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dàn Ý Và Phân Tích Việt Bắc
Tác giả Tố Hữu
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 1954
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 40,26 KB

Nội dung

Trang 1

PHÂN TÍCH 8 CÂU VIỆT BẮC MB:

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại với hồn thơ đậm chất trữ tình chính trị

- Thi phẩm “Việt Bắc” là thi phẩm đậm đà bản sắc dân tộc, ca ngợi con người kháng chiến và ân tình thủy chung

- Đoạn thơ được đề cập chính là khung cảnh của cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc và người cán bộ về xuôi (trích thơ)

TB:

Tổng:

- “Việt Bắc” được trích từ tập thơ cùng tên và sáng tác năm 1954 ngay sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương

- Trong tháng 10 cùng năm, Trung ương Đảng và chính phủ đã chuyển

về thủ đô Hà Nội từ các chiến khu Việt Bắc Nhân dịp này, Tố Hữu đã viết nên bài thơ Việt Bắc

- Thi phẩm là tiếng hát ngọt ngào thấm đẫm chất trữ tình và tấm lòng thủy chung của người cán bộ kháng chiến đối với mảnh đất quê hương

Phân:

Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

- Đoạn thơ sử dụng lối đối đáp và đại từ xưng hô mình – ta quen thuộc trong ca dao dân gian để thể hiện tình cảm gắn bó thủy chung của đồng bào đối với cách mạng

Trang 2

- “Mình” chỉ người ra đi, còn “ta” là người ở lại => buổi chia ly của đôi lứa yêu nhau mặn nồng da diết => tình cảm mặn nồng, keo sơn của quân dân trong những buổi đầu kháng chiến

- “có nhớ ta” + “có nhớ không”: câu hỏi tu từ đầy suy tư, trăn trở của người ở lại hỏi người ra đi Một hỏi về thời gian, hai hỏi về thời gian

- Phép điệp “nhớ”: gợi nhắc đến nỗi nhớ

- “Mười lăm năm ấy” là mười lăm năm chia ngọt sẻ bùi có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia

- “thiết tha mặn nồng”: tình nghĩa, tình cảm của đồng bào Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến trong suốt “mười lăm năm” chiến đấu gian khổ và thiếu thốn Đó chính là di sản sau mười lăm năm gắn bó keo sơn, bền chặt

- Hai câu thơ sau vừa gợi lên cảnh vật núi rừng Việt Bắc, vừa là lời nhắc nhở khéo léo về nỗi nhớ cội nguồn cách mạng

=> Việt Bắc là căn cứ địa của cách mạng, là cái nôi nuôi dưỡng, che chở cho Đảng, cho Chính phủ, bộ đội ta trước và trong cuộc kháng chiến chống Pháp Việt Bắc còn là cội nguồn của chiến thắng: sau Cách mạng tháng Tám, từ Việt Bắc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

“Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

- Mở đầu là thanh âm của đồng bào Việt Bắc, ngọt ngào tha thiết hỏi han

ân cần

- Cảm xúc “bâng khuâng”, “bồi hồi” là tình cảm luyến lưu, bịn rịn và tấm lòng yêu thương quý mến của người cán bộ kháng chiến với đồng bào Việt Bắc

- Câu thơ ngắt nhịp 4/4 với hai vế tiểu đối trong tương quan đối lập giữa bên trong và bên ngoài “Trong dạ” thì “bâng khuâng” còn bên ngoài lại “bồn

Trang 3

chồn” Nhưng cũng chính vì cảm xúc “bâng khuâng” thì mới có hành động

“bồn chồn” đó được

- Nghệ thuật hoán dụ qua từ “Áo chàm” gợi không khí con người và cảnh vật Việt Bắc thân thương

- Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” có giá trị biểu cảm cao

=> không phải không có gì để nói nhưng vì quá nghẹn ngào xúc động nên không nói được thành lời Đó còn là biểu tượng của sự đoàn kết, gửi gắm sự tin tưởng cho nhau

- Câu thơ cuối có sự ngắt nhịp độc đáo 3/3/2 Đây chính là sự phá cách trong thơ ca truyền thống, nhấn mạnh những cảm xúc luyến lưu nghẹn ngào

- Dấu ba chấm xuất hiện cuối dòng thơ như nốt nặng không lời nói lên tất cả những lưu luyến, bịn rịn, những cảm xúc ngập ngừng, ngắt quãng

=> Câu thơ kết lại đoạn thơ có nhịp thơ thay đổi khác thường Sự thay đổi của nhịp thơ không chỉ tạo nên sự ngập ngừng cho giọng điệu của câu thơ mà còn tạo nên cái ngập ngừng của tình cảm Đồng thời thể hiện tấm lòng son sắt của người đi và kẻ ở

Hợp:

- Đoạn thơ thể hiện được tấm lòng thuỷ chung son sắt giữa người ra đi

và người ở lại qua những tâm tư tình cảm, những tâm trạng bồi hồi, xúc động, bâng khuâng, lưu luyến trong buổi chia tay

- Biện pháp nghệ thuật đặc sắc như thể thơ lục bát êm đềm, sâu lắng cùng lối đối đáp “mình” - “ta” quen thuộc của văn học dân gian Cách miêu tả thiên nhiên gắn bó với con người; cấu trúc cân đối về hình ảnh, màu sắc

KB:

- Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa kết cấu đối đáp quen thuộc, bình dị

mà hài hòa và tinh thần kháng chiến bất khuất của cán bộ kháng chiến và ân nghĩa thủy chung

Trang 4

- Bằng ngòi bút tài hoa và trái tim một lòng hướng về đất nước, Tố Hữu

đã đem đến thi phẩm “Việt Bắc” xuất sắc về tình nghĩa kháng chiến của kẻ ở -người đi

- Đoạn thơ trên đã khiến độc giả vấn vương mãi khung cảnh của cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc và người cán bộ về xuôi

PHÂN TÍCH 8 CÂU VIỆT BẮC

Xuân Diệu từng nhận định rằng: “Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi

ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải

cách mạng hiện đại, Tố Hữu thắp lên ngọn đuốc sáng nhất, đẹp nhất, lung linh

và rực rỡ nhất trên nền trời văn học trữ tình Một trong những ngọn đuốc sáng chói ấy chính là thi phẩm “Việt Bắc” Bằng hồn thơ đậm chất trữ tình chính trị,

Tố Hữu đã mang đến một Việt Bắc đậm đà bản sắc dân tộc, ca ngợi con người kháng chiến và ân tình thủy chung đến với người đọc Và đoạn thơ sau chính là khung cảnh của cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc và người cán bộ về xuôi:

“Mình về mình có nhớ ta?

… Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

“Việt Bắc” được trích từ tập thơ cùng tên và sáng tác năm 1954 ngay sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương Trong tháng 10 cùng năm, Trung ương Đảng và chính phủ đã chuyển

về thủ đô Hà Nội từ các chiến khu Việt Bắc Nhân dịp này, Tố Hữu đã viết nên bài thơ Việt Bắc Thi phẩm là tiếng hát ngọt ngào thấm đẫm chất trữ tình và tấm lòng thủy chung của người cán bộ kháng chiến đối với mảnh đất quê hương

Mở đầu đoạn thơ là lời ướm hỏi ngọt ngào, tình tứ của con người Việt Bắc - người ở lại:

Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

Trang 5

Đoạn thơ sử dụng lối đối đáp và đại từ xưng hô mình – ta quen thuộc trong ca dao dân gian:

“Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

Tố Hữu đã vận dụng yếu tố truyền thống của văn học dân tộc để thể hiện tình cảm gắn bó thuỷ chung của đồng bào đối với cách mạng “Mình” ở câu thơ trên chỉ người ra đi, còn “ta” là người ở lại Dường như đây không còn là cuộc chia ly giữa đồng bào và cách mạng mà nó đã trở thành buổi chia ly của đôi lứa yêu nhau mặn nồng da diết Qua đó ta mới phần nào thấm thía cái tình cảm mặn nồng, keo sơn của quân dân ta trong những buổi đầu kháng chiến gian khổ, khó khăn Dù bị cách trở bởi không gian và thời gian nhưng dường như cảm xúc từ trái tim đã nâng đỡ họ vượt qua mọi rào cản

Người ở lại mở lời bắt đầu cho cuộc đối thoại giữa người đi - kẻ ở trong khung cảnh chia tay Bao nhiêu suy tư, trăn trở của người ở lại được gửi gắm vào những câu hỏi dành cho người ra đi Câu hỏi đầu tiên là sự băn khoăn về chiều thời gian: liệu rằng người ra đi có nhớ về khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó thiết tha, mặn nồng đã qua hay không?

Mười lăm năm ấy được tính từ năm 1940 sau khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến tháng 10.1954, là mười lăm năm có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia, làm sao kể xiết biết bao ân tình Câu hỏi nhằm gợi đến những tình nghĩa “thiết tha mặn nồng” của đồng bào Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến trong suốt

“mười lăm năm” chiến đấu gian khổ, thiếu thốn và rất hào hùng ở chiến khu Việt Bắc

Cụm từ “thiết tha mặn nồng” xen vào chiều thời gian “mười lăm năm” như một sự khẳng định về ân tình cách mạng Đó chính là di sản có được sau mười lăm năm quá khứ gắn bó keo sơn, bền chặt, là bằng chứng cho tình nghĩa sâu đậm của người chiến sĩ cách mạng và đồng bào dân tộc

Hai câu thơ sau vừa gợi lên cảnh vật núi rừng Việt Bắc, vừa là lời nhắc nhở khéo léo về nỗi nhớ cội nguồn cách mạng, là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” luôn dâng trào trong mỗi con người

Việt Bắc là căn cứ địa của cách mạng, là cái nôi nuôi dưỡng, che chở cho Đảng, cho Chính phủ, bộ đội ta trước và trong cuộc kháng chiến chống Pháp Việt Bắc còn là cội nguồn của chiến thắng: Trước cách mạng tháng Tám, từ

Trang 6

Việt Bắc ta tiến về giải phóng thủ đô Hà Nội thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; sau Cách mạng tháng Tám, từ Việt Bắc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Bốn câu thơ sau là tâm trạng luyến lưu, nghẹn ngào, xúc động giữa người cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc trong ngày chia tay:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Mở đầu là thanh âm của kẻ ở, của đồng bào Việt Bắc, ngọt ngào và sâu lắng, cất lên tha thiết gọi về, tha thiết hỏi han ân cần, gợi biết bao kỉ niệm và cảm xúc trong mười lăm năm gắn bó với người cán bộ kháng chiến

Những cảm xúc trong ngày chia tay ấy là “bâng khuâng”, là “bồi hồi”, là những tình cảm luyến lưu, bịn rịn và tấm lòng yêu thương quý mến của người cán bộ kháng chiến với đồng bào Việt Bắc

Câu thơ ngắt nhịp 4/4 với hai vế tiểu đối trong tương quan đối lập giữa bên trong và bên ngoài “Trong dạ” thì “bâng khuâng” còn hành động bên ngoài là “bồn chồn” thấp thỏm Nhưng lại có sự tương đồng trong cảm xúc và hành động Chính vì cảm xúc “bâng khuâng” thì mới có hành động “bồn chồn”

đó được

Ở câu thơ tiếp theo, Tố Hữu sử dụng nghệ thuật hoán dụ vô cùng tinh tế qua từ “Áo chàm” gợi không khí con người và cảnh vật Việt Bắc thân thương

Đó là biểu tượng đơn sơ chỉ người dân Việt Bắc, luôn giản dị thân thương, tuy nghèo khổ nhưng đầy nghĩa tình Việc dùng biện pháp hoán dụ hình ảnh áo chàm vừa có giá trị khắc họa trang phục truyền thống của đồng bào Việt Bắc, nhưng cũng để nói lên rằng toàn dân Việt Bắc đều ân cần tiễn đưa những người cán bộ về miền xuôi

Trong giờ phút chia tay ấy, mọi người nắm lấy tay nhau, gửi gắm sự tin tưởng Thế nhưng, nắm tay rồi, lại chẳng thể nói gì bởi không câu từ nào có thể cân đo, đong đếm được tất cả tình cảm lúc này Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” có giá trị biểu cảm cao Ngày chia tay, không

phải người cán bộ và đồng bào Việt Bắc không có gì để nói nhưng vì quá

Trang 7

nghẹn ngào xúc động nên không nói được thành lời Cái nắm tay ấy không chỉ thể hiện sự nghẹn ngào, lưu luyến mà là biểu tượng của sự đoàn kết và gắn bó Cái nắm tay ấy gửi gắm sự tin tưởng mà kẻ ở dành cho người đi, tin tưởng về tình sâu nghĩa đậm, ân tình cách mạng mãi trường tồn

Dấu ba chấm xuất hiện cuối dòng thơ như nốt nặng không lời, nhưng chính nó lại quý giá hơn rất nhiều những lời nói thường ngày bởi cái cầm tay

đã nói lên tất cả những lưu luyến, bịn rịn, những cảm xúc ngập ngừng, ngắt quãng

Câu thơ kết lại đoạn thơ có nhịp thơ thay đổi khác thường Cách ngắt nhịp 3/2/2 vô cùng độc đáo, là một sự phá cách trong thơ ca truyền thống Sự thay đổi của nhịp thơ không chỉ tạo nên sự ngập ngừng cho giọng điệu của câu thơ mà còn tạo nên cái ngập ngừng của tình cảm

Đoạn thơ thể hiện được tấm lòng thuỷ chung son sắt giữa người ra đi và người ở lại qua những tâm tư tình cảm, những tâm trạng bồi hồi, xúc động, bâng khuâng, lưu luyến trong buổi chia tay Những tình cảm trong sáng đó rất tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước, anh hùng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Làm nên thành công cho tác phẩm còn là các biện pháp nghệ thuật đặc sắc Có thể kể đến như thể thơ lục bát êm đềm, sâu lắng cùng lối đối đáp

“mình” - “ta” đầy quen thuộc của văn học dân gian Cách miêu tả thiên nhiên gắn bó với con người; cấu trúc cân đối về hình ảnh, màu sắc Đồng thời còn là

các biện pháp nghệ thuật khác như Phép liệt kê và điệp từ “nhớ” cho thấy nỗi

nhớ vừa đậm đà vừa tha thiết

“Thơ là đi giữa nhạc và ý Rơi vào vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan Rơi vào vực nhạc thì thơ dễ làm say đắm lòng người nhưng cũng dễ nông cạn Tố Hữu giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy Thơ của anh vừa

ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý” - Chế Lan Viên Quả thật, ta thấy được điều đó qua các tác phẩm của Tố Hữu, đặc biệt là “Việt Bắc” Bài thơ vừa đưa ta vào vực nhạc êm dịu bởi kết cấu đối đáp quen thuộc, bình dị mà hài hòa, vừa đưa ta đến vực ý tràn ngập tinh thần kháng chiến bất khuất của cán bộ kháng chiến và ân nghĩa thủy chung Bằng ngòi bút tài hoa và trái tim một lòng hướng về đất nước, Tố Hữu đã đem đến thi phẩm “Việt Bắc” xuất sắc về tình nghĩa kháng chiến của kẻ ở - người đi mà đoạn thơ trên đã khiến độc giả vấn vương mãi Khung cảnh của cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc và người cán

bộ về xuôi

Trang 8

PHÂN TÍCH 10 CÂU VIỆT BẮC MB:

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại với hồn thơ đậm chất trữ tình chính trị

- Thi phẩm “Việt Bắc” là thi phẩm đậm đà bản sắc dân tộc, ca ngợi con người kháng chiến và ân tình thủy chung

- Đoạn thơ được đề cập chính là bản tình ca về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc (trích thơ)

TB:

Tổng:

- “Việt Bắc” được trích từ tập thơ cùng tên và sáng tác năm 1954 ngay sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương

- Trong tháng 10 cùng năm, Trung ương Đảng và chính phủ đã chuyển

về thủ đô Hà Nội từ các chiến khu Việt Bắc Nhân dịp này, Tố Hữu đã viết nên bài thơ Việt Bắc

- Thi phẩm là tiếng hát ngọt ngào thấm đẫm chất trữ tình và tấm lòng thủy chung của người cán bộ kháng chiến đối với mảnh đất quê hương

Phân:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

- Câu hỏi tu từ, tuy không có dấu chấm hỏi nhưng vẫn mang sắc thái băn khoăn, trăn trở

- Câu thơ thứ hai chính là sự khẳng định về nỗi nhớ trong lòng người đi nhớ về “hoa cùng người” => Cảnh vật và con người xuất hiện cùng một lúc, hoà quyện vào nhau

Trang 9

- Hai câu thơ sử dụng cách xưng hô “mình” - “ta” quen thuộc thường gặp trong ca dao thể hiện tình cảm gắn bó giữa cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc

=> Hai câu thơ trên chính là lời của người chiến sĩ cách mạng bộc lộ nỗi nhớ về vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc và con người Việt Bắc.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

- Sắc xanh đầy sức sống của núi rừng, sắc đỏ tươi thắm của hoa chuối Hoa đỏ nền xanh càng làm cho bức tranh thiên nhiên nở rộ tươi sáng

- Nhà thơ sử dụng kết cấu đan xen giữa các câu thơ, cứ một câu tả cảnh thì tiếp theo một câu tả người

- Con người Việt Bắc cũng được thể hiện ra với vẻ đẹp khỏe khoắn

- Hai từ “nắng ánh” khiến vẻ đẹp ấy như được phát sáng Ánh nắng phản chiếu trên “dao gài thắt lưng”, nổi bật giữa rừng xanh, hoa chuối đỏ

=> Hai câu thơ đầu tiên là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên vào mùa đông, không tàn lụi, lạnh lẽo mà sống động, ấm nồng, tươi tắn với màu sắc rực rỡ.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

- Mùa xuân dịu dàng tinh khiết hiện ra với hình ảnh “mơ nở trắng rừng”

- Đảo ngữ “trắng rừng” gợi nên sự độc đáo, từ “trắng” ở đây được sử dụng như một động từ thay vì tính từ

- Người Việt Bắc hiện ra trong tư thế lao động bình dị

- Động từ “chuốt” diễn tả cái tài hoa của người lao động “chuốt từng sợi giang” để đan nón đã thể hiện nên vẻ đẹp lao động siêng năng, tài hoa, khéo léo

=> Hai câu thơ tiếp là bức tranh thiên nhiên mùa xuân dịu dàng, tinh khiết, tràn đầy sức sống

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Trang 10

Nhớ cô em gái hái măng một mình

- Sắc vàng rực rỡ của ánh nắng trải đều khắp không gian, “đổ vàng” cả không gian

- Động từ “ đổ” là nhãn tự của câu lục thể hiện sự tương quan kì diệu giữa thanh âm, cảnh sắc khiến cảnh vật như có hồn, sự giao cảm

- Cảm nhận bằng thính giác với âm thanh sinh động của tiếng ve rộn ràng, báo hiệu hè về

- Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang thính giác

- Hai hoạt động cùng lúc hiện lên, hoạt động của âm thanh và hoạt động của sắc màu Tiếng ve lan đến đâu, sắc vàng dậy lên đến đó Đây chính là nghệ thuật dùng âm thanh để gọi dậy màu sắc, dùng không gian để miêu tả thời gian

vô cùng độc đáo

- Vẻ đẹp con người Việt Bắc chịu thương chịu khó được thể hiện qua hình ảnh cô em gái hái măng để chăm lo cho bữa tối của cán bộ

=> Hai câu thơ đầu tiên là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên vào mùa hè với hình ảnh, lãng mạn, và âm thanh sinh động.

Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

- Ánh trăng xuyên qua cành cây, kẽ lá, đổ bóng xuống rừng tạo nên những mảng sáng tối lung linh

- “trăng rọi hòa bình”: lồng ghép vào một mơ ước về ngày mai hòa bình trên đất nước

- Vẻ đẹp của con người Việt Bắc với tâm hồn phong phú, lạc quan, tình cảm gắn bó sâu nặng với cách mạng thể hiện qua “tiếng hát ân tình” vang vọng khắp núi rừng

=> Hai câu thơ sau là vẻ đẹp của mùa thu Việt Bắc lãng mạn với đêm trăng trữ tình, lung linh huyền ảo và rừng thu lá rụng

Hợp:

Ngày đăng: 23/01/2025, 12:18

w