TOÁNTUỔI THƠ ( THAM KHẢO) *Bài 1. Co 5 quả cân có trọng lượng : 1 gam, 2 gam, 4 gam, 8 gam, 16 gam và một chiếc cân hai đĩa (một đĩa để vật cần cân, một đĩa để quả cân). Bạn cân được các vật nặng bao nhiêu nào? Ngọc Mai *Bài 2. Tý có một tờ bìa hình vuông. Tý cắt đi 1/4 tờ bìa đó và đố Lan hãy chia phần còn lại thành 4 hình bằng nhau (về hình dạng và kích thước). Bạn hãy giúp Lan mau lên! Nguyễn Ngọc Hải (151, phố Bế Văn Đàn, Hà Đông, Hà Tây) * Bài 3. Bạn hãy điền các số cho trước vào các ô trống sao cho mỗi số ở ô trên là tổng của hai số ở hai ô dưới Thanh Mai (sưu tầm) *Bài 4. Có hai hình hộp chữ nhật băng gỗ giống hệt nhau. Làm sao có thể đo được khoảng cách giữa hai đỉnh xa nhau nhất của mỗi hình hộp? Nguyễn Duy Quang (GV trường TH Ninh Hoà , Ninh Giang, Hải Dương) *Bài 5. (cuộc thi tập thể - Bài dự thi có nhà trường xác nhận) HAI + BA = NAM; BA + BAY = MUOI Liệu có thể thay mỗi chữ cáibởi một chữ số (chữ khác nhau thì chữ số khác nhau) để được hai đẳng thức đúng như ở trên được không? Trân Việt Hùng (Sở GD - ĐT Sóc Trăng) Bài 1 Cùng một lúc, Toán đi từ A đến B còn Thơ đi từ B đến A. Hai bạn gặp nhau tại C cách A là 2 km rồi hộ lại tiếp tục đi. Toán đến B rồi quay lại A ngay, còn Thơ đến ảồi cũng trở về ngay. Hai bạn gặp nhau lần thứ hai tại D cách B là 1 km. Tính quãng đường AB và chi biết ai đi nhanh hơn (C và D nằm giữa A,B). Lời giải a) Khi gặp nhau lần thứ nhất tại C thì cả hai bạn đã đi được quãng đường dài là 1 lần Ab. Lúc đó Toán đã đi được 2 km. Khi gặp nhau lần thứ hai tại D thì cả hai bạn đã đi được tất cả là 3lần AB. Lúc đó Toán đã đi được là : 2 x 3 = 6 (km). Toán đi được 6 km gồm các đoạn AC, CB và DB, hay là : AB + BD = 6 (km) Vì BD = 1 km nên AB = 6 - 1 = 5 (km). b) Khi gặp nhau lần thứ nhất, Toán đi được 2 km nên Thơ đi được là : 5 - 2 = 3 (km) Vì trong cùng một thời gian mà Thơ đi được 3 km và toán đi được 3 km nên Thơ đi nhanh hơn Toán. Nhận xét Rất nhiều bạn tìm được đáp số đúng của bài toán là Ab = 5 km và Thơ đi nhanh hơn Toán. Một số bạn có cách giải gon, hay như các bạn Nguyễn Anh Thư (5A 8 Đinh Tiên Hoàng - Hồng Bàng - Hải Phòng), Đinh Văn Việt (5A Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định), Vũ Quang Vinh (5B Nghĩa Quang 2 - NGhĩa Đàn - Nghệ An), Nguyễn Hoàng Hải (5A Âu Cơ, Tuy Hoà, Phú Yên), Hoàng Minh hiếu (5D Ba Đình - Bỉm Sơn - Thanh Hoá). Nhiều bạn có cách giải đúng nhưng diễn đạt còn dài dòng, có chỗ chưa thật chính xác, thiếu chặt chẽ (chẳng hạn không nêu lên được hiện tượng sau đây : Khi gặp nhau lần thứ nhất thì hai bạn đi được 1 lần AB ; hoặc khi gặp nhau lần thứ hai thì hai bạn đi được 3lần AB ). Có một số bạn giải bài toán bằng "phương pháp đại số" quá rắc rối, nhưng lại thiếu chặt chẽ. Có bạn đã dùng đến cả kiến thức của cấp học trung học cơ sở thì quả là đã vượy ra khỏi mong muốn của người ra dề toán này. Đỗ Trung hiệu Bài 2. Dùng các màu đỏ, nâu xanh, bạn hãy tô mỗi ô vuông bởi một màu sao cho : Ô màu đỏ có liền kề một ô màu nâu, ô màu nâu có liền kề một ô màu xanh, ô màu xanh có liền kề một ô màu đỏ Lời giải Có một cách đơn giản là ta viết các màu cần liền kề thành dãy : đỏ, nâu, xanh, đỏ, nâu, xanh, đỏ, nâu, xanh rồi viết vào bảng theo hàng đén hết hàng thì chuyển hàng tiếp theo hoặc theo cột đến hết cột thì chuyển cột tiếp theo. Ở mỗi cách, có thể bắt đầu từ ô đor mỗi góc bảng hoặc nâu, hoặc xanh. Do đó có rất nhiều cách giải. Chẳng hạn bắt đầu từ ô đỏ. I.NHÂN XÉT Các bạn có lời giải tốt: Hà Nội: Trân Hồng nhung, 5A, TH Sài đồng B, Gia Lâm ; Nguyễn Huyền Châu, 4E, Th Hoàng Diệu ; Nguyễn Anh Tú, THCS Lê Quý Đôn ; Hải Dương: Vũ Thị Thu Hương, 5H, TH Tô Hiệu : Thanh Hoá : Hoàng Minh Hiếu,5D, Th Ba Đình, Bỉm Sơn ; Quảng Trị: Lê minh Duy, NK Thực nghiệm đông Hà. Bính Nam Hà Bài 3. Trên mỗi mặt của một cái hộp làm bằng bìa, người ta có ghi một chữ cái hoặc một chữ cái cùng với một dấu thanh (xem hình 1). Người ta tháo một số mép hộp và trải ra để được một tấm bìa (hình 2). Bạn hãy điền chữ cái có dấu thanh vào mỗi ô trống. Lời giải Khi gấp hình 2 lại ta được hình 1(a). Ta cómặt có chữ A ở kề phía bên trái mặt có chữ A', nên trong hình 2 ô bên trái chữ A' là chữ A. Lại xét hình 1 (a), mặt có chữ ở kề và dưới mặt có chữ A nên trong hình 2dưới chữ A'phải là chữ O. Xét hình 1 (b) và 1 (c), chữ B ở mặt kề trên chữ A' nên ở hình 2 trên A' là B. Chữ V là quay ngang ở cạnh mặt có chữ A'. Vậy trên hình 2chữ Vở ô bên phải phía trên . Còn lại chữ Ề ở ô cuối cùng. Nhận xét Toà soạn nhận được nhiều bài dự thi giải bào toán này. Bạn Nguyễn Huyền Châu 4E, TH Hoàng Diệu, Hà Nội có lời giải tốt. Hai bạn Nguyễn Minh Hằng, Hoàng Thị Thu Hà, TH Nghĩa Trung, Nghĩa Hưng, Nam Định gửi baig ngay sau khi nhận được báo 20 phút. Thanh Thành Bài 4 Tính diện tích phần màu xanh lá cây biết rằng bán kính đường tròn lớn bằng 4 cm. Lời giải Diện tích hình tròn lớn là 4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm 2<./sup>). Tổng diện tích 4 hình tròn bé là: 4 x (2 x 2 x 3,14) = 50, 24 (cm2). Do đó diện tích hình tròn lớn bằng tổng diện tích bốn hình tròn nhỏ. Khi tính tổng diện tích của 4 hình tròn nhỏ thì phần màu vàng được tính 2 lần. Nên diện tích phần màu vàng bằng diện tích phần màu ttrắng. Diện tích phần màu xanh và vàng bằng 2 lần diện tích hình tròn nhỏ cộng với diện tích hình vuông, và bằng 2 x (2 x 2 x 3,14) + 4 x 4 = 41,12 (cm2) Nhận xét: Có bạn giải bài này bằng các công thức của chương trình trung học. Điều đó không phù hợp với nội dung của ToánTuổi thơ. Các bạn nhớ chỉ dùng kiến thức Tiểu học để giải các bài của TTT. Giải tốt bài này có các bạn :Hà Nội : Trần Duy, 41 TH trưng Vương; Thanh Hoá : Hoàng Minh Hiếu, 5D, TH Ba Đình; Phú Yên: Nguyễn Hoàng hải, 5A, TH Âu Cơ, TX Tuy Hoà. Đa Phúc Bài 5. Số lần sinh nhật của cha Lạ sao lại đúng như là của con Năm nay con chín tuổi tròn Tuổi cha, bạn có tính ngon không nào? Lời giải Số lần sinh nhật của cha bằng đúng số lần sinh nhật của con, tức là cha phải sinh vào ngày đặc biệt. Ngày đó phải là ngày 29 tháng 2 và phải 4 năm mới có một lần vào năm có số năm chia hết cho 4. Vậy bố ít nhất là 9 x 4 = 36 tuổi. (Vì 3 năm sau năm nhuận không có ngày 29.2 nên 3 năm đó bố có thể thêm tuổi mà số ngày sinh nhật vãn không tăng thêm). Tuổi của bố phải nhỏ hơn 10 x 4 = 40 tuổi. Bài toán ra là năm nay tức là năm 2000, chính là năm nhuận. Vậy tuổi của bố phải là bội của 4 nên không thể là 37, 38, 39. Do đó tuổi của bố là 36. Nhận xét. Đây là bài toán khó. Đa số các bạn chỉ lấy 9 x 4 rồi kết luận luôn bố 36 tuổi mà không lập luận thêm. Chẳng hạn nếu "năm nay" là 1999, bố sinh 1960 con sinh năm 1990, thì bố 39 tuổi, con 9 tuổi mà bố cúng chỉ có 9 sinh nhật. Bạn Nguyễn Huyền Châu, lớp 4E trường TH Hoàng Diệu, Hà Nội hiểu được bài toán này. Thật đáng khen. VKT . thêm). Tuổi của bố phải nhỏ hơn 10 x 4 = 40 tuổi. Bài toán ra là năm nay tức là năm 2000, chính là năm nhuận. Vậy tuổi của bố phải là bội của 4 nên không thể là 37 , 38 , 39 . Do đó tuổi của bố là 36 lần thứ nhất tại C thì cả hai bạn đã đi được quãng đường dài là 1 lần Ab. Lúc đó Toán đã đi được 2 km. Khi gặp nhau lần thứ hai tại D thì cả hai bạn đã đi được tất cả là 3 lần AB. Lúc đó Toán. tượng sau đây : Khi gặp nhau lần thứ nhất thì hai bạn đi được 1 lần AB ; hoặc khi gặp nhau lần thứ hai thì hai bạn đi được 3 lần AB ). Có một số bạn giải bài toán bằng "phương pháp đại