Nếu đề tài có thể làm rõ khung lý luận về an ninh mạng, phân tích các loại hình bắt nạt trực tuyến cùng hậu quả của chúng, đồng thời đánh giá đúng thực trạng nhận thức của học sinh về an
Trang 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…
TRƯỜNG THPT ĐÔNG THÀNH
- -
BÁO CÁO KHOA HỌC KĨ THUẬT
Đề tài: NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ AN NINH
MẠNG VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG ĐÔNG THÀNH
Học sinh thực hiện : Nguyễn Mạnh Cường : Đinh Công Sáng
25, tháng 11, năm 2024
Trang 2PHẦN I: MỞ ĐẦU ……….………2
1 Lý do chọn đề tài ……… …… 2
2 Mục đích nghiên cứu……… 3
3 Giả thuyết khoa học……… 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 3
5 Câu hỏi nghiên cứu……… 4
6 Đóng góp và ý nghĩa của đề tài………4
7 Cấu trúc đề tài nghiên cứu……… 5
PHẦN 2: NỘI DUNG……… 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN……… 6
1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu……… 6
2 Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề nâng cao nhận thức an ninh mạng và bạo lực trên không gian mạng……….9
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………9
1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 9
2 Thời gian nghiên cứu……….10
3 Phương pháp nghiên cứu……… 10
4.Các bước nghiên cứu……… 10
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………12
1 Thực trạng nhận thức an ninh mạng và tình trạng bạo lực trên không gian mạng………12
2 Một số giải pháp, kiến nghị nâng cao nhận thức về vấn đề bạo lực trên không gian mạng……… 16
3 Khảo nghiện sự cần tiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao nhận thức an ninh mạng và phòng chống bạo lực trên không gian mạng……… 17
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………18
1 Kết luận……… 18
2 Kiến nghị………19
PHẦN 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC……… 19
1.TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 19
2.PHỤ LỤC ……… 20
Trang 3PHẦN 1: Mở đầu
1, Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của các dịch vụ Internet, đặc biệt
là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các kết nối không dây 3G, 4G, 5G, mạng xã hội, các thiết bị di động thông minh và dịch vụ điện toán đám mây, con người tương tác đa chiều hơn, phản ánh sinh động, tức thời hơn với mọi mặt đời sống và các mối quan hệ xã hội Chính điều này đã biến Internet trở thành không gian xã hội mới, nơi con người có thể thực hiện các hành vi mang bản chất xã hội của mình, như giao tiếp, sáng tạo, lao động, sản xuất, tiêu dùng, học tập và vui chơi giải trí, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian
Không gian xã hội đó được gọi là “không gian mạng” hay “không gian ảo” Không gian mạng rất rộng lớn, gồm cả các trình duyệt web (Google, Chrome, Mozilla Firefox , Opera, Safari ); các trang web tin tức (VnExpress, Yahoo! Tin tức, Zing news, VTC New ); các mạng xã hội (Facebook, Twitter, YuMe, Instagram, Zing me, Youtube, Skype, WeChat, Google Plus, Go.vn ); các tìm kiếm, tra cứu (Google map, Bing, Google D ocs ); các tiện ích (chuyển tiền, việc làm, email, thiệp điện tử ); các trang mạng mua bán, kinh doanh, học tập, âm nhạc, giải trí Với sự phát triển của mạng xã hội, trò chơi trực tuyến và nhiều hình thức giải trí thu hút như hiện nay, nhiều người do chưa có nhận thức vững vàng, trở thành nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi những thông tin độc hại trên Internet
Chính vì vậy, an toàn trên không gian mạng không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nền tảng phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà công nghệ mang lại, tình trạng bạo lực mạng đối với thanh thiếu niên ngày càng gia tăng Bạo lực mạng, hay còn gọi là bắt nạt trực tuyến (cyber bullying), bao gồm các hành vi quấy rối, đe dọa, chia sẻ thông tin nhạy cảm, đăng tải hình ảnh, video không phù hợp hoặc sử dụng ngôn
từ xúc phạm nhằm gây tổn thương tinh thần cho người khác Theo khảo sát của UNICEF, 1/3 thanh thiếu niên tại 30 quốc gia cho biết từng là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến và nhiều người đã phải
bỏ học vì vấn đề này Tại Việt Nam, 21% thanh thiếu niên tham gia khảo sát từng bị bắt nạt trên mạng, trong khi 75% không biết đến các dịch vụ hỗ trợ Đáng chú ý, nữ giới có nguy cơ bị bắt nạt trên mạng cao gấp ba lần so với nam giới Theo Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Việt Nam hiện có khoảng 50 triệu người sử dụng Internet, chủ yếu là học sinh và sinh viên Đây là nhóm đối tượng vừa bị ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng mất an toàn mạng, vừa góp phần làm gia tăng vấn
đề này Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ ra rằng môi trường mạng chứa đựng nhiều ngôn
từ thù hận, lời lẽ thô tục và xúc phạm, gây tổn thương lớn cho những người tiếp xúc dù là trực tiếp hay gián tiếp Bắt nạt trực tuyến diễn ra liên tục 24/7 và được coi là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với học sinh hiện nay
Vì thế, nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức và cung cấp giải pháp phòng chống bạo lực mạng
là một nhiệm vụ cấp thiết và thực tiễn Trong bối cảnh các vụ bạo lực mạng ngày càng tinh vi, từ những bình luận xúc phạm đến các vụ tấn công mạng quy mô lớn, việc trang bị kiến thức và kỹ năng cho người dùng mạng không chỉ giúp bảo vệ cá nhân mà còn tạo dựng một cộng đồng mạng lành mạnh, văn minh Bên cạnh đó, khi xã hội ngày càng phụ thuộc vào công nghệ số, hiểu biết về
Trang 4an ninh mạng trở thành một kỹ năng sống quan trọng, giúp mọi người tránh khỏi những rủi ro tiềm
ẩn và biết cách đối phó với các tình huống bất ngờ trên không gian mạng
2, Mục đích nghiên cứu
-Tổng hợp cơ sở lý luận về an ninh mạng và bạo lực mạng: Đề tài sẽ nghiên cứu tổng quan về các khái niệm, bao gồm các loại hình bạo lực trên không gian mạng và các tác động tiêu cực lên người dùng, đặc biệt là thanh thiếu niên Nghiên cứu cũng sẽ tham khảo kinh nghiệm quốc tế và các biện pháp từ những quốc gia đã có hệ thống luật pháp và giải pháp phòng chống hiệu quả, từ
đó rút ra những bài học có thể áp dụng tại Việt Nam
-Phân tích thực trạng bạo lực mạng ở học sinh THPT : Đánh giá mức độ nhận thức của học sinh
về các nguy cơ an ninh mạng, từ đó làm rõ thực trạng bắt nạt trực tuyến, mức độ phổ biến và ảnh hưởng đến tâm lý, học tập và các mối quan hệ xã hội của học sinh Qua đó, xác định các yếu tố đặc thù trong nhận thức và hành vi của nhóm đối tượng này
-Đề xuất giải pháp và thử nghiệm nâng cao nhận thức, kỹ năng tự bảo vệ trên mạng: Đề tài sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng phòng tránh bạo lực mạng Những giải pháp này sẽ được thử nghiệm và đánh giá tính khả thi, từ đó kiến nghị cách tiếp cận hiệu quả nhất trong việc nâng cao nhận thức và tạo ra môi trường mạng an toàn cho học sinh
3, Giả thuyết khoa học
Trong bối cảnh bạo lực trên không gian mạng ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng lớn đến tâm lý, học tập của thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh THPT, việc nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng phòng chống bạo lực mạng là vô cùng cần thiết Nếu đề tài có thể làm rõ khung
lý luận về an ninh mạng, phân tích các loại hình bắt nạt trực tuyến cùng hậu quả của chúng, đồng thời đánh giá đúng thực trạng nhận thức của học sinh về an ninh mạng, thì từ đó sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi giúp học sinh hiểu rõ hơn về các rủi ro mạng, biết cách tự bảo vệ mình, giảm nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực mạng Điều này không chỉ giúp xây dựng ý thức an toàn cá nhân mà còn góp phần tạo nên một không gian mạng an toàn và tích cực hơn
4, Nhiệm vụ nghiên cứu
-Khảo sát mức độ hiểu biết và kỹ năng phòng chống bạo lực mạng của học sinh: Đánh
giá xem học sinh đã nhận thức đến đâu về các mối đe dọa trên mạng và mức độ kỹ năng
họ có để tự bảo vệ mình Điều này giúp xác định các khoảng trống cần lấp đầy trong việc giáo dục an ninh mạng
-Đánh giá thực trạng bắt nạt trực tuyến đối với học sinh THPT: Nghiên cứu thực trạng bắt nạt trên mạng từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm ý kiến và kinh nghiệm của học sinh, cách tiếp cận của nhà trường và sự hỗ trợ từ gia đình Đặc biệt chú trọng vào các khó khăn
mà học sinh gặp phải khi đối diện với bạo lực mạng, các vấn đề còn tồn tại, và những kênh tiềm ẩn nguy cơ cao như mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin Phân tích các cách học sinh
Trang 5phản ứng khi bị bắt nạt để hiểu rõ hơn về hành vi và tâm lý của họ trong những tình huống như vậy
-Tổng hợp cơ sở lý luận về bạo lực trên không gian mạng: Phân tích các loại hình bắt nạt trực tuyến và các hậu quả mà chúng gây ra, đồng thời tìm hiểu những giải pháp đã được áp dụng trong cả nước nhằm nâng cao nhận thức về an ninh mạng và phòng chống bạo lực trực tuyến Từ đó, rút ra những kinh nghiệm phù hợp có thể triển khai rộng rãi
-Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và phòng chống bắt nạt trực tuyến: Đưa ra các giải pháp thiết thực từ cơ bản đến nâng cao để trang bị cho học sinh kỹ năng tự bảo vệ trên mạng Tổ chức thử nghiệm và đánh giá các giải pháp để xem xét tính cần thiết và khả năng
áp dụng của chúng trong thực tế
5, Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình nhận thức của học sinh THPT hiện nay về an ninh mạng và bạo lực trên không gian mạng ra sao?
Những yếu tố nào đang ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của học sinh THPT trong môi trường mạng?
Trên thế giới và tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu nào về bắt nạt trực tuyến và phòng chống bạo lực trên mạng đối với học sinh THPT?
Thực trạng bạo lực trực tuyến trong nhóm học sinh THPT hiện nay như thế nào?
Để nâng cao nhận thức về an ninh mạng và phòng chống bắt nạt trực tuyến đối với học sinh THPT, cần đề xuất những giải pháp và chương trình cụ thể nào để giúp học sinh có khả năng tự bảo vệ mình và xây dựng thói quen sử dụng mạng an toàn?
6, Đóng góp và ý nghĩa của đề tài
6.1 Đóng góp về mặt lý luận
Nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về bắt nạt trực tuyến, các hình thức bạo lực mạng, hậu quả, và các yếu tố có liên quan Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo về bạo lực mạng có thể được thực hiện trong các bối cảnh khác nhau
6.2 Giáo dục và nâng cao nhận thức
Thông qua nghiên cứu, các kiến thức cơ bản và kỹ năng phòng chống bạo lực mạng sẽ được phổ cập, giúp học sinh THPT và người dùng mạng tự tin hơn và có khả năng bảo vệ bản thân tốt hơn trước các nguy cơ từ bạo lực trên không gian mạng
6.3 Xây dựng môi trường mạng lành mạnh
Trang 6Đề tài giúp giảm thiểu các hành vi xấu trên không gian mạng, từ đó góp phần tạo ra một cộng đồng mạng an toàn, lành mạnh Điều này sẽ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của bạo lực mạng đến sức khỏe tâm lý của người dùng, đặc biệt là học sinh
6.4 Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả của đề tài có giá trị thực tiễn cao, có thể áp dụng trong việc xây dựng các chương trình giáo dục an ninh mạng cho học sinh, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, và phụ huynh trong công tác nâng cao nhận thức và phòng chống bạo lực trực tuyến
6.5 Gợi ý chính sách và quy định
Cung cấp cơ sở dữ liệu và thực tiễn cho các cơ quan quản lý và các nhà lập pháp trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách an ninh mạng hiệu quả hơn, nhằm bảo vệ học sinh THPT khỏi các mối đe dọa và hành vi bạo lực trực tuyến
6.6 Điểm mới của nghiên cứu
Đề tài này đưa ra những phân tích mới mẻ về thực trạng bạo lực mạng đối với học sinh THPT, với một phương pháp tiếp cận toàn diện và sâu sắc Đặc biệt, nghiên cứu chú trọng đến việc phân loại các loại hình bắt nạt trực tuyến theo cách tiếp cận của S Bauman (2015), giúp đánh giá mức
độ nghiêm trọng của các hành vi bạo lực mạng Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào đối tượng học sinh với số lượng mẫu nhỏ, chưa có khảo sát đa diện từ các đối tượng khác như cán
bộ quản lý, giáo viên, và phụ huynh Vì vậy, nghiên cứu này mở rộng đối tượng khảo sát, cung cấp cái nhìn toàn diện và các giải pháp phòng chống bạo lực mạng hiệu quả hơn
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng, các cơ sở giáo dục, và các tổ chức nghiên cứu tham khảo nhằm nâng cao chất lượng quản lý, nhận thức an ninh mạng, và phòng chống bắt nạt trực tuyến cho học sinh THPT, cũng như phục vụ công tác nghiên cứu trong các đề tài tương tự trong tương lai
7,Cấu trúc đề tài nghiên cứu
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao nhận thức an ninh mạng và bạo lực mạng
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
PHẦN IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC
Trang 7PHẦN 2: NỘI DUNG.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Cơ sở lí luận Của vấn đề nghiên cứu
1.1 Các khái niệm
a, khái niện an ninh mạng
An ninh mạng (Cybersecurity) là một lĩnh vực quan trọng trong thời đại công nghệ số, nhằm bảo vệ hệ thống mạng, thiết bị, chương trình và dữ liệu trước các mối đe dọa như tấn công mạng, truy cập trái phép, phá hoại, hoặc đánh cắp thông tin An ninh mạng là một khái niệm quan trọng trong thời đại số, nơi mà công nghệ thông tin và truyền thông trở thành xương sống của các hoạt động cá nhân, tổ chức và quốc gia Đây là tập hợp các biện pháp, công cụ và quy trình nhằm bảo
vệ hệ thống mạng, thiết bị, dữ liệu và thông tin trước các mối đe dọa từ tấn công mạng, xâm nhập trái phép, đánh cắp dữ liệu, hoặc phá hoại hệ thống
Mục tiêu cốt lõi của an ninh mạng là đảm bảo ba yếu tố quan trọng: tính bảo mật, tính toàn vẹn
và tính sẵn sàng Tính bảo mật giúp ngăn chặn việc truy cập trái phép vào thông tin, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân Tính toàn vẹn đảm bảo rằng dữ liệu không bị chỉnh sửa hoặc giả mạo, giữ nguyên giá trị và độ tin cậy của thông tin Trong khi đó, tính sẵn sàng đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định, dữ liệu luôn sẵn sàng phục vụ khi cần thiết, tránh gián đoạn do các cuộc tấn công mạng gây ra
b, Khái niệm bạo lực trên không gian mạng
Bạo lực mạng (cyberbullying) là hình thức bạo lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tấn công, đe dọa, hoặc xúc phạm cá nhân hay nhóm người thông qua các nền tảng như mạng xã hội, email, hay ứng dụng nhắn tin Hành vi này nhằm gây tổn thương tinh thần, làm suy giảm danh dự và uy tín của nạn nhân thông qua việc xúc phạm, đe dọa, lan truyền tin sai lệch hoặc phát tán hình ảnh, video tiêu cực Các hình thức bạo lực mạng rất đa dạng như tẩy chay, giả mạo tài khoản, lan truyền tin đồn hay công khai chế giễu, khiến nạn nhân cảm thấy cô lập và bị đẩy ra khỏi cộng đồng Đáng lo ngại hơn, bạo lực mạng không giới hạn không gian và thời gian, có thể xảy ra liên tục 24/7, gây tác động nặng nề lên sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu, và thậm chí dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân Những kẻ tấn công thường ẩn danh hoặc giả danh, làm cho việc phát hiện và xử lý hành vi này càng trở nên khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại
1.2 : Vai trò của việc nâng cao nhận thức an ninh mạng và phòng chống bạo lực trên không gian mạng đối với học sinh THPT
Việc nâng cao nhận thức về an ninh mạng và phòng chống bạo lực trên không gian mạng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại số hiện nay, đặc biệt đối với lứa tuổi trung học phổ thông,
dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực từ không gian mạng Việc trang bị các kiến thức về an toàn thông tin và nhận thức về bạo lực mạng giúp giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân cũng như đối tượng gây hại
Trang 8Đầu tiên, nhận thức về an ninh mạng giúp học sinh hiểu rõ các mối đe dọa tiềm ẩn trên mạng như đánh cắp thông tin cá nhân, phần mềm độc hại, hay lừa đảo trực tuyến Ngoài ra, việc hiểu
về phòng chống bạo lực mạng sẽ giúp các em nhận diện được những hành vi tiêu cực như bắt nạt trực tuyến, phỉ báng, hay lan truyền thông tin sai lệch Điều này không chỉ bảo vệ các em khỏi các hành vi xâm hại mà còn tạo ra một cộng đồng học đường đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau
Thứ hai, việc nâng cao nhận thức về an ninh mạng và bạo lực mạng còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng ứng xử và giải quyết vấn đề khi đối mặt với những tình huống trực tuyến Điều này tạo nền tảng cho các em trở thành người sử dụng internet có trách nhiệm và văn minh, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe tinh thần
Ngoài ra, nâng cao nhận thức này cũng giúp học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng một môi trường mạng lành mạnh và có trách nhiệm Học sinh khi đã được trang bị đầy đủ kiến thức sẽ biết cách tham gia các hoạt động trực tuyến một cách văn minh, đồng thời hạn chế các nguy cơ tổn hại về mặt tâm lý và tinh thần Việc này không chỉ giúp giảm thiểu các rủi ro mà còn xây dựng một cộng đồng học đường gắn kết, nơi mỗi cá nhân đều có trách nhiệm trong việc bảo
vệ sự an toàn của nhau
Cuối cùng, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội cần phối hợp chặt chẽ để triển khai các chương trình giáo dục và hoạt động ngoại khóa, cung cấp thông tin và trang bị kỹ năng an toàn mạng cho học sinh Các chiến dịch truyền thông, khóa học về an toàn trực tuyến, và các quy định
rõ ràng trong trường học sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng chống bạo lực mạng
2 Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề nâng cao nhận thức an ninh mạng và bạo lực trên không gian mạng
Trong bối cảnh mạng Internet phát triển nhanh chóng, vấn đề an ninh mạng và bạo lực trên không gian mạng ngày càng được quan tâm trên toàn cầu Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạo lực mạng, đặc biệt là bắt nạt trực tuyến, không chỉ gây tổn thương về tinh thần mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và chất lượng cuộc sống của người dùng, đặc biệt là giới trẻ
Các nghiên cứu trên thế giới về bạo lực mạng và an ninh mạng chủ yếu tập trung vào việc nhận diện các hình thức bạo lực, từ xúc phạm, lăng mạ đến các hành vi xâm phạm quyền riêng tư Phương pháp nâng cao nhận thức thường bao gồm giáo dục kỹ năng an toàn mạng, tăng cường nhận thức về rủi ro từ các hành vi trực tuyến và xây dựng kỹ năng ứng phó khi gặp phải bắt nạt Các giải pháp phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển là tích hợp chương trình giảng dạy an ninh mạng vào các trường học và cung cấp công cụ, hỗ trợ pháp lý cho nạn nhân
Tại Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề này tuy đang tăng dần nhưng vẫn còn một số khoảng trống, như việc đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về an ninh mạng và mức độ phổ biến của các loại hình bạo lực trực tuyến Nhiều trường học đã phối hợp với các tổ chức để tổ chức các chương trình tuyên truyền, nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế Các nghiên cứu gần đây đã khuyến nghị rằng
Trang 9cần có các biện pháp toàn diện hơn, không chỉ dừng ở mức độ nhận thức mà còn tập trung vào giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân của bạo lực mạng
Nghiên cứu này, do đó, hướng tới việc tổng hợp cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng nhận thức và mức độ ảnh hưởng của bạo lực mạng trong nhóm học sinh THPT, đồng thời đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao nhận thức và tạo dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh hơn
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1: Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng ngiên cứu của đề tài là nhận thức an ninh mạng trong vấn đề bạo lực trên không gian mạng của học sinh trung học phổ thông
1.2: Phạm vi nghiên cứu
1 2.1: Nội dung nghiên cứu
(1) Nghiên cứu cơ sở lí luận của nâng cao nhận thức về an ninh mạng và phòng chống bạo lực trên không gian mạng
(2) Khảo sát đánh giá thực trạng nhận thức an ninh mạng và tình trạng bạo lực trên không gian mạng của học sinh THPT
(3) Xây dựng các biện pháp giáo dục nâng cao cao nhận thức về an ninh mạng và phòng chống bạo lực trên không gian mạng
1.2.2: Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu bao gồm có 456 học sinh tại trường THPT Đông Thành trong đó có 244 học sinh nam và 212 học sinh nữ, đang là học sinh 3 khối học tại trường Đông Thành Đề tài nghiên cứu tập trung hưởng tới đối tượng học sinh và ở trường THPT Đông Thành
2 Thời gian ngiên cứu
Từ tháng 1/2024 đến tháng 10/2024
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1: Phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu thứ cấp
Đề tài đã tiến hành thu thập , khai thác cấc công trình ngiên cứu trước đó được công bố dưới dạng sách, báo cáo khoa học , luận án , tạp chí , báo ,hình ảnh tiếng Việt và tiếng Anh có liên quan đến nhận thức an ninh mạng và bạo lực trên không gian mạng
3.2: Phương pháp nghiên cứu định lượng
Trang 10- Điều tra bằng bảng hỏi anket: Mục tiêu của việc thực hiện điều tra bằng bảng hỏi anket là nhằm thu thập số liệu định lượng về thực trạng bạo lực mạng ở học sinh THPT tại thị xã Quảng Yên Theo công thức Pagona về chọn mẫu định lượng để đạt số lượng và độ tin cậy cao, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với học sinh 6 trường THPT tại thị xã Quảng Yên trong đó có 244 học sinh nam, 212 học sinh nữ , đang là học sinh 3 khối tại 6 trường tại thị xã Quảng Yên Tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu định lượng này bao gồm: Lần lượt chọn mẫu theo cụm, mẫu phân tầng, mẫu ngẫu nhiên, tỷ lệ giới tính, độ tuổi
- Xử lý số liệu điều tra: Sử dụng phần mềm SPSS Statistics và Microsoft Forms, Microsoft Exel
để tỉnh toán độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu thu thập được Đề tài sẽ tiến hành thực hiện các phép thống kê mô tả , tính hồi quy đa biến, tính độ lệch chuẩn EFA đối với dữ liệu thu thập được, tìm mối tương quan giữa các dữ liệu thu thập được
4 Các bước nghiên cứu
Bước 1: Lên kế hoạch và hoàn thiện đề cương nghiên cứu
+Ngay từ tháng 7/2024, chúng em đã xin phép và được sự cho phép của Ban giám hiệu
trường , đồng thời được Ban giám hiệu nhà trường khích lệ, động viên, tạo điều kiện và hỗ trợ thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu cũng như khảo sát tại trường
+ Đây là thời gian chúng em xác định cho mình các phương pháp nghiên cứu phù hợp bao gồm phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu thứ cấp va phương pháp nghiên cứu định lượng và xây dựng lịch trình nghiên cứu
Bước 2: Nghiên cứu tài liệu, hoàn thiện chương I
+Tìm kiếm các tài liệu, bài báo khoa học về an ninh mạng, bạo lực trên không gian mạng, các biện pháp phòng chống, và các nghiên cứu liên quan đến học sinh
+Đọc và tổng hợp tài liệu để hiểu rõ các vấn đề lý thuyết về an ninh mạng và bạo lực mạng + Viết hoàn thiện chương I bao gồm lý do chọn đề tài , mục đích nghiên cứu , giả thuyết nghiên cứu , nhiệm vụ nghiên cứu , câu hỏi nghiên cứu , đóng góp và ý nghĩa của đề tài , cấu trúc của đề tài
Bước 3: Hoàn thiện các bảng hỏi cho nhóm đối tượng nghiên cứu
+ Xác định nhóm đối tượng nghiên cứu: học sinh trung học phổ thông
+Xây dựng các câu hỏi khảo sát phù hợp, bao gồm các câu hỏi về nhận thức về an ninh mạng, các hành vi bạo lực mạng mà học sinh có thể gặp phải, tình trạng bạo lực mạng
Bước 4: Thử nghiệm