Lịch sử nghiên cứu Đề tài người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Nam Cao chắc hẳn không phải là mảng đề tài xa lạ với các nhà nghiên cứu, các bậc phê bình lí luận ở Việt Nam, có thể kể
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP NCKHGD VÀ CHUYÊN NGÀNH VH, NGÔN NGỮ
Mã số học phần: NV306
Trang 2CHỦ ĐỀ 3
1.1 Đề xuất 01 đề tài nghiên cứu về Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến 1945, xây dựng đề cương và phân tích lí do của việc lựa chọn đề tài đó
1.2 Hãy viết đề cương cho 01 đề tài nghiên cứu về giảng dạy nội dung văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 nêu trên trong trường phổ thông
và phân tích phương pháp nghiên cứu của anh/ chị
CÂU 1
ĐỀ TÀI: BI KỊCH CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM QUA TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO CỦA
NAM CAO
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn chương dân tộc ta vào thế kỷ XX đã có những tác phẩm để đời gây bước tiến lớn cho nền sóng nghệ thuật nhân loại đồng thời đóng góp tích cực vào việc phản ánh hiện thực xã hội đương thời Văn học hiện thực phê phán nằm trong giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945, đây là thời điểm mà bối cảnh của đất nước ta khi đang nằm dưới ách thống trị của các thực dân và đế quốc Trong giai đoạn này, cái bi kịch trong đời sống thực tại của người dân Việt Nam lúc bấy giờ được các nhà văn ghi lại dưới những ngòi bút chân thực là một trào lưu văn học lớn lúc bấy giờ
Văn học của Nam Cao đã dám chĩa thẳng ngòi bút của mình vào sự thật
để lên án những gì áp bức, bất công và giành lại quyền sống cho những người dân vô tội” Chính vì sự bất công của một xã hội đầy thối nát đấy, một
xã hội không có tình người đấy đã khiến con người ta lâm vào con đường lưu manh hoá để rồi họ phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát Bằng sự đồng cảm, đau đáu cùng tinh thần nhạy bén trước thời đại, nhà văn Nam Cao
Trang 3đã viết lên truyện ngắn Lão Hạc nhằm phản ánh" những con người bị xã hội vùi lấp phần lương tri để rồi họ bị tha hóa và chết đi trên chính con đường tìm kiếm những gì tốt đẹp nhất Trong tác phẩm cái bi kịch đã mang đến cho người đọc những nhận thức về tinh thần khi nhìn nhận và phân tích nỗi lầm than mà nhân dân ta đã phải gánh chịu, những mối quan hệ thối nát thời kì này để từ đó người đọc có thể đồng cảm đối với những số phận đáng thương
2 Lịch sử nghiên cứu
Đề tài người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Nam Cao chắc hẳn không phải là mảng đề tài xa lạ với các nhà nghiên cứu, các bậc phê bình lí luận ở Việt Nam, có thể kể đến các công trình sau:
Đầu tiên, ta có thể kể đến giáo sư Hà Minh Đức với cuốn “ Nam Cao đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, năm 1997” Với cuốn sách trên, tác giả đã tập trung nghiên cứu về những đau khổ, về bi kịch cùng khốn đốn của người nông dân được thể hiện trong các sáng tác của Nam Cao Ông đã dùng ngòi bút của mình để lên tiếng bênh vực những người nông dân bị đoạ đày, hành
hạ giữa thực dân và phong kiến, bị lâm vào cảnh bần cùng hoá và lưu manh hoá Bên cạnh đó, tác giả Vũ Dương Quỹ với vấn đề “ miêu tả người nông dân trước là quá trình tìm lại nhân cách của họ” đã đi vào phân tích hành trình tìm lại những gì tốt đẹp đã bị cuộc sống vùi dập, lấp đầy của người nông dân Vũ Dương Quỹ đã nhìn thấu bộ mặt xấu xa, đê hèn của bọn thực dân Pháp xâm lược đầy khốn nạn, bọn địa chỉ không một chút tình người đã khiến cho con người ta không thể vùng vẫy trong xã hội để rồi chính họ lâm vào cảnh không lối thoát, bị tha hoá và không tìm được đường ra
Về văn bản Lão Hạc - Nam Cao đã nhận được sự khám phá, khai thác của nhiều tác giả Tiêu biểu là tác giả Dương Đệ Đức với “ Quan điểm nghệ thuật về con người trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao” Hay “ Dạy học truyện ngắn “ Lão Hạc” trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại” Hoặc tác giả Nguyễn Văn Tùng với “ Cái độc đáo của Lão Hạc trong thế giới nhân vật Nam Cao”
Trang 4Các công trình trên là những tài liệu rất đáng giá và có ích để tôi có thể tham khảo, học hỏi và tiếp thu Từ đó có thể xây dựng những định hướng, cách thức để triển khai đề tài của mình
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về bi kịch của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao nhằm hiểu rõ hơn về những bi thảm , bất hạnh của người nông dân khi sống trong thân phận của con người “thấp cổ bé họng”, chịu sự áp bức, thống trị “một cổ hai tròng”
Từ đó, thể hiện sự đồng cảm, xót xa trước tình cảnh đấy Đồng thời, thấy được nét đặc sắc trong việc thể hiện cái nhìn hiện thực và giá trị nhân đạo qua tác phẩm Lão hạc của nhà văn Nam Cao
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
truyện ngắn Lão Hạc
trước năm cách mạng tháng Tám qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
của truyện ngắn Lão Hạc- Nam Cao
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Bi kịch của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao
Bi kịch của người nông dân trong xã hội Việt Nam trước 1945
6 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích tài liệu và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp hội nghị khoa học
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TÁC GIẢ NAM CAO VÀ TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC
1.1 Một số nét về nhà văn Nam cao
1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp
1.1.2 Hình tượng người nông dân trong tác phẩm
CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN BI KỊCH NGƯỜI NÔNG DÂNVIỆT NAM TRƯỚC NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM QUA TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC CỦA NAM CAO
2.1 Tình cảnh khốn cùng của người nông dân
2.1.1 Luôn phải làm việc vất vả, cực nhọc
2.1.2 Luôn bị cái đói hành hạ
2.2 Biểu hiện bi kịch
2.2.1 Bi kịch làm chồng
2.2.2 Bi kịch làm cha
2.2.3 Bi kịch nội tâm
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ NGHỆ THUẬT GÓP PHẦN KHẮC HOẠ
BI KỊCH CỦA LÃO HẠC
3.1 Nghệ thuật trần thuật
3.1.1 Kết cấu trần thuật đa tuyến trong truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao 3.1.2 Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao
3.1.3 Cốt truyện trần thuật trong truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao
3.2 Giọng điệu
3.2.1 Giọng điệu đồng cảm, xót xa
3.2.2 Giọng điệu lên án gay gắt
3.3.3 Giọng điệu triết lý, suy ngẫm, phẩm bình
Trang 6KẾT LUẬN
Như vậy, qua sự phân tích những bi kịch trong truyện ngắn Lão Hạc, chúng ta có thể thấy được cái bi kịch nổi bật lên trong mỗi một tác phẩm Ở giai đoạn văn học hiện thực phê phán này khi mà đất nước ta đang trong bối cảnh đứng trước cách mạng tháng 8 diễn ra, nhân dân ta đang bị thống trị bởi giai cấp cầm quyền thối nát khiến cho nhân dân rơi vào cảnh lầm than, không có lối thoát Từ đó những bi kịch trong xã hội của nước ta lúc bấy giờ càng ngày diễn
ra càng nhiều, bi kịch về quyền làm người, bi kịch về cuộc đời và cái chết Thông qua đó chúng ta cũng có những nhận thức về cái bi kịch xuất hiện trong văn học Việt nam giai đoạn văn học hiện thực phê phán xuất hiện, đây là yếu tố không thể thiếu khi mà đưa nhân vật vào bi kịch để làm bật lên sự tàn ác, dã man của chế độ xã hội bấy giờ
PHÂN TÍCH LÍ DO CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Đại văn hào Gerli đã từng nói "Văn học là nhân học", văn học không chỉ góp phần giáo dục con người mà còn là tiếng nói vì con người, bảo vệ con người dẫn trong bất cứ hoàn cảnh, thực tế và số phận nào Văn chương dân tộc ta vào thế kỷ XX đã có những tác phẩm để đời gây bước tiến lớn cho nền sóng nghệ thuật nhân loại đồng thời đóng góp tích cực vào việc phản ánh hiện thực xã hội đương thời Văn học hiện thực phê phán nằm trong giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945, đây là thời điểm mà bối cảnh của đất nước ta khi đang nằm dưới ách thống trị của các thực dân và đế quốc Bên cạnh đó nhân dân ta đã phải hứng chịu sự áp bức, bóc lột vô cùng tàn bạo, ác bá của bọn cai trị khiến cho nhân dân
ta rơi vào thống khổ Trong giai đoạn này, cái bi kịch trong đời sống thực tại của người dân Việt Nam lúc bấy giờ được các nhà văn ghi lại dưới những ngòi bút chân thực là một trào lưu văn học lớn lúc bấy giờ
Bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống đầy rẫy những bất công gây nên những oan ức cho người nông dân Bằng sự đồng cảm, đau đáu cùng tinh thần nhạy bén trước thời đại, nhà văn Nam Cao đã viết lên truyện ngắn Lão Hạc nhằm phản ánh" những con người bị xã hội vùi lấp phần lương tri để rồi họ bị tha hóa và
Trang 7chết đi trên chính con đường tìm kiếm những gì tốt đẹp nhất Văn học của ông
đã dám chĩa thẳng ngòi bút của mình vào sự thật để lên án những gì áp bức, bất công và giành lại quyền sống cho những người dân vô tội” Trong tác phẩm cái
bi kịch đã mang đến cho người đọc những nhận thức về tinh thần khi nhìn nhận
và phân tích nỗi lầm than mà nhân dân ta đã phải gánh chịu, những mối quan hệ thối nát thời kì này để từ đó người đọc có thể đồng cảm đối với những số phận đáng thương Đó là hiện thực trần trụi, chân thực, sắc nét của hình ảnh người nông dân Việt Nam
Đây chính là lí do khiến tôi suy ngẫm và lựa chọn đề tài " Bi kịch người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng người Tám năm 1945 qua ta truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao" để làm rõ
CÂU 2
ĐỀ BÀI: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN LÃO HẠC- NAM CAO
Trang 8XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Lí do khách quan
Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản là một trong trong những nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nhằm đào tạo ra các học sinh phát triển toàn diện về cả phẩm chất và năng lực trong đó bao gồm năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là năng lực đọc hiểu văn bản Thông qua việc lĩnh hội các tri thức môn Ngữ Văn sẽ giúp học sinh biết xác định kiểu loại văn bản, phân tích đánh giá văn bản dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học, nhận biết được nét đặc trưng của hình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học và các loại hình nghệ thuật khác; phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng; đồng thời xác định được phong cách nghệ thuật của một số tác giả, tác phẩm lớn Vì thế yêu cầu đặt ra đối với mỗi người giáo viên là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, linh hoạt và phù hợp với mục đích, chuẩn yêu cầu đã đề ra để từ đó mang lại hiệu quả tốt nhất, nâng cao chất lượng dạy học
1.2 Lí do chủ quan
Với mục tiêu trên, chúng ta có thể khẳng định sử dụng hồ sơ học tập là hoàn toàn thích hợp, nhằm đẩy mạnh toàn diện năng lực của học sinh Hồ sơ học tập chính là công cụ nhằm phản ánh sự tiến bộ trong quá trình học tập của học sinh diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định Hồ sơ học tập là một cách giúp học sinh hứng thú, tự chủ và tích cực chiếm mĩnh các tri thức cần thiết và giúp cho giáo viên có thể nắm bắt dễ dàng và chi tiết tình hình học tập của học sinh Trên thực tế dạy học đọc hiểu văn bản môn Ngữ Văn hiện nay có khá nhiều bất cập Mặc dù đây là một kĩ thuật dạy học tích cực nhưng bản thân tôi đôi khi chưa thực sự hiểu sâu sắc và vận dụng hợp lý để đạt hiệu quả cao Vì thế tôi lựa chọn vấn đề “Sử dụng hồ sơ học tập trong dạy học đọc hiểu văn bản Lão
Trang 9Hạc-Nam Cao” để làm đề tài nghiên cứu Với mục tiêu sẽ biết các xây dựng hồ sơ học tập và sử dụng nó một cách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Thực hiện đề tài này, tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé của bản thân vào xây dựng
và sử dụng hồ sơ học tập vào dạy học đọc hiểu văn bản Lão Hạc nhằm phát triển năng lực cho người học
2 Lịch sử nghiên cứu
2.1 Các công trình nghiên cứu về đọc hiểu văn bản
Những công trình nghiên cứu về đọc hiểu văn bản đã dược tập trung nghiên
cứu khá nhiều, có thể kể đến các công trình sau:
Tác giả Hoàng Bách Việt với bài “ Nghiên cứu đọc hiểu văn bản và dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông” Trần Đình Sử với “ Đọc hiểu văn bản – khâu đột phá trong dạy học văn hiện nay” Hay tác giả Phạm Thị Thu Hương với “ Đọc hiểu và chiến thuật dạy học đọc hiểu văn bản trong
nhà trường phổ thông”
2.2 Các công trình nguyên cứu về văn bản Lão Hạc – Nam Cao
Về văn bản Lão Hạc - Nam Cao đã nhận được sự khám phá, khai thác của nhiều tác giả Tiêu biểu là tác giả Dương Đệ Đức với “ Quan điểm nghệ thuật về con người trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao” Hay “ Dạy học truyện ngắn “ Lão Hạc” trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 theo đặc trưng thể loại” Hoặc tác giả Nguyễn Văn Tùng với “ Cái độc đáo của Lão Hạc trong thế giới nhân vật Nam Cao”
2.3 Các công trình nghiên cứu về sử dụng hồ sơ học tập trong dạy học đọc hiểu văn bản
Thiết kế và sử dụng hồ sơ học tập cũng đã nhận được sự chú ý và xây dựng thành công công trình nghiên cứu từ một số tác giả Chsung ta có thể kể đến đề tài “ Thiết kế hồ sơ học tập trong dạy học Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của tác giả Trương Thanh Tòng Hay “ Xây dựng hồ sơ học tập để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học môn Ngữ Văn” của Phạm Thị Hồng Xuân
Trang 10Các công trình trên là những tài liệu rất đáng giá và có ích để tôi có thể tham khảo, học hỏi và tiếp thu Từ đó có thể xây dựng những định hướng, cách thức
để triển khai đề tài của mình
3 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập trong dạy học đọc hiểu văn bản Lão Hạc – Nam Cao nhằm phát triển năng lực theo CTGDPT 2018, nâng cao chất lượng giáo dục, giúo học sinh tiếp cận văn bản dễ dàng hơn và thoả mãn đuộc mục tiêu
đào tạo.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận
- Tiến hành điều tra khảo sát thực trạng học hiểu văn bản Lão Hạc – Nam Cao
- Đề xuất qui trình sử dụng hồ sơ học tập hiệu quả trong dạy học đọc hiểu văn bản Lão Hạc – Nam Cao
- Kiểm chứng thực nghiệm sử dụng hồ sơ học tập trong dạy học đọc hiểu văn bản Lão Hạc – Nam Cao
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập trong dạy học đọc hiểu văn bản Lão Hạc - Nam Cao
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu thể loại truyện ngắn trong chương trình Ngữ Văn THCS, đảm bảo lựa chọn các đề tài phù hợp với khả năng của người học Nghiên cứu cách thức xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập trong dạy học đọc hiểu văn bản Lão Hạc - Nam Cao
6 Giả thiết khoa học
Nếu hồ sơ học tập được vận dụng một cách có hiệu quả và sáng tạo vào mô hình dạy học đọc hiểu văn bản Lão hạc – Nam Cao thì sẽ giúp cho học sinh biết
Trang 11cách xây dựng hồ sơ học tập, sử dụng đúng mục đích Từ đó nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
7 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp thực nghiệm
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Hồ sơ học tập
1.1.1 Khái niệm hồ sơ học tập
1.1.2 Phân loại hồ sơ học tập
1.2 Dạy học đọc hiểu văn bản
1.2.1 Khái niệm đọc hiểu văn bản
1.2.2 Qui trình dạy đọc hiểu văn bản
1.3 Văn bản Lão Hạc – Nam Cao
1.3.1 Khái niệm truyện ngắn
1.3.2 Đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ngắn
1.3.3 Văn bản Lão Hạc – Nam Cao
1.4 Yêu cầu cần đạt
1.5 Thực trạng học của học sinh trong tiết học đọc hiểu văn bản Lão Hạc – Nam Cao ở nhà trường THCS.
1.5.1 Mục đích điều tra khảo sát
1.5.2 Nội dung điều tra, kháo sát
1.5.3 Đối tượng, phạm vi điều tra, khảo sát
1.5.4 Phiếu điều tra, khảo sát
1.5.5 Kết quả điều tra, khảo sát
1.6 Thực trạng dạy của giáo viên trong tiết học đọc hiểu văn bản Lão Hạc – Nam Cao ở nhà trường THCS