1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khảo sát thực tế học phần văn hóa biển Đảo việt nam Đề tài khảo sát làng biển nại hiên Đông

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát làng biển Nại Hiên Đông
Tác giả Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Trần Thùy Nhã Uyên, Nguyễn Mai Ý Thiên, Nguyễn Phạm Kim Ngân, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Phạm Thị Anh Thư
Người hướng dẫn Lê Thị Thu Hiền
Trường học Đại Học Đà Nẵng - Trường Đại Học Sư Phạm
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Báo cáo
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 6,42 MB

Nội dung

Họ đã lập nên các làng ở vùng cửa sông hoặcven vịnh thành phố Đà Nẵng để ngày ngày ra khơi đánh bắt,đan lưới, đan thuyền thúng, làm nước mắm hay làm muối.Những điều ấy đã góp phần tạo nê

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA LỊCH SỬ

BÁO CÁO KHẢO SÁT THỰC TẾ

Học phần: Văn hóa biển đảo Việt Nam

Đề tài : khảo sát làng biển Nại Hiên Đông Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thu Hiền Sinh viên thực hiện : Nhóm 4

1 Nguyễn Thị Thảo Nguyên

2 Trần Thùy Nhã Uyên

3 Nguyễn Mai Ý Thiên

4 Nguyễn Phạm Kim Ngân

5 Nguyễn Thị Thanh Thảo

6 Phạm Thị Anh Thư

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG NẠI HIÊN ĐÔNG

1.1 Điều kiện tự nhiên:

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

1.3 Điều kiện kinh tế xã hội và dân cư :

 Xã hội

 Dân cư

CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG NẠI HIÊN ĐÔNG

2.1 Văn hóa sinh kế

2.2 Văn hóa tổ chức cộng đồng

 Gia đình

 Làng xã

2.3 Văn hóa sinh hoạt

 Ăn, mặc, ở, đi lại

 Phong tục sinh đẻ, hôn nhân, tang ma

2.4 Văn hoá tâm linh

 Tín ngưỡng tôn giáo :

 Nghi lễ lễ hội:

2.5.Văn hóa, nghệ thuật

 Huyền thoại, truyền thuyết:

 Văn nghệ dân gian (Ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ)

 Kiến trúc điêu khắc:

2.6 Văn hóa sinh thái

 Kinh nghiệm về thời tiết trên biển

 Kinh nghiệm nhận biết về các luồng cá, ngư trường, sử dụng ngư cụ  Kinh nghiệm về thời gian, mùa vụ đánh bắt sao cho hiệu quả

CHƯƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA LÀNG NẠI HIÊN ĐÔNG HIỆN NAY

3.1/ Thực trạng văn hóa làng biển Nại Hiên Đông hiện nay

3.1.1 Văn hóa sinh kế

3.1.2 Văn hóa tổ chức cộng đồng

 Gia đình

 Làng xã

3.1.3 Văn hóa tâm linh

3.1.4 Văn hóa nghệ thuật

3.1.5 Văn hóa sinh thái

3.2 Nguyên nhân biến đổi

3.3 Giải pháp bảo tồn

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, Đà Nẵng được ban tặng

tổ hợp những tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn và những giá trịlịch sử hiếm có như: tài nguyên biển, rừng, cảnh quan, di sảnvăn hóa, nghệ thuật truyền thống, lễ hội… Một trong lợi thế lớncủa Đà Nẵng chính là bờ biển dài 90km - thành phố ven biểnmiền Trung không chỉ gây ấn tượng là thành phố năng động,hiện đại mà còn ghi dấu ấn trong lòng du khách bởi những nétvăn hóa đặc sắc của vùng đất “sống nhờ biển” Đó là các làngchài vẫn tồn tại hàng trăm năm nay Có lẽ, các làng biển (gọitheo cách khác là làng cá, làng chài) ở thành phố Đà Nẵng đã

có từ khi người Việt vào xứ Quảng mở cõi và cùng chung sốngvới người Chăm Họ đã lập nên các làng ở vùng cửa sông hoặcven vịnh thành phố Đà Nẵng để ngày ngày ra khơi đánh bắt,đan lưới, đan thuyền thúng, làm nước mắm hay làm muối.Những điều ấy đã góp phần tạo nên một kho tàng văn hóa dângian miền biển cả vật thể lẫn phi vật thể vô cùng phong phú vàquý giá ở thành phố Đà Nẵng

Nói đến mảnh đất Đà Nẵng thì làng Nại Hiên Đông, nay làphường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, có lẽ là một trong nhữngngôi làng cổ xưa nhất Nại Hiên Đông là làng quê nằm sát biển,người dân Nại Hiên Đông có lòng yêu quê hương đất nước nồngnàn Họ luôn kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hi sinh để chốnglại các thế lực ngoại bang xâm lược Đến nay, trải qua gần 400năm với biết bao biến đổi và thăng trầm của lịch sử Từ một máiđình tranh tre nứa lá để rồi dần dần được xây dựng bằng gạch,vôi vữa truyền thống

Trang 4

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG BIỂN NẠI HIÊN ĐÔNG

1.1 Điều kiện tự nhiên

Đình Nại Hiên Đông là một trong những di tích kiến trúc nghệthuật được hình thành khá sớm trên mảnh đất Đà Nẵng Đâycòn là di tích lịch sử cách mạng, ghi dấu chiến công của quân

và dân quận Sơn Trà trong cuộc kháng chiến chống thực dânPháp ngay từ những ngày đầu chúng nổ súng tấn công bán đảoSơn Trà (Đà Nẵng) Giữa thế kỷ XX, đình còn là nơi hội họp và lànơi đặt hòm thư mật của lực lượng vũ trang Khu Đông Ngày nay, đình tọa lạc trên đường Phạm Văn Xảo, thuộc khốiphố Nại Thịnh Đông, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà,thành phố Đà Nẵng

Di tích Đình làng Nại Hiên Đông được xây dựng cách đây 400năm Đình có diện tích hơn 1.600m2, có tường rào bao bọcxung quanh Đình được chạm trổ, đắp nổi công phu các linh vật

"hổ, long, phượng" và các câu đối bằng chữ Hán ca ngợi vị thếnơi Đình làng tọa lạc và công đức của các vị thần, các bậc tiềnnhân đã có công tạo lập nên làng

Năm 1950, các bô lão, chư phái tộc của làng đệ đơn xin phépchính quyền Pháp được cất lại ngôi đình rất đơn sơ bằng tranhtre mái lá ngay trên nền đất của ngôi đình cũ để thờ cúng các vịtiền hiền có công mở đất Năm 1957, các chư phái tộc tronglàng vận động bà con góp công, góp của xây lại ngôi đình bằnggạch, mái ngói âm dương, cho đến năm 1994, đình Nại HiênĐông mới được đại trùng tu Đình làng Nại Hiên Đông đã vinh

dự được UBND thành phố công nhận là di sản kiến trúc nghệthuật và lịch sử Cách mạng vào ngày 18-3-2002 và được xếp

Trang 5

hạng là di tích lịch sử cấp thành phố tại Quyết định số 1775/QĐ-UBND ngày 3-4-2017

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

Theo sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn viết năm 1776,làng Nại Hiên Đông thuộc tổng Hòa Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnhQuảng Nam Từ lâu, mảnh đất gần cuối dòng Hàn giang này đãxuất hiện một ngôi đình, sau này dân bản địa thường gọi Đình

tổ Nại Hiên Đông Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, Nại làchịu đựng (còn có nghĩa khác là xứ làm muối); Hiên là mái hiên;

và Đông là hướng đông Như vậy, Nại Hiên Đông là tiền đìnhhướng đông, nhẫn nại chịu đựng mưa sa, gió bão

Đến năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thời kỳnày thành xã Nại Hiên Đông thuộc huyện Tân Phước Khi bướcsang giai đoạn triều Nguyễn, Nại Hiên Đông thuộc huyện HòaVang, Quảng Nam Đến năm 1888, Pháp buộc vua Đồng Khánhphải giao các xã Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, NamDương, Nại Hiên Tây (một phần diện tích của Nại Hiên về phíatây sông Hàn) để hình thành Đà Nẵng từ đó Đến năm 1901,vua Thành Thái giao tiếp phần đất một số xã thuộc huyện DiênPhước và Hòa Vang để nới rộng thành phố Đà Nẵng

Đình Nại Hiên Đông bây giờ tọa lạc tại khu phố Nại Thịnh,hiện có 2 câu đối: “Nhật xuất đông hiên vạn vật hướng dươnghàm cổ sắc/ Long hoàn tây nhạn thiên thu diễn phái ngưỡngvăn quang” (Trời mọc hướng đông, vạn vật đều quy ngưỡng,nuôi dưỡng dựng lên muôn màu/ Rồng bay chim nhạn múanghìn năm phát triển về hướng tây đều không quên nơi xuấtphát) “Thánh trạch vân nhu văn vật y quan tương thử địa/Thần thông tạo hóa thái hòa cảnh tượng khí ư thiên” (Đất thánhvăn chương êm dịu áo mão cân đai nơi xuất xứ/ Trời cao mầunhiệm thái hòa tạo nên cảnh tượng chính nơi đây)

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nơi đây làtrụ sở của lực lượng vũ trang Khu Đông, được sử dụng làm

"Hòm thư mật" để trao chuyển các tài liệu Cách mạng cho cáctàu thủy đậu tại vịnh Đà Nẵng lúc bấy giờ Khởi thủy, Nại HiênĐông có tên dân dã là xứ Cồn Nhàn Có người cho rằng khôngphải Cồn Nhàn mà là Cồn Nhạn Chữ “Nhàn” do chữ “Nhạn” đọc

Trang 6

chệch mà ra Nguyên xưa kia, đây là vùng đầm lầy nước đọng,chịu ảnh hưởng nặng nề của dòng nước thủy triều Khi thủytriều lên xuống, những con tôm, cá, cua biển theo dòng nướctràn vào Chim nhạn tập trung kiếm ăn khá đông, đặc kín cảcồn vì thế có tên “Cồn Nhạn” Chúng thường làm tổ trên máihiên đình nên làng Nại Hiên Đông còn có tên gọi là “xứ chim

là tiền đình hướng đông, nhẫn nại chịu đựng mưa sa gió bão Tài liệu xưa nhất đến nay còn hiện diện có thể giúp chúng tađoán định khoảng thời gian xây dựng đình là tấm bia đá đượcviết bằng chữ Hán ở chùa An Long, sau lưng Bảo tàng Điêukhắc Chăm Đà Nẵng có ghi tên ngôi đình nằm trên đất Nại HiênĐông ngày nay Vào năm 1920, ông Henri Cosserat người Pháp

đã dịch tấm bia này sang Pháp văn và đăng trên tạp chí BAVH(Những người bạn cố đô Huế) với tựa đề “La pagode Long Thủ àTourane” và được ông Nguyễn Sinh Duy dịch sang Việt ngữđăng trên các tạp chí Giác ngộ, Huế Xưa & Nay,… Đọc văn biachùa Long Thủ ta có một số nhận định sau:

- Làng Nại Hiên đã có ngôi đình từ lâu, đến năm 1657, cácquan lại, đạo hữu Phật giáo và dân chúng đã đóng góp, hiếncúng tiền và ruộng đất để làm ngôi chùa “Thủ Long” (An Long)

vì các sự báo mộng, ứng hiện điềm lành

- Trong danh sách cúng tiền và mua ruộng để phục vụ chochùa có địa danh: một sở ruộng trước cửa đình, hai sở ruộng ởGiếng Vũng Như vậy, ngôi đình có trước ngôi chùa, ngôi đìnhnằm ở nơi khác với chùa, ở về phía phần đất Nại Hiên Đôngngày nay Địa danh Giếng Vũng là chỉ cho phần đất Vũng Thùng(Cồn Nhạn xứ) vịnh Nại Hiên Đông

Làng Nại Hiên vào thời gian đó chỉ có một Tổ đình duy nhấtnằm về phía phần đất Nại Hiên Đông ngày nay Về phần đất của

Cổ Viện Chàm (phường Bình Hiên, quận Hải Châu) gọi là xứ CồnChùa bởi sau khi có chùa (1657) thì mới có tên đất; trong khi

đó, Nại Hiên Đông là xứ Cồn Nhạn đã được hình thành từ trước

đó Như vậy, có thể khẳng định rằng, đình làng Nại Hiên Đôngđược xây dựng trước chùa An Long (tức trước năm 1657)

Trang 7

Ngày 24.12.1955, chính quyền Ngô Đình Diệm bảo sao lục lại

sổ địa chính, tách chia phần đất Nại Hiên Đông Tây thành NạiHiên Đông và Nại Hiên Tây Phần đất Nại Hiên Đông gồm có 21

tờ trong sổ địa chính, có dấu công chứng đóng liếp lai của chínhquyền đương thời Nại Hiên Đông có con dấu riêng kể từ đó.Con dấu khắc “Quốc gia Việt Nam Trung Việt Đô thị Đà Nẵng.Hội đồng Hương chính Xã Nại Hiên Đông”

Đến nay, trải qua gần 400 năm với biết bao biến đổi và thăngtrầm của lịch sử Từ một mái đình tranh tre nứa lá để rồi dầndần được xây dựng bằng gạch, vôi vữa truyền thống Đến năm

1901, những bảo vật, chuông đồng, khí cụ,… quý giá của đình

bị người Pháp cướp đoạt hoặc trưng thu đem đi nơi khác, hayđem về Cổ viện Chàm do thực dân Pháp quản lý Đến năm

1947, thực dân Pháp san bằng đình thành bãi đất trống vì đình

là nơi hội họp của cán bộ chiến sĩ Khu Đông Năm 1950, do sự

xử trí mềm dẻo của các cụ bô lão Chư phái tộc trong làng đã xinphép chính quyền Pháp lúc bấy giờ cất lại một ngôi đình tạm bợ

để thờ cúng chư vị Tiền Hiền bằng tranh tre, mây lá trên nềnđất cũ của đình Năm 1957, các cụ trong Chư phái tộc đã vậnđộng được nhân dân đóng góp tiền của, công sức để xây dựngngôi đình bằng gạch ngói và Sở Âm linh để thờ các chiến sĩ trậnvong Năm 1994, ngôi đình và Sở Âm linh được trùng tu mớinhư hiện nay

1.3 Điều kiện kinh tế xã hội và dân cư:

 Xã hội:

Trước 1945, người dân xuống vùng ven biển, bộ phận này thời

kỳ đầu mới vào phương Nam, lập nên các làng chài, làm nhà ở

ổn định và lấy nghề đánh bắt hải sản trên biển làm mưu kế sinhnhai…

Trang 8

Tuy nhiên một bộ phận dân cư trong số đó có thêm nghề làmnông, đốn củi, cắt lá trên núi Sơn Chà hay ra ngoài Ải đốn củi

và hầm than chở về Đà Nẵng bán buôn

Buổi đầu định cư trên vùng đất mới, đời sống của người dânhết sức khó khăn.Thêm vào đó, đất trũng lại sát biển nên khókhăn trong việc sản xuất nông nghiệp Nhưng từ những khókhăn đó, những cư dân đầu tiên ở Nại Hiên Đông đã chăm chỉkhai hoang, lập ấp, tận dụng địa hình để sản xuất nông nghiệp,làm muối, đánh bắt thủy hải sản và lên núi khai thác lâm sản,… Đối với họ, lao động là niềm vui trong cuộc sống, đồng thờicũng là nguồn thu nhập kinh tế vô cùng quan trọng

Đây cũng là một trong những nơi của TP Đà Nẵng nằm trongkhu vực biên giới biển Do đó, biển và kinh tế biển được xácđịnh là tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế- xã hội Xuất phát từ lợi thế và tiềm năng đó, đồng thời phát huytruyền thống lâu đời của nghề khai thác hải sản mà cha ông đểlại, các thế hệ ngư dân tại Nại Hiên Đông vẫn đang tiếp tục đầu

tư, đưa nghề biển này thành một nghề kinh tế quan trọng củagia đình và đóng góp cho sự phát triển của địa phương

Ông Cao Văn Minh- một ngư dân có kinh nghiệm 35 năm đibiển tại Nại Hiên Đông cho biết, ở phường này, những ngư dânlão luyện và giàu kinh nghiệm đi biển từ 30 năm trở lên nhưông có rất nhiều, có người này đã 80 tuổi, dù sức khỏe đã yếunhưng hằng ngày vẫn quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo kinhnghiệm và truyền nghề cho con cháu

“Ngày trước, tàu thuyền đi biển còn nhỏ, đánh bắt chỉ bằng thủcông Sau này, khi điều kiện kinh tế cho phép, đặc biệt hiện nayvới sự hỗ trợ của Nhà nước và các lực lượng chức năng trênbiển, nghề khai thác hải sản của ngư dân chúng tôi càng thuậnlợi hơn nhiều Rất nhiều gia đình từ nghề biển đã có kinh tế khá,không chỉ 01 tàu mà có hộ có từ 02 đến 04 tàu Bộ mặt làngbiển cũng từng ngày thay đổi”

Theo đồng chí Nguyễn Huy Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịchHĐND phường Nại Hiên Đông, từ năm 2010 về trước, số lượngtàu cá công suất lớn trên địa bàn chưa nhiều, chủ yếu là tàucông suất nhỏ và khai thác ở vùng lộng và ven bờ

Trang 9

 Dân cư:

Ngày xưa, họ phải khai phá vùng đất còn hoang hóa được baophủ bởi lau sậy bạt ngàn, theo thời gian, đời sống của họ đi vào

ổn định, dân cư phát triển đông đúc

Tinh thần cộng đồng vốn đã hình thành từ rất lâu của nhữngcon người mộc mạc, chân chất này Khu dân cư làng cá Địa Bảo(phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) vốn

là khu tái định cư được bố trí chủ yếu cho những hộ dân thuộc

“xóm nhà chồ” ven sông Hàn trước năm 2005 theo chủ trươngcủa thành phố Đà Nẵng Với sự hỗ trợ của chính quyền, ngườidân từ bỏ những mái nhà liêu xiêu được ghép bằng đủ thứ tôn,

gỗ, vỏ bao, hộp giấy nằm dọc sông và “chồ” ra cả mép nước, vềlàm nhà trên những lô đất rộng rãi, vuông vắn

Giờ đây, nhà cửa san sát, cây cối đã phủ xanh những conđường ô bàn cờ Hàng ngày, những phụ nữ luống tuổi ngồi từngnhóm hàn huyên, trò chuyện Thói quen này hình thành từ việcđàn ông đi biển, phụ nữ ở nhà trông con, chờ chồng về mang cá

ra chợ bán

13 năm, cuộc sống của người dân đã ổn định tại Khu dân cưlàng cá Không có quá nhiều thay đổi khi người lớn vẫn duy trìlối sống giản dị theo nếp sống cũ Chỉ khác là những đứa trẻđược đi học, từ đó có thêm cơ hội xây dựng cuộc sống tốt đẹphơn

CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG BIỂN NẠI HIÊN ĐÔNG

2.1 văn hoá sinh kế

 Nghề biển

+Các phương tiện đánh bắt:

Tàu thuyền đánh bắt hải sản chỉ đến tất cả các loại thuyền, ghe, xuồng, hoặc

Trang 10

phương tiện giao thông đường thủy khác được sử dụng làm phương tiện đánh bắt hải sản ở biển, hồ hoặc sông ngòi.

+Cách đánh bắt hải sản

Có nhiều cách phân loại các hình thức đánh bắt hải sản, có thể chia theo các loại hình ngư cụ, như hình thức đánh bằng lưới (lưới kéo, lưới rê, lưới vây, lưới rùng…); hình thức đặt bẫy (như đặt bóng, đặt lờ…); câu (câu tay và câu dàn); theo ngư trường hoặc mùa đánh bắt Tuy nhiên, cách phân loại nào cũng có sự chồng chéo, vì khi đánh bắt ở gần bờ, lộng hay khơi, ngư dân đều sử dụng các hình thức đánh bắt đó, nói như vậy là các hình thức đánh bắt trên hoàn toàn phù hợp với mọi ngư trường, chỉ có điều tùy vào năng suất thu được, khả năng đầu tư… mà ngư dân sẽ lựa chọn từng hình thức sao cho phù hợp nhất Nếu ở ngư trường gần bờ, lộng có hình thức đánh lưới là đạt hiệu quả thì ngư trường khơi hình thức câu lại chiếm ưu thế

Văn hóa trong gia đình ở Nại Hiên Đông truyền thống được hình thành trên cơ

sở kết hợp giữa nền văn hóa bản địa nảy sinh từ xã hội dựa trên nền tảng của nghề lưới, đánh bắt với hệ thống tư tưởng nho giáo và triết lý đạo phật về gia đình Một gia đình tại Nại Hiên Đông có thể có nhiều thế hệ Cơ bản vẫn là cha

mẹ và con cái

 Làng, xã :

Văn hoá làng là cốt cách về lối sống, nếp sống của cộng đồng cư dân trên địa bàn Những con người ở đó ít ra cũng năm, bảy đời quần cư, có dòng họ sáng lập làng, có dòng họ lớn có nhiều người đỗ cao, làm quan to thời phong kiến và

cả trong hiện nay Xưa kia, họ lớn thường đầy quyền thế, luôn thay nhau làm lý trưởng, chánh tổng, o ép các họ nhỏ và dân ngụ cư Thói xấu ấy dã dần khắc phục dưới chế độ dân chủ

2.3 Văn hoá sinh hoạt

Trang 11

 Ăn, mặc, ở, đi lại

Người dân miền biển thường ăn mặc rất chất phác, bình dị Cuộc sống của họ gắn liền với biển Họ là những người ăn to nói lớn nhưng lại có tấm lòng rất chân thành, gần gũi với thiên nhiên và con người Khi xưa dân ở đây sống trực tiếp trên ghe,tàu, sống ở các ngôi nhà ven biển nhưng sau này dân cư ở đó đã di dời len đất liền và ở chung cư để tiện di chuyển Ngư dân còn làm một kiểu kiến trúc nhà lạ chính là nhà chồ Những ngôi nhà chồ được dựng lên san sát nhau vẫn tồn tại cách đây hai mươi năm Do đặc thù nghề nghiệp nên họ được

ăn cá thoải mái và luôn rành rẽ những bộ phận ngon nhất của từng loài cá

 Phong tục sinh đẻ hôn nhân tang ma

Người dân ở đây thường hay coi phong thuỷ và họ tin rằng phong thuỷ và tâmlinh rất có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ Người dân nơi đây đều tin rằng cuộc đời này đều có kiếp luân hồi khi người ta mât đi người ta sẽ đi đến một thếgiới khác Họ thực hiện những nghi lễ và cúng cho những người đã khuất để linh hồn của họ không bị ma quỷ ám và sớm được đàu thai

2.4 Văn hoá tâm linh

 Tín ngưỡng, tôn giáo

Người dân làng chài Nại Hiên Đông thờ các vị thần là chủ yếu và thờ các vị anh hùng Thờ các vị thần liên qua đến biển đất gió trời để phù hộ cho ngư dân nơi đây đi biển bình yên, gặp ít trở ngại Ngoài những tín ngưỡng trên người dân nới đây chủ yếu là theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài… Họ tin rằng có thờ có thiêng, không thờ cúng và tôn trngj các vị thần sẽ gặp nhiều tai ương và rủi ro

 Lễ hôi, nghi lễ

Làng chài Nại Hiên Đông có nhiều lễ hội như lễ hội Cầu Ngư, lễ Tế Xuân và

Tế Thu, lễ hội đua thuyền…

2.5 Văn hóa nghệ thuật

 Huyền thoại, truyền thuyết

Nại Hiên Đông - đình cổ kỳ bí giữa Đà Thành, tương truyềnđây là nơi thờ tự những vong hồn cô độc

Trang 12

Theo sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn viết năm 1776,làng Nại Hiên Đông thuộc tổng Hòa Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnhQuảng Nam Từ lâu, mảnh đất gần cuối dòng Hàn giang này đãxuất hiện một ngôi đình, sau này dân bản địa thường gọi làĐình tổ Nại Hiên Đông.

Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, Nại là chịu đựng (còn

có nghĩa khác là xứ làm muối); Hiên là mái hiên; và Đông làhướng Đông Như vậy, Nại Hiên Đông là tiền đình hướng đông,nhẫn nại chịu đựng mưa sa, gió bão

Đến năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thời kỳnày thành xã Nại Hiên Đông thuộc huyện Tân Phước Khi bướcsang triều Nguyễn, Nại Hiên Đông thuộc huyện Hòa Vang,Quảng Nam

Đến năm 1888, Pháp buộc vua Đồng Khánh phải giao các xãHải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương, Nại Hiên Tây(một phần diện tích của Nại Hiên về phía tây sông Hàn) để hìnhthành Đà Nẵng Đến năm 1901, vua Thành Thái giao tiếp phầnđất một số xã thuộc huyện Diên Phước và Hòa Vang để nới rộng

Đà Nẵng

Đình Nại Hiên Đông bây giờ tọa lạc tại khu phố Nại Thịnh,phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà Đình có diện tích1.640m2, mặt quay về hướng Tây Nam Đình được chạm trổđắp nổi các linh vật hổ, long, phượng và các câu đối bằng chữHán ca ngợi vị thế nơi đình tọa lạc và công đức các vị thần, cácbậc tiền nhân đã có công tạo lập nên làng

Đình được chia làm 3 gian: Gian Chánh điện thờ ThànhHoàng; hai bên là gian Tả và Hữu thờ các vị tiền hiền, hậu hiền

đã có công lập đất, dựng làng Trong khuôn viên Đình có Sở Âmlinh gồm 3 miếu thờ Miếu thờ chính giữa ghi hai chữ Hán “AnhLinh”, hai miếu hai bên là “Tả Ban” và “Hữu Ban”

Phía trước có một khoảng sân rộng để làm nơi cúng tế Điềunày cho thấy, tín ngưỡng thờ Âm linh (hay Cô hồn) là một tínngưỡng truyền thống của cư dân người Việt ở Nại Hiên Đông.Tập tục này liên quan đến các tín niệm dân gian và có cả nhữngyếu tố của Đạo giáo, Phật giáo chi phối

Trang 13

Trong tâm thức dân gian, âm hồn và linh hồn đôi khi chỉ đượchiểu là linh hồn của những người chết “bất đắc kỳ tử”, chếtkhông nơi thờ tự, chết vì tự tử, tai nạn, thú dữ, chết yểu… Theocách hiểu này, thì âm hồn hay âm linh gần nghĩa với vong hồn

cô độc (cô hồn), sống lang thang vất vưởng, không nơi nhangkhói nên thường gieo rắc tai họa Đó là đối tượng mà thế nhânphải tìm cách giải trừ

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường chorằng: “Tục thờ cô hồn của dân gian có ảnh hưởng Phật giáo,nhưng quan niệm của dân gian cũng khá sâu đậm” Ở Nại HiênĐông, cô hồn phần lớn là những người chết không nơi nươngtựa, những chiến sĩ trận vong, vong hồn những người mất xáctrên biển vì bão lũ hay vong hồn những vị tiền chủ của vùng đất

“tiền Việt”

 Ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ

Nại Hiên là làng í eLấy nước làm muối lấy tre làm nồi

(Nguyễn Hữu Ninh)

 Văn nghệ dân gian

Ông Nguyễn Thực_nghệ nhân dân gian bài chòi, bản thân vốn

là ngư dân nên rất cảm động khi cầm kịch bản “Hồn biển” trêntay Kịch bản gồm 3 phần, 13 cảnh, đầy đủ các nhân vật truyềntrưởng, cán bộ thủy sản, chủ tàu, người đi biển và cả sự xuấthiện của cán bộ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm hàng hải khu vực

II, hay vị thần Nam Hải Theo ông Thực, điều ông cảm kích làkịch bản này rất gần gũi, dung dị bởi câu từ, đúng với tâm tư,nguyện vọng người đi biển Trong đó có những phân đoạn mangsắc thái nghề nghiệp như “Vầng dương rực ánh ban mai/Mànhđèn lưới rút miệt mài xa khơi” hay “Mênh mông sóng vỗ điệptrùng/Câu dàn mành nổi rê chuồn khơi xa/Ngư dân coi biển lànhà” Ngoài ra, có nhiều phân đoạn kể về nỗi khổ của nghề đibiển mà chỉ ngư dân mới hiểu thấu: “Chẳng qua đánh bạc giữatrời/Mùa màng thất bát vốn lời đi luôn/Cha con, chồng vợ ubuồn/Chủ tàu mang nợ, nghề buôn vẫn lời/Nực cười nhiều kẻ ởđời/Nghề gì không chọn, chọn nghề biển khơi” “Những hìnhảnh, câu từ quen thuộc với ngư dân nên tôi mới đọc qua đã

Trang 14

thuộc và có thể ngân nga theo giai điệu dân ca, bài chòi Đây làlần đầu tiên CLB Bài chòi Nại Hiên Đông tập vở kịch 2 đêm diễnnên chúng tôi sẽ cố gắng hết sức vì thành công của lễ hội nămnay”, ông Thực nói.

hô, đòn tay bằng gỗ, có tường rào bao bọc xung quanh, Đìnhđược chạm trỗ, đắp nổi công phu các linh vật “hổ, long,phượng” và các câu đối bằng chữ Hán ca ngợi vị thế nơi Đìnhlàng tọa lạc và công đức của các vị thần, các bậc tiền nhân đã

có công tạo lập nên làng Đình được chia thành 3 gian: Gianchánh điện thờ Thần Thành Hoàng, hai bên là gian Tả và gianHữu thờ các vị tiền hiền, hậu hiền đã có công lập đất, dựnglàng Cả 3 gian thờ đều được bày trí trang trọng Trong khuônviên của Đình làng có Sở Âm linh gồm có 3 miếu thờ, theo lời kểcủa các bô lão thì thời xưa, miếu thờ được lập nên để thờ tựnhững chiến sĩ vong trận, vong hồn vô danh hay những vị tiềnchủ của vùng đất “tiền Việt” nhằm cầu cho nhân dân được bình

an, có được sự che chở, bảo hộ của những âm linh này Bêncạnh khuôn viên của Đình làng còn có ngôi mộ cổ thờ ngài PhanQuý Công – là vị quan “Thứ đội trưởng” của triều Hậu Lê, ngôi

mộ có hình vuông, mỗi bề chừng 4m, có thành đá bao bọc xungquanh Ngôi mộ này được con trai của ông lập nên để tưởngnhớ đến cha mình khi vào Nam công cán và tạ thế tại mảnh đấtnày

Trong thời kỳ chiến tranh, Di tích Đình làng Nại Hiên Đông lànơi ghi dấu những chiến công của quân và dân Sơn Trà trongnhững ngày tháng đấu tranh ác liệt chống quân xâm lược Dướithời thực dân Pháp xâm lược, Đình là nơi hội tụ các lực lượng vũtrang Khu Đông, là nơi đặt “Hòm thư mật” để giao chuyển tàiliệu cho Cách mạng Chính vì vậy, thực dân Pháp đã nhiều lần

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Lê Văn H o (2002). “Làng N i Hiên Đông”. X a & Nay. Sôố 120 (166)-IV: ả ạ ư https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fvannghedanang.org.vn%2Fdinh-nai-hien-dong-le-van-3295.html%3Ffbclid%3DIwAR15bLjk-4Jnqfbm6xk3BF43TBo66NjWWm-1SrMt20w4AsjcnHWSblndKhg&h=AT3dmRGZX7Rk4RPGbIamslfjQWks8AIKfa1DB7ggAqMF4eqcMTVpzKZZhKg76LKKMiYSqnF166eG0WVHoFixNjCbdf9EIzeg2ACzNWrWlr7ZE0k3BXYD3mDmcRPwElJbqLOoQ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng N i Hiên Đông
Tác giả: Lê Văn H o
Năm: 2002
15. Trấồn Khánh Ly (2022) “Lêễ h i cấồu ng n i hiên đông”: ộ ư ạ http://baotangdanang.vn/le-hoi-cau-ngu-nai-hien-dong.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lêễ h i cấồu ng n i hiên đông
5. Một số sinh hoạt ngày thường của người miền biển Đà Nẵng xưa – Võ Văn Hòe (20.10.2021) https://vovanhoe.com/mot-so-sinh-hoat-thuong-ngay-cua-nguoi-mien-bien-da-nang-xua/ Link
6. Làng Chồ- https://www.youtube.com/watch?v=3utGMp5M_lU 7. https://baophapluat.vn/ky-bi-so-am-linh-o-dinh-nai-hien-dong-post397587.html Link
16. ĐÀ NẴẴNG ONLINE- chính tr xã h i: ị ộhttps://baodanang.vn/channel/5399/202302/phuong-nai-hien-dong-thuc-hien-tot-cac-phong-trao-thi-dua-3937801/?fbclid=IwAR1jXbnbTf-07zbGr-vizLRTHMqZ10LDAG3BtolZHt9uBsGY1bXSborilo4 Link
17. Võ Văn Hòe https://vovanhoe.com/mot-so-sinh-hoat-thuong-ngay-cua-nguoi-mien-bien-da-nang-xua/?fbclid=IwAR0nBOVKs6dk85klXmtjD77jJC9H5L4w_iZWgfBWOH_HrlHxQOcqC0pldPg 18. Tri th c dấn dấn gian c a ng dấn Đà Năễng- Đinh Trang ứ ủ ưhttps://vannghedanang.org.vn/tri-thuc-dan-gian-cua-ngu-dan-da-nang-dinh-trang-6486.html Link
19. ĐÀ NẴẴNG ONLINE- B o tôồn văn hóa dấn gian vùng bi n ả ểhttps://baodanang.vn/channel/5433/202112/bao-ton-di-san-van-hoa-bao-ton-van-hoa-dan-gian-vung-bien-3899003/?fbclid=IwAR31nepNUnSCv_9p8JQnIFbYhsZP2ZNq-LAv_5zM6xFswtE1RcBH5yGsXuY Link