1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đất nước nguyễn khoa Điềm

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 18,2 KB

Nội dung

Trang 1

Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

1 Tác giả

 Từ khóa của bài : đất nước của nhân dân

 Sinh ra trong gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng

 Học tập và trường thành trên miền Bắc

 Tham gia chiến đấu hoạt động văn nghệ ở miền Nam

 Phong cách sáng tác : giàu chất suy tu , xúc cảm dồn nén Giọng thơ trữ tình triết luận

2 Tác phẩm

 Nằm trong Trường ca “ Mặt đường khát vọng”

 Đoạn trích “ đất nước” là phần đầu chương 5 của trường ca

 Hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971

 Nội dung : viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị (sgk / 118)

 Đề tài: Đất nước là một đề tài quen thuộc trong dòng chảy văn học Việt Nam đặc biệt là đối với văn học Cách mạng nhưng không

vì vậy mà nó bị trùng lấp trong các trang văn, trang thơ trong cảm hứng của thi nhân Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có những khám phá riêng độc đáo về Đất nước của mình -> nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp, tinh thần tự hào tình yêu nước sâu sắc

 Tên các tác phẩm viết cùng đề tài: “ Đất nước” - Nguyễn Đình Thi,

“ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng”- Chế Lan Viên, “Những người đi tới biển”- Thanh Thảo

3 Phân tích tác phẩm

Đoạn 1 : Cội nguồn của đất nước gắn liền với không gian gần gũi của gia đình ( 1/3/2/2/1)

“khi ta lớn lên” -> không xác định thời gian cụ thể bằng lịch sử, bằng con số mà gắn liền với quá trình sinh thành của con người

Trang 2

“Đất Nước” -> đất nước được viết hoa trang trọng , tự hào -> thiêng liêng bởi lẽ nó gắn liền với cả một quá trình hình thành phát triển lâu dài với biết bao nhiêu công sức của con người để tạo lập đất nước ngày hôm nay

“đã có rồi” -> hình thành từ rất lâu ,không thể xác định được và dường như kh ai biết đất nước chính xác xuất hiện tự bao giờ mà chỉ có thể tìm về cội nguồn của đất nước thông qua cuộc sống sinh hoạt hằng ngày

“ngày xửa ngày xưa” -> câu mở đầu quen thuộc của những câu truyện

cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi con người và theo con người trong suốt hành trình trưởng thành -> những câu truyện cổ gắn liền với ước

mơ về lẽ công bằng , về hạnh phúc thể hiện triết lý sống của nhân gian cho con người niềm tin vào cuộc đời ( bám vào truyện cổ tích để triển khai , cách nó tác động đến việc hình thành nhân cách của mình) LH:

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt với sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cùng tìm”

(“Truyện cổ nước mình”- Lâm Thị Mỹ Dạ)

“mẹ”

“miếng trầu” quen thuộc gắn liền với nét đẹp văn hóa -> gợi nhắc đến câu truyện cổ tích “trầu cau” hay một nét đẹp ứng xử “miếng trầu là đầu câu chuyện”

“trồng tre mà đánh giặc” -> gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng gắn liền với ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước -> truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc -> chủ động đứng lên chống lại ngoại xâm

Trang 3

“có, lớn lên, bắt đầu” quá trình phát triển của đất nước bắt đầu bằng nghĩa tình , trưởng thành trong nhận thức và hành động

“khi ta sau đầu” -> đất nước có từ bao giờ là câu hỏi lớn của tất cả chúng ta nhưng NKĐ không lí giải bằng số liệu lịch sử hay khoa học mà ông đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc gắn liền với đời sống văn hóa của con người , của dân tộc VN nhưng chính những điều đó lại giàu sức thuyết phục , khằng định được sự tồn tại hình thành lâu đời của đất nước ( khai thác thêm hình ảnh “mẹ hay kể, “bà ăn trầu” gắn liền với gia đình khi nói về văn hóa, đất nước )

“tóc mẹ thì bới sau đầu” phong tục gợi lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam ( những người phụ nữ có gia đình mới được búi tóc, họ gắn liền với các công việc trong gia đình nên búi tóc tạo nên sự thuận tiện hơn trong sinh hoạt và dần nó trẻ thành một nét đặc trưng của người phụ nữ của gia đình ) -> khiến cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp sự tảo tần, đảm đang , những vất vả khó nhọc của mẹ

“thương” sự gắn bó tình nghĩa sắc son

“gừng cay muối mặn” hình ảnh dân gian quen thuộc gợi nhớ đến câu

ca dao :

“muối ba năm muối hãy còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

“ Tay nâng dĩa muối chén gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

NKĐ không sử dụng nguyên câu nhưng chỉ dùng cụm gợi nhớ ta đến ca dao nên tạo sự kết nối, gần gũi trong cả bài thơ

-> nghĩa tình con người, đất nước kết tinh và lớn mạnh là bởi sự nghĩa tình son sắc của con người

Trang 4

“cái kèo, cái cột” những hình ảnh quen thuộc gắn liền với không gian gia đình -> và chính nhân gian cũng là người sáng tạo lên những giá trị vật chất và tinh thần cho hôm nay

“hạt gạo” hạt ngọc trời gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày và nó còn gắn liền với nền văn hóa lúa nước, cái nôi hình thành nền văn hóa dân tộc ( bám vào sự vất vả để làm nên hạt lúa)

“một nắng hai sương” gợi sự vất vả của người nông dân phải “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”

“xay, giã, giần, sàng” liệt kê liên tiếp những động từ gắn liền với quá trình làm thành một hạt gạo -> vất vả công phu -> trân trọng

LH ca dao

“ Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Một hạt gạo dù nhỏ bé nhưng để có được nó là một quá trình lao động vất vả để có được những hạt gạo trắng tinh

“có từ ngày đó” rất lâu và nó gắn liền với những gì gần gũi, quen thuộc của cuộc sống gia đình, sinh hoạt

Đoạn 2 :

“đất là, nước là, đất nước là” góc nhìn độc đáo của NKĐ ông không định nghĩa đất nước dưới góc độ học thuật hay những con chữ khô khan mà ông nhìn đất nước trong sự gắn bó quyện hòa của không gian đôi lứa NKĐ đã tách từng yếu tố đất, nước gắn liền với anh và em

“nơi anh đến trường, nơi em tắm” không gian quen thuộc của cuộc sống đời thường

“nơi ta hò hẹn” gắn liền với tình yêu đôi lứa thường những tình cảm cá nhân có phần riêng tư ấy không được đặt cạnh những vấn đề lớn lao của đất nước nhưng trong ý thơ của NKĐ ta thấy đó là sự hài hòa giữ cái riêng và cái chung và đất nước bất chợt trở thành chứng nhân cho

Trang 5

tình yêu đôi lứa gắn liền với những kỉ niệm của buổi hẹn hò của sự tha thiết, rung động

“đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” hình ảnh thơ làm ta liên tưởng đến bài ca dao

“ Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt”

-> Tình yêu đôi lứa cũng là một phần để tạo nên đất nước

Chú thích 1,3 / 119 -> NKĐ đã sử dụng câu hò Bình Trị Thiên -> gần gũi, gắn bó với khát khao được giao hòa ( dù tách rời đất và nước nhưng đất nước hiện lên là một thể hoàn chỉnh )

“đằng đẳng” một thời gian dài, cả một quá trình chiều dài lich sử Lịch

sử ấy hiện lên qua những không gian quen thuộc của gia đình, của đôi lứa của cả một nền văn hóa (hình ảnh đã đi sâu vào tâm thức con người nên chỉ cần gợi nhớ thì ai cũng sẽ nhớ về nó Hình ảnh gắn liền với tâm thức, văn hóa của người Việt Thành công của NKĐ trong việc

sử dụng chất liệu văn học dân gian)

“mênh mông” từ láy -> đi liền với thời gian thì đó là sự rộng mở của không gian không chỉ dừng lại ở không gian địa lí mà nó còn là không gian văn hóa, không gian tư tưởng

( không gian gia đình -> tình iu đôi lứa -> đất nước theo nghĩa chân thật nhất gắn liền với nhân dân )

“dân mình đoàn tụ” -> NKĐ đã khéo léo dẫn dắt người đọc trong việc khám phá sự hình thành và định nghĩa đất nước từ không gian gia đình, đôi lứa và cuối cùng đi đến kết luận đất nước là nơi dân mình đoàn tụ -> hùng vĩ ,thiêng liêng ,không gian sinh tồn lâu đời và rộng lớn , lâu đời của dân tộc ta

Ngày đăng: 06/01/2025, 10:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w