1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đây thôn vĩ dạ

7 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đây Thôn Vĩ Dạ
Tác giả Hàn Mặc Tử
Trường học Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại bài thơ
Năm xuất bản 1939
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 512,38 KB

Nội dung

Trang 1

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

HÀN MẶC TỬ

I TÌM HIỂU CHUNG:

1 Tác giả

- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở Quảng Bình Các bút danh khác: Phong Trần, Lệ Thanh

- Ông sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm

- 1936, ông mắc bệnh phong, sau mất tại trại phong Quy Hòa

-Ông làm thơ từ rất sớm và là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ, phi thường trong phong trào Thơ mới Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng thi sĩ đã để lại một di sản khá

đồ sộ gồm thơ và kịch thơ Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt, nhưng luôn quằn quại đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và thể xác Linh hồn muốn thoát ra khỏi xác phàm để bay tới cõi siêu nhiên sáng láng, thơm tho, tinh khiết nhưng thực ra vẫn gắn bó với cuộc đời, với con người mà ông thiết tha yêu thương bằng một tình yêu trần thế

-Thế giới thơ Hàn Mặc Tử được chia làm hai phần đối lập nhau:

+ Những vần thơ “điên loạn” “dính máu”, dính não”, “dính hồn” với hai hình tượng chính là “hồn” và “trăng”

Tôi chết giả vờ và no nê vô hạn

Cười như điên, sặc sụa cả mùi trăng

Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng

Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến?

Thịt da tôi sượng sần và tê điếng

Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên

Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm

Cho trăng ngập, trăng dồn lên tới ngực

(Hồn là ai)

“ Trời hỡi làm sao cho khỏi đói

Gió trăng có sẵn làm sao ăn

Làm sao giết được người trong mộng

Để trả thù duyên kiếp phụ phàng

(Lang thang)

+ Những bài thơ, trong trẻo với hình ảnh sáng đẹp đến lạ thường (Mùa xuân chín,

Đây thôn Vĩ Dạ)

- Những tác phẩm chính: Gái quê (1936); Thơ điên (Đau thương) (1938)

“Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Trang 2

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí- Bóng xuân sang

(Mùa xuân chín)

2 Bài thơ:

- Xuất xứ: in trong tập Thơ điên (sau đổi là Đau thương) Tập thơ gồm có ba phần:

Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên Bài thơ thuộc phần Hương thơm

- Hoàn cảnh sáng tác: Trong thời gian làm nhân viên Sở Đạc điền Bình Định (khoảng những năm 1932-1933) Hàn Mặc Tử có yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc quê ở Vĩ Dạ nhưng sống ở Quy Nhớn Ít lâu sau, nhà thơ vào Sài Gòn, khi mắc bệnh phong, trở lại Quy Nhơn thì Kim Cúc đã theo gia đình về quê Khi biết Hàn Mặc Tử bị bệnh, Hoàng Cúc có gửi cho Hàn Mặc Tử một tấm bưu thiếp vẽ phong cảnh Huế có người chèo đò trên sông Hương kèm vài lời thăm hỏi chúc thi sĩ mau bình phục Sau đó, khoảng năm 1939, Kim Cúc nhận được bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

do Hàn Mặc Tử tặng kèm theo mấy dòng cảm tạ chân thành

II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:

1 Khổ 1:

- Câu thơ mở đầu : “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” là câu hỏi nhưng lại gợi

cảm giác như lời trách nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn

Vĩ với nhà thơ (hay đó cũng là lời tự trách, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của

người đi xa được về lại thôn Vĩ) Hai chữ “về chơi” mang sắc thái thân mật, tự

nhiên, chân tình Và câu hỏi như vọng lên từ một phương trời xa xôi ấy, là duyên

cớ để gợi dậy trong tâm hồn nhà thơ bao kì niệm sâu sắc, bao hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu về xứ Huế, trước hết là về Vĩ Dạ, nơi có người mà nhà thơ thương mến

và đẹp nhất là cảnh thôn Vĩ trong ánh bình minh Câu thơ toàn thanh bằng êm như một lời hoài niệm

- Hai câu thơ tiếp theo “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/Vườn ai mướt quá xanh

như ngọc” cho thấy trong hồi tưởng của mình Hàn Mặc Tử không tả mà chỉ gợi

những gì gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc còn lưu lại trong tâm trí người ở xa

Do đó câu thơ “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” như phác qua cái nhìn từ xa tới, chưa đến Vĩ Dạ đã thấy những hàng cau thẳng tắp, cao vút, những tàu lá cau lấp lánh ánh mặt trời buổi sớm mai Đây là một quan sát tinh tế: cái đẹp của thôn

Vĩ không phải chỉ do nắng hay do hàng cau, mà là do nắng hàng cau, do sự hài hòa

của ánh nắng vàng rực rỡ trên hàng cau tươi xanh Điệp từ nắng nhấn mạnh đặc

điểm của nắng miền Trung : nắng nhiều và chói chang rực rỡ ngay từ lúc bình minh Không những thế, Hàn Mặc Tử còn gợi lên vẻ đẹp của nắng ở nơi đây, đó

là nắng mới lên thật trong trẻo tinh khiết làm bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng

Trang 3

của nhà thơ Hai từ nắng đặt cạnh nhau đã tạo cho nắng sự chuyển động trên cây

lá Cách diễn đạt vừa quen thuộc vừa mới mẻ

- Câu thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” lại là cái nhìn thật gần của những người đang đi trong vẻ đẹp cua thôn Vĩ Câu thơ vừa là một câu hỏi (Vườn ai) vừa

là một lười bình phẩm xuýt xoa (mướt quá, xanh như ngọc) Chữ mướt toát lên vẻ

mượt mà, óng ả đầy sức sống Khu vườn Vĩ Dạ lung linh màu xanh ngọc bích và

tinh khôi dưới ánh ban mai Câu thơ thứ ba xuất hiện chữ “ai” thật đặc biệt : vừa

không xác định lại vừa xác định, vừa cụ thể lại vừa xa vời, vừa thực lại vừa hư Cái tài của thi nhân là đã hư ảo hóa một khung cảnh rất hiện thực và hiện thực hóa những gì tưởng chỉ thấy trong mơ khiến câu thơ toát lên vẻ cám dỗ không thể nói hết Phải là một người có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với cuộc sống, có ân tình thật sâu sắc, đậm đà với thôn Vĩ mới lưu giữ được trong tâm trí những hình ảnh sống động và đẹp đẽ như thế

-Sự xuất hiện của con người càng làm cho cảnh vật thêm sinh động: “ Lá trúc che

ngang mặt chữ điền” Có lẽ đó là chủ nhân của vườn ai Tuy vậy, sự xuất hiện của

con người thật kín đáo, rất đúng với bản tính của người Huế, vì chỉ thấy thấp thoáng sau những chiếc lá trúc là khuôn mặt chữ điền, khuôn mặt của người ngay thẳng, cương trực, phúc hậu theo quan niệm của người xưa Ngòi bút Hàn Mặc Tử thật tinh tế: trước khuôn mặt ấy, lá trúc phải che ngang để tôn rõ thêm nét chữ điền Với câu này, thi nhân càng gợi rõ hơn cái thần thái của thôn Vĩ: cảnh xinh xắn, người phúc hậu.Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong môt vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng

Câu thơ làm gợi nhớ đến câu ca dao: “Mặt em vuông tựa chữ điền/Da em thì trắng,

áo đen mặc ngoài/ Lòng em có đẩt có trời/Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung”

2 Khổ 2:

-Hai câu đầu với hàng loạt những hình ảnh nối tiếp: “ Gió theo lối gió, mây đường

mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” Nỗi buồn của nhà thơ như hòa nhập làm

một với cái nhịp điệu chầm chậm, nhè nhẹ, buồn buồn mênh mang sâu thẳm của

dòng sông Hương xứ Huế Lối điệp từ “ gió”và “mây” không phải để nhấn mạnh

thêm sắc thái của gió hay cường độ của mây mà để đẩy gió mây ra đôi đường ngăn cách Sự chuyển động ngược chiều của gió và mây làm tăng thêm cái trống vắng của

không gian và nhấn mạnh hơn hình ảnh dòng sông lặng lẽ “buồn thiu” Đấy không

chỉ là cái buồn lặng lẽ của dòng nước lững lờ trôi chảy, mà còn là cái buồn lan tỏa,

thấm tận sang” hoa bắp” bên sông Chữ “lay” tự nó không vui không buồn nhưng

đặt trong câu thơ lại đượm màu hiu hắt

Trang 4

-Hai câu thơ “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay?” tạo

nên một bầu không khí hư thực huyền hồ, nét thực nét ảo chuyển hóa lẫn nhau Người đọc bị quyến rũ, bị mê hoặc bởi sông trăng và con thuyền chở trăng trên sông Đây quả là hình ảnh liên tưởng thi vị, tài hoa Dòng nước tắm ánh trăng sáng rỡ bỗng rùng mình hóa thành dòng sông trăng hay là ánh trăng tan ra tuôn chảy thành dòng

nước? Trăng ở đây không rùng rợn, ma quái kì dị như “ Gió rít tầng cao trăng ngã

ngửa/Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô/Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy/Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra” (Say trăng); Trời hỡi bao giờ tôi chết đi/Bao giờ tôi mới hết được yêu vì/ Bao giờ nhật nguyệt tan thành máu/ Mà khối lòng tôi cứng tựa si (Những giọt lệ) mà lung linh kì ảo Trong khoảnh khắc đơn côi, dường như nhà thơ

chỉ còn biết bám víu, trông chờ vào trăng Trăng là điểm tựa, là niềm an ủi duy nhất

-Hai câu thơ làm thành hai câu hỏi: Thuyền ai đó? Có chở trăng về kịp tối nay không?

Nghe thật xa xót, khắc khoải Yếu tố thể hiện sâu xa và kín đáo hơn cả về thân phận

và tâm tư của Hàn Mặc Tử chính là từ “kịp” lại còn “tối nay” Chính nó hé mở cho

người đọc về cảm nhận và tâm thế sống của Hàn Mặc Tử: cảm nhận về một hiện tại ngắn ngủi và sống là chạy đua với thời gian, tranh thủ từng ngày từng buổi trong cái quỹ thời gian còn quá ít ỏi của mình Cũng là chạy đua với thời gian, nhưng tâm thế của cái tôi Xuân Diệu khác Xuân Diệu cảm nhận về cái chết luôn chờ mỗi con người

ở cuối con đường, nên cần tranh thủ sống mà tận hưởng tối đa những hạnh phúc trần thế Còn đối với Hàn Mặc Tử, cái chết đã cận kề, chỉ được sống không thôi, đối với ông đã là hạnh phúc vô biên rồi Câu thơ bộc lộ tình yêu tha thiết của nhà thơ với cuộc sống trần thế

3 Khổ 3:

-Trong hai khổ thơ trên ngòi bút Hàn Mặc Tử hướng đến thiên nhiên xứ Huế để bộc

lộ tâm tư, còn ở khổ thơ này, nhà thơ trực tiếp tâm sự với người xứ Huế Giọng thơ trở nên gấp gáp, khẩn thiết Với điệp ngữ “khách đường xa”, câu mở đầu khổ thơ như nhấn mạnh thêm nỗi xa xót, như lời thầm tâm sự của nhà thơ với chính mình Thi nhân đối diện với lòng mình, mơ về một bóng giai nhân tưởng như một ảo ảnh:

“ Mơ khách đường xa, khách đường xa/Áo em trắng quá nhìn không ra” Bóng giai

nhân vừa hiện lên đã chợt biến thành hư ảo bởi đó chỉ là hình bóng trong mơ Hình ảnh giai nhân trong thơ Hàn Mặc Tử luôn biểu tượng cho sự tinh khiết, trong trắng

và luôn gắn liền với sắc trắng ( Chị ấy năm nay còn gánh thóc/Dọc bờ sông trắng

nắng chang chang) Cụm từ “nhìn không ra” là một cách nói để cực tả sắc trắng

Trang 5

“ trắng một cách kì lạ, bất ngờ” (Chu Văn Sơn) Đó dường như không còn là màu

sắc thực mà đã trở thành màu của tâm tưởng

-Hai câu kết dẫn người đọc đi xa hơn vào cõi tâm tưởng “Ở đây” như ngăn cách hai thế giới, thế giới bên ngoài chứa đầy mộng đẹp và sương khói xứ Huế và thế giới

bên trong với nỗi cô đơn và hình bóng giai nhân dường như tan biến: “sương khói

mờ nhân ảnh”

-Cả bài thơ như dồn hết tâm tư ở câu thơ cuối: “Ai biết tình ai có đậm đà?” Đặt

trong mối liên hệ với toàn bài thơ, ta nhận thấy đây vừa là câu trả lời cho câu thơ thứ

nhất “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? “ là làm sao biết được tình cảm người thôn Vĩ

có đậm đà hay không mà về Đấy cũng là câu hỏi tự vấn, hoài nghi Và cũng là lời bày tỏ: người thôn Vĩ có biết chăng tình cảm nhà thơ đối với người và cảnh nơi đây rất thân thiết, đậm đà Niềm tha thiết với cuộc đời đã biến thành những câu hỏi khắc khoải, tạo nên nét ấn tượng cho bài thơ và đọng lại trong lòng người đọc những rung cảm mãnh liệt

III TỔNG KẾT:

Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người

IV.CỦNG CỐ:

- Niềm tha thiết với cuộc sống không phải biểu hiện theo lối xuôi chiều, mà trái lại đầy uẩn khúc của thi sĩ

-Cảnh sắc thiên nhiên là sự giao chuyển nhiều cảnh theo lối bất định không tuân theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian

-Cách khắc họa các hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ thơ cực tả mà luôn trong sáng, súc tích

V KIẾN THỨC THAM KHẢO:

-Theo tài liệu gần đây của Phạm Xuân Tuyển (Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử) thì

bài thơ ban đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ Theo nhà sưu tầm này, thì ở cái nơi Hàn Mặc Từ đang điều trị , vào thời điểm viết bài thơ, cũng có những cảnh gần với tấm

Trang 6

thiếp kia Những tư liệu này cung cấp thêm một cản cứ để khẳng định rằng những nơi chốn và cảnh trí trong bài thơ không đơn thuần chỉ là của miền sông Hương xứ Huế, mà cảnh đó có sự giao chuyển trộn lẫn cả chốn kia (Vĩ Dạ) với nơi này (ở đây) -Thôn Vĩ Dạ là một làng ngoại vi nằm bên bờ sông Hương, ngay sát thành phố Huế

Vĩ Dạ hấp dẫn khách du lịch bởi những ngôi nhà vườn rất xinh xắn, bởi những con người mang vẻ đẹp rất Huế và còn bởi những áng thơ văn trong đó có Đây thôn Vĩ

Dạ của Hàn Mặc Tử

- “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình“

-“Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử.” (Nhà thơ Chế Lan Viên)

-“Sẽ không thể giải thích được đầy đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh thánh Chúng ta cần nghiên cứu thêm lý luận của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc

và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc.”

(Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ)

-“Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích Còn lại là những câu thơ thiên tài Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch…”

(Nhà thơ Trần Đăng Khoa)

-“…Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới.”

Trang 7

(Nhà thơ Huy Cận)

-“…Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng…” và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh…”

(Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)

“Trong các nhà Thơ Mới, Xuân Diệu thì "mới nhất", còn Nguyễn Bính "quen nhất", trong khi Hàn Mặc Tử lại "lạ nhất" Về sắc điệu trữ tình, một người là "thi sĩ của tình yêu", một người là "thi sĩ của thương yêu", còn người kia là "thi sĩ của đau thương" Người này cầm cờ nhóm "Xuân Huy", người kia lĩnh xướng "dòng thơ quê", người còn lại cai trị "trường thơ loạn" Tôi không định ép họ vào bộ "tam đa bất đắc dĩ" của Thơ Mới Nhưng tôi nghĩ, sau bao thăng trầm như thế, ba vị vẫn nắm giữ ba kỉ lục lớn ấy, giờ ngồi chung một cỗ hẳn sẽ vui lắm! Họ sẽ quí nhau và thương nhau hơn!” (TS Chu Văn Sơn)

Ngày đăng: 06/01/2025, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w