Tuy nhiên, pháp luật quy định một số trường hợp quyền tài sản của người chết được chuyển cho người khác còn nghĩa vụ không chuyển như di tặng.. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản
Trang 1THUA KE
I Khái quát chung về quyền thừa kế:
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho một hoặc nhiều người
khác còn sống Thừa kế cũng như chiếm hữu xuất hiện trước khi có nhà nước và pháp
luật Quyền thừa kế và quyền sở hữu xuất hiện cùng với sự ra đời của
nhà nước chiếm
hữu nô lệ
Quyền thừa kế là quyền hưởng di sản của người chết theo di chúc hoặc theo pháp
luật Người thừa kế có quyền hưởng toàn bộ hoặc một phần di sản của người chết (trong trường hợp có nhiều người thừa kế) Trong quan hệ thừa kế, người được hưởng di sản (người thừa kế, đồng thời phải gánh chịu các nghĩa vụ của người chết chưa thực hiện Tuy nhiên, pháp luật quy định một số trường hợp quyền tài sản của người chết được chuyển cho người khác còn nghĩa vụ không chuyển (như di tặng)
Di sản thừa kế là gì?
Di sản thừa kế bao gồm khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết và các quyền tài sản của người chết chưa thực hiện (quyền thừa ké, quyền đòi nợ) Một vấn đề rat quan trọng là theo luật La Mã, các nghĩa vụ về tài sản của người chết không phải là di san thừa kế
Vi du : A chết dé lai tai sản là 100 aosơ (as), A no B 30 aoso, vay di sản thừa ké của A là : 100 — 30 = 70 aosơ.
Trang 2Tóm lại : Thừa kế “là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống”
Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại theo một trình tự do
pháp luật quy định Pháp luật cho phép những người thừa kế được hưởng di sản đồng
thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết
Luật La Mã quy định có hai hình thức thừa kế: Theo di chúc và theo pháp luật
II Thừa kế theo pháp luật:
Thừa kế theo pháp luật được tiến hành trong trường hợp người chết không để lại di chúc có giá trị hoặc để lại di chúc nhưng người thừa kế theo di chúc đã chết trước khi mở thừa kế, không có năng lực tiếp nhận di sản theo di chúc hoặc ở trong tình trạng không có quyền hưởng di sản
1 Thơi cổ La Mã:
1.1 Heredes sui (người thừa kế):
Người thừa kế bắt buộc: Những người đầu tiên được gọi để nhận
di sản theo pháp luật là những người thân thuộc của người chết, sống dưới sự kiểm soát của người chết cho đến ngày mở thừa kế và trở thành những người có năng lực pháp luật sqau khi người có di sản chết Những người này bao gồm:
1 Con cái sống chung với người chết (nghĩa là trừ các con đã được thoát quyền, được người khác nhận làm con nuôi hoặc con gái đã kết hôn theo chế độ cum manu);
Trang 32 Vợ của người chết mà kết hôn theo chế độ cum manu và các con dâu cum manu mà chồng đã chết trước khi để lại di sản;
Cháu (nội) trức hệ của người chết mà cha đã chết ( được gọi để nhận di sản với tư cách từa kế thế vị)
H Những người này là những người thừa kế bắt buộc: Họ không có quyền từ chối nhận di sản
1.2 Agnatus proximus (người thân thuộc bên nội gần nhất):
Người thừa kế không bắt buộc: người chết có thể không có
heredes sui, như trong trường hợp người độc thân hoặc tuyệt tự hay trong trường hợp người chết là phụ nữ Khi đó, di sản được giao cho người thân thuộc bên nội gânnf nhất Người này có thể
là phụ nữ, nhưng phải là chị (em gái) cùng cha và mẹ hoặc, ít nhất, cùng cha Nhưngc người này đều có quyền nhận hoặc không nhận di sản
1.3 Gentiles (người cùng họ):
Người thừa kế mập mờ: Nếu không có người thân thuộc bên nội, thì di sản thuộc về những người trong dòng họ
2 Thời kỳ cổ điển:
Các cải cách pháp quan: Vào cuối chế độ Cộng hòa, các pháp quan xây dựng một hệ thống pháp luật thừa kế dựa trên cơ sở cải tiến luật viết, đặc trưng bằng việc thừa nhận các hàng thừa kế theo pháp luật:
1 Di sản được chuyển giao ưu tiên cho tất cả các con (liberi) của người chết, không phân biệt con sống chung và con đã ra riêng Nếu không có con, thì di sản được giao cho những người thừa kế khác được chỉ định theo luận viết;
Trang 43 Nếu không có nữa, thì gọi những người thừa kế bên ngoại cho đến hàng thứ bảy; trong trường hợp không còn ai, thì di sản được giao cho vợ (chồng)
Các cải cách của Justinian: Người thừa kế theo pháp luật được xếp thành bốn hàng, những người thừa kế còn có thể xếp theo bậc: Những người ở bậc trên được ưu tiên nhận di sản so với những người ở bậc dưới Các hàng, bậc được xây dựng dựa theo mức độ gần gũi của mối quan hệ thân thuộc giữa người thừa kế và người chết:
Hàng thứ nhất, gồm tất cả con cháu trực hệ, không phân biệt sống chung hay sống riêng với người chết; cháu có thể được gọi để nhận di
sản bằng con đường thừa kế thế vi va chia phan thụ hưởng theo chỉ
Hàng thứ hai, gồm có cha, mẹ, ông bà nội, ngoại và các anh, chị, em cùng cha mẹ với người chết; cha, mẹ nhận di sản trước ông, bà; ông,
bà được gọi trước cụ ông, cụ bà; những người thừa kế cùng được gọi để nhận di sản được hưởng một phần bằng nhau; con cháu của anh, chị,
em có thể thế vị cha, mẹ của mình và thừa kế theo chỉ
+ Nếu hàng thừa kế thứ hai chỉ có những người trực hệ (bố, mẹ)
và nếu bố và mẹ
đều đã chết thì di sản được chia cho ông bà theo nguyên tắc sau : Nếu ông nội, ông
ngoại, bà ngoại còn sống thì di sản được chia cho ông nội 50 % còn lại
50 % được chia
cho ông bà ngoại Nếu còn cả những người trực hệ (bố, mẹ) và anh chị
em ruột thì tất
cả họ được hưởng phần bằng nhau
Hàng thứ ba, gồm có các anh, chị, em cùng cha hoặc cùng mẹ với người chết
Trang 5Hàng thứ tư, gồm những người thân thuộc bàng hệ khác, được gọi theo thứ tự từ người gần nhất đến người xa nhất, cho đến hàng thứ bảy
Nếu không có người thân thuộc, thì di sản được giao cho vợ (chồng) của người chết Nếu không có vợ (chồng), thì di sản được giao cho cơ quan thuế
3 Nhận thừa kế và hậu quả của việc nhận thửa kế
Kể từ thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế sẽ thuộc về người thừa
kế (theo di
chúc, theo pháp luật) Tuy nhiên, những người thừa kế chưa có quyền
sở hữu đối với
di sản thừa kế mà họ cần phải thể hiện ý chí của mình là nhận thừa kế
di sản Như vậy,
từ thời điểm mở thừa kế đến thời điểm những người thừa kế nhận di sản, thì di sản
chưa thuộc quyền sở hữu của ai Vì vậy, những người thừa kế phải nói
rõ có nhận hay
không nhận thừa kế tính từ thời điểm mở thừa kế để tránh những trường hợp tài sản vô
chủ và có các hành vi xâm hại đến khối di sản đó
Người thừa kế (theo di chúc, theo pháp luật) cần phải thể hiện rõ
ý chí của mình
là nhận hay từ chối nhận di sản (khước từ) Nếu nhận di sản thì có quyền yêu cầu
những người thụ trái chưa thực hiện nghĩa vụ đối với người để lại di sản phải thực hiện
Trang 6nghĩa vụ với mình Ngược lại, nếu nhận di sản, thì phải thực hiện nghĩa
vu Của người
để lại di sản chưa thực hiện đối với trái chủ
Theo nguyên tắc tài sản của người chết để lại, trước hết để trả
nợ, sau đó để di
tặng và còn lại chia cho những người thừa kế
Như vậy, kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế nhận
di sản thừa kế
thì họ trở thành trái chủ đối với những người là thụ trái của người để lại thừa kế và người thụ trái đối với trái chủ của người để lại thừa kế Việc nhận thừa kế có thể chấm dứt các nghĩa vụ đối với người để lại thừa kế hoặc chấm dứt quyền địa dịch đối với phần đất đai được thừa kế
4 Di tặng:
Di tặng là quyết định của người lập di chúc tặng cho người khác một quyền lợi
hoặc một số lợi tức từ tài sản thừa kế
Di tặng có những đặc điểm sau đây :
- Di tặng cho người khác là sự thừa hưởng lợi ích, tài sản của người lập di chúc
mà không phải thừa kế di sản của người chết Người được hưởng di tặng sẽ thừa
hưởng một số quyền lợi từ người để lại thừa kế và không phải gánh chịu bất cứ nghĩa
Trang 7vụ nào của người đó
- Di tặng được chỉ định trong di chúc Di tặng là một phần nội dung của di chúc,
việc di tặng phải nói rõ là di tặng để phân biệt với người được chỉ định thừa kế theo di
chúc
- Di tặng được thể hiện qua các hình thức khác nhau như người được hưởng di
tặng sẽ có quyền sở hữu một tài sản của người lập di tặng hoặc người được hưởng di
tặng sẽ có quyền yêu cầu người thừa kế phải thực hiện một ý nguyện của người lập di
chúc đối với mình như trao cho người được di tặng một lợi ích nào đó
Trong luật La Mã quy định về di tặng có điều kiện Nếu người được di tặng thực
hiện tốt các điều kiện đó thì họ được hưởng di tặng hoặc các điều kiện được xác định
trong di chúc xuất hiện thì di tặng sẽ được thực hiện
Thời điểm phát sinh quyền lợi của người được di tặng là thời điểm người được di
tặng nhận di tặng
Nếu người được hưởng di tặng chưa nhận các lợi ích theo di tặng
mà đã chết thì
Trang 8những người thừa kế của người được hưởng di tặng sẽ được hưởng những lợi ích di
tặng đó
II Thừa kế theo di chúc:
Ở La Mã, việc di chuyển di sản theo pháp luật hiếm khi được áp dụng,
do người có di sản thường lập di chúc để định đoạt tài sản của mình
1 Khái niệm di chúc:
Di chúc là quyết định của người có tài sản sau khi chết sẽ chuyển tài sản của
mình cho người thừa kế Theo luật cổ thì việc chỉ định người thừa kế phải được ghi
vào phần đầu của di chúc Việc chỉ định người thừa kế là một nội dung đặc biệt quan
trọng của di chúc
Trường hợp trong di chúc chỉ định cụ thể ai là người được thừa kế
và được hưởng
bao nhiêu di sản thì người đó sẽ được hưởng theo sự chỉ định trong di chúc Ngược lại,
trong di chúc không ghi rõ ai được hưởng thừa kế (không có tên cụ thể)
di chúc sẽ vô
hiệu
Người lập di chúc có thể không chỉ định người thừa kế theo di chúc vì người lập
Trang 9di chúc không muốn trao tài sản cho ai, trường hợp này di chúc có thể chỉ định người
quản lí di sản thừa kế của những người thừa kế chưa thành niên
Di chúc là giao dịch một bên (hành vi pháp lý đơn phương) vì nó thể hiện ý chí
của người lập di chúc Chính vì vậy, di chúc chỉ có giá trị pháp lý nếu người được chỉ
định trong di chúc thể hiện ý chí là nhận thừa kế theo di chúc
Di chúc không được coi như một khế ước, bởi vì người thừa kế thể hiện ý chí của
mình sau khi người lập di chúc đã chết Hành vi của người lập di chúc với hành vi của
người thừa kế theo di chúc độc lập với nhau
Tính chất đơn phương của di chúc còn được thể hiện thông qua quyền của người
lập di chúc Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ di
chúc bất cứ khi
nào
2 Các đi`âi kiện có hiệu lực của di chúc:
- Người lập di chúc phải có năng lực lập di chúc Năng lục lập di chúc của người
lập di chúc đòi hỏi vào thời điểm lập di chúc người lập di chúc phải có năng lực hành
Trang 10vi đầy đủ ; những người không có năng lực hành vi như bị tâm thần, người chưa thành
niên và người phạm tội nghiêm trọng thì không được lập di chúc
- Hình thức của di chúc hợp pháp Thời kỳ cổ đại thì hình thức của
di chúc đòi
hỏi phức tạp nhưng dần dần được đơn giản hóa Tuy nhiên trong luật của Hoàng đế
Justinian hình thức của di chúc yêu cầu phức tạp, chặt chẽ Nếu di chúc miệng đòi hỏi
phải có đủ 7 người làm chứng, di chúc văn bản không bắt buộc hình thức nghiêm ngặt
Di chúc có thể do người lập di chúc tự viết hoặc có xác nhận của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền bằng cách Người lập di chúc thể hiện ý chí của mình trước quan tòa Quan
tòa lập biên bản ghi nội dung của di chúc, hoặc người lập di chúc có thể yêu cầu quan
chấp chính xác nhận di chúc
Người lập di chúc viết di chúc sau đó gửi lưu giữ tại phòng chưởng khế, sau khi
người lập di chúc chết thì di chúc đó được công bố
- Người được chỉ định trong di chúc có năng lực hưởng thừa kế
- Người lập di chúc phải chỉ định cụ thể ai là người thừa kế Những trường hợp di
Trang 11chúc không chỉ định rõ ràng, cụ thể thì di chúc đó không có giá trị Nếu
di chúc chỉ
định thai nhi được hưởng thì thai nhi đó phải được hình thành vào thời
điểm người lập
di chúc chết Trường hợp thai nhi đó hình thành sau thời điểm người lập
di chúc chết, di chúc này không có giá trị Ngoài ra, di chúc chỉ định cho con của những người phạm tội quốc gia (tội phạm chống nhà nước) thì nhưỡng người này cũng không được hưởng thừa kế
- Luật La Mã cho phép chỉ định người thừa kế được hưởng thừa kế theo điều kiện
phát sinh nếu những điều kiện đó xảy ra Trường hợp này thừa kế chưa được mở vào
thời điểm người lập di chúc chết mà thừa kế được mở khi điều kiện xảy
ra Pháp luật
không cho phép người lập di chúc với các điều kiện đình chỉ, trong trường hợp này coi
như không có điều kiện đó Ví dụ, di chúc chỉ định người thừa kế được hưởng dụng tài
sản suốt đời, nếu vi phạm nghĩa vụ chăm sóc phần mộ của người lập di chúc thì không
được hưởng dụng lợi ích từ tài sản nữa
- Một trong những di chúc có điều kiện đình chỉ là di chúc chỉ định người dự bị
hưởng di sản Trong những trường hợp người được chỉ định trong di chúc không nhận