1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Thống kê tình hình an toàn thông tin quốc gia

9 325 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 21,71 KB

Nội dung

Tin tặc Trung Quốc tấn công 40 quốc gia Kaspersky Lab cho biết nhóm tin tặc có tên NetTraveler đã tấn công hơn 350 mục tiêu, bao gồm hệ thống mạng các chính phủ, đại sứ quán, công ty dầu khí, công ty nghiên cứu… ở 40 quốc gia. Giám đốc Kaspersky Lab Costin G. Raiu cho biết nhóm tin tặc Trung Quốc này đã xuất hiện từ năm 2004 nhưng bắt đầu hoạt động dữ dội trong vòng ba năm qua. Gần đây nhất, nhóm này đã tìm cách ăn cắp dữ liệu mật về công nghệ không gian, công nghệ nano, kỹ thuật sản xuất năng lượng, vũ khí laser, vũ khí sóng ngắn và năng lượng nguyên tử. Điều tra của Kaspersky Lab cho thấy nhóm tin tặc này có khoảng 50 thành viên, hoạt động ở Trung Quốc. Giờ hoạt động của chúng trùng với múi giờ Bắc Kinh. Kaspersky Lab đã tìm thấy bản hướng dẫn cách NetTraveler chiêu mộ các tin tặc trẻ tuổi, mô tả cách thực hiện các vụ tấn công và danh sách các mục tiêu. Ông Raiu đánh giá thời gian qua nhóm này đã hoạt động khá hiệu quả, sử dụng thư điện tử chứa mã độc để xâm nhập các hệ thống vi tính trên toàn cầu. Trước đó, hãng an ninh mạng Mỹ Mandiant cũng công bố báo cáo khẳng định quân đội Trung Quốc đứng sau các vụ tấn công tin tặc nhắm vào Mỹ. http://exa.vn/vn/tin-tuc/tin-tac-trung-quoc-tan-cong-40-quoc-gia/ Hacker Anonymous tấn công mạng của Triều Tiên Nhóm hacker quốc tế Anonymous cho biết đã bắt đầu cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào các trang web chủ yếu của nhà nước và quân đội CHDCND Triều Tiên nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày nổ ra Chiến tranh Triều Tiên vào 10 giờ sáng ngày 25/6. Theo Anonymous, các tin tặc thuộc nhóm này đã làm tê liệt tạm thời các trang web quan trọng trong 46 trang web của Triều Tiên, trong đó có trang web của hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, báo Lao động Triều Tiên và Đài truyền hình Bình Nhưỡng. Trong khi đó, Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc cho biết hiện không rõ cuộc tấn công mạng của nhóm Anonymous đã diễn ra thực sự hay chưa do các trang web đã hạn chế truy cập trước khi nhóm này tuyên bố tấn công http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=636725 Philippines tố tin tặc Trung Quốc tấn công website chính phủ TPO - Hãng thông tấn Philippines (PNA) ngày 14/4 cho biết một nhóm tin tặc của Trung Quốc đã tấn công trang web của cơ quan này. Theo Zdnet, website của hãng thông tấn Philippines đã bị tin tặc tấn công bằng cách bị thay đổi giao diện, đồng thời hiển thị cờ Trung Quốc và một thông điệp bằng tiếng Trung có nội dung “nhóm tin tặc EvilShadow Trung Quốc, chúng tôi là ma quỷ bóng đêm…” Trước sự việc này người phát ngôn của tổng thống Philippines Abigail Valte cho biết mục tiêu của tin tặc Trung Quốc tấn công vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra. Trong khi đó, người phát ngôn của Chính phủ Philippines Herminio Coloma cho biết, nhóm tin tặc đã phát hành tin tức về cuộc tấn công thông qua mạng xã hội Facebook. “Chính phủ Philippines sẽ tăng cường biện pháp bảo mật cho các trang web của cơ quan nhà nước”, dẫn lời ông Herminio Coloma. Theo nguồn tin, vụ tin tặc Trung Quốc tấn công xảy ra vài ngày sau khi chính phủ Philippines bắt giữa và truy tố 12 ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm tại một bãi san hô thuộc chủ quyền của Philippines. http://www.tienphong.vn/the-gioi/622713/Philippines-to-tin-tac-Trung-Quoc-tan- cong-website-chinh-phu-tpod.html Tin tặc Pakistan tấn công hơn 400 website Trung Quốc Theo báo The Times of India các tổ chức chống tin tặc và truyền thông Pakistan cho biết hơn 400 website chính quyền Trung Quốc đã bị các nhóm tin tặc Pakistan tấn công. Đây là vụ tấn công lớn đầu tiên của các tin tặc Pakistan nhằm vào Trung Quốc, vốn luôn ủng hộ quốc gia Hồi giáo láng giềng. Các tin tặc ở Pakistan trước đó đã từng thay đổi giao diện của nhiều website chính thức cũng như những website về quân sự và khoa học ở Ấn Độ. Mục tiêu chính của các tin tặc là thành phố Xuchang thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Đây phần lớn là tác phẩm của một tin tặc tự xưng là "code cracker" (người bẻ khóa mật mã) và là thành viên của nhóm tin tặc có tên gọi Pakistan Cyber Army (Quân đội Không gian mạng Pakistan), theo Hack Read, một tổ chức chia sẻ thông tin. Tin tặc nói trên đã đính hình ảnh thay đổi giao diện đặc trưng của nhóm mình trên website chính thức của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Xuchang. Người này cũng đã xâm nhập và để lại chữ ký trên 437 website tên miền phụ và trang web của chính quyền Xuchang. http://servermaychu.com/tin-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87/tin-t%E1%BA %B7c-pakistan-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-h%C6%A1n-400-website-trung- qu%E1%BB%91c.aspx Tin tặc tấn công mạng hai miền Triều Tiên Ngày 25-6, các tin tặc tự nhận thuộc nhóm Anonymous đã đánh sập các trang web của Văn phòng tổng thống Hàn Quốc cùng các cơ quan chính phủ và truyền thông khác. Cùng lúc, các trang của CHDCND Triều Tiên cũng bị tấn công. Hãng Yonhap đưa tin vụ tấn công diễn ra khoảng 9g30 sáng (giờ địa phương) khi trang web của Nhà Xanh hiện lên dòng chữ đỏ “Lãnh đạo Kim Jong Un (lãnh đạo Bình Nhưỡng) vĩ đại”. “Chính phủ xác nhận các tin tặc không xác định đã tấn công một số trang web gồm trang của Nhà Xanh” - tuyên bố của Bộ Khoa học Hàn Quốc xác nhận. Seoul đã tiến hành điều tra và nâng mức báo động an ninh mạng. Nửa giờ sau đó, thông điệp khác xuất hiện trên trang này nói rằng “Chúng tôi là Anonymous. Chúng tôi nhiều vô số kể. Chúng tôi không tha thứ. Chúng tôi không quên ” cùng hình ảnh của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. Trang này cùng trang của Văn phòng điều phối chính sách chính phủ sau đó đã bị đóng để sửa chữa. Ấn Độ dẫn đầu về phần mềm độc hại trên Internet TTO - Trong một nỗ lực nhằm cảnh báo người sử dụng Internet về các nguy cơ trên mạng, Hãng Google vừa đưa dữ liệu về các phần mềm độc hại (malware) vào Báo cáo Minh bạch (TR) vừa được công bố hôm qua 25-6. Báo cáo của Google cho biết tỉ lệ các phần mềm độc hại tập trung nhiều ở các trang web tại Ấn Độ và các nước châu Mỹ như Mexico và Chile. Tỉ lệ tập trung malware của Ấn Độ là 15%, Mexico 12% và Chile 11%. Trung Âu cũng là một khu vực nóng với Hungary 15%, Bosnia 16%. Con số này ở Mỹ chỉ là 2%. http://nhipsongso.tuoitre.vn/Bao-mat/556020/An%C2%A0Do-dan%C2%A0dau-ve %C2%A0phan-mem-doc-hai-tren-Internet.html Tin tặc tấn công làm rò rỉ hơn 60.000 tài khoản khách hàng của Samsung Trong một thông điệp tweet đăng tải ngày 19/06/2013, nhóm tin tặc Thổ Nhĩ Kỳ – Turkish Ajan tuyên bố đã tấn công trang web chính thức của hãng điện tử Samsung tại Kazakhstan và gây rò rỉ 62.235 tài khoản bao gồm địa chỉ email, dữ liệu đăng ký và mật khẩu của người dùng hệ thống “social hub” – một dịch vụ đa ứng dụng của Samsung. Vụ tấn công được thực hiện bởi tin tặc có biệt danh Maxney và đã được xác nhận trên mạng xã hội Twitter thông qua tài khoản @Maxn3y. Theo đó, nhóm tin tặc đã tấn công trang web chính thức (samsung.kz) nhằm đạt quyền truy cập trái phép vào hệ thống quản lý bán lẻ của trang web tại tên miền phụ (rms.samsung.kz), làm thay đổi nội dung trang web và gây rò rỉ một tập tin dưới dạng bảng tính chứa hàng chục ngàn địa chỉ email và mật khẩu truy cập không được mã hóa. http://nguyentandung.org/tin-tac-tan-cong-lam-ro-ri-hon-60-000-tai-khoan-khach- hang-cua-samsung.html Tin tặc Bangladesh tấn công hàng loạt trang web chính phủ Guatemala, Ecuador và Argentina Chỉ trong hai ngày 16 và 17/06/2013, nhóm tin tặc Bangladesh biệt danh “Grey Hat” đã tấn công 26 trang web chính phủ của các quốc gia Argentina, Guatemale và Ecuador. Được biết, các cuộc tấn công là một phần trong chiến dịch phản đối việc tàn sát người Hồi giáo vô tội mang tên “OpAntiIslam”. Theo đó, tin tặc đã tấn công các trang web và đăng tải thông điệp yêu cầu trả tự do cho người Hồi giáo, người Palestine, người Kashmir và tất cả các quốc gia Hồi giáo, đồng thời yêu cầu nhanh chóng ngừng giết hại những người Hồi giáo vô tội tại Myanmar. Danh sách trang web bị tấn công bao gồm cổng thông tin chính thức của thành phố Las Acequias (Argentina), bệnh viện Miguel H. Aicivar (Ecuador) và nhiều trang khác của Guatemala. http://nguyentandung.org/tin-tac-bangladesh-tan-cong-hang-loat-trang-web-chinh- phu-guatemala-ecuador-va-argentina.html Anonymous bắt đầu tấn công, Hàn Quốc trở thành nạn nhân đầu tiên Ngày 25/6, nhóm hacker quốc tế Anonymous đã tấn công một loạt các trang web quan trọng ở Hàn Quốc bao gồm cả của đài truyền hình lớn như KBS và YTN, thay đổi thông tin trên trang web của Phủ Tổng thống (Chongwadae) và các trang web của chính phủ khác. Nhóm Anonymous tại Hàn Quốc nói với NK News rằng họ đã để lại các dấu hiệu của nhóm trên các trang web bị tấn công. Tuy nhiên, sau đó không lâu, trên Twitter chính thức của Anonymous quốc tế, nhóm lại tuyên bố không tấn công bất kỳ trang web nào của Hàn Quốc. Trên trang web chính thức của Phủ Tổng thống Hàn Quốc, ngay đầu trang chủ hiện nên một khung màu đen có biểu tượng của nhóm Anonymous và dòng chữ màu đỏ mang nội dung “Kim Jong-Un muôn năm, Chủ tịch thống nhất đất nước”. Các hacker Anonymous đã lấy đi danh sách nhân viên Phủ Tổng thống, quân đội Hàn Quốc và của đảng Saenuri. Trong tài liệu lấy từ Phủ Tổng thống và đảng Saenuri có số chứng minh thư, ngày sinh, địa chỉ thư điện tử và nhà riêng của tất cả các nhân viên đang làm việc tại đây. http://nguyentandung.org/anonymous-bat-dau-tan-cong-han-quoc-tro-thanh-nan- nhan-dau-tien.html Thành viên Anonymous tấn công hãng tin CNN sau một năm vắng bóng Theo thông tin đăng tải từ tài khoản @Reckz0r trên mạng xã hội Twitter vào ngày 20/05/2013, tin tặc Reckz0r xác nhận đã tấn công vào trang web của hãng tin CNN phiên bản quốc tế (edition.cnn.com). Nguyên nhân được cho là vì hãng tin này đã cố tình truyền bá những thông tin sai sự thật và đứng về phía Israel để chống lại người dân Palestine. Reckz0r khẳng định đã thu thập được toàn bộ cơ sở dữ liệu của trang web đồng thời đăng tải một phần dữ liệu rò rỉ lên trang chia sẻ dữ liệu Pastebin làm bằng chứng. Ngoài ra, tin tặc còn tiết lộ rằng trên trang tin CNN tiếng Anh đang có 4 bài báo với nội dung giả mạo và cho biết sẽ cung cấp toàn bộ dữ liệu đánh cắp được cho người nào tìm ra được 4 bài viết đó trên trang web bị tấn công. http://nguyentandung.org/thanh-vien-anonymous-tan-cong-hang-tin-cnn-sau-mot- nam-vang-bong.html Tin tặc tấn công website văn phòng thủ tướng Thái Lan Tờ Nation ngày 9-5 đưa tin, vào ngày 8-5, trang web chính thức của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Thái Lan www.opm.go.th đã bị tin tặc tấn công. Tin tặc đã đăng một tấm hình của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và dòng thông tin bôi nhọ bà Yingluck với nội dung: “ Tôi biết tôi là Thủ tướng tệ nhất trong lịch sử Thái Lan". Tin tặc lại tấn công trang web chính phủ Brazil Ngày 24/6, Giám đốc trung tâm xử lý dữ liệu Brazil, ông Hilberto Paganotto, thông báo tin tặc đã tấn công trang web của Viện Địa lý và thống nước này và đây là ngày thứ 3 liên tiếp các trang web chính phủ bị thâm nhập. Các chuyên gia an ninh mạng đã xác định đây là các vụ tấn công của nhóm tội phạm tin học Fail Sell, chi nhánh của Lulz Security (LulzSec) tại Brazil và trong 3 ngày liên tiếp các hacker đã thâm nhập một loạt các trang web của chính phủ như Văn phòng Tổng thống, cơ quan thuế, Thượng viện, Bộ Thể thao, công ty dầu khí Petrobras. http://chuyengiait.jimdo.com/th%E1%BB%A7-thu%E1%BA%ADt-m%C3%A1y- t%C3%ADnh/tin-t%E1%BA%B7c-l%E1%BA%A1i-t%E1%BA%A5n-c %C3%B4ng-trang-web-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-brazil/ Tin tặc Brazil tấn công hàng loạt các trang web Ấn Độ Một loạt trang web thuộc các cơ quan chính phủ Ấn Độ đã trở thành mục tiêu của tin tặc Brazil vào ngày 06/04/2013. Theo đó, 18 trang web khác nhau đã bị tin tặc Brazil tấn công và làm thay đổi nội dung. Tính đến thời điểm đưa tin, hầu hết các trang web bị tấn công đã được gỡ khỏi máy chủ và chỉ còn đưa thông điệp “site not found” khi được người dùng truy cập. Mức độ thiệt hại của vụ tấn công cũng chưa được làm rõ. Trong số 18 nạn nhân bị tấn công có một trang web thuộc Bộ Quốc phòng là văn phòng Kiểm soát Tài khoản Quốc phòng (CDA (R&D)) (cdarndbblr.gov.in) đặt tại Bangalore (Ấn Độ) http://nguyentandung.org/tin-tac-brazil-tan-cong-hang-loat-cac-trang-web-an- do.html

Ngày đăng: 30/06/2014, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w