Bài 40: ANKEN, TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG Ngày soạn:01/03/2010 Người soạn: Bùi Thị Phương Thúy I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức a. Học sinh biết - Qui luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của anken. - Phản ứng hóa học đặc trưng của anken là phản ứng cộng. - Phương pháp điều chế và một số ứng dụng của anken. b. Học sinh hiểu - Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng của anken là do cấu tạo phân tử anken có liên kết π kém bền. - Cơ chế phản ứng cộng axit vào anken. - Quy tắc maccopnhicop c. Học sinh vận dụng - Viết dược phản ứng minh họa tính chất của anken 2. kĩ năng 3. Thái độ II. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương Pháp - Thuyết trình, đàm thoại, nghiên cứu, nêu vấn đề kết hợp các phương pháp trực quan (thí nghiệm, mô hình, máy chiếu). - Thảo luận nhóm 2. Phương tiện a. Giáo viên - Giáo án, kiến thức… b. Học sinh - Dụng cụ học tập III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh - Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm. - Hóa chất: H 2 SO 4 đặc, C 2 H 5 OH, cát sạch, dung dịch KMnO 4 , Br 2 . IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Giới thiệu - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. - Kiểm tra bài cũ: Viết công thức cấu tạo của phân tử C2H4, nhận xét về đặc điểm liên kết và cho biết tính chất hóa học của C2H4, Lấy ví dụ minh họa. - Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG HĐ1 GV HS nghiên cứu bảng 6.1 trong SGK và rút ra nhận xét về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của anken, trạng thái, tính tan, màu sắc của anken. I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ 1. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng - Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của anken: không khác nhiều so với ankan tương ứng và thường nhỏ hơn so với xicloankan có cùng số nguyên tử C. - Trạng thái: Ở nhiệt độ thường: C 2 – C 4 là chất khí. - Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng theo phân tử khối. - Các anken đều nhẹ hơn nước. - Các cis-anken có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhưng lại có nhiệt độ sôi cao hơn so với đồng phân trans. HS Nghiên cứu và rút ra nhận xét GV HS tìm hiểu SGK rút ra tính tan và màu sắc của anken 2. Tính tan và màu sắc - Anken hầu như không tan trong nước - Tan tốt trong dung môi hữu cơ: xăng dầu, … - Không màu. HĐ2 (Trọng tâm) GV - HS phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử anken, dự đoán trung tâm phản ứng. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC NX: HS Do đặc điểm cấu tạo phân tử anken có 1 liên kết đôi C = C, trong đó có 1 liên kết π kém bền nên là trong phản ứng dễ bị đứt ra tạo thành liên kết σ với các nguyên tử khác. Nên anken có tính chất hóa học đặc trưng là phản ứng cộng và trùng hợp. - Đặc điểm cấu tạo: có liên kết pi kém bền - Tính chất đặc trưng: phản ứng cộng và trùng hợp. GV HS viết pthh của etilen với H 2 từ đó viết pthh của phản ứng anken cộng H 2 ở dạng tổng quát: - Chú ý điều kiện PU 1. Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa) CH 2 = CH 2 + H 2 0 xt, t → CH 3 – CH 3 . R 1 R 2 C = CR 3 R 4 + H 2 0 xt, t → R 1 R 2 CH – CHR 3 R 4 . GV Hướng dẫn HS nghiên cứu hình 2. Phản ứng cộng halogen (phản ứng 6.3 trong SGK, rút ra kết luận và viết pthh của phản ứng anken cộng Cl 2 . halogen hóa) a) Phản ứng cộng clo CH 2 = CH 2 + Cl 2 (dd) → ClCH 2 – CH 2 Cl GV: - Mô tả thí nghiệm trên bảng: Cho 2ml hex-2-en vào ống nghiệm chứa 2ml nước brom - Gợi ý để HS viết PU b) Phản ứng cộng brom CH 3 CH=CHCH 3 + Br 2 (dd) → CH 3 CHBr- CHBrCH 3 . GV Lưu ý cho học sinh nhận biết anken Lưu ý: Người ta thường dùng nước brom hay dung dịch brom trong CCl 4 làm thuốc thử để nhận biết anken. Nêu vấn đề và yêu cầu HS viết PTHH cộng HCl vào etilen và gọi tên SP 3. Phản ứng cộng axit a) Cộng axit CH 2 = CH 2 + HCl (khí) → CH 3 CH 2 Cl CH 2 = CH 2 + H-OSO 3 H → CH 3 CH 2 OSO 3 H Cơ chế cộng electronphin A E : Sơ đồ chung: C C + H A C C H A - Phân tử H – A phân cắt dị li: C C + H A C C H - A - + - Cacbocation không bền kết hợp ngay với anion A - tạo sản phẩm: C C H + + A - C C H A