1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tóm tắt luận Án tiếng việt năng lực vượt khó trong hoạt Động sư phạm của giáo viên trung học cơ sở Ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng Lực Vượt Khó Trong Hoạt Động Sư Phạm Của Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Ở Các Tỉnh Trung Du Và Miền Núi Phía Bắc
Tác giả Hà Thanh Huệ
Người hướng dẫn PGS. TS Lê Minh Nguyệt, PGS. TS Phan Trọng Ngọ
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 818,23 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực vượt khó trong HĐSP của GV THCS, tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động tới NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS các tỉnh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Minh Nguyệt

PGS TS Phan Trọng Ngọ

Phản biện 1: GS.TS Trần Quốc Thành

Hội Tâm lí học Việt Nam

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Hồng

Trường Đại học giáo dục –ĐHQG Hà Nội

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Lượt

Trường Đại học KHXH&NV –ĐHQG Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường

họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1 Hà Thanh Huệ (2023) “Chỉ số vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo

viên Trung học cơ sở trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ” Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Tâm lý học, Giáo dục học trong bối cảnh biến đổi xã hội, NXB Dân

Trí, tr.530-538.

2 Hà Thanh Huệ (2023): “Thực trạng nhận thức của giáo viên Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ về nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình đổi mới phương

pháp dạy học” Kỷ yếu hội thảo quốc tế về Tâm lý học trường học lần thứ 7 –

“Thúc đẩy sức khỏe tâm thần tại trường học” NXB Đại học Quốc Gia thành

phố Hồ Chí Minh, tr.692 -701.

3 Hà Thanh Huệ (2024): “Khó khăn trong hoạt động sư phạm của giáo viên

Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc” Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ISSN 2354 – 1075, Volume 69, Issue 1,

2024, tr.73-84.

4 Hà Thanh Huệ (2024): “Tổng quan nghiên cứu về vai trò của năng lực vượt khó

trong hoạt động sư phạm” Tạp chí Tâm lý học Việt Nam ISSN 0866 – 8019 Số

5/2024, tr.102-111.

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây toàn ngành giáo dục nói chung, các tỉnh khu vực TD&MNPBnói riêng đang thực hiện đổi mới toàn diện Giáo dục – đào tạo trên mọi phương diện, yêu cầu,đòi hỏi của xã hội đối với ngành giáo dục ngày càng cao đang gây áp lực cho thầy cô Chế độtiền lương của GV so với cường độ lao động và so sánh với các ngành nghề khác còn tương đốithấp ảnh hưởng đến nhu cầu gắn bó với nghề của GV Tệ nạn xã hội tác động tới môi trườnggiáo dục làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục, gây khó khăn cho GV trong công

tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS Đối tượng học sinh THCS là giai đoạn lứa tuổi đang

diễn ra sự cải tổ mạnh mẽ về thể chất kéo theo sự khủng hoảng về tâm lí Tất cả những điều đó

đã gây cho GV nhiều khó khăn

Khu vực TD&MNPB là một trong những khu vực gặp nhiều khó khăn về điều kiện địa lý,điều kiện khí hậu, điều kiện sống, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội do đó sẽ gặp khó khăn vềcác điều kiện phục vụ giáo dục Hơn nữa, nhìn từ góc độ văn hóa, khu vực này có nhiều khókhăn xuất phát từ chính sự đa dạng, khác biệt về bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán củanhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống trên đó, tác động sâu sắc tới chất lượng hoạt động

sư phạm của khu vực

Để vượt qua những khó khăn đó đòi hỏi GV phải có NL vượt khó Năng lực vượt khó đượcnghiên cứu đầu tiên bởi nhà tâm lý học người Mỹ Stoltz P.G vào năm 1997 với tiêu đề chỉ số vượtkhó Stoltz P.G đã định nghĩa chỉ số vượt khó là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay xở củamột người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn [195] Chỉ số vượt khó được coi

là một yếu tố đánh giá sự nhạy bén, sự linh hoạt, nghị lực và ý chí kiên cường của cá nhân khi đốimặt với khó khăn trong cuộc sống và nó là đại lượng đo NL vượt khó

Để có thể thực hiện tốt HĐSP của mình trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi GVTHCS ở các tỉnh TD&MNPB rất cần có NL vượt khó để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành

và quyết định trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh này GV là lực lượng nòng cốttrong việc thực hiện chủ trương “giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu” - “đầu tư cho giáodục là đầu tư phát triển” [23]

Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng tính đến thời điểm hiện nay tại khu vực các tỉnhTD&MNPB chưa có đề tài nào triển khai nghiên cứu về vấn đề NL vượt khó trong hoạt động

sư phạm của GV nói chung, của GV THCS nói riêng Đây thực sự là một khoảng trống rất cầnđược quan tâm nghiên cứu Việc nghiên cứu NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS các tỉnhTD&MNPB sẽ đem lại nhiều giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần giải quyết nhữngkhó khăn, tạo động lực cho sự phát triển Từ những lí do trên đây, chúng tôi đã quyết định lựa

chọn nghiên cứu đề tài: “Năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung

học cơ sở ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực vượt khó trong HĐSP của GV THCS, tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động tới NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS các tỉnh TD&MNPB, đề xuất các biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao NL vượt khó cho GV ở khu vực này

Trang 5

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện và mức độ năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của GV THCS ở cáctỉnh TD&MNPB và các yếu tố tác động đến NL vượt khó trong hoạt động sư phạm của GVTHCS ở khu vực này

3.2 Khách thể nghiên cứu

Giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc

4 Giả thuyết khoa học

Trong hoạt động sư phạm GV có thể gặp một số khó khăn trong hoạt động dạy học, hoạtđộng giáo dục, hoạt động đáp ứng các yêu cầu đề ra của ngành

Năng lực vượt khó trong HĐSP của GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB có các mức độkhác nhau nhưng chủ yếu là mức trung bình; trong đó NL xác định nguồn gốc khó khăn vàtrách nhiệm giải quyết khó khăn của GV là cao nhất và NL giải quyết khó khăn là thấp nhất

Năng lực vượt khó trong HĐSP của GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB chịu tác động bởi

các yếu tố thuộc về chủ quan cá nhân GV: (yếu tố sức khỏe tâm lý tích cực, yếu tố sức khỏetâm lý tiêu cực, yếu tố quy kết hiệu quả bản thân thấp, yếu tố quy kết hiệu quả bản thân cao,yếu tố học tập kinh nghiệm để vượt khó qua quan sát trực tiếp hành vi và kinh nghiệm củađồng nghiệp, yếu tố học tập kinh nghiệm vượt khó qua trải nghiệm của bản thân) và các yếu tốkhách quan: (sự động viên từ cơ chế chính sách và người quản lí, sự hỗ trợ từ mọi người xungquanh) Trong các yếu tố chủ quan thì yếu tố sức khỏe tâm lí tích cực có tác động mạnh đến NLvượt khó Trong các yếu tố khách quan tác động thì yếu tố sự hỗ trợ của mọi người xung quanh

có tác động mạnh đến NL vượt khó

Nếu đề xuất được một số biện pháp tâm lý sư phạm phù hợp sẽ nâng cao NL vượt khótrong HĐSP của GV THCS các tỉnh TD&MNPB

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng khung lí luận của luận án: NL, NL vượt khó, NL vượt khó trong HĐSP,

NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng khó khăn, thực trạng NL vượt khó và thực trạng cácyếu tố tác động đến NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB

5.3 Đề xuất các biện pháp tâm lí sư phạm phù hợp để nâng cao NL vượt khó trong hoạtđộng sư phạm cho GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Hoạt động sư phạm được chúng tôi nghiên cứu bao gồm hoạt động dạy học, hoạt độnggiáo dục học sinh và hoạt động đáp ứng yêu cầu đề ra của ngành giáo dục

Về năng lực vượt khó của GV, luận án tập trung tìm hiểu các năng lực thành phần theo

mô hình CORE bao gồm: Năng lực kiểm soát bản thân trước các khó khăn; NL xác định nguồn

gốc khó khăn và trách nhiệm giải quyết khó khăn; NL giải quyết khó khăn; NL chịu đựng khókhăn

6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Khách thể khảo sát thăm dò: 120 GV THCS Khách thể khảo sát chính thức: 600 GV

THCS Khách thể phỏng vấn sâu: 14 GV THCS, 4 cán bộ quản lý Khách thể nghiên cứu

trường hợp 4 GV THCS

6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Luận án được tiến hành tại 20 trường THCS thuộc 4 tỉnh khu vực TD&MNPB: Phú Thọ,

Hà Giang, Lạng Sơn, Điện Biên Mỗi tỉnh lựa chọn khảo sát trên 5 trường

Trang 6

7 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu

7.1.1 Tiếp cận hoạt động

Nghiên cứu NL vượt khó trong hoạt động sư phạm của GV THCS đòi hỏi nghiên cứuhoạt động này ở nhiều mặt, nhiều mức độ và nhiều khía cạnh khác nhau trong các hoạt độngdạy học, hoạt động giáo dục, hoạt động đáp ứng các yêu cầu đề ra của ngành có như vậy mớithấy được sự biểu hiện cụ thể của NL này Coi hoạt động vừa là nguồn gốc vừa là động lựcthúc đẩy NL vượt khó của GV

7.1.2 Tiếp cận liên ngành

Những vấn đề lí luận cơ bản về NL vượt khó đều thuộc lĩnh vực tâm lí học Do đó, trongluận án này cần tiếp cận nghiên cứu từ góc độ tâm lý học trong đó tâm lý học sư phạm là trọngtâm Tổ chức nghiên cứu cần được thiết kế theo mô hình nghiên cứu của tâm lý học Cần sửdụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý học, xây dựng khung lý luận trên cơ sở các kháiniệm, góc nhìn trong tâm lý học nói chung và tâm lý học sư phạm nói riêng

Mặt khác, khi nghiên cứu NL vượt khó của GV THCS trong hoạt động sư phạm còn liênquan tới một số lĩnh vực khoa học khác như: lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực triết học, lĩnh vực tâm

lí học xuyên văn hóa

7.1.3 Tiếp cận hệ thống

Năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm là hiện tượng tâm lý cá nhân, có tương tác

hữu cơ với các hiện tượng tâm lí khác của cá nhân thành hệ thống chỉnh thể, thống nhất nhưtương tác với trí tuệ logic, trí tuệ cảm xúc; với các phẩm chất nhân cách, thói quen, kinhnghiệm thu được qua trải nghiệm thành công, thất bại của bản thân v.v

7.1.4 Tiếp cận lịch sử cụ thể

Mức độ khó khăn, NL vượt khó vừa chịu tác động của các yếu tố khách quan, vừa có tínhchủ quan Điều này phụ thuộc vào đặc điểm của GV THCS, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể củ

a các địa phương trong khu vực TD&MNPB Vì vậy, nghiên cứu NL vượt khó của GV THCS

ở những địa bàn khác nhau, cần tính đến đặc thù về điều kiện kinh tế- xã hội địa phương; tínhđến đặc thù của GV THCS so với GV của các cấp học khác và tính đến đặc thù những khókhăn mang tính đặc trưng riêng biệt của khu vực TD&MNPB, những đặc trưng khác biệt củahoạt động sư phạm với các hoạt động nghề nghiệp khác ở những khu vực khác

7.2 Phương pháp nghiên cứu

(1) Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu, (2) Phương pháp chuyên gia, (3) Phươngpháp điều tra bằng phiếu hỏi, (4) Phương pháp phỏng vấn, (5) Phương pháp nghiên cứu trườnghợp, (6) Phương pháp quan sát, (7) Phương pháp bài tập tình huống, (8) Phương pháp phântích sản phẩm hoạt động, (9) Phương pháp đàm thoại, (10) Phương pháp xử lý số liệu bằngthống kê toán học

8 Đóng góp mới của luận án

8.1.Đóng góp về lý luận

Nếu như các nghiên cứu trước đây khi nghiên cứu về NL vượt khó chủ yếu tập trungnghiên cứu về chỉ số vượt khó với tư cách là một đại lượng đo lường năng lực vượt khó chungcho tất cả các lĩnh vực hoạt động, tất cả các đối tượng khác nhau và với những khó khăn chung

sự thì nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu về NL vượt khó trên cơ sở kế thừa và phát triểncác nghiên cứu trước đây về chỉ số vượt khó Luận án tập trung nghiên cứu về NL, NL vượtkhó ở một hoạt động cụ thể (hoạt động sư phạm) với một đối tượng cụ thể (GV THCS), trênmột địa bàn cụ thể (các tỉnh TD&MNPB) NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS đượcnghiên cứu và đánh giá trong sự đối chiếu với những dạng khó khăn cụ thể của HĐSP trên ba

Trang 7

lĩnh vực hoạt động chính: hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và hoạt động đáp ứng các yêucầu đề ra của ngành.

Đây là một tài liệu quan trọng giúp GV THCS, các nhà quản lý giáo dục và các nhà tâm líhọc có căn cứ lý luận trong nghiên cứu về một thuộc tính quan trọng trong cấu trúc nhân cáchcủa cá nhân nói chung và của GV THCS nói riêng (năng lực vượt khó) Từ đó, nghiên cứu gópphần cụ thể hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết về NL vượt khó

8.2 Đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đã áp dụng linh hoạt một hệ thống các phương pháp nghiên cứu và đo lường

NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS các tỉnh TD&MNPB trong đó đáng lưu ý đó là sự kếthợp khéo léo giữa phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với phương pháp nghiên cứu trườnghợp góp phần thực hiện tối ưu các mục tiêu đặt ra của đề tài và chứng minh các giả thuyếtnghiên cứu Cách thức kết hợp phương pháp nghiên cứu này cũng gợi mở cho các nghiên cứutiếp theo khi thực hiện nghiên cứu về NL vượt khó trong các hoạt động khác nhau với các đốitượng khác nhau và với các vùng miền khác nhau

8.3 Đóng góp về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt học thuật mà còn mang lại những giá trịthực tiễn đáng kể Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát, đánh giá khái quát thực trạng những khókhăn trong HĐSP của GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB, đây là căn cứ quan trọng giúp cácnhà quản lý trong giáo dục nói chung, các nhà quản lý giáo dục của khu vực TD&MNPB nóiriêng có những biện pháp tác động, trợ giúp phù hợp để giảm thiểu khó khăn cho GV THCS ởkhu vực này

Nghiên cứu tiến hành khảo sát, đánh giá, phân tích, luận giải thực trạng mức độ biểuhiện NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS các tỉnh TD&MNPB thông qua các NL thànhphần, thông qua phân chia mức độ điểm trung bình, thông qua so sánh sự khác biệt NL vượtkhó của GV theo các nhóm nghiên cứu khác nhau nhằm giúp các nhà quản lý, các nhà nghiêncứu đánh giá đúng thực trạng NL vượt khó và các yếu tố tác động tới NL vượt khó của GV ởkhu vực này.Đây là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý giáo dục các địa phương có thể thiết

kế các chương trình hỗ trợ phù hợp giúp GV nâng cao NL vượt khó với mục đích nâng caochất lượng HĐSP của khu vực

Luận án đề xuất các biện pháp nâng cao NL vượt khó trong HĐSP cho GV THCS cáctỉnh TD&MNPB giúp các nhà quản lý giáo dục có căn cứ để ưu tiên lựa chọn biện pháp phùhợp với đặc điểm, tình hình giáo dục của mỗi nha trường trên mỗi địa phương để nâng cao NLvượt khó cho GV một cách hiệu quả

Với những đóng góp này, nghiên cứu không chỉ giải quyết được những khoảng trống còntồn tại trong các công trình trước đây mà còn mở ra những hướng nghiên cứu mới, đồng thời

có tiềm năng ứng dụng vào thực tiễn nhằm cải thiện NL vượt khó cho các đối tượng khác nhau,với các hoạt động khác nhau ở những địa bàn và nền văn hóa khác nhau

9 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụlục, nội dung của luận án được kết cấu bao gồm ba chương như sau:

Chương 1: Lí luận về năng lực vượt khó và năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trunghọc cơ sở các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc

Trang 8

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ VÀ NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ TRONG

HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về năng lực vượt khó và năng lực vượt khó của giáo viên

1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực vượt khó

1.1.1.1 Nghiên cứu về khái niệm năng lực vượt khó

Khái niệm Adversity Quotient (viết tắt AQ) tức là chỉ số vượt khó, đây là khả năng của conngười trong việc đối mặt và vượt qua khó khăn, trở ngại và thách thức trong cuộc sống [191] Stoltz P.G cũng nhấn mạnh rằng chỉ số AQ cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp củabản lĩnh sống: Đối diện khó khăn; Xoay chuyển cục diện; Vượt lên nghịch cảnh; Tìm được lối

ra Nghiên cứu làm tiền đề cho một loạt các nghiên cứu về chỉ số vượt khó được thực hiện Tácgiả Maryanti, P (2005) cho rằng: vượt qua nghịch cảnh là khả năng vượt qua thời gian thử thách,tồn tại và phát triển trong những tình huống khó khăn cũng như khả năng vượt qua những thayđổi, khó khăn [160] Cavus M.G (2015), định nghĩa khả năng vượt khó bằng cụm từ khả năngphục hồi, nó là xu hướng lấy lại tinh thần sau khó khăn hoặc những trở ngại cho phép mọi ngườinhìn nhận một cách lạc quan về các tình huống khó khăn [109, tr.244-255]

1.1.1.2 Nghiên cứu về cấu trúc năng lực vượt khó

Trong các nghiên cứu của mình, Stoltz P.G (1997) [191]; Stoltz P.G (2000) [192]; StoltzP.G (2015) [63]) đã đề xuất mô hình cấu trúc năng lực vượt khó gồm 4 thành phần, gọi là môhình CORE: (Control- C: yếu tố kiểm soát -với câu hỏi: Bạn kiểm soát đến đâu trong một sựkiện bất lợi? Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh và khả năng tác động của cá nhân

và nó có ảnh hưởng đến tất cả các đại lượng khác của năng lực vượt khó; Origin và Ownership

- O: yếu tố nguồn gốc và trách nhiệm – với câu hỏi: Ai hay cái gì là nguồn gốc của khó khăn?Tôi nhận trách nhiệm về kết quả của khó khăn này ở mức độ nào?; Reach - R: yếu tố phạm vitiếp cận / vươn tới - Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống ở mứcnào?; Endurance - E: độ bền – Khó khăn sẽ kéo dài bao lâu? Tôi chịu đựng được khó khăntrong bao lâu?

Kobasa S.C (1979) đã tiên phong trong việc giới thiệu cấu trúc khả năng vượt khó gồm

ba thành tố: Cam kết (Commitment), Kiểm soát (Control), khả năng đối mặt với thách thức(Challenge) [145] Maddi S.R (2002) phát triển thêm lý thuyết về khả năng vượt khó trên cơ sởtập trung vào 3 yếu tố: Cam kết, kiểm soát, thách thức Tác giả cho rằng khả năng vượt khókhông chỉ là một đặc điểm tính cách mà còn là kỹ năng có thể được rèn luyện qua các trảinghiệm khó khăn [159] Cole M.S, Field H.S & Harris S.G (2004) đã ứng dụng mô hình khảnăng vượt khó với 3 thành tố cam kết, kiểm soát, đối mặt với thách thức để xây dựng cấu trúckhả năng vượt khó của sinh viên [113] Một số tác giả tiếp tục sử dụng mô hình cấu trúc khảnăng vượt khó với 3 thành tố trong các nghiên cứu của mình [20], [104]

Từ việc tổng quan và đánh giá 2 mô hình cấu trúc NL vượt khó, luận án lựa chọn xây dựng

mô hình cấu trúc năng lực vượt khó bao gồm 4 thành tố hay còn gọi là mô hình CORE bởi ở

mô hình này có đầy đủ hơn các NL thành phần biểu hiện NL vượt khó Tuy nhiên, chúng tôicũng nhận thấy cần chỉnh sửa và bổ sung làm rõ các thành phần trong mô hình

1.1.1.3 Nghiên cứu về mức độ năng lực vượt khó

*Một số nghiên cứu chia NL vượt khó thành hai mức cao và thấp Đại diện hướng nghiêncứu này: của Angelopoulos P.A và cộng sự (2002) [95], của Daloos M.J.O (2015) [113]

**Các nghiên cứu chia năng lực vượt khó thành 3 mức độ

Elizabeth L.T (2007) xác lập 3 mức độ vượt khó và cũng được thể hiện qua mô tả mô

Trang 9

hình người leo núi tương ứng với 3 mức độ: cao, trung bình, thấp [121] Stoltz P.G (2015) cho

rằng “động lực của con người là tiến lên, là quá trình vượt qua những thử thách để đạt đượcmục tiêu đặt ra Quá trình đó được ông ví von, so sánh với hành trình của nhà leo núi và phânchia thành 3 kiểu người (3 nhóm người): nhóm người có chỉ số AQ thấp –người bỏ cuộc, nhómngười có chỉ số AQ trung bình – người cắm trại, nhóm người có chỉ số AQ cao - người leo núihay là người thành công, người kiên định đạt được những mục tiêu mà họ đề ra” [63] Nghiêncứu của Nguyễn Thị Diễm Hằng (2018) với tựa đề: “Thực trạng, nguyên nhân và biện phápnâng cao khả năng vượt khó của sinh viên thiệt thòi đại học Huế [31, tr.17] cũng đánh giá khảnăng vượt khó theo 3 mức: cao, trung bình, thấp

*Các nghiên cứu chia mức độ năng lực vượt khó thành 5 mức độ

Trong các nghiên cứu của đã khảo sát và phân chia NL vượt khó theo 5 mức độ: Thấp,trung bình thấp, trung bình, tương đối cao, cao: của Lê Thị Thu Diềm và cộng sự (2018) [20],của Trần Thị Kim Huệ (2018) [36], của Nông Thị Hồng Linh và cộng sự (2020) [50], của tácgiả Lê Minh Nguyệt (2022) [60, P1, tr.632]

Để nghiên cứu mức độ NL vượt khó, chúng tôi lựa chọn sự phân chia mức độ NL vượt khóthành 5 mức độ: Mức cao, trung bình cao, trung bình, trung bình thấp, thấp

1.1.1.4 Nghiên cứu các nguyên tắc áp dụng và nâng cao năng lực vượt khó

Như đã nêu ở trên, NL vượt khó có thể thay đổi nhờ áp dụng các biện pháp tác động phù hợp Cụ thể trong nghiên cứu của Nghiên cứu của Stoltz P.G (2000) đã tập trung vào cách áp

dụng chỉ số vượt khó trong môi trường công việc, đưa các nguyên tắc của AQ vào hành động

để đạt được thành công như: chấp nhận và chịu trách nhiệm trước các khó khăn, kiểm soátnhững gì có thể thay đổi trong tình huống khó khăn, giới hạn phạm vi tác động của khó khăn,chịu đựng khó khăn, diễn tả khó khăn theo hướng tích cực, tận dụng khó khăn để phát triển[192] Năm 2006, Stoltz P.G tiếp tục nghiên cứu về cách thức nâng cao chỉ số vượt khó: thayđổi tư duy về khó khăn, kiểm soát phản ứng trước khó khăn, tìm ra mục đích và ý nghĩa từkhó khăn, rèn luyện khả năng kiên trì và chịu đựng, tăng cường sự linh hoạt trong tư duy vàhành động, tập trung vào những yếu tố có thể kiểm soát, phát triển khả năng tự điều chỉnh vàđiều hướng cảm xúc, xây dựng sự hỗ trợ từ cộng đồng [193] Năm 2010 bởi Stoltz P.G &Weihenmayer E Các tác giả nhấn mạnh rằng khó khăn không phải là một trở ngại mà là cơhội để phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn Nghiên cứu đã cung cấp các phương pháp và kỹthuật để xây dựng sự chống chịu, quản lý stress và đạt được thành công trong môi trường khókhăn, nó cũng chia sẻ các câu chuyện và trải nghiệm của tác giả Weihenmayer E người đãleo lên đỉnh núi Everest mà không có thị giác như một minh chứng khó khăn là cơ hội chứkhông phải trở ngại [194] Stoltz P.G (2010) đã đưa ra những nguyên tắc để nâng cao chỉ sốvượt khó đó là: chấp nhận và hiểu rõ khó khăn, xác định rõ ràng tác động của khó khăn, tìm

ra ý nghĩa và giới hạn của khó khăn, giới hạn thời gian ảnh hưởng của khó khăn, chuyển hóakhó khăn thành cơ hội phát triển, phát triển tư duy linh hoạt và sáng tạo [195] Nguyễn Thị

Diễm Hằng (2018) đã chỉ ra: nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc giáo dục khả năng

vượt khó, đặc biệt là cho sinh viên thiệt thòi; hình thành và cải thiện năng lực vượt khó chosinh viên; xây dựng và sử dụng hiệu quả mạng lưới liên kết giữa sinh viên với gia đình và các

tổ chức, đoàn thể; triển khai và phát huy hiệu quả hoạt động của trung tâm tư vấn, tham vấnhọc đường cho sinh viên” [31, tr.17-21]

1.1.1.5 Các nghiên cứu về đo lường, đánh giá năng lực vượt khó

*Hướng sử dụng hồ sơ vượt khó để đo lường năng lực vượt khó

Nhiều nghiên cứu sử dụng hồ sơ vượt khó để đo lường năng lực vượt khó [36], [81], [95],[106], [152], [167], [191], [204]

Trang 10

*Hướng sử dụng phiếu khảo sát để đo lường năng lực vượt khó

Một số công trình nghiên cứu về năng lực vượt khó đã sử dụng phiếu khảo sát để đo nănglực vượt khó như [83, tr.7-11]; [82, tr.183-188]; [78, tr.450]; [50, tr.69-83]

1.1.1.6 Ngiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực vượt khó với kết quả của hoạt động

Có thể nói rằng, NL vượt khó có tỉ lệ thuận với mức độ thành công trong mọi hoạt độngcủa con người

Năng lực vượt khó có tỉ lệ thuận với mức độ thành công trong mọi hoạt động của conngười McClelland D.C và cộng sự (1975) [148]; Sia T (2001) [200], Stoltz P.G (2015): [196

], Williams M.W (2003) [206]; D’Souza R (2006) [119]; Widyaningrum J (2007) [205, 56] Huijuan Z (2009) [135]; Indah A.L (2010) [154]; Stoltz P.G (2010) [195]; Kiki R.A

tr.47-(2011) [144]; Cura J.M & Gozum J.L tr.47-(2011) [112]; Arstity H (2012) [133]; Bautista M.J.C(2015) [105]; Khairazani A.Z & Abdulla S.M (2018) [142] Một số nghiên cứu của YazonA.D & Manaig K.A (2018) [208]; Darmawan M và cộng sự (2019) [116]; Kundan S & Sabina

P (2019) [147]; Indraswati D và cộng sự (2020) [136]; Rosiqoh R và cộng sự (2020) [186].Juwita H.R và cộng [140]; Kuhon F (2020) [146] tiếp tục nghiên cứu vấn đề này

1.1.2 Các nghiên cứu về năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên

Năng lực vượt khó trong HĐSP của GV được coi là một yếu tố cần thiết cần có ở người

GV để là tấm gương cho học sinh noi theo: “NL vượt khó là một phần của thái độ được mongđợi sẽ hình thành nền tảng nhân cách vững chắc, cần thiết cho cá nhân trong việc đáp ứng nhucầu cuộc sống của các cơ sở giáo dục ngày nay” [169, tr.65]

1.1.2.1 Nghiên cứu về vai trò của năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên

Clunies – Ross P, Little E & Kienhuis M, (2008) cho rằng: Hoạt động sư phạm cũng giốngnhư hầu hết các hoạt động nghề nghiệp khác trong xã hội, có tiềm ẩn nhiều khó khăn trong nhữngmức độ khó khăn khác nhau, trong những bối cảnh làm việc khác nhau [111, tr.693 -710]

+ Vai trò của năng lực vượt khó đối với hiệu suất công việc của giáo viên

Bautista M.J.C (2015) xác định mối quan hệ giữa chỉ số vượt khó và kết quả giảng dạycủa ba mươi giảng viên tại Đại học Bang West Visayas– Cơ sở Lambunao trong học kỳ đầutiên của năm học 2008-2009 [105, tr.538] Mwivanda M, Kingi P.M (2019) với tựa đề: Sựđóng góp của chỉ số vượt khó và động lực làm việc cho hiệu suất của GV đã cho thấy tầm quantrọng của chỉ số vượt khó với động lực làm việc của GV [170] Muztaba S, Bahri S & Farizal

(2019), tiến hành nghiên cứu về tác động của chỉ số vượt khó và chỉ số tinh thần đối với hiệu

suất công việc của các GV trường tiểu học Al-Azhar, thành phố Depok một cách riêng biệthoặc đồng thời Kết quả thu được như sau: Thứ nhất, có tương quan đáng kể giữa chỉ số vượtkhó và chỉ số tinh thần của các GV Thứ hai, có tương quan đáng kể giữa chỉ số tinh thần vàhiệu suất làm việc của GV Có mối tương quan đáng kể giữa chỉ số vượt khó và chỉ số tinh thần

với thành tích của các GV [169] Kartikasari N.P.D & Wiarta I.W (2020) trong nghiên cứu

nhằm tìm hiểu mức độ đóng góp của nghịch cảnh và động lực làm việc đối với hiệu suất của

GV tại các trường tiểu học ở Gugus VII Mengwi, trong năm học 2020-2021 Kết quả củanghiên cứu này cho thấy: có sự đóng góp đáng kể của chỉ số vượt khó và động lực làm việc tớihiệu suất làm việc của GV [141, tr.469-477]

+Vai trò của năng lực vượt khó trong việc giúp giáo viên thích ứng với những hoàn cảnhkhác nhau

Jennings P.A & Greenberg M.T (2009) tập trung nghiên cứu NL vượt khó của GV trongcác trường học ở đô thị Nghiên cứu cũng tập trung làm rõ tầm quan trọng của môi trường và

Trang 11

sự hỗ trợ xã hội với NL vượt khó của GV [137] Phoolka S & Kaur N (2012) cho rằng những

GV có chỉ số vượt khó cao có xu hướng chủ động và cam kết trong những tình huống bất lợi và

có khả năng biến nghịch cảnh thành cơ hội [180, tr.109] Parvath U và cộng sự (2014) lập luậnthêm rằng GV với chỉ số vượt khó tốt sẽ có thể chịu đựng được những khó khăn khác nhautrong quá trình dạy và học Do đó, họ cho rằng GV cần có chỉ số vượt khó để thực hiện tốt hơnnhiệm vụ [177, tr 23 -26] Theo Aliakbari M & Bozorgmanesh B (2015) cho rằng các GVkhác nhau phản ứng khác nhau trước nghịch cảnh, nói cách khác, tùy thuộc vào chỉ số vượtkhó của họ mà họ đối phó với những tình huống khác nhau theo những khía cạnh khác nhau[94, tr.1-12] Day G.U & Sammons (2016) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng

chống chịu và phục hồi của GV trong môi trường giảng dạy đầy khó khăn [118] Hidayat W &

Sariningsih R (2018) cho rằng chỉ số vượt khó bao gồm việc đánh giá mức độ mà một người cóthể vượt lên trên những lời đổ lỗi không cần thiết, cho dù là từ phía bản thân hay từ người khác

Nó nhận diện sự chia sẻ trách nhiệm của mỗi người trong một tình huống khó khăn và dẫn đếnhành động, đưa ra giải pháp Lợi ích của chỉ số vượt khó trở nên rõ ràng bằng cách kiểm tramột loạt hoạt động thực hành về cách GV duy trì trạng thái tích cực trong khi đối phó với cáctác nhân gây căng thẳng trong môi trường làm việc [134, tr.109 -118]

+Năng lực vượt khó của giáo viên ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh

Musili M.M (2015) nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến GV đối vớithành tích học tập của HS ở Kenya [168] Mwivanda M, Kingi P.M (2019) đã chỉ ra có mộtmối tương quan thuận có ý nghĩa từ thành tố kiểm soát của chỉ số vượt khó và kết quả học tậpcủa HS và đưa ra các cơ chế hỗ trợ GV phù hợp và kịp thời và các chương trình phát triểnnghề nghiệp chuyên môn để cải tiến chỉ số vượt khó của GV trong mối quan hệ với kết quảhọc tập của học sinh trong nhà trường [170]

+Vai trò của năng lực vượt khó trong việc giúp giáo viên thực hiện các nhiệm vụ và mụctiêu đề ra

Parvathy U và cộng sự (2014) cho rằng trong giáo dục, chỉ số vượt khó là năng lực cầnthiết của các GV phấn đấu để đạt được các mục tiêu giáo dục Do đó, họ cho rằng GV cần cóchỉ số vượt khó để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ [177, tr.23 -26]

+Vai trò của năng lực vượt khó trong việc giúp giáo viên quản lý lớp học

Bautista M.J.C (2015) nhấn mạnh, cách GV điều chỉnh, thích ứng với các nghịch cảnh – hay mức

độ AQ là một vấn đề quan trọng sẽ ảnh hưởng đến khả năng quản lý lớp học của họ [105] Marashi H &Naghibi Z (2020) cho thấy, chỉ số vượt khó của cả GV hướng nội và hướng ngoại đều là một yếu

tố dự báo đáng kể về việc quản lý lớp học của họ [164]

+Vai trò của năng lực vượt khó trong việc hình thành các khía cạnh tâm lí khác nhau củangười giáo viên

Theo Day & Harris (2010) khám phá các yếu tố tác động đến năng lực vượt khó của GV vàtác động của NL vượt khó lên sự hài lòng với công việc giảng dạy [117] Kupari P & Nissinen K(2013) [19] cho rằng chỉ số vượt khó là một khía cạnh của lòng tự trọng, động lực, tinh thầnphấn đấu, sự sáng tạo, thái độ tích cực, lạc quan và ổn định cảm xúc Theo Saeid N &Eslaminejad T (2017) những phẩm chất như đã kể rất quan trọng bởi vì trường học trong thế

kỷ 21 ngày càng trở nên thách thức hơn [188, tr.225 – 232]

1.1.2.3 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên

Bandura A (1997) cho thấy khi giáo viên thiếu niềm tin vào bản thân, họ có xu hướngcảm thấy bất lực trước các tình huống khó khăn, điều này làm giảm AQ của họ [102]

Lazarus R S & Folkman S (1984) cho rằng: các yếu tố tâm lý tiêu cực như sự không hài

Trang 12

lòng với công việc, cảm giác bị đánh giá thấp và các mâu thuẫn nội tâm có thể làm giảm khảnăng đối phó của GV, từ đó ảnh hưởng đến AQ Các GV khi gặp căng thẳng thường có xuhướng phản ứng tiêu cực hoặc né tránh, thay vì chủ động giải quyết các thách thức [153]

Fredrickson B L (2001) nghiên cứu về cảm xúc tích cực như lạc quan, lòng biết ơn và hy

vọng đã được chứng minh là tăng cường khả năng chống chịu (resilience) và năng lực vượt

khó của giáo viên [125] Kyriacou C (2001) đã xác định lo âu và căng thẳng là những yếu

tố tâm lý tiêu cực phổ biến trong nghề giáo, sự lo âu làm suy giảm khả năng phản ứngnhanh và quyết đoán của GV trước các tình huống bất ngờ, dẫn đến AQ thấp hơn [149].Jennings P.A & Greenberg M.T (2009) nhấn mạnh rằng các yếu tố như môi trường làmviệc của giáo viên, sự hỗ trợ từ quản lý và đồng nghiệp, cùng với khả năng quản lý cảm xúc

cá nhân và duy trì tinh thần tích cực có tác động quan trọng đến việc phát triển năng lựcvượt khó của giáo viên [137]

Fernet C, Guay F, Senécal C & Austin S (2012) chỉ ra rằng môi trường làm việc tiêu cự

c và sự thiếu động lực trong công việc có thể dẫn đến kiệt quệ tinh thần ở GV, làm suy yếu khả

năng vượt khó [123] Gu & Day (2013) đã khám phá khái niệm sức bật tâm lý (psychologicalresilience) của GV và nhấn mạnh rằng các yếu tố tâm lý tích cực như cảm giác thành côngtrong nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc, và khả năng duy trì thái độ lạc quan có vai tròquan trọng trong việc nâng cao khả năng đối phó với khó khăn của GV [129] Bautista M.J.C(2015), đã chỉ ra có các yếu tố ảnh hưởng đến NL vượt khó của GV đó là: Một môi trường làmviệc tích cực, có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và cấp trên, giúp giảng viên cảm thấy được độngviên và có động lực vượt qua các thách thức; Khả năng tổ chức và quản lý thời gian hợp lý giúpgiảng viên giảm bớt căng thẳng, từ đó nâng cao khả năng đối phó với khó khăn; [105, tr.538] Maslach C & Leiter M.P (2016) tập trung vào hiện tượng kiệt sức trong nghề giáo, một trạngthái cảm xúc tiêu cực thường gặp ở GV [162] Indraswati D và cộng sự (2020) đã khẳng địnhyếu tố giúp tăng khả năng vượt khó của GV phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo, khả năng động

viên, khích lệ của nhà quản lí đối với GV [136] Tác giả Lê Minh Nguyệt (2022) có đưa ra kết

luận về một số yếu tố ảnh hưởng đến NL vượt khó của GV THCS như sau: hoàn cảnh càng khókhăn là động lực giúp tăng cường NL vượt khó cho GV THCS Những khó khăn trong các hoạtđộng nâng cao tiềm lực cho hoạt động chuyên môn và trong các điều kiện từ phía cá nhân tronghoạt động chuyên môn là những lực cản làm suy giảm NL vượt khó của GV [60, P1, tr.630]

1.1.2.4 Phương pháp nghiên cứu năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên

Phương pháp chính được sử dụng để nghiên cứu năng lực vượt khó trong hoạt động sưphạm của giáo viên bao gồm: hồ sơ vượt khó [2]; [12]; [14]; [22]; [23]; phiếu khảo sát [15] vàkết hợp giữa phiếu khảo sát và hồ sơ vượt khó [4, P1, tr.630]

1.1.3 Những vấn đề rút ra từ các nghiên cứu đã có về năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên

-Một số thành tựu đạt được của các nghiên cứu

Các nghiên cứu đã đưa ra quan niệm về NL vượt khó là khả năng đối mặt với khó khăn,vượt qua khó khăn Nó là yếu tố dự đoán sự thành công của con người; Các nghiên cứu đã xâydựng được mô hình cấu trúc năng lực vượt khó gồm có 4 năng lực thành phần: Control (Yếu tốkiểm soát), Owneship (yếu tố quyền sở hữu, Reach (yếu tố phạm vi tiếp cận / vươn tới),Endurance (yếu tố độ bền); Các nghiên cứu đã thành công trong việc sử dụng ba dạng thứcchính để khảo sát NL vượt khó đó là xây dựng hồ sơ vượt khó (gồm một số tình huống giảđịnh nhằm khảo sát cách thức lựa chọn của khách thể để giải quyết tình huống giả định đó); xây dựng bảng hỏi nhằm đo trực tiếp các khía cạnh của NL vượt khó; kết hợp hồ sơ vượt khó

Trang 13

và bảng hỏi; Các nghiên cứu đã khẳng định và chứng minh được tầm quan trọng của NL vượtkhó đối với con người trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau trong đó có hoạt động sưphạm; Các nghiên cứu đã chỉ ra có các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến NL vượtkhó của con người nói chung của GV nói riêng; Các nghiên cứu cũng khẳng định NL vượtkhó là yếu tố có tính năng động, có thể thay đổi chứ không cố định Các nghiên cứu cũng đềxuất các cách thức tác động nhằm nâng cao NL vượt khó cho cá nhân nói chung cho GV nóiriêng.

Qua việc tổng quan tài liệu nghiên cứu về NL vượt khó và NL vượt khó của GV chúngtôi nhận thấy

- Những vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để đó là:

+NL vượt khó đóng vai trò quyết định sự thành công trong mọi lĩnh vực hoạt động Vì vậy, NLvượt khó cần có trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và mỗi lĩnh vực hoạt động có đặc trưng riêng, bởivậy cần xây dựng mô hình cấu trúc NL vượt khó riêng cho mỗi lĩnh vực hoạt động

+Trong mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có những dạng thức khó khăn khác nhau do vậy khinghiên cứu NL vượt khó cần phân tích và đối chiếu nó với những khó khăn riêng của từng lĩnhvực hoạt động

+Việc khảo sát NL vượt khó ở mỗi hoạt động, mỗi ngành nghề khác nhau, mỗi nền vănhóa khác nhau là khác nhau Bởi vậy, trong mỗi nghiên cứu cần chú ý xây dựng công cụ khảosát cho phù hợp với dạng hoạt động cụ thể, phù hợp với nền văn hóa và để đạt được mục đíchnghiên cứu

- Vấn đề cần và có thể nghiên cứu tiếp trong Luận án của mình đó là:

+Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô hình NL vượt khó trong hoạt động sư phạm của GVTHCS dựa trên mô hình CORE tuy nhiên có sự điều chỉnh tên gọi, bổ sung các NL thành phầntrong cấu trúc NL vượt khó cho phù hợp với hoạt động sư phạm của GV THCS, gắn với mộtđịa bàn kinh tế văn hóa đặc thù của Việt Nam

+ Nghiên cứu sẽ tập trung làm nổi bật những khó khăn trong hoạt động sư phạm của GVTHCS và những khó khăn mang tính đặc thù của GV THCS các tỉnh TD&MNPB (khu vựcđược coi là có nhiều khó khăn so với cả nước) Từ đó, có căn cứ để đánh giá NL vượt khó của

+ Luận án tập trung nghiên cứu một số yếu tố tác động đến NL vượt khó trong hoạt động

sư phạm của GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB Đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao

NL vượt khó cho GV ở khu vực này

1.2 Một số vấn đề lí luận về năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở

1.2.1 Hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở

Giáo viên Trung học cơ sở là nhà giáo tham gia giảng dạy tại các trường THCS, có đầy

đủ phẩm chất và năng lực theo quy định của ngành

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở

1.2.2.1 Khái niệm hoạt động sư phạm

Hoạt động sư phạm của GV THCS là hoạt động nghề nghiệp của GV trong nhà trường

THCS bao gồm hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và hoạt động đáp ứng các yêu cầu đề

ra của ngành

Ngày đăng: 30/12/2024, 14:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Những khó khăn trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở 1.3. Năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở - Tóm tắt luận Án tiếng việt năng lực vượt khó trong hoạt Động sư phạm của giáo viên trung học cơ sở Ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc
Sơ đồ 1 Những khó khăn trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở 1.3. Năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở (Trang 14)
Bảng 3.2. Kết quả khó khăn trong hoạt động giáo dục của giáo viên Trung học cơ sở - Tóm tắt luận Án tiếng việt năng lực vượt khó trong hoạt Động sư phạm của giáo viên trung học cơ sở Ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc
Bảng 3.2. Kết quả khó khăn trong hoạt động giáo dục của giáo viên Trung học cơ sở (Trang 20)
Bảng 3.3. Kết quả khó khăn trong hoạt động đáp ứng các yêu cầu đề ra của ngành của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (N=600) - Tóm tắt luận Án tiếng việt năng lực vượt khó trong hoạt Động sư phạm của giáo viên trung học cơ sở Ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc
Bảng 3.3. Kết quả khó khăn trong hoạt động đáp ứng các yêu cầu đề ra của ngành của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (N=600) (Trang 20)
Bảng 3.4. Kết quả năng lực kiểm soát bản thân trong khó khăn của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (N=600) - Tóm tắt luận Án tiếng việt năng lực vượt khó trong hoạt Động sư phạm của giáo viên trung học cơ sở Ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc
Bảng 3.4. Kết quả năng lực kiểm soát bản thân trong khó khăn của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (N=600) (Trang 21)
Bảng 3.6. Kết quả năng lực giải quyết khó khăn của giáo viên Trung học cơ sở - Tóm tắt luận Án tiếng việt năng lực vượt khó trong hoạt Động sư phạm của giáo viên trung học cơ sở Ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc
Bảng 3.6. Kết quả năng lực giải quyết khó khăn của giáo viên Trung học cơ sở (Trang 22)
Bảng 3.7. Kết quả năng lực chịu đựng khó khăn trong hoạt động sư phạm của giáo - Tóm tắt luận Án tiếng việt năng lực vượt khó trong hoạt Động sư phạm của giáo viên trung học cơ sở Ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc
Bảng 3.7. Kết quả năng lực chịu đựng khó khăn trong hoạt động sư phạm của giáo (Trang 22)
Bảng 3.9. Kết quả phân tích tương quan giữa các năng lực thành phần và năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và - Tóm tắt luận Án tiếng việt năng lực vượt khó trong hoạt Động sư phạm của giáo viên trung học cơ sở Ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc
Bảng 3.9. Kết quả phân tích tương quan giữa các năng lực thành phần và năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và (Trang 23)
Bảng 3.8. Kết quả mức độ năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (N=600) - Tóm tắt luận Án tiếng việt năng lực vượt khó trong hoạt Động sư phạm của giáo viên trung học cơ sở Ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc
Bảng 3.8. Kết quả mức độ năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (N=600) (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w