Thực trạng các yếu tố tác động đến năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc...133 3.3.1.. Các yếu tố khách quan tác
Trang 1HÀ THANH HUỆ
NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ TRONG HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TỈNH
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội – 2024
Trang 2HÀ THANH HUỆ
NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ TRONG HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TỈNH
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 9310401
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Lê Minh Nguyệt
2 PGS.TS Phan Trọng Ngọ
Hà Nội – 2024
Trang 3nghiên cứu trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trongbất kỳ công trình nào trước đó.
Tác giả
Hà Thanh Huệ
Trang 4nghiên cứu Cô, Thầy đã không quản ngại vất vả, dành nhiều thời gian, công sức củamình để định hướng, động viên, hỗ trợ và khích lệ em, giúp em vượt qua những khókhăn, thử thách để em hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu Em xin trân trọnggửi đến Cô, Thầy lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất.
Em xin cảm ơn sâu sắc Ban Chủ nhiệm khoa, Bộ môn Tâm lý học phát triển và các
Thầy, Cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt
nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, tập thể khoa Chính trị và Tâm
lý Giáo dục, Bộ môn Tâm lý Giáo dục và các bạn đồng nghiệp ở Trường Đại học
Hùng Vương đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập nâng cao trìnhđộ
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện và
hoàn thành luận án đúng quy định
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, giáo viên của một số trường
THCS các tỉnh Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Giang, Điện Biên đã phối hợp và giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu luận án
Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến những người thân yêu trong gia đình đãluôn động viên, sát cánh bên con
Tôi gửi lời cảm ơn đến bạn bè, luôn là điểm tựa vững chắc, động viên và khích lệtôi thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận án khó tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mongnhận được sự chỉ bảo, góp ý của các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp đểluận án được hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!”
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2024
Tác giả
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
8 Đóng góp mới của luận án 6
9 Cấu trúc của luận án 8
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ VÀ NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ TRONG HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 9
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về năng lực vượt khó và năng lực vượt khó của giáo viên 9
1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực vượt khó 9
1.1.2 Các nghiên cứu về năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên 19
1.1.3 Những vấn đề rút ra từ các nghiên cứu đã có về năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên 25
1.2 Một số vấn đề lí luận về năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở 27
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở 27
1.2.2 Khó khăn trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở 30
1.2.3 Năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở 39
1.3 Các yếu tố tác động đến năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở 59
Trang 61.3.1 Các yếu tố chủ quan 59
1.3.2 Các yếu tố khách quan 62
Tiểu kết chương 1 64
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 66
2.1 Tổ chức nghiên cứu 66
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu 66
2.1.2 Khách thể nghiên cứu 69
2.1.3 Quy trình và tiến độ khảo sát 71
2.2 Phương pháp nghiên cứu 85
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu 85
2.2.2 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia 85
2.2.3 Phương pháp khảo sát thực tiễn bằng bảng hỏi 87
2.2.4 Phương pháp phỏng vấn 88
2.2.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 89
2.2.6 Phương pháp quan sát 90
2.2.7 Phương pháp bài tập tình huống 91
2.2.8 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động 91
2.2.9 Phương pháp đàm thoại 91
2.2.10 Phương pháp thống kê toán học 92
Tiểu kết chương 2 95
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ TRONG HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁC TỈNH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 96
3.1 Thực trạng khó khăn trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 96
3.1.1 Thực trạng khó khăn trong hoạt động dạy học của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 96
3.1.2 Thực trạng khó khăn trong hoạt động giáo dục của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 99
Trang 73.1.3 Thực trạng khó khăn trong hoạt động đáp ứng các yêu cầu đề ra của ngành giáo dục của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 101 3.1.4 Mối tương quan giữa các nhóm khó khăn trong hoạt động sư phạm của giáo
viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 104
3.1.5 So sánh sự khác biệt điểm trung bình các nhóm khó khăn trong hoạt động sư phạm với các nhóm giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc chia theo đặc điểm nhân khẩu học 105
3.2 Thực trạng năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 107
3.2.1 Thực trạng các năng lực thành phần của năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 107
3.2.2 Thực trạng mức độ năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 119
3.2.3 Mối quan hệ giữa các năng lực thành phần với năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 125
3.2.4 Mối quan hệ giữa các nhóm khó khăn với các năng lực thành phần và năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 127
3.3 Thực trạng các yếu tố tác động đến năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 133
3.3.1 Các yếu tố chủ quan tác động đến năng lực vượt khó của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 133
3.3.2 Các yếu tố khách quan tác động đến năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 139
3.4 Nghiên cứu trường hợp GV có các mức độ NL vượt khó khác nhau 144
3.4.1 Trường hợp 1 GV THCS có năng lực vượt khó ở mức cao 144
3.4.2 Trường hợp 2 GV THCS có năng lực vượt khó ở mức trung bình cao 148
3.4.3 Trường hợp 3 GV THCS có năng lực vượt khó ở mức trung bình 150
Trang 83.4.4 Trường hợp 4: GV THCS có năng lực vượt khó mức trung bình thấp 154
3.5 Các biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao năng lực vượt khó cho giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 160
3.5.1 Biện pháp 1: Nâng cao kỹ năng tự nhận thức khó khăn trong hoạt động sư phạm cho giáo viên Trung học cơ sở khu vực nông thôn, miền núi 1603.5.2 Biện pháp 2: Thiết kế module và tổ chức tập huấn để giáo viên nâng cao nănglực kiểm soát bản thân trước khó khăn 1623.5.3 Biện pháp 3: Rèn năng lực giải quyết khó khăn cho giáo viên thông qua thực hành giải quyết tình huống giả định 1643.5.4 Biện pháp 4: Tăng cường sự hỗ trợ, hợp tác từ đồng nghiệp, học sinh và gia đình học sinh giúp giáo viên vượt qua khó khăn 1663.5.5 Biện pháp 5: Thực hiện khen thưởng, động viên đối với những giáo viên luôn vượt qua mọi khó khăn 168Tiểu kết chương 3 171
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 177 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 178 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 10Bảng 2.1 Thông tin chung về khách thể nghiên cứu 70Bảng 2.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’Alpha các thang đo của luận án 77Bảng 2.3 Hệ số KMO của thang đo khó khăn trong hoạt động sư phạm của giáo
viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 78Bảng 2.4 Giá trị Eigenvalues và phương sai trích của thang đo khó khăn trong hoạt
động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 78Bảng 2.5 Hệ số KMO của thang đo năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của
giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 79Bảng 2.6 Giá trị Eigenvalues và phương sai trích của thang đo năng lực vượt khó
trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung
du và miền núi phía Bắc 79Bảng 2.7 Hệ số KMO của thang đo các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến năng lực
vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 80Bảng 2.8 Giá trị Eigenvalues và phương sai trích của thang đo các yếu tố chủ quan
ảnh hưởng đến năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viênTrung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 81Bảng 2.9 Hệ số KMO của thang đo các yếu tố khách quan tác động đến năng lực
vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 82Bảng 2.10 Giá trị Eigenvalues và phương sai trích của thang đo các yếu tố khách
quan tác động đến năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 82Bảng 3.1 Kết quả khó khăn trong hoạt động dạy học của giáo viên Trung học cơ sở
các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 96Bảng 3.2 Kết quả khó khăn trong hoạt động giáo dục của giáo viên Trung học cơ
sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 99Bảng 3.3 Kết quả khó khăn trong hoạt động đáp ứng các yêu cầu đề ra của ngành
Trang 11của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (N = 600) 101Bảng 3.4 Kết quả tương quan giữa các nhóm khó khăn trong hoạt động sư phạm của
giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 104Bảng 3.5 Kết quả so sánh sự khác biệt điểm trung bình các nhóm khó khăn trong
hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc chia theo đặc điểm nhân khẩu học 105Bảng 3.6 Kết quả năng lực kiểm soát bản thân trước khó khăn của giáo viên Trung
học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 108Bảng 3.7 Kết quả năng lực xác định nguồn gốc khó khăn và trách nhiệm giải quyết
khó khăn của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 111Bảng 3.8 Kết quả năng lực giải quyết khó khăn của giáo viên Trung học cơ sở các
tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 113Bảng 3.9 Kết quả năng lực chịu đựng khó khăn trong hoạt động sư phạm của giáo
viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 116Bảng 3.10 Kết quả mức độ năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo
viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 119Bảng 3.11 Kết quả kiểm định sự khác biệt điểm trung bình năng lực vượt khó của
giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc chia theo đặc điểm nhân khẩu học 122Bảng 3.12 Kết quả phân tích tương quan giữa các năng lực thành phần và năng lực
vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 125Bảng 3.13 Kết quả tương quan giữa các nhóm khó khăn với năng lực thành phần và
năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ
sở các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc 127Bảng 3.14 Kết quả hồi quy giữa nhóm khó khăn trong hoạt động giáo dục với năng
lực vượt khó của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 129Bảng 3.15 Hồi quy giữa nhóm khó khăn trong hoạt động giáo dục với năng lực
Trang 12kiểm soát bản thân trước khó khăn của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 130Bảng 3.16 Hồi quy giữa nhóm khó khăn trong hoạt động giáo dục với năng lực xác
định nguồn gốc khó khăn và trách nhiệm giải quyết khó khăn của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 131Bảng 3.17 Hồi quy giữa nhóm khó khăn trong hoạt động giáo dục với năng lực giải
quyết khó khăn của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miềnnúi phía Bắc 132Bảng 3.18 Thống kê mô tả các yếu tố chủ quan tác động đến năng lực vượt khó
trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung
du và miền núi phía Bắc 133Bảng 3.19 Kết quả tương quan các yếu tố chủ quan với năng lực vượt khó của giáo
viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 136Bảng 3.20 Kết quả hồi quy tuyến tính các yếu tố chủ quan tác động đến năng lực
vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 137Bảng 3.21 Bảng thống kê mô tả các yếu tố khách quan tác động đến năng lực vượt
khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 139Bảng 3.22 Kết quả tương quan giữa các yếu tố khách quan với năng lực vượt khó
trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung
du và miền núi phía Bắc 141Bảng 3.23 Kết quả hồi quy tuyến tính các yếu tố khách quan tác động đến năng lực
vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc 142Bảng 2B.1 Hệ số tải nhân tố các biến quan sát của thang đo khó khăn trong hoạt
động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở 17
Trang 13DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Khó khăn trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở 39
Sơ đồ 1.2: Cấu trúc năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên
Trung học cơ sở 54
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây toàn ngành giáo dục nói chung, các tỉnh khu vựcTD&MNPB nói riêng đang thực hiện đổi mới toàn diện Giáo dục – đào tạo trên mọiphương diện: đổi mới chương trình, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy – học,đổi mới sách giáo khoa, đổi mới cách thức đánh giá… Yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đốivới ngành giáo dục ngày càng cao đang gây áp lực cho thầy cô Chế độ tiền lương của
GV so với cường độ lao động và so sánh với các ngành nghề khác còn tương đối thấpảnh hưởng đến nhu cầu gắn bó với nghề của GV Tệ nạn xã hội tác động tới môitrường giáo dục làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục, gây khó khăncho GV trong công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS Đối tượng học sinh
THCS là giai đoạn lứa tuổi đang diễn ra sự cải tổ mạnh mẽ về thể chất kéo theo sự khủng hoảng về tâm lí Các em “không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn,
đây là thời kỳ biến động nhanh, mạnh, đột ngột, có những đảo lộn cơ bản Từ đó dễdẫn tới tình trạng mất cân đối, không bền vững của các hiện tượng tâm lý, đồng thờicũng là thời kỳ chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong sự phát triển” [33; tr.169] Tất cảnhững điều đó đã gây cho GV nhiều khó khăn Những “khó khăn vừa tồn tại như mộtđiều tất yếu vừa là yếu tố rèn giũa con người trưởng thành hơn Mỗi người cần phải
đối mặt với những vấn đề của mình và vượt qua chúng một cách dũng cảm” [89].
Để vượt qua những khó khăn đó đòi hỏi GV phải có NL vượt khó Năng lực vượtkhó được nghiên cứu đầu tiên bởi nhà tâm lý học người Mỹ Stoltz P.G vào năm 1997với tiêu đề chỉ số vượt khó Stoltz P.G đã định nghĩa chỉ số vượt khó là đại lượng đokhả năng đối diện và xoay xở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tìnhhuống khó khăn [191] Chỉ số vượt khó được coi là một yếu tố đánh giá sự nhạy bén,
sự linh hoạt, nghị lực và ý chí kiên cường của cá nhân khi đối mặt với khó khăn trongcuộc sống Người càng dẻo dai, linh hoạt, càng có khả năng đối mặt với những trắc trởcủa cuộc sống thì chỉ số vượt khó càng cao Ngược lại, những người sớm đầu hàngkhó khăn, để khó khăn ảnh hưởng tới các mặt khác của cuộc sống sẽ có chỉ số vượtkhó thấp Như vậy, GV có NL vượt khó cao sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn
Trang 15trong hoạt động sư phạm.
Khu vực TD&MNPB là một trong những khu vực gặp nhiều khó khăn về điềukiện địa lý, điều kiện khí hậu, điều kiện sống, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội do đó
sẽ gặp khó khăn về các điều kiện phục vụ giáo dục Hơn nữa, nhìn từ góc độ văn hóa,khu vực này có nhiều khó khăn xuất phát từ chính sự đa dạng, khác biệt về bản sắc vănhóa, phong tục, tập quán của nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống trên đó, tácđộng sâu sắc tới chất lượng hoạt động sư phạm của khu vực
Để có thể thực hiện tốt HĐSP của mình trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, đòihỏi GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB rất cần có NL vượt khó để đáp ứng yêu cầu pháttriển của ngành và quyết định trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh này
GV là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện chủ trương “giáo dục – đào tạo là quốcsách hàng đầu” - “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” [23]
Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng tính đến thời điểm hiện nay tạikhu vực các tỉnh TD&MNPB chưa có đề tài nào triển khai nghiên cứu về vấn đề
NL vượt khó trong HĐSP của GV nói chung, của GV THCS nói riêng Đây thực
sự là một khoảng trống rất cần được quan tâm nghiên cứu Việc nghiên cứu NLvượt khó trong HĐSP của GV THCS các tỉnh TD&MNPB sẽ đem lại nhiều giátrị cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần giải quyết những khó khăn, tạo độnglực cho sự phát triển
Từ những lí do trên đây, chúng tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về năng lực vượt khó trong HĐSP của GV THCS,tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động tới NL vượt khó trong HĐSP của GV THCScác tỉnh TD&MNPB, đề xuất các biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao NL vượtkhó cho GV khu vực này
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Trang 163.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của GV THCS
ở các tỉnh TD&MNPB và các yếu tố tác động đến NL vượt khó trong hoạt động sưphạm của GV THCS ở khu vực này
3.2 Khách thể nghiên cứu
Giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn các tỉnh khu vực Trung du và miền núiphía Bắc
4 Giả thuyết khoa học
Giáo viên THCS các tỉnh TD&MNPB gặp một số khó khăn trong hoạt động dạy
học; Khó khăn trong hoạt động giáo dục; Khó khăn trong hoạt động đáp ứng các yêucầu đề ra của ngành Trong ba khó khăn, GV gặp khó khăn hơn trong hoạt động giáodục
Năng lực vượt khó trong HĐSP của GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB có cácmức độ khác nhau nhưng chủ yếu là mức trung bình; trong đó NL xác định nguồn gốckhó khăn và trách nhiệm giải quyết khó khăn của GV là cao nhất và NL giải quyết khókhăn là thấp nhất
Năng lực vượt khó trong HĐSP của GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB chịu tác
động bởi các yếu tố thuộc về chủ quan cá nhân GV: (yếu tố sức khỏe tâm lý tích cực,
yếu tố sức khỏe tâm lý tiêu cực, yếu tố quy kết hiệu quả bản thân thấp, yếu tố quy kếthiệu quả bản thân cao, yếu tố học tập kinh nghiệm để vượt khó qua quan sát trực tiếphành vi và kinh nghiệm của đồng nghiệp, yếu tố học tập kinh nghiệm vượt khó qua trảinghiệm của bản thân) và các yếu tố khách quan: (sự động viên từ cơ chế chính sách vàngười quản lí, sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh) Trong các yếu tố chủ quan thì yếu
tố sức khỏe tâm lí tích cực có tác động mạnh đến NL vượt khó Trong các yếu tố kháchquan tác động thì yếu tố sự hỗ trợ của mọi người xung quanh có tác động mạnh đến
Trang 175.1 Xây dựng khung lí luận của luận án: NL, NL vượt khó, NL vượt khó trongHĐSP, NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS.
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng NL vượt khó trong HĐSP của GV THCScác tỉnh TD&MNPB và các yếu tố tác động tới thực trạng trên
5.3 Đề xuất các biện pháp tâm lí sư phạm để nâng cao NL vượt khó trong hoạtđộng sư phạm cho GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB
6 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Hoạt động sư phạm cụ thể là hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục học sinh vàhoạt động đáp ứng yêu cầu đề ra của ngành giáo dục
Về năng lực vượt khó của GV, luận án tập trung tìm hiểu các năng lực thànhphần theo mô hình CORE bao gồm: Năng lực kiểm soát bản thân trước khó khăn; NL
xác định nguồn gốc khó khăn và trách nhiệm giải quyết khó khăn; NL giải quyết khó
khăn; NL chịu đựng khó khăn
6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể khảo sát trên phạm vi rộng: 600 GV THCS; Khách thể phỏng vấn sâu:
14 GV THCS, 4 cán bộ quản lý; Khách thể nghiên cứu trường hợp 4 GV THCS.
6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Luận án được tiến hành tại 20 trường THCS thuộc 4 tỉnh của khu vựcTD&MNPB: Phú Thọ, Hà Giang, Lạng Sơn, Điện Biên Mỗi tỉnh, luận án lựa chọnnghiên cứu trên 5 trường
7 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu
7.1.1 Tiếp cận hoạt động nghề nghiệp
Nghiên cứu NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS đòi hỏi nghiên cứu trongnhiều mặt, nhiều mức độ và nhiều khía cạnh khác nhau trong các hoạt động dạy học,hoạt động giáo dục, hoạt động đáp ứng các yêu cầu đề ra của ngành có như vậy mớithấy được sự biểu hiện cụ thể của NL này Coi hoạt động nghề nghiệp vừa là nguồngốc vừa là động lực thúc đẩy NL vượt khó của GV
7.1.2 Tiếp cận liên ngành
Trang 18Những vấn đề lí luận cơ bản về NL vượt khó đều thuộc lĩnh vực tâm lí học Do
đó, trong nghiên cứu này cần tiếp cận từ góc độ tâm lý học trong đó tâm lý học sưphạm là trọng tâm Tổ chức nghiên cứu cần được thiết kế theo mô hình nghiên cứu củatâm lý học Cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý học, xây dựng khung lýluận trên cơ sở các khái niệm, góc nhìn trong tâm lý học nói chung và tâm lý học sưphạm nói riêng
Mặt khác, khi nghiên cứu NL vượt khó của GV THCS trong HĐSP còn liênquan tới một số lĩnh vực khoa học khác như: lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực triết học, lĩnhvực tâm lí học xuyên văn hóa Vì vậy, trong quá trình xây dựng lí luận cũng như đánhgiá thực trạng NL vượt khó của GV THCS phải dựa trên cơ sở các khoa học này
7.1.3 Tiếp cận hệ thống
Năng lực vượt khó trong HĐSP là hiện tượng tâm lý cá nhân, có tương tác hữu
cơ với các hiện tượng tâm lí khác của cá nhân thành hệ thống chỉnh thể, thống nhấtnhư tương tác với trí tuệ logic, trí tuệ cảm xúc; với các phẩm chất nhân cách, thóiquen, kinh nghiệm thu được qua trải nghiệm thành công, thất bại của bản thân v.v.Hơn nữa, việc khắc phục khó khăn trong HĐSP có quan hệ hữu cơ với các yếu tố, cácđiều kiện khách quan Toàn bộ các yếu tố chủ quan của cá nhân GV với các yếu tốkhách quan tạo thành hệ thống, thành một chỉnh thể, trong đó năng lực vượt khó cóquan hệ, tương tác và chịu tác động của các yếu tố đó Vì vậy, nghiên cứu NL vượtkhó của GV THCS và đề xuất biện pháp nâng cao NL vượt khó cho GV THCS phảiđược tiếp cận theo quan điểm hệ thống; phải tính đến sự tương tác của các thành phầntrong hệ thống đó
7.1.4 Tiếp cận lịch sử cụ thể
Mức độ khó khăn, NL vượt khó vừa chịu tác động của các yếu tố khách quan,vừa có tính chủ quan Điều này phụ thuộc vào đặc điểm của GV THCS, phụ thuộc vàođiều kiện cụ thể của các địa phương trong khu vực TD&MNPB Vì vậy, nghiên cứu
NL vượt khó của GV THCS ở những địa bàn khác nhau, cần tính đến đặc thù về điềukiện kinh tế - xã hội địa phương; tính đến đặc thù của GV THCS so với GV của cáccấp học khác và tính đến đặc thù những khó khăn mang tính đặc trưng riêng biệt của
Trang 19khu vực TD&MNPB, từ đó NL vượt khó trong hoạt động sư phạm của GV THCS cáctỉnh TD&MNPB cũng có những đặc trưng khác biệt so với những hoạt động nghềnghiệp khác ở những khu vực khác.
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2.2 Phương pháp chuyên gia
7.2.3 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
7.2.4 Phương pháp phỏng vấn
7.2.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
7.2.6 Phương pháp quan sát
7.2.7 Phương pháp bài tập tình huống
7.2.8 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
7.2.9 Phương pháp đàm thoại
7.2.10 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8 Đóng góp mới của luận án
8.1 Đóng góp về lý luận
Nếu như các nghiên cứu trước đây khi nghiên cứu về NL vượt khó chủ yếutập trung nghiên cứu về chỉ số vượt khó với tư cách là một đại lượng đo lường nănglực vượt khó chung cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, tất cả các đối tượng khácnhau và với những khó khăn chung sự thì luận án sẽ tập trung nghiên cứu về NLvượt khó trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước đây về chỉ số vượtkhó Luận án tập trung nghiên cứu về NL, NL vượt khó ở một hoạt động cụ thể(hoạt động sư phạm) với một đối tượng cụ thể (GV THCS), trên một địa bàn cụ thể(các tỉnh TD&MNPB) NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS được nghiên cứu
và đánh giá trong sự đối chiếu với những dạng khó khăn cụ thể của HĐSP trên balĩnh vực hoạt động chính: hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và hoạt động đápứng các yêu cầu đề ra của ngành
Đây là một tài liệu quan trọng giúp GV THCS, các nhà quản lý giáo dục và cácnhà tâm lí học có căn cứ lý luận trong nghiên cứu về một thuộc tính quan trọng trong
Trang 20cấu trúc nhân cách của cá nhân nói chung và của GV THCS nói riêng (năng lực vượtkhó) Từ đó, nghiên cứu góp phần cụ thể hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết
về NL vượt khó
8.2 Đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã áp dụng linh hoạt một hệ thống các phương pháp nghiên cứu và
đo lường NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS các tỉnh TD&MNPB trong đó đánglưu ý đó là sự kết hợp khéo léo giữa phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với phươngpháp nghiên cứu trường hợp góp phần thực hiện tối ưu các mục tiêu đặt ra của luận án
và chứng minh các giả thuyết nghiên cứu Cách thức kết hợp phương pháp nghiên cứunày cũng gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo khi thực hiện nghiên cứu về NL vượtkhó trong các hoạt động khác nhau với các đối tượng khác nhau và với các vùng miềnkhác nhau
8.3 Đóng góp về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt học thuật mà còn mang lạinhững giá trị thực tiễn đáng kể Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát, đánh giá khái quátthực trạng những khó khăn trong HĐSP của GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB, đây làcăn cứ quan trọng giúp các nhà quản lý trong giáo dục nói chung, các nhà quản lý giáodục của khu vực TD&MNPB nói riêng có những biện pháp tác động, trợ giúp phù hợp
để giảm thiểu khó khăn cho GV THCS ở khu vực này
Nghiên cứu tiến hành khảo sát, đánh giá, phân tích, luận giải thực trạng mức
độ biểu hiện NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS các tỉnh TD&MNPB thôngqua các NL thành phần, thông qua phân chia mức độ điểm trung bình, thông qua sosánh sự khác biệt NL vượt khó của GV theo các nhóm nghiên cứu khác nhau, thôngqua nghiên cứu sự tác động của các NL thành phần tới NL vượt khó nhằm giúp cácnhà quản lý, các nhà nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng NL vượt khó và các yếu
tố tác động tới NL vượt khó của GV ở khu vực này Đây là cơ sở quan trọng để cácnhà quản lý giáo dục các địa phương có thể thiết kế các chương trình hỗ trợ phùhợp giúp GV nâng cao NL vượt khó với mục đích nâng cao chất lượng HĐSP củakhu vực
Trang 21Luận án đề xuất các biện pháp nâng cao NL vượt khó trong HĐSP cho GVTHCS các tỉnh TD&MNPB giúp các nhà quản lý giáo dục có căn cứ để ưu tiên lựachọn biện pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình giáo dục của mỗi nhà trường trên mỗiđịa phương nhằm nâng cao NL vượt khó cho GV một cách hiệu quả.
Với những đóng góp này, nghiên cứu không chỉ giải quyết được những khoảngtrống còn tồn tại trong các công trình trước đây mà còn mở ra những hướng nghiêncứu mới, đồng thời có tiềm năng ứng dụng vào thực tiễn nhằm cải thiện NL vượt khócho các đối tượng khác nhau, với các hoạt động khác nhau ở những địa bàn và nền vănhóa khác nhau
9 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo vàcác phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu bao gồm ba chương như sau:
Chương 1: Lí luận về năng lực vượt khó và năng lực vượt khó trong hoạt động sưphạm của giáo viên Trung học cơ sở
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc
Trang 22Chương 1
LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ VÀ NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ TRONG HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về năng lực vượt khó và năng lực vượt khó của giáo viên
1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực vượt khó
Những năm 1990 trở về trước, năng lực trí tuệ (viết tắt là chỉ số IQ) thường đượccoi là một yếu tố đóng vai trò quyết định sự thành công của mỗi cá nhân Tuy nhiên,những nghiên cứu sau này đã chứng minh rằng: IQ không phải là yếu tố duy nhấtquyết định sự thành công của mỗi cá nhân Năm 1995, trong tác phẩm “Trí tuệ cảmxúc”, Goleman D.J đã chứng minh: “nhiều người có chỉ số IQ cao, nhưng chưa hẳn đãthành công, do khả năng kiểm soát cảm xúc không tốt Vì vậy, bên cạnh IQ, cần có trí
tuệ cảm xúc (Emotional Interlligence –EQ)” [127] Thậm chí trong nhiều trường hợp
EQ quan trọng hơn IQ [128] Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ sốvượt khó (AQ) mới là yếu tố quyết định sự thành công của con người
Những nghiên cứu về năng lực vượt khó trước đây đa phần được thực hiện hiệnthông qua nghiên cứu chỉ số vượt khó và được nghiên cứu theo các hướng sau:
1.1.1.1 Nghiên cứu về khái niệm năng lực vượt khó
Những nghiên cứu về NL vượt khó được thực hiện thông qua nghiên cứu về chỉ
số vượt khó (Adversity quotient) được bắt đầu bởi nhà tâm lí học người Mỹ Stoltz P.G
và cộng sự với những nghiên cứu công phu Đặc biệt nhất và gây chú ý nhất là cuốn:Năng lực vượt khó: biến trở ngại thành cơ hội của Stoltz P.G (1997) Nghiên cứu đã đềcập đến khái niệm chỉ số vượt khó là khả năng của con người trong việc đối mặt vàvượt qua khó khăn, trở ngại và thách thức trong cuộc sống Cuốn sách cũng trình bàymột số công cụ và phương pháp tăng cường chỉ số vượt khó của một người, giúp họchuyển đổi các trở ngại thành cơ hội, nó cung cấp các kỹ năng và chiến lược để thayđổi cách tiếp cận với khó khăn, nhìn nhận chúng như một cơ hội để phát triển và thànhcông Stoltz P.G cũng nhấn mạnh rằng chỉ số vượt khó cũng chính là một chỉ báo về 4mức độ cao thấp của bản lĩnh sống: Đối diện khó khăn; Xoay chuyển cục diện; Vượt
Trang 23lên nghịch cảnh; Tìm được lối ra Nghiên cứu làm tiền đề cho một loạt các nghiên cứu
về chỉ số vượt khó được thực hiện [191] Tác giả Maryanti P (2005) đưa ra khái niệmvượt qua nghịch cảnh là khả năng vượt qua thời gian thử thách, tồn tại và phát triểntrong những tình huống khó khăn cũng như khả năng vượt qua những thay đổi, khókhăn [160] Luthans F (2007) đã định nghĩa “Vượt khó là khả năng lấy lại sự thànhcông sau khi gặp phải những trở ngại và khó khăn ngăn cản nỗ lực của người thực hiệnđạt được sự thành công” [158] Phoolka S & Kaur N (2012) với tựa đề: Chỉ số vượtkhó, một mô hình mới để khám phá đã đưa ra định nghĩa về chỉ số vượt khó như sau:
“Chỉ số vượt khó là yếu tố dự đoán sự thành công của một người khi đối mặt vớinghịch cảnh, cách anh ta ứng xử trong một tình huống khó khăn, cách anh ta kiểm soáttình hình, anh ta có thể tìm ra nguồn gốc chính xác của vấn đề hay không, liệu anh ta
có làm chủ được mình trong tình huống đó hay không, anh ấy có cố gắng hạn chế ảnhhưởng của khó khăn không và anh ấy lạc quan đến mức nào rằng khó khăn cuối cùng
sẽ kết thúc” [180; tr.109]; Rahardiani N.M, Indrawati E.S & Sawitri D.R (2012)nghiên cứu mối quan hệ giữa khó khăn và ý định gian lận trong giờ học toán của họcsinh trên vương quốc Kendal AQ được hiểu là khả năng nỗ lực phấn đấu khi cá nhângặp khó khăn để đạt được thành công [185] Cavus M.G (2015), định nghĩa khả năngvượt khó bằng cụm từ khả năng phục hồi, nó là xu hướng lấy lại tinh thần sau khókhăn hoặc những trở ngại cho phép mọi người nhìn nhận một cách lạc quan về các tìnhhuống khó khăn [109; tr.244-255] Trong một nghiên cứu khác Juwita H.R,Roemintoyo, Usodo B (2020) đã định nghĩa chỉ số vượt khó là khả năng phản ứng củamột người để vượt qua những trở ngại hoặc vấn đề [140]
1.1.1.2 Nghiên cứu về cấu trúc năng lực vượt khó
*Nghiên cứu cấu trúc năng lực vượt khó gồm bốn thành tố
Trong các nghiên cứu của mình, Stoltz P.G (1997) [191]; Stoltz P.G (2000)[192]; Stoltz P.G (2015) [63]) đã đề xuất mô hình cấu trúc năng lực vượt khó gồm 4thành phần, gọi là mô hình CORE: (Control- C: yếu tố kiểm soát -với câu hỏi: Bạnkiểm soát đến đâu trong một sự kiện bất lợi? Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sứcmạnh và khả năng tác động của cá nhân và nó có ảnh hưởng đến tất cả các đại lượng
Trang 24khác của năng lực vượt khó; Origin và Ownership - O: yếu tố nguồn gốc và tráchnhiệm – với câu hỏi: Ai hay cái gì là nguồn gốc của khó khăn? Tôi nhận trách nhiệm
về kết quả của khó khăn này ở mức độ nào?; Reach - R: yếu tố phạm vi tiếp cận / vươntới - Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống ở mức nào?;Endurance - E: độ bền – Khó khăn sẽ kéo dài bao lâu? Tôi chịu đựng được khó khăntrong bao lâu? Mô hình cấu trúc CORE của Stoltz P.G đã tạo tiền đề cho một sốnghiên cứu khác khi cùng nghiên cứu về cấu trúc NL vượt khó Chẳng hạn, nghiêncứu của Phoolka S & Kaur N (2012) [180], các tác giả đã gọi tên các thành phần trong
NL vượt khó đó là khả năng kiểm soát tình hình (C); cách tìm ra nguồn gốc chính xáccủa vấn đề (O); khả năng hạn chế ảnh hưởng của khó khăn (R); khả năng lạc quan rằngkhó khăn sẽ kết thúc (E) Mặc dù trong nghiên cứu của Phoolka S & Kaur N tên gọicác NL thành phần có thể khác về từ ngữ nhưng về bản chất cũng đồng nhất với các
NL thành phần trong mô hình CORE Nghiên cứu của Shen, Chao – Ying (2014), trên
cơ sở tổng hợp các nghiên cứu của nhiều tác giả để đưa ra quan niệm cấu trúc NL vượtkhó theo mô hình CORE Trong đó C: biểu thị khả năng kiểm soát Tác giả đặt ra câuhỏi: Làm thế nào để cá nhân nhận thức được khả năng kiểm soát khó khăn và sự thấtvọng của chính mình? Tác giả cho rằng: điều quan trọng của kiểm soát là nhận thức vềkhả năng tự chủ O2: biểu thị nguồn gốc và quyền sở hữu Với câu hỏi ai hoặc cái gìgây ra nghịch cảnh? Cá nhân nên chịu trách nhiệm gì khi xảy ra nghịch cảnh? R: biểuthị phạm vi tiếp cận và đại diện cho ảnh hưởng của nghịch cảnh đến các lĩnh vực kháccủa cá nhân Tác giả cũng đưa ra cảnh báo: “Nếu khó khăn và sự thất vọng xâm chiếmcuộc sống cá nhân, những cảm xúc tiêu cực và gánh nặng sẽ tăng lên; tuy nhiên,những quan điểm lệch lạc do thất vọng gây ra có thể khiến cá nhân không thể thựchiện những hành động cần thiết, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống của họ” E biểu thị sựbền bỉ ở 2 khía cạnh: “Khó khăn sẽ kéo dài bao lâu trong mỗi cá nhân?” hoặc
“Nguyên nhân của khó khăn sẽ kéo dài bao lâu?” Lời giải thích biện luận trước sự bền
bỉ của khó khăn và nguyên nhân gây ra khó khăn là “Các cá nhân sẽ cho rằng họ thiếukhả năng (nguyên nhân thường trực) hoặc do họ thiếu nỗ lực (nguyên nhân tạm thời)”[198] Nghiên cứu của Khairazani A.Z & Abdulla S.M (2018) cũng coi NL vượt khó
Trang 25bao gồm 4 thành tố trong mô hình CORE và cụ thể hóa 4 thành tố đó như sau: NLkiểm soát; quyền sở hữu; phạm vi tiếp cận, hướng tới; độ bền Trong nghiên cứu này,các tác giả cho rằng: NL kiểm soát (control) được xác định thông qua 3 khía cạnhchính: (1) khả năng tự nhận thức để có thể xử lý và ứng phó với các tình huống khókhăn trong kiểm soát; (2) khả năng tin tưởng một cách tích cực và (3) khả năng phụchồi/khắc phục sau khi trải qua thử thách hoặc thất bại Yếu tố quyền sở hữu bắt nguồn
từ hai thành phần (1) khả năng giải thích nguyên nhân của thách thức mà cá nhân phảiđối mặt, sự thừa nhận hậu quả của tình huống; (2) khả năng thừa nhận sự tồn tại củanhững thách thức Phạm vi tiếp cận, hướng tới bao gồm: (1) khả năng xác định nhữngthách thức phải đối diện, không ảnh hưởng tới những mặt khác của cuộc sống; (2) khảnăng hạn chế những thách thức để không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề khác trong cuộc
sống; (3) khả năng làm việc ngay lập tức để vượt qua những thách thức Độ bền bao
gồm: (1) khả năng dự đoán độ dài của thử thách; (2) khả năng dự đoán khoảng thờigian mà thử thách sẽ kết thúc trong cuộc sống và (3) khả năng của cá nhân tìm kiếm ranhững giải pháp để giải quyết những thách thức [142] Một số nghiên cứu của Trần
Thị Kim Huệ (2018) [36, tr 859 – 866], của Nguyễn Thị Diễm Hằng (2018) [31, tr.17
], của Kartikasari N.P.D & Wiarta I W(2020) [141], của Widodo W, Gustari I &Chandrawaty C (2022) [207, tr.44]; của Lê Minh Nguyệt và cộng sự (2023) [60] cũngxây dựng cấu trúc NL vượt khó trong nghiên cứu của mình dựa trên cấu trúc 4 thành tốnhư các nghiên cứu trước
*Mô hình cấu trúc năng lực vượt khó gồm 3 thành tố
Kobasa S.C (1979) đã tiên phong trong việc giới thiệu cấu trúc khả năng vượtkhó gồm ba thành tố: Cam kết (Commitment), Kiểm soát (Control), khả năng đối mặtvới thách thức (Challenge) [145] Maddi S.R (2002) phát triển thêm lý thuyết về khảnăng vượt khó trên cơ sở tập trung vào 3 yếu tố: Cam kết, kiểm soát, thách thức Tácgiả cho rằng khả năng vượt khó không chỉ là một đặc điểm tính cách mà còn là kỹnăng có thể được rèn luyện qua các trải nghiệm khó khăn [159] Cole M.S, Field H.S
& Harris S.G (2004) đã ứng dụng mô hình khả năng vượt khó với 3 thành tố cam kết,kiểm soát, đối mặt với thách thức để xây dựng cấu trúc khả năng vượt khó của sinh
Trang 26viên [113] Một số tác giả tiếp tục sử dụng mô hình cấu trúc khả năng vượt khó với 3thành tố trong các nghiên cứu của mình [20], [104].
Như vậy, khi nghiên cứu về cấu trúc NL vượt khó, chúng tôi tìm thấy 2 mô hìnhcấu trúc (Mô hình cấu trúc 3 thành tố và mô hình cấu trúc 4 thành tố) Hai mô hình cấutrúc NL vượt khó này có sự tương đồng với nhau đó là: Cả hai mô hình đều có thành tốkiểm soát, thành tố cam kết (mô hình 3 thành tố) hay trách nhiệm giải quyết khó khăn(trong mô hình 4 thành tố) Tuy nhiên điểm khác nhau trong mô hình cấu trúc 3 thành
tố có đề cập đến năng lực đối mặt với thách thức trong khi ở mô hình 4 thành tố lạinhấn mạnh sự nhận thức của cá nhân về phạm vi ảnh hưởng của khó khăn Mô hình 4thành tố có đề cập thêm thành tố độ bền (NL bền bỉ, chịu đựng khó khăn) mà ở môhình 3 thành tố không nhắc tới Chúng tôi đánh giá cao cả hai mô hình cấu trúc này vànhận thấy ở mô hình cấu trúc 4 thành tố (Viết tắt: CORE) có ưu điểm là đầy đủ hơn.Tuy nhiên chúng tôi cho rằng cần xây dựng mô hình NL vượt khó trên cơ sở chỉnh sửatên gọi của 4 NL thành phần như sau: NL kiểm soát bản thân trước khó khăn; NL xácđịnh nguồn gốc khó khăn và trách nhiệm giải quyết khó khăn, NL giải quyết khókhăn; NL chịu đựng khó khăn
1.1.1.3 Nghiên cứu về mức độ năng lực vượt khó
*Các nghiên cứu chia năng lực vượt khó thành 2 mức cao và thấp
Trong nghiên cứu của Angelopoulos P.A và cộng sự (2002) cho rằng: nhữngngười có chỉ số AQ cao thường có khả năng phản ứng rất nhanh nhạy với mọi thử thách
và có khả năng kiểm soát, quản lý các khó khăn tốt hơn những người có chỉ số AQ thấp
Họ tự nguyện nhận làm bất kể những việc mà không quan tâm nguyên nhân là gì Họ tựchịu trách nhiệm đối phó với những tình huống, khó khăn mà không đổ lỗi cho bản thân,cho người khác hoặc cho tình huống xấu Trái lại, những người có chỉ số AQ thấpthường đổ lỗi cho hoàn cảnh khi gặp những tình huống bất lợi Những người để cho khókhăn tràn lan đến các lĩnh vực khác của cuộc sống sẽ từ bỏ và mất hy vọng làm điều gì
đó cho những thách thức mà họ phải đối mặt Những người có chỉ số AQ cao là ngườilạc quan trong khi đối mặt với khó khăn, những người có chỉ số AQ thấp chắc chắn sẽthất bại vì họ coi khó khăn là vĩnh viễn [95] Điều này được tiếp tục chứng minh trong
Trang 27nghiên cứu của Daloos M.J.O (2015) [113].
*Các nghiên cứu chia năng lực vượt khó thành 3 mức độ
Elizabeth L.T (2007) với nghiên cứu: “Khó khăn có tác dụng lớn trong việc dựđoán hiệu suất công việc được nhìn qua quan điểm của Big Five” Nghiên cứu trên đãcăn cứ vào khả năng đối mặt với khó khăn, động lực thúc đẩy, khả năng vượt qua mọirào cản tâm lý, khả năng xoay chuyển cục diện, tìm được lối ra, sự lạc quan và nỗ lựcphấn đấu vươn lên của cá nhân, sự quy kết trách nhiệm để xác lập 3 mức độ vượt khó
và cũng được thể hiện qua mô tả mô hình người leo núi tương ứng với 3 mức độ: cao,
trung bình, thấp [121] Stoltz P.G (2015) cho rằng “động lực của con người là tiến lên,
là quá trình vượt qua những thử thách để đạt được mục tiêu đặt ra Quá trình đó đượcông ví von, so sánh với hành trình của nhà leo núi Trong hành trình đó sẽ có vô vànkhó khăn, thử thách Cách mà con người đối diện với khó khăn thử thách được so sánh
và phân chia thành 3 kiểu người (3 nhóm người): nhóm người có chỉ số AQ thấp –người bỏ cuộc, nhóm người có chỉ số AQ trung bình – người cắm trại, nhóm người cóchỉ số AQ cao - người leo núi hay là người thành công, người kiên định đạt đượcnhững mục tiêu mà họ đề ra” [63] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hằng (2018)với tựa đề: “Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp nâng cao khả năng vượt khó củasinh viên thiệt thòi đại học Huế [31, tr.17] cũng đánh giá khả năng vượt khó theo 3mức: cao, trung bình, thấp
*Các nghiên cứu chia mức độ năng lực vượt khó thành 5 mức độ
Trong các nghiên cứu của đã khảo sát và phân chia NL vượt khó theo 5 mức độ:Thấp, trung bình thấp, trung bình, tương đối cao, cao: của Lê Thị Thu Diềm và cộng
sự (2018) [20], của Trần Thị Kim Huệ (2018) [36], của Nông Thị Hồng Linh và cộng
sự (2020) [50], của tác giả Lê Minh Nguyệt (2022) [60, P1, tr.632]
Để nghiên cứu mức độ NL vượt khó, chúng tôi lựa chọn sự phân chia mức
độ NL vượt khó thành 5 mức độ: Mức cao, trung bình cao, trung bình, trung bìnhthấp, thấp
1.1.1.4 Nghiên cứu các nguyên tắc, biện pháp, cách thức nâng
Trang 28cao năng lực vượt khó
Như đã nêu ở trên, NL vượt khó có thể thay đổi nhờ áp dụng các biện pháp tác
động phù hợp Vậy, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những biện pháp nào để nâng
cao NL vượt khó Nghiên cứu của Stoltz P.G (2000) đã tập trung vào cách áp dụng chỉ
số vượt khó trong môi trường công việc, đưa các nguyên tắc của AQ vào hành động đểđạt được thành công như: chấp nhận và chịu trách nhiệm trước các khó khăn, kiểmsoát những gì có thể thay đổi trong tình huống khó khăn, giới hạn phạm vi tác độngcủa khó khăn, chịu đựng khó khăn, diễn tả khó khăn theo hướng tích cực, tận dụngkhó khăn để phát triển [192] Năm 2006, Stoltz P.G tiếp tục nghiên cứu về cách thứcnâng cao chỉ số vượt khó: thay đổi tư duy về khó khăn, kiểm soát phản ứng trước khókhăn, tìm ra mục đích và ý nghĩa từ khó khăn, rèn luyện khả năng kiên trì và chịuđựng, tăng cường sự linh hoạt trong tư duy và hành động, tập trung vào những yếu tố
có thể kiểm soát, phát triển khả năng tự điều chỉnh và điều hướng cảm xúc, xây dựng
sự hỗ trợ từ cộng đồng [193] Vấn đề này tiếp tục được nghiên cứu vào năm 2010 bởiStoltz P.G & Weihenmayer E Các tác giả nhấn mạnh rằng khó khăn không phải làmột trở ngại mà là cơ hội để phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn Nghiên cứu đã cungcấp các phương pháp và kỹ thuật để xây dựng sự chống chịu, quản lý stress và đạtđược thành công trong môi trường khó khăn, nó cũng chia sẻ các câu chuyện và trảinghiệm của tác giả Weihenmayer E người đã leo lên đỉnh núi Everest mà không có thịgiác như một minh chứng khó khăn là cơ hội chứ không phải trở ngại [194] Trongmột nghiên cứu khác, Stoltz P.G (2010) đã đưa ra những nguyên tắc để nâng cao chỉ
số vượt khó đó là: chấp nhận và hiểu rõ khó khăn, xác định rõ ràng tác động của khókhăn, tìm ra ý nghĩa và giới hạn của khó khăn, giới hạn thời gian ảnh hưởng của khókhăn, chuyển hóa khó khăn thành cơ hội phát triển, phát triển tư duy linh hoạt và sáng
tạo [195] Nguyễn Thị Diễm Hằng (2018) đã xác định các biện pháp nhằm nâng cao kh
ả năng vượt khó cho sinh viên thiệt thòi đó là: nâng cao nhận thức của cộng đồng về việcgiáo dục khả năng vượt khó đặc biệt là cho sinh viên thiệt thòi; hình thành và cải thiện năng lực vượt khó cho sinh viên; xây dựng và sử dụng hiệu quả mạng lưới liên kết giữa sinh viên với gia đình và các tổ chức, đoàn thể; triển khai và phát huy hiệu quả hoạt động
Trang 29của trung tâm tư vấn, tham vấn học đường cho sinh viên [31, tr.17-21].
1.1.1.5 Các nghiên cứu về đo lường, đánh giá năng lực vượt khó
*Hướng sử dụng hồ sơ vượt khó để đo lường năng lực vượt khó
Stoltz P.G (1997) đã phát triển công cụ đánh giá chỉ số AQ của cá nhân, được gọi
là AQ Profile (hồ sơ chỉ số vượt khó) Nội dung đánh giá là các thành phần của chỉ số
AQ đó là: khả năng kiểm soát (Control); Trao quyền hay khả năng nhận trách nhiệm(Ownership); Khả năng khống chế, hạn chế ảnh hưởng của khó khăn (Reach) và Độbền của khả năng chịu đựng (Endurance) Công cụ đo là các items được thiết kế dướidạng các tình huống giả định, người tham gia trả lời có thể khẳng định hoặc phủ địnhphương án tương ứng với tình huống [191]
Hồ sơ chỉ số vượt khó do Stoltz P.G thiết kế đã trở thành công cụ khá phổ biếntrong đánh giá chỉ số vượt khó của cá nhân theo các phiên bản khác nhau phụ thuộcvào văn hóa của mỗi quốc gia Tác giả Lazaro –Capones, Antonette R (2004) đã dùng
hồ sơ vượt khó để khảo sát NL vượt khó ở các khách thể Philippines trên cơ sở có sựcải biến các items và sử dụng thang đo Likert 5 bậc [152] Nguyễn Phước Cát Tường
và Trần Thị Tú Anh (2011) đã tiến hành chuyển ngữ và Việt hóa trắc nghiệm AQProfile Quicktake – phiên bản 1.0 trên mẫu 57 sinh viên sư phạm Trắc nghiệm nàysau đã được một số nhà nghiên cứu tại Việt Nam sử dụng để khảo sát chỉ số vượt khócủa sinh viên trong học tập [81] Tác giải Vekatesh J và cộng sự (2015) cũng sử dụng
hồ sơ vượt khó để đánh giá NL vượt khó của tuyển trạch viên trong việc tuyển dụng
nhân sự cho đơn vị tổ chức [204] Trần Thị Kim Huệ (2018) nghiên cứu về chỉ số vượt
khó của 420 sinh viên sư phạm Trong nghiên cứu này tác giả cũng dùng hồ sơ vượtkhó (Quick Take 1.0) đã được Việt hóa để khảo sát chỉ số vượt khó theo 4 yếu tố trong
mô hình cấu trúc CORE [36] Bingquan L và cộng sự (2019) đã biên soạn hồ sơ vượtkhó để đo lường năng lực vượt khó trên sinh viên đại học [106] Tác giả Mohd MatoreM.E.E và cộng sự (2020) đã nghiên cứu phát triển và sử dụng hồ sơ vượt khó nhằmxác định các thuộc tính tâm lí học của các chỉ báo về chỉ số vượt khó của sinh viênngành kĩ thuật Đặc biệt trong việc sử lý số liệu cho thấy các items có độ tin cậy để
đo chỉ số vượt khó Các items cũng đáp ứng tất cả các giả định chính như sự phù hợp,
Trang 30tính đơn chiều, tính độc lập cục bộ, tính phân cực của items và phân tích sự khác biệtgiới tính giữa các items Công cụ này có thể giúp cho việc đánh giá chỉ số vượt khómột cách khả quan [167] Tuy nhiên, chỉ số vượt khó là một đại lượng có thể thay đổichứ không phải là cố định Điều này được chứng minh qua nghiên cứu củaAngelopoulos P.A và cộng sự (2002) Nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm về đàotạo chỉ số vượt khó để phản ứng tối ưu với nghịch cảnh, đánh giá tài liệu chỉ số vượtkhó và các nghiên cứu hỗ trợ [95].
*Hướng sử dụng phiếu khảo sát để đo lường năng lực vượt khó
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thị Thủy (2010) triển khai nghiên cứunhững khó khăn và NL vượt khó của 42 khách thể có khuyết tật vận động trên địa bàn
Hà Nội, bằng phương pháp bảng hỏi Đây có thể là nghiên cứu đầu tiên về NL vượtkhó ở Việt Nam theo góc độ Tâm lí học Nghiên cứu này được công bố thông qua bàiviết “Bước đầu tìm hiểu khó khăn và biểu hiện vượt khó của người khuyết tật vậnđộng để tiến tới xây dựng chỉ số vượt khó của người khuyết tật vận động” Các tác giả
đã chỉ rõ các dấu hiệu vượt khó của người khuyết tật vận động biểu hiện cụ thể qua 3mặt: nhận thức, thái độ, hành vi [83, tr 7-11], [82, tr.183-188] Tác giả NguyễnThượng Trí, đã nghiên cứu khả năng vượt khó của 144 sinh viên khoa ngoại ngữtrường Đại học Ngoại ngữ và Tin học thành phố Hồ Chí Minh thông qua phương phápchính là điều tra bằng phiếu hỏi [78, tr.450] Nông Thị Hồng Linh và cộng sự (2020)nghiên cứu khả năng vượt khó của 918 sinh viên của 4 trường Đại học và Cao đẳng ởViệt Nam [50, tr.69 -83]
1.1.1.6 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực vượt khó với kết quả của hoạt động
Năng lực vượt khó có tỉ lệ thuận với mức độ thành công trong mọi hoạt động củacon người Điều này được thể hiện trong các nghiên cứu của: McClelland D.C và cộng
sự (1975) nghiên cứu với câu hỏi: Liệu chỉ số vượt khó có cho biết kết quả học tập củasinh viên bách khoa? [148]; Sia T (2001) [200], Stoltz P.G (2015): GRIT: Khoa họcmới về những gì cần thiết để kiên trì, phát triển và thành công [196], Williams M.W(2003): nghiên cứu mối quan hệ giữa phản ứng của hiệu trưởng đối với nghịch cảnh và
Trang 31thành tích học tập của học sinh [206]; D’Souza R (2006): nghiên cứu về chỉ số vượtkhó của học sinh THCS có liên quan đến thành tích học tập và môi trường học đường
[119]; Widyaningrum J (2007) với tựa đề trí thông minh nghịch cảnh và thành tích
học tập của học sinh Những cá nhân có chỉ số vượt khó cao có thể dễ dàng vượt quanhững khó khăn mà anh ta phải đối mặt [205, tr.47-56] Huijuan Z (2009) nghiên cứuchỉ số vượt khó và kết quả học tập của sinh viên đại học tại thành phố Quezon [135];Indah A.L (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của động cơ học tập, hứng thú học tập và chỉ
số vượt khó của sinh viên kế toán đến thành tích học tập [154]; Stoltz P.G (2010),nghiên cứu chỉ số vượt khó tại nơi làm việc: tìm ra khả năng tiềm ẩn của bạn để hoàn
thành công việc [195] Kiki R.A (2011) nghiên cứu về tự điều chỉnh học tập và chỉ số
vượt khó [144]; Cura J.M & Gozum J.L (2011) nghiên cứu về mối tương quan giữachỉ số vượt khó và thành tích toán học của sinh viên năm thứ 2 trường cao đẳng kỹthuật và công nghệ tại Pamantasan – Lungsod - Maynila [112]; Arstity H (2012)nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số vượt khó và sự trưởng thành trong nghề nghiệpvới thành tích học tập của sinh viên Khoa Tâm lý, Đại học Muhammadiyah Surakarta[133] Bautista M.J.C (2015), nghiên cứu chỉ số vượt khó và hiệu suất giảng dạy củacác thành viên trong khoa [105] Khairazani A.Z & Abdulla S.M (2018) với tựa đề:Mối quan hệ giữa chỉ số vượt khó và thành tích học tập tốt giữa các sinh viên đại họcMalaysia [142] Một số nghiên cứu của Yazon A.D & Manaig K.A (2018) với tựa đề:Chỉ số vượt khó, chỉ số cảm xúc và thành tích học tập của học sinh Philippin [208].Các nghiên cứu sau cũng tiếp tục khai thác vai trò của chỉ số vượt khó như: Darmawan
M và cộng sự (2019) nghiên cứu kết quả học tập môn toán của HS trung học chuyênnghiệp xét theo chỉ số AQ [116]; Kundan S & Sabina P (2019) nghiên cứu tác độngcủa chỉ số vượt khó với hành vi học tập của học sinh trung học [147]; Nhóm nghiêncứu Indraswati D và cộng sự (2020) tiến hành nghiên cứu với tựa đề: Lãnh đạo nhàtrường và động lực làm việc của GV Nghiên cứu đã khẳng định có tác dụng trongviệc tăng chỉ số vượt khó thông qua việc tăng khả năng lãnh đạo [136] Rosiqoh R vàcộng sự (2020) phân tích khả năng hiểu khái niệm của HS trung học phổ thông và chỉ
số vượt khó [186] Juwita H.R và cộng sự đã khẳng định vai trò của chỉ số vượt khó
Trang 32trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu cho thấy chỉ số vượt khó có ảnh hưởng lớn tronglĩnh vực giáo dục [140] Kuhon F (2020) nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số vượt khó
và kết quả học tập môn tiếng Anh [146]
1.1.2 Các nghiên cứu về năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên
Năng lực vượt khó trong HĐSP của GV được coi là một yếu tố cần thiết cần
có ở người GV để là tấm gương cho HS noi theo: “NL vượt khó là một phần củathái độ được mong đợi sẽ hình thành nền tảng nhân cách vững chắc, cần thiết cho
cá nhân trong việc đáp ứng nhu cầu cuộc sống của các cơ sở giáo dục ngày nay”[169, tr.65]
Năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của GV chủ yếu được nghiên cứu ởgóc độ vai trò của nó với các khía cạnh khác nhau của hoạt động sư phạm
1.1.2.1 Nghiên cứu về vai trò của năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên
Clunies – Ross P, Little E & Kienhuis M (2008) cho rằng: Hoạt động sư phạmcũng giống như hầu hết các hoạt động nghề nghiệp khác trong xã hội, có tiềm ẩn nhiềukhó khăn trong những mức độ khó khăn khác nhau, trong những bối cảnh làm việckhác nhau [111, tr.693 -710] Như vậy, để có thể vượt qua những khó khăn đòi hỏingười GV phải có năng lực vượt khó Trong hướng nghiên cứu về năng lực vượt khócủa GV, về cơ bản có thể được nghiên cứu theo các hướng sau:
* Vai trò của năng lực vượt khó đối với hiệu suất công việc của giáo viênNghiên cứu của Bautista M.J.C (2015) xác định mối quan hệ giữa chỉ số vượt khó
và kết quả giảng dạy của ba mươi giảng viên tại Đại học Bang West Visayas– Cơ sởLambunao trong học kỳ đầu tiên của năm học 2008-2009 [105, tr.538] Mwivanda M,Kingi P.M (2019) với tựa đề: Sự đóng góp của chỉ số vượt khó và động lực làm việc chohiệu suất của GV đã cho thấy tầm quan trọng của chỉ số vượt khó với động lực làm việc
của GV [170] Muztaba S, Bahri S & Farizal (2019), tiến hành nghiên cứu về tác động
của chỉ số vượt khó và chỉ số tinh thần đối với hiệu suất công việc của các GV trường tiểuhọc Al-Azhar, thành phố Depok một cách riêng biệt hoặc đồng thời Kết quả thu được
Trang 33như sau: Thứ nhất, có tương quan đáng kể giữa chỉ số vượt khó và chỉ số tinh thần của các
GV Thứ hai, có tương quan đáng kể giữa chỉ số tinh thần và hiệu suất làm việc của GV
Có mối tương quan đáng kể giữa chỉ số vượt khó và chỉ số tinh thần với thành tích của các
GV [169] Kartikasari N.P.D & Wiarta I.W (2020) trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu mức
độ đóng góp của nghịch cảnh và động lực làm việc đối với hiệu suất của GV tại cáctrường tiểu học ở Gugus VII Mengwi, trong năm học 2020-2021 Kết quả của nghiên cứunày cho thấy: có sự đóng góp đáng kể của chỉ số vượt khó và động lực làm việc tới hiệusuất làm việc của GV [141, tr.469-477]
*Vai trò của năng lực vượt khó trong việc giúp giáo viên thích ứng với nhữnghoàn cảnh khác nhau
Nghiên cứu của Jennings P.A & Greenberg M.T (2009) với tựa đề: khả năngphục hồi của GV trong các trường học đô thị, tầm quan trọng của môi trường họcđường và sự hỗ trợ xã hội Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu NL vượt khó của GVtrong các trường học ở đô thị Nghiên cứu cũng tập trung làm rõ tầm quan trọng củamôi trường và sự hỗ trợ xã hội với NL vượt khó của GV [137] Chính những sự thayđổi liên tục trong các cơ sở giáo dục có thể dẫn đến sự thất vọng và tuyệt vọng TheoPhoolka S & Kaur N (2012) cho rằng những GV có chỉ số vượt khó cao có xu hướngchủ động và cam kết trong những tình huống bất lợi và có khả năng biến nghịch cảnhthành cơ hội [180, tr.109] Parvath U và cộng sự (2014) lập luận thêm rằng GV với chỉ
số vượt khó tốt sẽ có thể chịu đựng được những khó khăn khác nhau trong quá trìnhdạy và học Do đó, họ cho rằng GV cần có chỉ số vượt khó để thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ [177, tr 23 -26] Theo Aliakbari M & Bozorgmanesh B (2015) cho rằng các GVkhác nhau phản ứng khác nhau trước nghịch cảnh, nói cách khác, tùy thuộc vào chỉ sốvượt khó của họ mà họ đối phó với những tình huống khác nhau theo những khía cạnhkhác nhau [94, tr.1-12] Nghiên cứu Day G.U & Sammons (2016) đã nghiên cứu về
NL vượt khó của GV trong quá trình giảng dạy Nghiên cứu đã phân tích các yếu tốảnh hưởng đến khả năng chống chịu và phục hồi của GV trong môi trường giảng dạy
đầy khó khăn [118] Hidayat W & Sariningsih R (2018) cho rằng chỉ số vượt khó bao
gồm việc đánh giá mức độ mà một người có thể vượt lên trên những lời đổ lỗi không
Trang 34cần thiết, cho dù là từ phía bản thân hay từ người khác Nó nhận diện sự chia sẻ tráchnhiệm của mỗi người trong một tình huống khó khăn và dẫn đến hành động, đưa ragiải pháp Lợi ích của chỉ số vượt khó trở nên rõ ràng bằng cách kiểm tra một loạt hoạtđộng thực hành về cách GV duy trì trạng thái tích cực trong khi đối phó với các tácnhân gây căng thẳng trong môi trường làm việc [134, tr.109 -118].
*Năng lực vượt khó của giáo viên ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinhLiên quan đến hướng nghiên cứu này, có tác giả Musili M.M (2015) nghiên cứu
về ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến GV đối với thành tích học tập của HS ởKenya [168] Mwivanda M, Kingi P.M (2019) đã nghiên cứu chỉ số vượt khó của GV
và đánh giá những ảnh hưởng của chỉ số này đến kết quả học tập của HS Nghiên cứu
đã chỉ ra có một mối tương quan thuận có ý nghĩa từ thành tố kiểm soát của chỉ số vượtkhó và kết quả học tập của HS Trong nghiên cứu này cũng đưa ra những khuyến nghịđối với các nhà hoạch định chính sách cần nhận ra tầm quan trọng của chỉ số vượt khóđối với GV, đưa ra các cơ chế hỗ trợ GV phù hợp và kịp thời và các chương trình pháttriển nghề nghiệp chuyên môn để cải tiến chỉ số vượt khó của GV trong mối quan hệvới kết quả học tập của học sinh trong nhà trường [170]
*Vai trò của năng lực vượt khó trong việc giúp giáo viên thực hiện các nhiệm vụ
và mục tiêu đề ra
Parvathy U và cộng sự (2014) cho rằng trong giáo dục, chỉ số vượt khó là năng lựccần thiết của các GV phấn đấu để đạt được các mục tiêu giáo dục Các tác giả cũng lậpluận thêm rằng GV với chỉ số vượt khó tốt sẽ có thể chịu đựng được những khó khăn khácnhau trong quá trình dạy và học Do đó, họ cho rằng GV cần có chỉ số vượt khó để thựchiện tốt hơn nhiệm vụ [177, tr.23 -26] Một nghiên cứu khác với tựa đề: Sự đóng góp củachỉ số vượt khó và động lực làm việc với hiệu suất của GV cho thấy việc nâng cao chấtlượng giáo dục bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của GV [141, tr.469-477]
*Vai trò của năng lực vượt khó trong việc giúp giáo viên quản lý lớp họcBautista M.J.C (2015) nhấn mạnh, cách GV điều chỉnh, thích ứng với các khókhăn – hay mức độ AQ là một vấn đề quan trọng sẽ ảnh hưởng đến khả năng quản lýlớp học của họ [105] Marashi H & Naghibi Z (2020) điều tra mối quan hệ về chỉ số
Trang 35vượt khó của GV EFL (dạy tiếng Anh) hướng nội và hướng ngoại, cách quản lý lớp họchiệu quả Kết quả cho thấy, chỉ số vượt khó của cả GV hướng nội và hướng ngoại đều làmột yếu tố dự báo đáng kể về việc quản lý lớp học của họ [164].
*Vai trò của năng lực vượt khó trong việc hình thành các khía cạnh tâm lí khácnhau của người giáo viên
Tác giả Day & Harris (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực vượt khó và
sự hài lòng công việc của GV Nó khám phá các yếu tố tác động đến năng lực vượt khócủa GV và tác động của NL vượt khó lên sự hài lòng với công việc giảng dạy [117].Theo Usha P & Praseeda M (2014) [203, tr.23-26], Kupari P & Nissinen K (2013) [148]cho rằng chỉ số vượt khó là một khía cạnh của lòng tự trọng, động lực, tinh thần phấnđấu, sự sáng tạo, thái độ tích cực, lạc quan và ổn định cảm xúc Theo Saeid N &Eslaminejad T (2017) những phẩm chất như đã kể rất quan trọng bởi vì trường họctrong thế kỷ 21 ngày càng trở nên thách thức hơn [188, tr.225 – 232]
1.1.2.2 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến năng lực vượt khó trong hoạt động
sư phạm của giáo viên
Bandura A (1997) cho rằng các giáo viên có mức độ tự hiệu quả thấp (cảm giác
tự ti và không tự tin vào khả năng của mình) thường gặp khó khăn trong việc đối phóvới các thách thức, dẫn đến sự suy giảm khả năng vượt khó Khi giáo viên thiếu niềmtin vào bản thân, họ có xu hướng cảm thấy bất lực trước các tình huống khó khăn, điềunày làm giảm AQ của họ [102]
Lazarus R S & Folkman S (1984) cho rằng: các yếu tố tâm lý tiêu cực như sựkhông hài lòng với công việc, cảm giác bị đánh giá thấp và các mâu thuẫn nội tâm cóthể làm giảm khả năng đối phó của GV, từ đó ảnh hưởng đến AQ Các GV khi gặpcăng thẳng thường có xu hướng phản ứng tiêu cực hoặc né tránh, thay vì chủ động giải
quyết các thách thức [153] Fredrickson B L (2001) nghiên cứu về cảm xúc tích cực
như lạc quan, lòng biết ơn và hy vọng đã được chứng minh là tăng cường khả năngchống chịu (resilience) và năng lực vượt khó của giáo viên [125] Kyriacou C (2001)
đã xác định lo âu và căng thẳng là những yếu tố tâm lý tiêu cực phổ biến trong nghềgiáo Khi giáo viên gặp phải lo âu kéo dài, họ thường có xu hướng giảm khả năng đối
Trang 36phó với các tình huống căng thẳng trong lớp học, và khả năng vượt khó cũng bị ảnhhưởng Nghiên cứu cho thấy sự lo âu làm suy giảm khả năng phản ứng nhanh và quyếtđoán của GV trước các tình huống bất ngờ, dẫn đến AQ thấp hơn [149] Nghiên cứucủa Jennings P.A & Greenberg M.T (2009) nhấn mạnh rằng các yếu tố như môitrường làm việc của giáo viên, sự hỗ trợ từ quản lý và đồng nghiệp, cùng với khả năngquản lý cảm xúc cá nhân và duy trì tinh thần tích cực có tác động quan trọng đến việcphát triển năng lực vượt khó của giáo viên Các yếu tố này giúp giáo viên duy trì độnglực, giảm căng thẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các thách thứctrong môi trường giảng dạy [137].
Nghiên cứu của Fernet C, Guay F, Senécal C & Austin S (2012) chỉ ra rằng môi
trường làm việc tiêu cực và sự thiếu động lực trong công việc có thể dẫn đến kiệt quệ tinh thần ở GV, làm suy yếu khả năng vượt khó Những GV cảm thấy bị cô lập hoặc
không nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên thường mất đi khả năng phục hồi trước các khó
khăn, dẫn đến AQ giảm [123] Gu & Day (2013) đã khám phá khái niệm sức bật tâm
lý (psychological resilience) của GV và nhấn mạnh rằng các yếu tố tâm lý tích cựcnhư cảm giác thành công trong nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc, và khả năngduy trì thái độ lạc quan có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng đối phó vớikhó khăn của GV Những GV có thể phát triển các yếu tố tâm lý tích cực thường cókhả năng đối phó và vượt qua thách thức trong môi trường giáo dục hiệu quả hơn [129
] Trong một nghiên cứu khác của Bautista M.J.C (2015), đã chỉ ra có các yếu tố ảnh
hưởng đến NL vượt khó của GV đó là: Một môi trường làm việc tích cực, có sự hỗ trợ
từ đồng nghiệp và cấp trên, giúp giảng viên cảm thấy được động viên và có động lựcvượt qua các thách thức; Khả năng tổ chức và quản lý thời gian hợp lý giúp giảng viêngiảm bớt căng thẳng, từ đó nâng cao khả năng đối phó với khó khăn; Các mối quan hệtích cực và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc giúp giảng viên cảm thấy tự tin hơn trongviệc vượt qua khó khăn; Việc áp dụng các kỹ thuật và phương pháp quản lý căngthẳng cũng là yếu tố giúp giảng viên duy trì khả năng vượt khó hiệu quả hơn, đồngthời tác giả đã xác định một số biến số cá nhân có thể ảnh hưởng đến chỉ số vượt khócủa GV như: độ tuổi, kết quả học tập, thâm niên…[105, tr.538] Nghiên cứu của
Trang 37Maslach C & Leiter M.P (2016) tập trung vào hiện tượng kiệt sức trong nghề giáo, một
trạng thái cảm xúc tiêu cực thường gặp ở GV Kiệt sức bao gồm ba yếu tố chính: sự mệtmỏi về cảm xúc, giảm thành tựu cá nhân và sự vô cảm (depersonalization) Các GV bịkiệt sức thường gặp khó khăn trong việc duy trì động lực và khả năng vượt qua nhữngthử thách, do đó làm suy giảm AQ của họ [162] Nghiên cứu của Indraswati D và cộng
sự (2020) đã khẳng định yếu tố giúp tăng khả năng vượt khó của GV phụ thuộc vào khả
năng lãnh đạo, khả năng động viên, khích lệ của nhà quản lí đối với GV [136] Tác giả
Lê Minh Nguyệt (2022) có đưa ra kết luận về một số yếu tố ảnh hưởng đến NL vượt khócủa GV THCS như sau: hoàn cảnh càng khó khăn là động lực giúp tăng cường NL vượtkhó cho GV THCS Những khó khăn trong các hoạt động nâng cao tiềm lực cho hoạtđộng chuyên môn và trong các điều kiện từ phía cá nhân trong hoạt động chuyên môn lànhững lực cản làm suy giảm NL vượt khó của GV [60, P1, tr.630]
Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra có nhiều yếu tố tác động đến NL vượt khótrong HĐSP của GV như: các yếu tố thuộc về chủ quan GV (các yếu tố tâm lý tích cực,các yếu tố tâm lý tiêu cực, yếu tố hiệu quả bản thân cao); các yếu tố thuộc về kháchquan GV (Yếu tố môi trường làm việc tích cực, khả năng lãnh đạo, động viên, khích lệ
từ nhà quản lý, yếu tố hỗ trợ từ đồng nghiệp)
1.1.2.3 Phương pháp nghiên cứu năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên
Cando J M D, Villacastin L N (2014) với tựa đề: Mối quan hệ giữa chỉ số vượtkhó (AQ) và chỉ số cảm xúc (EQ) với hiệu quả giảng dạy của giảng viên thể dục đạihọc CIT [108, tr.354 -367] Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảnghỏi để nghiên cứu NL vượt khó của sinh viên và giảng viên Bautista M.J.C (2015) đã
sử dụng hồ sơ vượt khó để thực hiện khảo sát Kết quả thu được cho thấy: nhìn chung,các giảng viên có ĐTB về chỉ số vượt khó đạt mức “cao” và thành tích giảng dạy “rất
khả quan” [105, tr.538] Trần Thị Kim Huệ (2018) nghiên cứu về chỉ số vượt khó của
420 sinh viên sư phạm Trong nghiên cứu này tác giả cũng dùng hồ sơ vượt khó(Quick Take 1.0) đã được Việt hóa để khảo sát chỉ số vượt khó theo 4 yếu tố trong môhình cấu trúc CORE [36, tr.859 – 866] Bingquan L và cộng sự (2019) đã biên soạn hồ
Trang 38sơ vượt khó để đo lường NL vượt khó trên sinh viên đại học [106] Mwivanda M &Kingi P.M (2019) với nghiên cứu: Chỉ số vượt khó của GV khía cạnh kiểm soát và kếtquả học tập của học sinh ở các trường trung học ở Kenya thông qua hồ sơ vượt khó[170]; Marashi H & Naghibi Z (2020) với tựa đề: Chỉ số vượt khó và việc quản lý lớphọc giữa các GV tiếng Anh người Iran Trong nghiên cứu đã sử dụng hồ sơ chỉ số vượtkhó để khảo sát NL vượt khó của GV tiếng Anh ở Iran [164] Biswas R & Banerjee D(2020) với tựa đề thang đo chỉ số vượt khó nhằm xây dựng thang đo để đánh giá chỉ sốvượt khó của GV [107], Lê Minh Nguyệt (2022) đã nghiên cứu năng lực vượt khó của
GV THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay Phươngpháp nghiên cứu chính là thang đo tự đánh giá của GV và kết hợp với hồ sơ vượt khó –phiên bản 1.0 của Nguyễn Phước Cát Tường và Trần Thị Tú Anh Việt hóa, có bổ sung
12 items cho 4 thành phần trong mô hình CORE [60, P1, tr.630]
1.1.3 Những vấn đề rút ra từ các nghiên cứu đã có về năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên
-Một số thành tựu đạt được của các nghiên cứu
Các nghiên cứu về NL vượt khó và NL vượt khó trong HĐSP của GV đã đượctiến hành nghiên cứu từ vài thập niên trước đây và theo những hướng nghiên cứu khácnhau Trong đó các hướng nghiên cứu đã đạt được những thành tựu đáng kể Cácnghiên cứu đã đưa ra quan niệm về NL vượt khó là khả năng đối mặt với khó khăn,vượt qua khó khăn, là yếu tố dự đoán sự thành công của con người; Các nghiên cứu đãxây dựng được mô hình cấu trúc NL vượt khó gồm có 4 năng lực thành phần: Control(Yếu tố kiểm soát), Owneship (yếu tố quyền sở hữu, Reach (yếu tố phạm vi tiếp cận /vươn tới), Endurance (yếu tố độ bền) và mô hình cấu trúc NL vượt khó gồm 3 NLthành phần: Cam kết (Commitment), Kiểm soát (Control), khả năng đối mặt với tháchthức (Challenge) Các nghiên cứu đã thành công trong việc sử dụng ba dạng thức chính
để khảo sát NL vượt khó đó là xây dựng hồ sơ vượt khó (gồm một số tình huống giảđịnh nhằm khảo sát cách thức lựa chọn của khách thể để giải quyết tình huống giả định
đó, từ đó đánh giá NL vượt khó của họ); xây dựng bảng hỏi nhằm đo trực tiếp các khíacạnh của NL vượt khó; kết hợp hồ sơ vượt khó và bảng hỏi; Các nghiên cứu đã khẳngđịnh và chứng minh được tầm quan trọng của NL vượt khó đối với con người trong
Trang 39những lĩnh vực hoạt động khác nhau trong đó có HĐSP; Các nghiên cứu đã chỉ ra có cácyếu tố chủ quan và khách quan tác động đến NL vượt khó của con người nói chung, của
GV nói riêng; Các nghiên cứu cũng khẳng định NL vượt khó là yếu tố có tính năngđộng, có thể thay đổi chứ không cố định Các nghiên cứu cũng đề xuất các cách thức tácđộng nhằm nâng cao NL vượt khó cho cá nhân nói chung cho GV nói riêng
Qua việc tổng quan tài liệu nghiên cứu về NL vượt khó và NL vượt khó của GVchúng tôi nhận thấy
- Những vấn đề rút ra từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu
+NL vượt khó đóng vai trò quyết định sự thành công trong mọi lĩnh vực hoạtđộng Vì vậy, NL vượt khó cần có trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và mỗi lĩnh vựchoạt động có đặc trưng riêng, bởi vậy cần xây dựng mô hình cấu trúc NL vượt khóriêng cho mỗi lĩnh vực hoạt động
+Trong mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có những dạng thức khó khăn khác nhau dovậy khi nghiên cứu NL vượt khó cần phân tích và đối chiếu nó với những khó khănriêng của từng lĩnh vực hoạt động
+Việc khảo sát NL vượt khó ở mỗi hoạt động, mỗi ngành nghề khác nhau, mỗinền văn hóa khác nhau là khác nhau Bởi vậy, trong mỗi nghiên cứu cần chú ý xâydựng công cụ khảo sát cho phù hợp với dạng hoạt động cụ thể, phù hợp với nền vănhóa và để đạt được mục đích nghiên cứu
- Vấn đề cần và có thể nghiên cứu tiếp trong luận án đó là:
+Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô hình NL vượt khó trong HĐSP của GVTHCS dựa trên mô hình CORE tuy nhiên có sự điều chỉnh tên gọi, bổ sung các NLthành phần trong cấu trúc NL vượt khó cho phù hợp với HĐSP của GV THCS, gắnvới một địa bàn kinh tế văn hóa đặc thù của Việt Nam
+ Luận án sẽ tập trung làm nổi bật những khó khăn trong HĐSP của GV THCS
và những khó khăn mang tính đặc thù của GV THCS các tỉnh TD&MNPB (khu vựcđược coi là có nhiều khó khăn so với cả nước) Từ đó, có căn cứ để đánh giá NL vượtkhó của GV ở khu vực này
+Luận án thiết kế bảng hỏi trên cơ sở có sự kế thừa hồ sơ vượt khó của Lazaro –Capones, A (2004) [152] làm công cụ khảo sát của luận án
Trang 40+ Luận án sẽ đánh giá mức độ NL vượt khó trong HĐSP của GV THCScác tỉnh TD&MNPB trên 5 mức độ: Thấp, trung bình thấp, trung bình, trungbình cao, Cao
+ Luận án tập trung nghiên cứu một số yếu tố chủ quan và khách quan tác độngđến NL vượt khó trong HĐSP của GV THCS ở các tỉnh TD&MNPB
+Luận án đề xuất các biện pháp tâm lý sư phạm phù hợp nhằm nâng cao NL vượtkhó cho GV ở khu vực này
1.2 Một số vấn đề lí luận về năng lực vượt khó trong hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở
1.2.1.1 Hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở
Theo Thái Duy Tuyên (2004), đề cập đến khái niệm giáo dục nghĩa rộng: “Giáodục (nghĩa rộng) là quá trình tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông quacác hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm pháttriển sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của thế hệ đang lớn lên, trên cơ sở giúp
họ chiếm lĩnh những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người” [80, tr.10] Cùng quanđiểm trên, Phạm Viết Vượng (2010) cho rằng: giáo dục “là quá trình tác động của nhàgiáo dục lên các đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhâncách toàn diện (trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, kỹ năng lao động…) [86, tr.26]
Abdullazhonova S.A (2022) cho rằng: HĐSP là một loại hình hoạt động nghềnghiệp, nội dung của nó là đào tạo, giáo dục, phát triển học sinh (trẻ em ở các độ tuổikhác nhau, học sinh các trường phổ thông, trường kỹ thuật, trường dạy nghề, cơ sởgiáo dục đại học, cơ sở đào tạo nâng cao, cơ sở giáo dục bổ sung) [90] Chuyển vào
trong giáo dục THCS, chúng tôi cho rằng: Hoạt động sư phạm của GV THCS là hoạt động nghề nghiệp của GV trong nhà trường THCS bao gồm hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và hoạt động đáp ứng các yêu cầu đề ra của ngành.
1.2.1.2 Đặc điểm hoạt động sư phạm của giáo viên Trung học cơ sở
Theo tác giả Nguyễn Đức Sơn và cộng sự (2018) cho rằng HĐSP của GV cócác đặc điểm: Nghề làm việc trực tiếp với con người; nghề tái sản xuất sức laođộng xã hội, đào tạo ra những con người có NL học tập suốt đời; Nghề mà công