1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ký Sinh Trùng - Bài 3: Giun Sán

198 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giun Sán
Tác giả Nguyễn Đinh Nga, Trần Vinh Hiển, Trần Xuân Mai, Phùng Đức Truyền
Người hướng dẫn Th.s Lã Thành Nam
Trường học Đại học Y Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Ký Sinh Trùng
Thể loại Tài liệu tham khảo
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 6,95 MB
File đính kèm BG c3 ks.rar (3 MB)

Nội dung

Môn Ký Sinh Trùng giúp bạn nắm vững kiến thức và có thể tự ôn tập Môn Ký Sinh Trùng giúp bạn nắm vững kiến thức và có thể tự ôn tập

Trang 1

GIẢNG VIÊN

Th.s Lã Thành Nam

Trang 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Đinh Nga Ký sinh trùng NXB Giáo dục Việt

Nam 8 – 2013

2 Trần Vinh Hiển Giáo trình Đại học – Đại học Y Dƣợc

Tp HCM Xuất bản 1991 – Tái bản 1994

3 Trần Xuân Mai Ký sinh trùng Y Học NXB Y Học 2010

4 Trần Xuân Mai Ký sinh trùng Y Học Giáo trình Đại học– Trung tâm ĐT & BD Cán bộ Y tế Tp HCM – 1994

5 Bộ môn Ký sinh trùng – Đại học Y Khoa Hà Nội Ký sinhtrùng Y Học NXB Y Học – 1997

6 Phùng Đức Truyền Ký sinh trùng NXB Y Học 2018

Trang 3

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

Chương I: Đại cương về ký sinh trùng

Chương II: Đơn bào

Chương III: Giun sán

Chương IV: Vi nấm

Trang 4

I Đặc điểm của bệnh giun sán

- Giun sán thuộc nhóm động vật đa bào

- Bệnh do giun sán gây ra rất phổ biến ở Việt Nam

- Chưa ý thức cao về vệ sinh công cộng

- Dùng phân người chưa ủ để tưới rau

- Dùng thực phẩm: nướng, gỏi, xông khói, hun khói,… gópphần làm gia tăng bệnh giun sán

- Tỷ lệ mắc bệnh giun sán ở người Việt Nam không nhữngcao mà số giun sán nhiễm trong một người lại rất nhiều

CHƯƠNG III

GIUN SÁN

Trang 5

- Đa số người nhiễm 2 – 3loại giun → tăng mầm bệnh giunsán (trứng, ấu trùng) trong môi trường.

- Vệ sinh môi trường, giữ vệ sinh cá nhân là biện pháp tíchcực để chống các bệnh giun sán

- Giun sán ký sinh không gây hiện tượng miễm dịch cao, nên người bệnh dễ tái nhiễm nhiều lần

- Giun sán sống ký sinh ở người gây ra các hiện tượng dịứng và làm tăng bạch cầu toan tính

Trang 6

II Tác hại giun sán đối với cơ thể.

1 Rối loạn về tiêu hoá

- Người mắc bệnh giun sán thường có triệu chứng lúc tiêuchảy, lúc táo bón

- Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ làm cản trở sự hấp thu cácchất dinh dưỡng qua ruột, làm suy yếu bệnh nhân

2 Rối loạn về máu

- Một số giun như giun móc làm giảm số lượng hồng cầu vàhuyết cầu tố ở bệnh nhân, gây thiếu máu nhược sắc

- Đa số giun sán gây tăng bạch cầu toan tính

Trang 7

Vì giun sán chiếm thức ăn và máu (giun móc) nên sức

đề kháng của cơ thể bị giảm, tạo điều kiện cho các bệnh

khác phát triển, nhất là bệnh lao, kiết lỵ, sốt rét

5 Những biến chứng nội khoa

Như đau bụng cấp tính, viêm tá tràng, hiện tượng dị ứng

và ngoại khoa (viêm ruột thừa, thủng ruột, tắc đường dẫn

mật)

Trang 8

III Chẩn đoán bệnh giun sán

1 Chẩn đoán lâm sàng

Không chính xác vì các triệu chứng bệnh giun sánkhông rõ rệt, dễ nhầm lẫn với bệnh khác, không xác địnhđược mức độ giun sán ký sinh trong cơ thể

2 Chẩn đoán xét nghiệm

a Trực tiếp

- Xem phân (giun đũa, sán lá gan, ruột)

- Xem đờm (sán lá phổi)

- Xem máu (giun chỉ)

- Xem nước tiểu (sán máng Schistosoma haematobium).

b Gián tiếp

Các phương pháp huyết thanh chẩn đoán

Trang 9

Chú ý:

- Phải xét nghiệm nhiều lần, cách khoảng vài ngày vì giunsán có thời kỳ không đẻ trứng

- Phải nắm được chu kỳ phát triển của giun sán, như trong

bệnh giun chỉ Bancroft phải xét nghiệm về đêm.

- Khi giun sán quá ít, phải phong phú hoá mẫu

IV phân loại giun sán: Dựa vào hình thể chung, người tachia ngành giun sán như sau:

Trang 10

GIUN

Nematoda

Trang 11

Đại cương

- Động vật đa bào, thuộc giới hạ đẳng

- Sống ký sinh trong động vật, thực vật hay sống tự do trong đất

Do đó, giun có liên quan đến nhiều ngành như: y tế, thú

y, nông nghiệp

I Cấu tạo

1 Hình dạng bên ngoài

- Giun hình ống, chiều dài thay đổi tuỳ giống

- Có giống dài hơn 1m như giun chỉ Médine, dài 15 – 25cm như giun đũa, giống chỉ dài khoảng vài mm như giun xoắn

- Giun có màu trắng đục Con đực luôn luôn nhỏ hơn con cái Đuôi con đực thường cong, đuôi con cái thẳng

Trang 12

2 Hình dạng bên trong (hình 3.1)

Cấu trúc cắt ngang một giun từ ngoài vào trong gồm:

a Tiểu bì: dày, cứng, cấu tạo bởi những protein cứng trong

đó có một protein gần giống nhƣ keratin

Chức năng là bảo vệ giun chống lại các chất độc tác hạiđến cơ thể chúng

c Lớp cơ: gồm những tế bào chƣa hoàn toàn phân hoá

d Xoang: ở chính giữa trong đó lơ lửng các cơ quan

Trang 13

II Các cơ quan

1 Cơ quan tiêu hoá

Là một ống dài, thường chạy theo chiều dọc của thân(có khi gấp khúc) từ trước ra sau gồm có:

- Miệng: thường hình thuôn, có 2 hay 3 môi bao quanh

Miệng có khi có bao miệng và răng để bám vào ký chủ nhưtrường hợp giun móc

- Thực quản là một ống hẹp hình ống hay hình lăng trụ,

thường phình ra hình chuỳ, ụ phình ở phía sau

- Thực quản có một lớp cơ sợi bên ngoài, có khả năng đànhồi vì thực quản ngoài nhiệm vụ dẫn thức ăn còn có nhiệm

vụ hút thức ăn

Trang 14

- Ruột là một ống rộng, thẳng, dẫn tới hậu môn Thành ruột

là một lớp tế bào biểu bì đơn giản

- Hậu môn thường ở gần tận cùng của đuôi và bao giờ cũng

đổ về phía bụng

2 Cơ quan bài tiết

Gồm những ống, số lượng ống thay đổi theo tuỳ loài, chạy theo chiều dọc ở mép thân và đổ ra một ống bài tiết rất nhỏ ở bụng

3 Cơ quan thần kinh

Gồm một vòng thần kinh bao quanh thực quản, liên hệ với các dây thần kinh nhỏ đi tới phía đầu và phía đuôi, dọc theo lưng và bụng

Trang 15

4 Cơ quan sinh dục

Bộ phận sinh dục đực và cái thường là các ống nhỏ,

được cuộn và xếp trong khoang thân

- Bộ phận sinh dục đực: gồm có một tinh hoàn hình ống dài cuộn lại hay uốn khúc, kế đến là ống dẫn tinh, về cuối ống rộng ra thành túi chứa tinh rồi đến ống vọt tinh thông ra

ngoài sau hậu môn, nơi đó có gai giao hợp nhú ra ngoài

Vài loài, phía đuôi phình ra tạo thành một túi giao hợp

- Bộ phận sinh dục cái: thường đôi và khúc khuỷu gồm có hai buồng trứng, hai ống dẫn trứng và hai tử cung đi đến

một âm đạo duy nhất

Âm đạo ăn thông với bên ngoài bởi một lỗ sinh dục nằm

ở giữa hay ở phần nửa trước của thân, luôn đổ ra phía bụng

Trang 16

III Sinh thái của giun.

- Đa số giun sống ký sinh, chỉ có một số giun sống tự do

- Vị trí sống ký sinh thay đổi tuỳ loài: ống tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hoặc cơ quan nội tạng

- Trước khi ở vị trí cố định, một số giun có giai đoạn di

chuyển trong cơ thể (còn gọi là giai đoạn chu du của giun)

- Sau khi ký sinh cố định, giun có thể di chuyển bất thuờng

được gọi là di chuyển lạc chỗ

Trang 17

- Ký sinh ở người, giun chiếm thức ăn, giao hợp và sinh sản

- Sau khi thụ tinh, giun cái đẻ trứng có khả năng phát triển Những giun cái không được thụ tinh cũng sinh trứng nhưng các trứng này không phát triển được

- Có những giun đẻ ra trứng (giun đũa) hay nở ngay sau khi

đẻ (giun kim) Hoặc đẻ ra con, nếu trứng nở trong tử cung con cái (giun chỉ)

- Trứng cho ấu trùng hình dạng không khác con trưởng

thành bao nhiêu và nó phải qua một số kỳ lột xác trước khi trưởng thành

Trang 18

4 Phân loại

Dựa vào nơi giun sống ký sinh, giun đƣợc chia làm ba nhóm

a Nhóm ký sinh ở ruột

- Giun đũa (Ascaris lumbricoides).

- Giun kim (Enterobius vermicularis).

- Giun tóc (Trichuris trichiura).

- Giun móc (Ancylostoma duodenale và Necator

Trang 19

c Nhóm ký sinh ở máu và các tổ chức (giun chỉ)

- Giun chỉ Bancroft (Wuchereria bancrofti).

- Giun chỉ Mã Lai (Brugia malayi).

- Onchocerca volvulus.

- Loa loa.

d Nhóm ký sinh lạc chủ gây hội chứng larva migrans

- Ancylostoma caninum: ký sinh ở chó.

- Ancylostoma brasiliense: ký sinh ở chó và mèo.

- Toxocara canis: ký sinh ở chó.

- Toxocara cati: ký sinh ở mèo.

Trang 20

I Hình thể

- Giun đũa có màu trắng đục hay hồng nhạt, có vân ngang Lúc trưởng thành dài từ 15 – 25cm

- Đầu có 3 môi bao quanh miệng, bờ của môi không đều đặn

và có dạng răng cưa Ký sinh ở phần cuối của ruột non

nhưng có thể di chuyển đến các cơ quan khác

- Con đực dài 15 – 20cm, có đuôi cong với hai gai giao hợp ngắn, bằng nhau

- Con cái dài 20 – 25cm, có đuôi thẳng, hình nón Lỗ đẻ

nằm trong một lõm, khoảng ⅓ thân kể từ đằng đầu

GIUN ĐŨ A (Ascaris lumbricoides)

Trang 21

- Trứng to khoảng 70µm, vỏ dày Phía ngoài vỏ có một lớp albumin xù xì, thường có màu vàng nâu, do thấm sắc tố

mật Lớp albumin có thể tróc trọn vẹn hay một phần, tạo nên những trứng không điển hình

- Trứng không thụ tinh có dạng hình thuôn, dài 80µm, bên trong có những hạt chiết quang không đều đặn

- Nếu ký chủ bị nhiễm toàn giun đực thì không có trứng

Trứng Ascaris lumbricoides

Trang 22

II Sinh học

- Sự giao hợp xảy ra trong ruột non, con cái đẻ mỗi ngàykhoảng 200.000 trứng, những trứng này chƣa phân đoạn vàchƣa có phôi nên sự tự nhiễm không xảy ra

- Trứng theo phân ra ngoài, phát triển thành trứng có phôi, trong vòng 2 – 3tuần lễ nếu nhiệt độ khoảng 20 – 30oC và

Trang 23

- Ấu trùng xuyên thủng thành ruột non để theo thành tĩnhmạch cửa vào gan rồi theo tĩnh mạch trên gan đến tim phải,

từ đó theo động mạch phổi vào phổi

- Lúc ở phổi ấu trùng dài từ 1,5 – 2mm, lột xác hai lần rồilên cuống phổi đến ngã tư hô hấp – tiêu hoá để lọt vào

đường tiêu hoá, xuống ruột non phát triển cho giun đũa

trưởng thành sau khi lột xác một lần nữa

- Trọn chu trình mất khoảng 2 – 2,5tháng và giun đũa có thểsống một năm

- Giun đũa sống ở ruột non nhưng cá biệt có thể chui vào

gan, ruột thừa, ống tuỵ hay chui lên miệng, mũi

- Súc vật (chó, lợn, bò, trâu) cũng có những loại giun củachúng Người nhiễm phải trứng giun đũa của các gia súc, ấutrùng sẽ không phát triển đến giai đoạn trưởng thành

Trang 24

Chu trình phát triỂn

Ascaris lumbricoides

Trang 25

III Dịch tễ học

- Trứng giun đũa được bài tiết theo phân và có sức đề kháng cao, nên giun đũa là ký sinh trùng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới

- Những vùng nhiệt đới, độ ẩm cao, việc quản lý phân chưa được chặt chẽ là những vùng nhiễm giun đũa trầm trọng

- Phổ biến ở Việt Nam Tỷ lệ nhiễm ở nông thôn cao hơn

thành thị, đồng bằng cao hơn miền núi

- Tình hình nhiễm giun thay đổi tuỳ theo tuổi và nghề

nghiệp Trẻ em nhiễm cao hơn người lớn Nông dân có tỷ lệ nhiễm cao hơn những người thuộc nghề nghiệp khác

Trang 26

IV Triệu chứng bệnh

- Nếu bị nhiễm nhẹ, thường không có triệu chứng và chỉ biếtkhi tình cờ xét nghiệm phân hay khi đi tiêu ra giun đũa

trưởng thành

Trong bệnh giun đũa, có hai giai đoạn nối tiếp nhau:

- Giai đoạn đầu tương ứng với sự di chuyển của ấu trùng

- Giai đoạn tiếp theo tương ứng với sự hiện diện giun trưởngthành trong ruột

Trang 27

1 Giai đoạn ấu trùng đang di chuyển

- Khi ấu trùng chui ra khỏi vỏ trứng, xuyên qua thành ruộtrồi đến gan thì chưa gây tổn thương gì đặc biệt

- Trong thời kỳ ấu trùng ở phổi, có thể gây hội chứng

Loeffler với những đặc điểm sau:

+ Ho khan, đau ngực và có sốt nhẹ

+ BC toan tính tăng cao (20 – 40%)

+ Chụp X quang cho những hình ảnh thâm nhiễm nhấtthời và biến mất từ 8 tới 12 ngày sau

Trang 28

2 giai đoạn giun đã trưởng thành

- Nếu nhiễm ít triệu chứng thường không rõ rệt Bệnh nhân chỉ thấy rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, ăn không tiêu, đau

bụng không rõ vị trí, tiêu chảy

- Trường hợp nhiễm nhiều, có thể đau bụng nhiều, nôn ra giun, tắc ruột, ống mật hay vào ống tuỵ làm viêm tuỵ cấp, chảy máu

Ở trẻ em có thể có những rối loạn thần kinh, đứa trẻ cựa quậy hay cáu gắt, mất ngủ, có khi có những cơn co giật

Trang 29

V Chẩn đoán

1 Ở giai đoạn ấu trùng

Dựa trên lâm sàng và bạch cầu toan tính bắt đầu tăngkhoảng 1 tuần sau khi nhiễm, đạt cực đại (20 – 40%)

khoảng 3 tuần, sau đó giảm xuống 7 – 8 tuần sau

2 Ở giai đoạn giun trưởng thành

Phát hiện trứng trong phân, số lượng trứng rất nhiềutrong những trường hợp nhiễm nặng hay trung bình

Trang 30

VI Dự phòng

- Chỉ uống nước lọc hay nước nấu chín

- Rửa tay trước khi ăn

- Đừng ăn rau cải sống (thuốc tím pha loãng 1/1000 chohiệu quả không cao đối với trứng giun đũa)

- Không nên đi tiêu bừa bãi ngoài sân, bãi cỏ

- Tránh dùng phân người còn tươi (chưa ủ quá 3 tháng) đểbón rau cải

Trang 31

I Hình thể

- Giun kim nhỏ, màu trắng, đầu hơi phình Dọc hai bên thân

có hai gân do vỏ bọc ngoài dày

- Miệng có 3 môi, thực quản có một ụ phình hình củ hành ở phần sau (đặc điểm quan trọng để nhận giun kim), tiếp theothực quản là ruột và hậu môn ở gần cuối đuôi

- Con đực dài 3 – 5mm, đuôi cong và có một gai giao hợpnhú ra ngoài Con cái dài 9 – 12mm, đuôi nhọn và thẳng, lỗ

đẻ nằm ở phần giữa trước của thân

GIUN KIM (Enterobius vermicularis)

Trang 32

- Trứng hình bầu dục, dài khoảng 50µm, nhƣng hơi dẹp mộtphía, vỏ khá dày, láng và trong suốt

- Trứng có phôi lúc mới sinh nên có khả năng nhiễm ngay

và trỨng giun

Trang 33

II Sinh học

- Lúc còn nhỏ, giun kim sống ở phần cuối của ruột non và

sự giao hợp xảy ra ở đây

- Sau khi thụ tinh, giun cái lần theo ruột già tới hậu môn, đẻtrứng ở các lằn xếp quanh hậu môn

- Trứng dính vào da quanh hậu môn nhờ có chất albumin ở mặt ngoài

- Trứng mới sinh đã có phôi nên có thể nhiễm trực tiếp Sự

tự nhiễm thường gặp ở trẻ em

- Sự truyền bệnh còn có thể do ruồi, bụi hay thức ăn bị vấybẩn Khi trứng vào đến dạ dày, ấu trùng thoát khỏi vỏ, tiếnlần đến đoạn cuối của ruột non và trưởng thành trong vòng

2 – 3tuần sau

- Giun kim chỉ sống trong ruột người 1 – 2tháng

Trang 34

Chu trình phát triỂn cỦa

Enterobius vermicularis

Trang 35

III Dịch tễ học

- Giun kim gặp ở khắp thế giới, bệnh lan tràn do điều kiện

vệ sinh, nếp sinh hoạt nhiều hơn là do điều kiện khí hậu vìchu trình của giun kim rất đơn giản

- Ở nước ta, tỷ lệ người mắc bệnh giun kim khoảng 47%, tỷ

lệ nhiễm ở trẻ em cao hơn người lớn, trẻ em sống tập thể có

tỷ lệ nhiễm cao hơn trẻ em sống ở gia đình

Trang 36

IV Bệnh học

Nếu giun nhiễm ít thì triệu chứng bệnh không đáng kể, nếu số lƣợng giun nhiều thì có thể gây các rối loạn sau đây:

1 Rối loạn ở ruột

- Ngứa ở hậu môn, xảy ra vào ban đêm, khi nằm ngủ đã ấmchỗ và sự ấm này khiến con cái ra rìa hậu môn để đẻ

- Những vết lở do gãi gây nên và các chất dị ứng do con cáitiết ra có thể chàm hoá vùng hậu môn

- Giun kim nhiều có thể gây tình trạng viêm mạn tính ở ruộtlàm cho trẻ em hay đau bụng, buồn nôn, dễ bị tiêu chảy

Trang 37

2 Rối loạn thần kinh

Thường xảy ra ở trẻ em Trẻ em mắc bệnh dễ mất ngủ, khóc đêm, đái dầm, hay cáu gắt, gây gổ, có khi có những

cơn co giật, động kinh

3 Rối loạn ở cơ quan sinh dục nữ

- Giun kim cái ra đẻ ở hậu môn, có thể bò sang bộ phận sinh dục của những bé gái

- Mắc bệnh giun kim có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cơ thể: trẻ gầy, xanh xao, bụng to, biếng ăn

Trang 38

IV Chẩn đoán

1 Lâm sàng

Ngứa hậu môn là dấu hiệu chính trong bệnh giun kim Nếu xem ngay lúc đó có thể nhìn thấy giun trưởng thành ở rìa hậu môn

Trang 39

- Trong lần nhiễm đầu, Eosinophil tăng đến 25- 30% ởngày thứ 20, sau đó giảm dần

- Nếu giun chui vào niêm mạc ruột hoặc âm đạo,

Eosinophil có thể tăng lên đến 12%

Trang 40

PhƯƠng pháp Graham

Trang 41

V Dự phòng

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi tiêu

- Rửa hậu môn bằng xà phòng khi tắm

- Đừng cho trẻ em mặc quần xẻ đũng để tránh trứng phát tán

ra ngoại cảnh và tránh các em sờ tay vào hậu môn

- Nên lau nhà thay vì quét nhà vì trứng có thể lơ lửng trongkhông khí

TrỨng và Giun kim Ở hẬu môn

Trang 42

Giun móc thuộc họ Ancylostomidae, có bao miệng phát

triển, miệng có những bộ phận bén nhọn Trong họ này có:

Chi Ancylostoma miệng có răng hình móc.

Chi Necator miệng có những bản sắc bén.

Họ Ancylostomidae

Loài gặp ở người Duodenale Americanus

Hai loài này gặp ở vùng nhiệt đới ẩm ướt

Riêng ở vùng ôn đới thường chỉ gặp ở vùng hầm mỏ

GIUN MÓC

(Ancylostoma duodenale - Necator americanus)

Trang 43

I Hình thể

1 Ancylostoma duodenale

- Màu trắng xám hay hồng nhạt do tiêu hóa hồng cầu

- Con đực dài 8 – 11mm, con cái dài 10 – 13mm Cả hai đều

có bao miệng hơi phình ra, cong về phía thân, hai cặp răng

để bám vào niêm mạc ruột non

- Thực quản dài, hình ống, chiếm đến 1/6 chiều dài cơ thể

- Đuôi con đực xoè nhƣ một cái chuông, tạo thành túi giao

hợp lỗ sinh dục nằm ở túi giao hợp, có 2 gai giao hợp dài, mỏng manh, không đồng đều và nhú ra ngoài

Trang 44

- Đuôi con cái cùn Trứng có hình bầu dục, dài 60µm, vỏmỏng và trong suốt Lúc đẻ trứng đã bắt đầu phân đoạn, chứa đựng từ 2 – 4 phôi bào rất dễ thấy.

- Xoang cơ thể chứa buồng trứng và ống tử cung chứa đầytrứng Âm môn nằm ở ⅓ sau của thân giun

- Giun đẻ trứng nhiều vào tháng 15 →18 sau khi nhiễm,

tuổi thọ của giun là 6 năm Con cái đẻ

trứng 25000 – 35000 trứng mỗi ngày

Ngày đăng: 25/12/2024, 10:48

w