Lời giới thiệu:Trong quá trình động cơ làm việc, hệ thống làm trơn sẽ cung cấp dầu nhờn dướimột áp suất nhất định đến các chi tiết chuyển động cần phải làm trơn, nhằm kéo dàituổi thọ của
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
-
-BÁO CÁO MÔN HỌC CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT
& BẢO DƯỠNG Ô TÔ
ĐỀ TÀI CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG BÔI TRƠN Giảng Viên NGƯỜI THỰC HIỆN:
ThS Nguyễn Kỳ Tân SV: Trần Hoàng Định
MSSV:0143011002 Lớp:VB2 CN KT Ô TÔ
Tháng 10/2023
1
Trang 2MỤC LỤC:
I: NHIỆM VỤ VÀ CẤU TẠO CHUNG CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN 4
1.1 Nhiệm vụ… ……… …… 4
1.2 Nguyên lý bôi trơn thủy động ……… …… 4
1.3 Cấu trúc và Nguyên lý làm việc của hệ thống……… …… 5
1.3.1 Lưới lọc ……… ………… ……… …… 6
1.3.2 Bơm nhớt ………… …… …….……… 6
1.3.3 Hệ thống điều tiết áp suất nhớt……… … ……… ….….… 7
1.3.4 Lọc nhớt …… ……… ….….… 7
1.3.5 Làm mát nhớt …… ……… ….….… 8
1.3.6 Dầu bôi trơn …… ……… ….….… 9
1.3.7 Chỉ thị áp lực của dầu bôi trơn …… ……… ….….… 11
II: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN … 13
2.1 Yêu cầu chất lượng dầu ………… ……….……… ………. 13
2.2 Những công việc của bảo dưỡng hệ thống bôi trơn … ……… 13
2.2.1 Bảo dưỡng hàng ngày …… ……… ….….… 14
2.2.2 Bảo dưỡng 1 …… ……… ….….… 14
2.2.3 Bảo dưỡng 2 …… ……… ….….… 14
2.2.4 Các bước thay dầu …… ……… ….….… 15
2.2.5 Những hư hỏng chung …… ……… ….….… 17
2.3 Phương pháp bảo dưỡng hệ thống bôi trơn … … ……… 17
2.3.1 Bảo dưỡng bơm dầu và vỉ lọc dầu ……… ……… 18
2.3.2 Bảo dưỡng bầu lọc dầu ……… ……… 20
2.3.3 Bảo dưỡng két làm mát dầu ……… ……… 22
2.3.4 Thông rửa các đường dầu và các te dầu .………… ……… 23
2.4 Kiểm tra chẩn đoán hệ thống bôi trơn … … ……… 24
2.4.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại chẩn đoán ……… ……… 24 2.4.2 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
và phương pháp kiểm tra chẩn đoán hệ thống bôi trơn … 25
2
Trang 32.4.3 Thực hành kiểm tra chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn………… 28
III: SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN … 31
3.1 Hiện tượng sai hỏng và nguyên nhân ……… ………. 31
3.2 Kiểm tra hệ thống bôi trơn … ……… 32
3.2.1 Kiểm tra sơ bộ hệ thống bôi trơn …… ……… ….….… 32
3.2.2 Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn …… ……… ….….… 32
3.2.3 Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn …… ……… ….….… 33
3.3 Sửa chữa hệ thống bôi trơn … … ……… 34
3.3.1 Sửa chữa bơm dầu ……… ……… … 34
2.3.2 Sửa chữa lọc dầu ……… ……… 36
3.3.3 Sửa chữa két làm mát dầu ……… ……… 37
Tài liệu tham khảo ………… ……… 38
3
Trang 4Lời giới thiệu:
Trong quá trình động cơ làm việc, hệ thống làm trơn sẽ cung cấp dầu nhờn dướimột áp suất nhất định đến các chi tiết chuyển động cần phải làm trơn, nhằm kéo dàituổi thọ của động cơ
I NHIỆM VỤ VÀ CẤU TẠO CHUNG CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN
1.1 Nhiệm vụ
Hệ thống làm trơn có các chức năng sau:
- Làm giảm ma sát cho các chi tiết chuyển động
- Có tác dụng làm kín piston, xéc măng và lòng xy lanh
- Làm mát các chi tiết của động cơ
- Bảo vệ bề mặt các chi tiết, chống rỉ sét
- Lôi cuốn các hạt mài mòn xuống các te và làm sạch bề mặt lắp ghép
- Làm cho các chi tiết chuyển động êm dịu, giảm tiếng ồn
1.2 Nguyên lý bôi trơn thủy động
Một lớp dầu mỏng được hình thành ở giữa trục và ổ đỡ để ngăn cản chúng masát trực tiếp với nhau khi trục chuyển động
Các điều kiện để hình thành một chêm dầu:
-Khe hở lắp ghép phải bé
-Nhớt được cung cấp đến ổ đỡ dưới một áp suất nhất định
-Độ nhớt của dầu làm trơn phải đúng
-Tốc độ quay của trục phải đạt một tốc độ tối thiểu
Khi trục quay với một tốc độ nhất định, nhớt được cung cấp đến bề mặt lắp ghép.Một lớp nhớt mỏng sẽ bám lên bề mặt của trục Do đó, khi trục chuyển động nhớt sẽ
bị cuốn xuống bên dưới trục và tạo thành một chêm dầu
Khi áp suất chêm dầu đủ lớn, nó sẽ đẩy trục nổi lên và lúc này trục chuyển độngkhông ma sát trực tiếp với ổ đỡ Đây chính là nguyên lý bôi trơn thuỷ động
4
Trang 5Hình 1.1 Bôi trơn thủy động
1.3 Cấu trúc và nguyên lý làm việc của hệ thống
- Bơm nhớt hút dầu nhớt từ cac te qua lưới lọc để cung cấp cho hệ thống
- Nhớt từ bơm sẽ đi đến lọc tinh Sau khi lọc sạch, nhớt sẽ được cung cấp đếnmạch dầu chính ở thân máy
• Dầu nhớt từ mạch dầu chính sẽ được phân phối đến các cổ trục cam, cổtrục chính của trục khuỷu
• Từ các cổ trục chính, nhớt sẽ đến làm trơn các chốt khuỷu và sau đó bôitrơn piston, xéc măng và xy lanh
- Từ một trong các cổ trục khuỷu, nhớt được dẫn xuyên qua thân máy và nắpmáy, sau đó bôi trơn các cổ trục cam và làm trơn các chi tiết khác trên nắp máy
- Sau khi đến bôi trơn các chi tiết, nhớt sẽ rơi trở lại các-te
Hình 1.2 hệ thống bôi trơn
5
Trang 6- BƠM BÁNH RĂNG ĂN KHỚP TRONG
Ở hình bên là kiểu bơm bánh răng ăn khớp trong Bánh răng chủ động 2 đượcdẫn động bởi trục khuỷu Khi bánh chủ động quay, nó sẽ làm bánh răng bị động 1quay theo, nhớt sẽ được hút từ các-te vào bơm và sau đó nhớt sẽ được đưa đến lọctinh
Hình 1.3 Bơm nhớt
- BƠM BÁNH RĂNG ĂN KHỚP NGOÀI
Kết cấu của bơm bánh răng ăn khớp ngoài được thể hiện như hình vẽ Loạibơm này thường được dẫn động bởi trục cam Chiều quay của bánh răng chủ động vàbánh răng bị động là ngược chiều với nhau Khi bánh răng chủ động quay, nó sẽ kéobánh răng bị động quay theo, nhớt từ các-te đi vào mạch hút của bơm và sau đó nhớt
bị cuốn nằm ở giữa kẽ răng và vỏ bơm và thoát ra mạch thoát của bơm
- BƠM ROTOR
Bơm này gồm hai rotor đặt bên trong một vỏ bơm Khi rotor chủ động quay thìrotor bị động quay theo Trục của rotor chủ động được đặt lệch tâm so với rotor bịđộng Vì vậy khoảng không gian giữa hai rotor sẽ thay đổi khi bơm quay, nhớt sẽ hútvào bơm khi thể tích giữa hai rotor gia tăng và lượng nhớt sẽ thoát ra ngoài khi thểtích giữa hai rotor giảm
6
Trang 7Hình 1.4 Bơm Rotor
1.3.3 Hệ thống điều tiết áp suất nhớt
Tốc độ quay của bơm nhớt phụ thuộc vào tốc độ của trục khuỷu Khi tốc độbơm tăng, áp suất nhớt do bơm cung cấp cũng gia tăng theo, làm cho nhớt bị rò rỉ vàcông dẫn động bơm nhớt lớn nên làm giảm công suất của động cơ
Để tránh điều này, người ta bố trí một bộ giảm áp nằm bên trong của vỏ bơm,nhằm giữ cho áp suất nhớt ở một mức không đổi khi tốc độ động cơ gia tăng.Khi áp suất nhớt gia tăng lớn hơn so với mức qui định, lúc này lực đẩy của nhớtlớn làm cho lò xo nén lại và an toàn mở để giải phóng một lượng nhớt trở lại các-te
Trang 8giảm tuổi thọ của động cơ Để tránh điều này, người ta bố trí một lọc nhớt ở sau bơmnhớt.
Bên trong lọc nhớt có bố trí một van an toàn song song với lõi lọc Khi lõi lọcquá bẩn, sự chênh lệch áp suất đường vào của lọc và đường ra vượt quá 1kg/cm , van2
an toàn mở và cho một phần nhớt đi tắt qua lõi lọc để cung cấp cho động cơ
Ở đường vào của lõi lọc có bố trí một van một chiều, van này có chức năngngăn cản các chất bẩn trở về bơm khi tắt máy, cũng như giữ nhớt trong bầu lọc saocho nó có thể cung cấp ngay lập tức đến các chi tiết động cơ khi khởi động lại
1.3.5 Làm mát nhớt
Khi động cơ hoạt động, lượng nhiệt do động cơ mang đi gồm: lượng nhiệt sinh
ra do ma sát và lượng nhiệt do khí cháy truyền cho nhớt làm trơn Khi nhiệt độ củanhớt lớn hơn 125°C, nhớt sẽ mất đi độ nhớt Vì vậy, trong quá trình làm việc người tamong muốn nhiệt độ của nhớt không được vượt quá 100°C
Có hai kiểu làm mát nhớt: Làm mát bằng không khí và làm mát bằng nước
- LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ
Hệ thống này bao gồm một két làm mát, một van an toàn và hai đường ống dẫnnhớt bằng kim loại hoặc bằng cao su chịu lực Khi bơm nhớt hoạt động, nhớt sẽ đượcđưa đến lọc tinh, sau khi lọc sạch nhớt sẽ đi bôi trơn các chi tiết chuyển động củađộng cơ
Hình 1.6 Làm mát bằng không khí
8
Trang 9Khi áp suất nhớt gia tăng khoảng từ 2,7 đến 3,5 Kg/cm2, van an toàn mở đểcho một lượng nhớt từ lọc qua van an toàn để đi đến két làm mát nhớt và sau đó trở
lại các te
- LÀM MÁT BẰNG NƯỚC
Két làm mát được bố trí ở đầu của lọc tinh Đặc điểm của loại này, nhớt từ bơmđược cung cấp đến lõi lọc và sau đó đi qua két làm mát rồi đến bôi trơn các chi tiếtcủa động cơ
Để tránh trường hợp các ống làm mát nhớt bị nghẹt, cũng như có sự tổn thất lớntrong trường hợp nhớt đi qua các đường ống làm mát khi động cơ nguội, người ta bốtri một van an toàn trong két làm mát Van này sẽ mở khi có sự chênh lệch áp suấtgiữa cửa ra và cửa vào của két vượt quá 1,5Kg/cm , lúc này nhớt sẽ đi thẳng đến2
mạch dầu chính mà không đi qua két làm mát nữa
Hình 1.6 Làm mát bằng nước
1.3.6 Dầu bôi trơn
Các chất bôi trơn dùng cho ôtô gồm có: Dầu bôi trơn dùng cho động cơ xăng,dầu bôi trơn dùng cho động cơ Diesel, dầu làm trơn hộp số, dầu dùng cho hộp số tựđộng, hệ thống trợ lực lái, hệ thống phanh…
Hầu hết các chất bôi trơn dùng cho ôtô đều có thành phần chính từ các sảnphẩm chưng cất từ dầu thô và được thêm vào nhiều chất phụ gia khác nhau tuỳ theođặc tính yêu cầu của mỗi loại Một vài loại thành phần chính là dầu nhân tạo
Sự khác nhau cơ bản giữa dầu bôi trơn động cơ và các chất bôi trơn khác là dầulàm trơn trở nên bẩn trong quá trình làm việc do muội than, axit và các sản phẩm kháccủa sự đốt cháy nhiên liệu trong động cơ
Dầu làm trơn phải có độ nhớt thích hợp Nếu độ nhớt quá thấp, màng dầu dễ bịđứt khoảng và xảy ra sự kết dính giữa hai chi tiết Nếu như độ nhớt quá đặc, nó sẽ tạo
9
Trang 10ra sức cản lớn trong sự chuyển động của các chi tiết làm giảm công suất động cơ vàđộng cơ khó khởi động.
Độ nhớt của dầu làm trơn phải tương đối ổn định trong một sự thay đổi nhiệt độnhất định, dầu làm trơn phải chống lại sự ăn mòn hen rỉ của các chi tiết Trong quátrình làm việc không được tạo bọt và phải sử dụng đúng loại để phù hợp với kiểuđộng cơ đã được thiết kế
Dầu nhớt sử dụng trong động cơ có thể chia làm hai loại là dầu đơn cấp và dầu
đa cấp Dầu đơn cấp là dầu được xếp vào cấp của nó thông qua giá trị tuyệt đối củanhiệt độ và dầu đa cấp là dầu được xếp hạng khác nhau khi lạnh và khi nóng Dầu đacấp được chế tạo để sử dụng như dầu loãng khi nhiệt độ lạnh và có xu hướng đặc lại
và hoạt động như dầu đặc ở nhiệt độ cao
Chỉ số SAE nói về thang nhiệt độ mà dầu có thể bôi trơn tốt nhất Chỉ số SAE
là 10 xác định dầu làm trơn tốt ở nhiệt độ thấp nhưng nó sẽ loãng ở nhiệt độ cao Chỉ
số SAE30 cho biết dầu bôi trơn tốt ở nhiệt độ trung bình nhưng nó sẽ đặc ở nhiệt độthấp
Dầu đa cấp có nhiều hơn một chỉ số độ nhớt Ví dụ SAE10W30 là dầu yêu cầuphải có 10% trọng lượng dầu dùng để khởi động và bôi trơn ở nhiệt độ lạnh và phải
có 30% trọng lượng dầu ở nhiệt độ trung bình
Tiêu chuẩn SAE do hiệp hội kỹ sư người Mỹ thành lập Ngoài ra, dầu bôi trơnđộng cơ còn được phân loại theo tính chất tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn đặt ra của việndầu mỏ Hoa Kỳ (API), cách phân loại theo API thường được đánh giá rõ ràng, chínhxác hơn hơn SAE, do vậy việc chọn lựa loại dầu làm trơn phù hợp với từng loại ôtôđược dễ dàng hơn
Hình 1.7 chỉ số SAE
- DẦU BÔI TRƠN PHÂN LOẠI THEO API CHO ĐỘNG CƠ XĂNGSA: Loại dầu hoàn toàn chưng cất bằng dầu mỏ, không có pha thêm các chấtphụ gia
SB: Loại dầu dùng cho động cơ có tải nhỏ, loại này có chứa một số chất chốngôxy hoá
SC: Loại dầu có chứa các chất tẩy rửa – làm sạch, các chất chống ôxy hoá
10
Trang 11SD: Loại dầu này dùng cho động cơ làm việc ở nhiệt độ cao hoặc trong cácđiều kiện khắc nghiệt Có chứa các chất tẩy rửa – làm sạch, chất chống lại ôxy hoáchống lại các tác nhân ăn mòn kim loại…
SE: Loại dầu dùng cho động cơ làm việc ở điều kiện khắc nghiệt hơn so với
SD Chất phụ gia của loại dầu này có chứa các chất tẩy rửa – làm sạch, chống lại tácnhân ăn mòn kim loại, chống ôxy hoá …
SF: Loại dầu này chống lại sự ăn mòn kim loại và sử dụng được lâu dài
- DẦU BÔI TRƠN THEO API DÙNG CHO ĐỘNG CƠ DIESEL
Động cơ Diesel có áp suất nén và áp suất cháy rất lớn, nên lực tác dụng lên cácchi tiết động cơ lớn Vì vậy dầu bôi trơn dùng cho động cơ Diesel phải là loại dầu cómàng dầu rất bền
Ngoài ra nhiên liệu Diesel có chứa lưu huỳnh, nó sẽ tạo ra axit Sunfua trongquá trình đốt cháy nhiên liệu Dầu bôi trơn đòi hỏi phải có khả năng trung hoà axit,khả năng hoà tan tẩy rửa tốt để ngăn chận sự hình thành cặn bã trong dầu làm trơn.CA: Sử dụng cho động cơ Diesel tải nhỏ, có chứa các chất phụ gia như chất tẩyrửa làm sạch, chống ôxy hoá
CB: Sử dụng cho động cơ Diesel tải trung bình, sử dụng loại nhiên liệu có phẩmchất thấp Các chất phụ gia gồm các chất tẩy rửa – làm sạch, chất chống ôxy hoá…CC: Loại dầu này dùng cho động cơ Diesel tăng áp và có thể sử dụng cho động
cơ xăng làm việc trong điều kiện khắc nghiệt Loại này có số lượng các chất phụ gialớn hơn các loại trên
CD: Sử dụng cho động cơ Diesel tăng áp dùng loại nhiên liệu có hàm lượng lưuhuỳnh cao Loại này có chứa nhiều chất tẩy rửa và làm sạch
1.3.7 Chỉ thị áp lực của dầu bôi trơn
Sự hoạt động của hệ thống làm trơn được kiểm tra chặt chẽ, để ngăn ngừa sựhỏng hóc bất thường của động cơ Để kiểm tra áp suất trong hệ thống làm trơn trongquá trình động cơ hoạt động, người ta sử dụng cảm biến áp suất nhớt và đèn báo hoặcđồng hồ báo áp suất
Hình 1.8 Đèn báo áp suất
11
Trang 12Cảm biến áp suất nhớt được bố trí trên mạch dầu chính hoặc bố trí ở đườngnhớt từ thân máy cung cấp cho nắp máy Đồng hồ áp suất nhớt hoặc đèn báo áp lựcnhớt được bố trí ở bảng tableau phía trước mặt người lái xe.
Đèn báo áp suất nhớt có ánh sáng màu đỏ và hình dáng là các-te chứa nhớt.Cảm biến áp suất nhớt là loại contact áp lực
Khi áp lực nhớt thấp hoặc contact máy on: Đèn sáng do contact áp lực on.Khi động cơ hoat động, dưới tác dụng của áp suất nhớt làm contact áp suất nhớtoff: Đèn báo tắt biểu thị áp suất nhớt trong hệ thống làm trơn là bình thường
12
Trang 13II BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN
Đông cơ công suất •động cơ giảm, động cơ nóng quá Những hiện tượng đótrên động cơ chính là những những nguyên nhân xuất phát từ hệ thống bôi trơn Vìvậy trong quá trình hoạt động ta phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa các
bộ phận của hệ thống bôi trơn, trong bài này hướng dẫn chúng ta trình tự tháo, lắp vàbảo dưỡng các bộ phận của hệ thống bôi trơn
2.1 Yêu cầu chất lượng dầu
- Dầu bôi trơn phải được dùng theo mùa và nhiệt độ môi trường
- Phải dùng đúng với loại mà động cơ đó chỉ định, dầu phảisạch không có tạpchất Mua đúng loại dầu xe phù hợp với động cơ của mình đòi hỏi bạn không chỉdừng ở những thương hiệu yêu thích Các loại dầu xe được phân loại theo độ nhớt, độnặng của dầu liên quan tới tốc độ chảy của dầu tới các chi tiết máy trong động cơ.Loại dầu có độ nhớt thấp (dùng trong thời tiết lạnh) có độ đậm đặc thấp hơn so vớicác loại có độ nhớt cao Tuỳ thuộc vào động cơ và đôi khi cả yếu tố địa hình, các ô tônói chung đều chạy loại dầu cấp 5W30, 10W30 cho đến 20W50
Ngoài việc mua đúng loại dầu cần dùng và bộ lọc dầu cho xe (một số dòng xeđòi hỏi có bộ lọc riêng) Thêm nữa thì các công cụ chuyên dụng như vam vặn bộ lọcdầu cùng chảo hứng dầu to cũng rất cần thiết Ngoài ra thì cũng cần một chiếc phễu, ítgiẻ sạch và một bộ cờ lê hoặc tròng kích cỡ từ 8mm đến 27mm
- Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dầu, áp suất dầu và lượng dầu Sửdụng dầu bôi trơn theo (API)
- Đối với xe tải, xe bus, máy nông nghiệp Động cơ xăng nên dùng SE hoặcSE/CC
- Vùng nhiệt đới lên dùng dầu: SAE 30 hoặc SAE 40 Các loại dầu bôi trơnđang được sử dụng ở Việt Nam: Castrol + Sell + Caltex + Mobil + PCC
2.2 Những công việc của bảo dưỡng hệ thống bôi trơn
- Phải thường xuyên thay dầu bôi trơn theo lịch trình mà các nhà xản xuất xe ô
tô thường hớng dẫn cho khách hàng bằng tài liệu kèm theo xe Tuy nhiên thời gianthay dầu phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng sử dụng
Thời điểm thay dầu nói chung khoảng thời gian 3 tháng, tương đương với 5000
km là thời điểm cần thiết để thay dầu Mặc dù các nhà sản xuất ô tô hiện nay như Ford
và Toyota đã kéo dài khoảng cách giữa các lần thay dầu (khoảng 8000 km hay 6tháng) với các dòng xe đời mới, song nói chung việc thay dầu thường xuyên được coi
là phương pháp rẻ tiền hơn cả để kéo dài tuổi thọ và công suất hoạt động của động cơ.Khi công nghệ ô tô ngày càng phát triển, đa phần các xe hiện nay đều có khảnăng “nhận biết” khi nào động cơ cần thay dầu Đèn báo thời điểm thay dầu được liênkết với máy tính giúp tính toán số km xe đã đi và hoạt động của động cơ để xác địnhchính xác
13
Trang 142.2.1 Bảo dưỡng hàng ngày
Kiểm tra mức dầu bằng thước đo dầu trước lúc động cơ khởi động và trênđường đi khi chạy đường dài Mức dầu nằm trong khoảng hai vạch giới hạn là được,nếu thiếu phải bổ sung thêm
Chú ý tình trạng của dầu xem có bị bẩn, loãng hay đặc Có thể nhỏ một vài giọtdầu lên ngón tay rồi miết hai ngón tay vào nhau để biết có bụi trong dầu hay không
Bơm dầu không cần thiết bảo dưỡng trong điều kiện vận hành bình thường.Nếu bơm bị mòn, không giữ được áp suất thì tháo bơm để kiểm tra sửa chữa hoặcthay thế
Lọc dầu cũng được thay thế định kì theo hớng dẫn của nhà sản xuất Thường thìlọc dầu được thay thế trong mỗi lần thay dầu hoặc sau vài lần thay dầu, nói chung vẫnphụ thuộc vào điều kiện sử dụng xe
Van an toàn không được điều chỉnh hoặc sửa chữa Nếu nó không hoạt động tốtthì thay mới
Các thiết bị chỉ báo áp lực cũng không cần thiết bảo dưỡng, khi chúng hư hỏngthì thay thiết bị mới
Chú ý: Hệ thống làm việc tốt khi mới khởi động áp suất tăng cao, khi nhiệt độđộng cơ bình thường áp suất chỉ báo ở vùng xanh hoặc khi nổ garanti áp suất khôngnhỏ hơn 0,5 at
14
Trang 152.2.4 Các bước thay dầu
Khởi động máy để hâm nóng dầu trong xe, để đạt tới nhiệt độ cần thiết Sau khi
đã hâm đủ nóng nhiệt độ của xe (đồng hồ nhiệt độ lên mức bình thường), dầu bắt đầuchảy tự do trong toàn động cơ và khi nóng, dầu sẽ chảy nhanh hơn lúc lạnh (trừtrường hợp xe đã hoạt động và động cơ đã nóng)
Hình 2.1 Thay dầu động cơ
Đỗ xe trên địa hình bằng phẳng, không dốc và có bề mặt cứng Đỗ xe trong 10) phút để lượng dầu đã bôi trơn động cơ có thời gian hồi về đáy các te Dùng cầunâng xe lên để có thể dễ dàng di chuyển dưới gầm xe Để an toàn, phải kéo chặtphanh tay Khi dùng kích và giá đỡ đỡ xe, không nên di chuyển dưới gầm xe cho tớikhi các giá đỡ đã được bố trí an toàn
(5-Hình 2.2 Tháo nút xả dầu và lắp
15
Trang 16Mở ốc xả dầu Dùng tròng hoặc cờ lê tuýp đúng kích cỡ để mở ốc Thường thì
ốc này nằm ở phần sau cuối của đáy các te động cơ Cũng có một số trường hợp,muốn tìm thấy ốc xả phải bỏ phần che bằng nhựa bên ngoài Đứng dưới gầm ô tô chỗ
có ốc xả dầu, vặn xoáy ngược chiều kim đồng hồ để tháo ốc xả Đặt chảo xả dầuthẳng hàng để hứng được dòng dầu chảy ra, chú ý trong một số trường hợp dầu xả rarất nhanh nên phải hứng chảo xả dầu kịp thời Dầu chảy từ động cơ ra còn rất nóng, vìvậy nên cẩn thận khi thao tác Thường thì chỉ mất khoảng 2 phút là toàn bộ dầu cũtrong máy sẽ chảy ra hết
Kiểm tra nút xả dầu xem có mạt kim loại không trước khi lắp lại và tránhtrường hợp lắp chéo ốc xả dẫn đến nhờn ren Nếu có nhiều mạt kim loại sáng màu,bạn nên hỏi ý kiến những người có chuyên môn trước khi lắp lại Bộ lọc dầu, phầnhình trụ nằm dọc theo phần bên dưới của động cơ cũng cần thay thế mỗi khi thay dầu(khoảng 10.000 km) Cần nắm chặt phần nút vặn ở bộ phận lọc dầu hoặc phần chuyểnđổi bộ lọc và tháo ra phần lọc dầu
Nên cẩn thận khi thực hiện thao tác này vì dầu nóng vẫn còn bên trong bộ lọc.Đừng sợ làm gãy ống lọc dầu cũ nhưng phải thận trọng để không chạm phải hay làm
hư hại tới các chi tiết máy khác Với bộ lọc dầu mới trong tay, dùng ngón tay nhẹnhàng bôi trơn phần miệng ống lọc bằng một chút dầu mới Sau khi lau sạch vòngkim loại bao quanh bộ lọc, dùng tay xoáy ống lọc mới vào khoảng một nửa hoặc 3/4vòng theo hướng dẫn sử dụng bộ lọc
Tiếp đó là bước đổ dầu mới vào động cơ Mở nắp đổ dầu bằng một tấm giẻsạch và đổ dầu qua phễu vào cổ đổ dầu Các động cơ ô tô thường cần khoảng từ 4 đến
8 lít dầu (tùy xe) để đạt mức dầu hợp lý để động cơ hoạt động bình thường, cần đảmbảo lắp lại đúng nắp đổ dầu và chặt
Trước khi hạ xe xuống khỏi kích chống hoặc bệ đỡ, cần xem lại một lần nữa đểchắc chắn không có dầu rò rỉ phía dưới gầm xe Giữ nguyên xe trong vị trí đó vài phút
để dầu có đủ thời gian chuyển xuống dưới động cơ Sau khi không thấy có hiện tượng
rò rỉ dầu, có thể từ từ hạ xe xuống
Kiểm tra mức dầu bằng que đo dầu, mức lý tưởng nhất là ở vị trí Full chỉ thịtrên que Cách lấy kết quả chính xác nhất khi đọc mức dầu trên que thăm dầu là saukhi cho xe chạy động cơ đã nóng lên Do đó nên chạy xe một đoạn ngắn, sau đó đểyên từ (5-10) phút trên bề mặt phẳng trước khi kiểm tra mức dầu, cách làm này chobạn kết quả chính xác nhất
Khởi động lại động cơ, lúc này nên để ý các tín hiệu đèn trên cụm đồng hồ điềukhiển để xem có vấn đề trục trặc nào của hệ thống hay không Với các dòng xe đờimới được trang bị hệ thống kiểm tra thay dầu cần reset lại hệ thống Quá trình nàytương đối khác nhau giữa các dòng xe do đó nên tham khảo thêm sách hướng dẫn sửdụng của xe
Cuối cùng là đổ số dầu cũ vừa thay một cách hợp lý, giữ vệ sinh và bảo vệ môitrường
16
Trang 172.2.5 Những hư hỏng chung
2.2.5.1 Sự tiêu hao dầu
Nguyên nhân do:
- Tốc độ động cơ cao:
+ Tạo ra nhiệt độ cao làm giảm độ nhớt của dầu, dầu có thể dễ dàng do qua khe
hở giữa vòng găng, xy lanh lên buồng đốt và bị đốt cháy
+ Làm gia tăng độ li tâm của dầu trên trục khuỷu và bạc lót thanh truyền làmcho lượng dầu bám trên thành xy lanh tăng
+ Làm cho vòng găng dầu bị rung, lắc và dẫn dầu lên buồng đốt Ngoài ra tốc
độ cao làm không khí thông hơi qua hộp trục khuỷu có tốc độ lớn mang theo một ítdầu ra ngoài
- Vòng găng dầu bị mòn hoặc bó kẹt, khả năng gạt dầu kém làm dầu sục vàobuồng đốt và bị đốt cháy
- Vòng làm kín ở đầu ống dẫn hướng xupáp bị biến cứng, mất khả năng làmkín, làm dầu vào buồng đốt (phía xupáp hút) hoặc thất thoát theo khí xả ra ngoài (phíaxupáp xả)
2.2.5.2 Áp lực dầu thấp
Nguyên nhân do:
- Mức dầu thiếu so với quy định
- Lò xo van an toàn hư hỏng hoặc điều chỉnh ở áp suất thấp
- Lọc dầu, các đệm lọc dầu bị rò hoặc thiết bị cảm biến bị hỏng
2.2.5.3 Áp lực dầu quá cao do
- Van an toàn bị kẹt
- Lò xo van an toàn bị bị hỏng hoặc điều chỉnh ở áp suất quá cao
- Đường dẫn dầu bị nghẹt hoặc dầu quá đặc
- Khe hở lắp ghép các ổ bạc nhỏ
Tác hại: Làm hỏng gioăng đệm, phớt làm kín và dầu nhanh bị biến tính
2.3 Phương pháp bảo dưỡng hệ thống bôi trơn
17
Trang 18Hình 2.3 Đo áp suất dầu
Hình 2.4 Trình tự tháo và lắp bơm dầu và vỉ lọc dầu
1 Máng dầu; *2 Lườn lọc dầu; *3 Ống dầu; 4 Bơm dầu; 5 Nút xả dầu.
CHÚ Ý: Thiết bị sửa chữa đánh dấu * là cần kiểm tra trước và sau khi tháo Các bộ phận có dấu + là không nên tháo ra trừ khi bị hư (vì tháo nó là phải tháoluôn với bơm dầu)
Sau khi lắp, quay bánh răng bơm dầu bằng tay để bảo đảm nó đã quay trơn
18
Trang 192.3.1.2 Tháo và kiểm tra
Giá trị lý thuyết mở van an toàn: 1180 kPa {12 kgf/cm²}
Tải cài lò xo (chiều dài cài 46.3) Giá trị lý thuyết từ 150 đến 165 N {15.3 to16.9 kgf}
CHÚ Ý:
Những phần có số khoanh tròn là phải tuân theo trình tự tháo và kiểm tra đó.Những bộ phận có dấu * là không nên tháo ra trừ khi phát hiện bị hư Những chi tiết có dấu là nên kiểm tra trước khi tháo ra
BD _ Đường kính cơ bản
NV _ Giá trị danh định
L _ Giới hạn
Hình 2.5 Tháo các chi tiết
1 Lườn lọc dầu; 2 Nắp đậy thân bơm; 3 Bánh răng bị động; *4 Trục bánh răng bị động; 5 Trục bánh răng đệm; 6 Bánh răng đệm; 7 Đế; 8 Lò xo; 9 Bi;
10 Hộp và bộ bánh răng
19