Kế hoạch bài dạy Xuân về, sách chân trời sáng tạo lớp 10................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1Kế hoạch bài dạy
Bộ sách: Chân trời sáng tạo HK2, lớp 10
Bài 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
A MỤC TIÊU CHUNG
1 Phẩm chất
Biết yêu quý, trân trọng và sống có trách nhiệm với đất nước, bản thân và mọi người
2 Năng lực.
2.1 Năng lực chung.
Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói nghe, năng lực hợp tác thông qua làm việc nhóm
2.2 Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm truyện muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn
cứ để xác định chủ đề
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê.
B NỘI DUNG
Đọc kết nối chủ điểm:
Xuân về
(Nguyễn Bính)
I MỤC TIÊU
1 Phẩm chất
Biết trân trọng, giữ gìn những kỉ niệm đang có đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai
2 Năng lực
a Năng lực chung.
Trang 2Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác thông qua hoạt động làm việc nhóm
b Năng lực đặc thù.
- Cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân về văn bản
- Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, KHBD, SGK, máy tính
- Phiếu học tập 1,2,3
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình
b Sản phẩm: Suy nghĩ của học sinh
c Tổ chức thực hiện
Trò chơi “Ai lên cao hơn”
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV tạo một trò chơi “Ai lên cao hơn” trên
Powerpoint để học sinh liệt kê ra câu trả
lời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Câu 1: Hãy kể tên 3 món ăn thường xuất
hiện trong ngày tết?
Câu 2: Kể tên 3 bài hát liên quan đến
mùa xuân?
Câu 3: Câu đặc biệt: Hãy hát một đoạn
bài hát bất kỳ có chủ đề liên quan đến
mùa xuân?
Câu 4: Kể tên 3 hoạt động quen thuộc
vào dịp tết đến xuân về?
Câu 5: Kể tên 3 loại cây thường được
trưng bày cho mùa xuân?
Câu 6: Kể tên 5 loại quả hay được trưng
bày trên vào dịp tết?
Câu 7: Kể tên 2 bài thơ liên quan đến
mùa xuân?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Bánh tét, bánh chưng, thịt kho, các loại dưa,
Câu 2: Đón xuân, mùa xuân ơi, như hoa mùa xuân, xuân đã về,
Câu 3: Bài hát: đón xuân, đêm giao thừa nghe một khúc dân ca,
Câu 4: Dọn nhà, chúc tết, đón giao thừa, Câu 5: Cây mai, cây đào, cây vạn thọ, Câu 6: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung,
Câu 7: Xuân về, nụ cười xuân,
Câu 8: Mứt dừa, chuối, bí, mãng cầu, sen, bưởi, hạnh(tắc) ,
Câu 9: Lô tô, bầu cua, kéo co,
Câu 10: Áo dài, áo bà ba, áo tứ thân, áo
Trang 3Câu 8: Kể tên 3 loại mứt thường xuất
hiện trong ngày tết?
Câu 9: Kể tên 3 trò chơi thường xuất hiện
trong dịp tết đến xuân về?
Câu 10: Kể tên 3 loại trang phục truyền
thống thường xuất hiện trong ngày tết?
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động,
thảo luận
– GV tổ chức hoạt động
– Học sinh tham gia trò chơi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
GV chốt lại và dẫn dắt vào bài
nhật bình,
2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tác giả, tác phẩm.
a Mục tiêu:
- HS nắm bắt được thông tin của tác giả, và tác phẩm
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người
b Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và trả lời câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV.
c Tổ chức thực hiện
I Trải nghiệm cùng văn bản
1 Tìm hiểu chung
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
HS trình bày PHT số 1 (phát từ buổi học
trước), HS đọc, tìm hiểu về tác giả và tác
phẩm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV mời 1 HS bất kỳ đứng lên trình bày
phiếu học tập của mình
Bước 3: Nhận xét và đánh giá
- GV mời thêm 1 HS để nhận xét về
phần trình bày của bạn mình
- GV nhận xét chung và đánh giá
Bước 4: Kết luận và nhận định
GV chốt kiến thức và dẫn dắt qua hoạt
động mới
Gợi ý trả lời:
II Trải nghiệm cùng văn bản
3 Tìm hiểu chung
a Tác giả
- Tiểu sử + Nguyễn Bính (1918 – 1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính Quê ở xóm Trạm, thôn Thiện vĩnh, xã Đồng Đôi (nay là
xã Cộng Hòa), huyện Vu bản, tỉn Nam Định
+ Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, mồ côi cha mẹ từ sớm + 1945 – 1954 ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
+ 1954, tập kết ra bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo
Trang 42 Suy ngẫm và phản hồi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận, mỗi
nhóm sẽ được phân công 1 khổ thơ bất kì
trong bài thơ
Nhiệm vụ của mỗi nhóm là nêu lên nội
dung và cảm nhận ngắn gọn của mình về
khổ thơ được giao
Thời gian thảo luận là 5 phút
Sau khi thảo luận xong GV sẽ mời từng
nhóm lên thuyết trình về khổ thơ mà
nhóm mình đã thảo luận
Thời gian thuyết trình của mỗi nhóm là 2
phút
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tiến hành thảo luận
GV mời từng nhóm lên thuyết trình
Nhóm 1: Khổ 1
Nhóm 2: Khổ 2
Nhóm 3: Khổ 3
Nhóm 4: Khổ 4
+ Là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng, ông được xem là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang đậm tính dân dã và mộc mạc
+ Sáng tác nhiều thể loại: thơ, kịch, truyện thơ,
- Các tác phẩm tiêu biểu: tương tư, chân quê(1960), đêm sao sáng(1962), bên cạnh đó còn có rất nhiều bài thơ được phổ nhạc
b Tác phẩm
- Xuất xứ và hoàn hoàn cảnh sáng: bài thơ được sáng tác năm 1937, in trong
tuyển tập thơ Nguyễn Bính.
- Bố cục: Bốn phần + Khổ 1: Vẻ đẹp khi gió xuân về + Khổ 2: Vẻ đẹp khi nắng xuân về + Khổ 3: Vẻ đẹp đồng quê khi xuân về
+ Khổ 4: Cảnh trẩy hội mùa xuân
Gợi ý trả lời:
2.Suy ngẫm và phản hồi
1 Vẻ đẹp khi gió xuân về
- Gió Đông như một dấu hiệu báo xuân
về, chúng mang đến làn hơi ấm và khí xuân làm hồng lên đôi má của những
cô “gái chưa chồng”
- Cô hàng xóm bên hiên đang bâng khuâng nhìn trời với “đôi mắt trong”
=> Bằng biện pháp tu từ chêm xen, tác giả
đã khắc họa nên bức tranh mùa xuân thông qua hình đáng con người Bên hiên,
"Cô hàng xóm " đang bâng khuâng " Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong"
2 Vẻ đẹp khi nắng xuân về
- Gió xuân thổi về từng trận rồi “ gió bay đi”, gợi lên sự phơi phới và dịu dàng của mùa xuân vùng quê đằm thắm
- Mưa xuân, mưa bụi trắng trời nay đã dừng lại để nhường chỗ một khoảng không gian đầy ấm áp “ nắng mới hoe”
Trang 5GV quan sát, cố vấn.
Bước 3: Nhận xét và đánh giá
HS nhận xét bài thuyết trình của nhóm
bạn
GV nhận xét và đánh giá từng nhóm
Bước 4: Kết luận và nhận định
GV chốt kiến thức cơ bản
Khổ 1: Vẻ đẹp khi gió đông về: Trẻ trung,
tình tứ
Khổ 2: Vẻ đẹp khi nắng xuân về: Đầy sức
sống
Khổ 3: Vẻ đẹp đồng quê khi xuân về:
Giản dị, thân thương
Khổ 4: Cảnh trẩy hội mùa xuân: Tưng
bừng, náo nhiệt.
- “Lá nõn” là những mầm lá non có màu xanh mượt, “nhành non” là những cành cây tơ mới đâm chồi nảy lộc có nhiều lá nón xanh như ngọc
=> Lá xuân đầy sức sống, non tơ,sáng ngời lấp lánh trong nắng mới.Với câu hỏi
tu từ “ lá nõn ngành non ai tráng bạc?” đã cho thấy sự chuyển giao đột ngột của thiên nhiên, đất trời dường như đã thay màu áo mới Các từ “non”, “nõn”, “bạc”
đã gợi lên sắc xuân và sức xuân một cách
kì diệu
=> Mùa xuân càng thêm ý vị
3 Vẻ đẹp đồng quê khi xuân về
- Xuân đến là thời gian nông nhàn, bà con nông dân “nghỉ việc đồng” Ai nấy đều nô nức chuẩn bị đón mùa xuân
- Những cánh đồng bát ngát, tốt tươi cũng như đang vui mừng chào đón một mùa xuân mới
- Trong vườn nở trắng màu hoa cam, hoa bưởi “ngào ngạt hương bay” nồng nàng và quấn quít làm cho “bướm vẽ vòng”
- Nhà thơ đã khéo léo sử dụng từ láy
“thong thả” để diễn tả hoạt động của con người trong ngày Tết và từ “ ngào ngạt” để nhấn mạnh hương xuân đang lan tràn trong không khí
- Chữ “đầy” và “ngào ngạt” là hai nét
vẽ tô điểm cho cái thần, cái hồn của mùa xuân chốn làng quê
=> Nguyễn Bính đã đem cái tình yêu mùa xuân, yêu làng mạc, đồng quê gởi vào những câu thơ, con chữ bằng một cách giản dị và thân thương Để từ đó, tạo nên một bức tranh xuân với đầy đủ cảnh sắc
và mùi hương
4 Cảnh trẩy hội mùa xuân
- Bằng phương pháp liệt kê, tác giả đã thể hiện lại rõ nét vẻ đẹp của văn hóa dân tộc, “Một đôi cô” duyên dáng,
Trang 6Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a Mục tiêu:
- Đọc bài thơ và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ VB
b Nội dung: HS sử dụng SGK, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
ĐỌC VB
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn cách đọc thơ
- Đọc và cảm nhận bài thơ: Nhìn tổng
quan bài thơ một lượt để cảm nhận
được thái độ của tác giả, thông qua đó
xác định được thể loại, nhịp trong bài
thơ
- GV yêu cầu tất cả học sinh đọc thầm
bài thơ
- GV mời 1 HS xác định thể loại, nhịp
của bài thơ
- GV đọc qua một lần bài thơ cho HS
nắm rõ cách đọc sau đó mời một hoặc
Gợi ý trả lời:
Thể loại: Thất ngôn Nhịp: 4/3
rạng ngời trong nét đẹp của truyền thống, của phong tục tập quán từ ngàn xưa “ yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa”
- Các bà, các cụ tóc bạc, lưng còng, tay chống gậy trúc cũng cùng hòa vào không khí tưng bừng của mùa xuân, vừa đi vừa lần tràng hạt, miệng thì lầm rầm tụng khấn câu nam mô
=> Cảnh trẩy hội xuân vừa tưng bừng náo nhiệt cũng vừa dân dã, hồn hậu và đáng yêu
Trang 7hai HS đọc lại.
- Gv nhận xét, đánh giá cách đọc (tốc
độ, giọng đọc, ngắt nhịp, )thái độ
thực hiện nhiệm vụ và cách thức thực
hiện các kỹ năng đọc của HS
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu tất cả học sinh đọc thầm
bài thơ
- GV mời 1 HS xác định thể loại, nhịp
của bài thơ
- GV đọc qua một lần bài thơ cho HS
nắm rõ cách đọc sau đó mời một hoặc
hai HS đọc lại
Bước 3: Nhận xét, đánh giá
Gv nhận xét, đánh giá cách đọc (tốc độ,
giọng đọc, ngắt nhịp, )thái độ thực hiện
nhiệm vụ và cách thức thực hiện các kỹ
năng đọc của HS
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức, chuyển hoạt động
HIỂU VB:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HS trả lời câu hỏi mà GV đưa ra:
Câu 1: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ
đạo của bài thơ?
Câu 2: Tìm những hình ảnh đặc trưng cho
khí xuân/ mùa xuân có trong bài? Nêu
cảm nhận của bản thân về những hình ảnh
đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận theo nhóm đôi, lần lượt
trả lời từng câu hỏi GV đưa ra
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
Chủ đề: Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống
Sự gắn bó, thấu hiểu giữa con người
Trang 8- Thảo luận xong, HS có thể đưa tay
phát biểu hoặc GV sẽ yêu cầu 1 nhóm
bất kì để trả lời
- Mỗi nhóm sẽ trả lời 1 câu hỏi
- GV quan sát và cố vấn
Bước 3: Nhận xét và đánh giá
- HS nhận xét nhóm bạn
- GV nhận xét và đánh giá câu trả lời
của HS
Bước 4: Kết luận
GV chốt kiến thức, chuyển hoạt động
và thiên nhiên Thắm đượm cái tình, cái hồn của làng quê Việt Nam Cảm hứng chủ đạo: Nỗi day dứt không yên của một tâm hồn luôn thiết tha, gắn
bó với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê
và tình quê trong cả nội dung lẫn hình thức Là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê hương, lối nói của người quê và lời quê
Câu 2: (Cảm nhận riêng của HS)
1 Gió đông Dấu hiệu của mùa
xuân sắp đến, trong khí trời se lạnh mùa xuân cũng len lỏi đến gần con người trong thầm lặng, dịu dàng
2 Nắng mới hoe Ngày xuân sắc
trời cũng thêm phần tươi tắn, chào đón một năm mới vui tươi với những ánh nắng chan hòa, xua đi
Trang 9cái lạnh của mùa đông năm cũ
3 Trẩy hội chùa
Trong không khí
nô nức của mùa xuân, lòng người cũng hân hoan đón chào một năm mới với những mong ước may mắn an lành Đây cũng là nét truyền thống văn hóa lâu đời của nước ta
Hoạt động 3: Tổng kết
a Mục tiêu: Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của văn bản
b Sản phẩm: Suy nghĩ của học sinh
c Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Trang 10Hướng dẫn HS tổng kết bài học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV phát PHT số 2 cho HS cho từ 3-5
bạn Thảo luận và ghi vào PHT
Bước 2: HS trao đổi thảo luận,
thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản
phẩm
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại
lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức
3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
b Sản phẩm: Kết quả của học sinh
c Tổ chức thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV phát PHT số 3 cho từng HS trả lời đáp
án trắc nghiệm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm bài cá nhân
- Khoanh đáp án đúng và hoàn thành
trong 5 phút, sau đó nộp lại cho GV
Bước 3: Nhận xét, đánh giá
GV thu PHT, phát bài ngẫu nhiên cho HS
tự chấm điểm lẫn nhau
GV đưa ra đáp án đúng cho HS đánh giá
Bước 4: Kết luận
GV chốt kiến thức, chuyển hoạt động
Câu 1: Nguyễn Bính được coi là:
A Thi sĩ của đồng quê
B Người của hai thế kỉ
C Một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới
D Bậc thầy về truyện ngắn hiện đại
Câu 2: Em hiểu lúa thì con gái nghĩa là gì?
A Tên giống lúa này là con gái.
B Lúa đang ở thời điểm tươi xanh, tràn
Bài thơ là bức tranh mùa xuân được tô điểm bởi cảnh vật thiên nhiên và hình dáng của con người
Tình xuân cũng được nhà thơ khéo léo nhắc đến một cách đầy bình dị, mộc mạc và thân thương
- Ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc, giàu sức gợi tả, gợi cảm
- Hình ảnh chân thực, gần gũi
- Sử dụng các biện pháp tu từ như: Chêm xen, từ láy, liệt kê, câu hỏi tu từ, góp phần tạo điểm nhấn cho bài thơ
Trang 11đầy sức sống nhất.
C Lúa có ngoại hình giống người con gái.
D Lúa đã chín vàng ươm, đẹp như mái tóc người con gái
Câu 3: Câu nào dưới đây nói đúng địa danh của quê hương Nguyễn Bính
A Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
B Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
C Xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xã Đồng Đội, tỉnh Nam Định
D Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Câu 4: Câu thơ Gậy trúc dắt bà già tóc bạc đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A So sánh
B Ẩn dụ
C Nhân hóa
D Hoán dụ
Câu 5: Trong vườn, các loài hoa nào đã rơi rụng?
A Hoa cam, hoa bưởi
B Hoa mai, hoa đào
C Hoa đào, hoa cam
D Hoa mai, hoa bưởi
E HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
b Sản phẩm: Tranh vẽ của HS
c Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh về
đề tài “mùa xuân”
Tranh vẽ về “mùa xuân” của HS
Trang 12- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS vẽ tranh ở nhà và nộp bài vào buổi học tiếp theo
Bước 3: Kết luận và nhận định
- GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
- Dặn dò HS ôn lại kiến thức cũ và chuẩn bị cho tiết học sau
Trang 13Phụ lục 1
1 Sơ lược về tác giả.
(Năm sinh, năm mất, quê quán, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác, tác phẩm tiêu biểu?)
2 Sơ lược về tác phẩm. (Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bài thơ?)
Trang wed tham khảo:
https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-B%C3%ADnh/author-RCNj-sNk lhbIGhKuntfw
(khuyến khích sử dụng)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_B%C3%ADnh
PHIẾU HỌC TẬP
(Số 1)