1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo bài tập lớn cơ sở dữ liệu nhóm bài tập lớn số 7 sql phục vụ tập trung cho chức năng mua vé

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo bài tập lớn cơ sở dữ liệu nhóm bài tập lớn số 7 sql phục vụ tập trung cho chức năng mua vé
Tác giả Phạm Đức Minh, Ngô Trung Nghĩa, Đỗ Việt Hoàng, Hoàng Phúc
Người hướng dẫn Khuất Văn Đức
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Cơ sở dữ liệu
Thể loại bài tập lớn
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Bài viết này sẽ trình bày quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu cho một hệ thống quản lý đặttour du lịch, bao gồm các yêu cầu về dữ liệu, mô hình thực thể liên kết E-R, chuẩn hóa cơ sở dữ liệ

Trang 1

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN CƠ SỞ DỮ LIỆU

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung trong tài liệu này là kết quả của quá trình nghiêncứu và làm việc nghiêm túc của các thành viên trong nhóm 7 dưới sự hướng dẫn củagiảng viên và tham khảo các tài liệu liên quan, không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào màkhông có trích dẫn hoặc ghi nguồn đầy đủ Mọi số liệu, bảng biểu, sơ đồ và nội dungphân tích đều được thực hiện dựa trên kiến thức và sự cố gắng của tôi dưới sự hướng dẫncủa giảng viên hướng dẫn Nếu có bất kỳ sai sót nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.Xin trân trọng cảm ơn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2

DANH MỤC HÌNH VẼ 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

Chương 1: Cơ sở lý thuyết 7

1.1 Định nghĩa 7

1.2 Các thành phần của cơ sở dữ liệu 7

1.2.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) 7

1.2.2 Hệ cơ sở dữ liệu 7

1.2.2.1 Định nghĩa 7

1.2.2.2 Đặc tính 8

1.2.3 Kiến trúc ba mức của hệ cơ sở dữ liệu 8

1.3 Mô hình dữ liệu quan hệ 9

1.3.1 Các khái niệm cơ bản 9

1.3.2 Mô hình thực thể liên kết (ERD) 10

1.4 Các dạng chuẩn đối với sơ đồ quan hệ 12

1.4.1 Dạng chuẩn 1 (1NF) 12

1.4.2 Dạng chuẩn 2 (2NF) 12

1.4.3 Dạng chuẩn 3 (3NF) 12

1.5 Kết luận chương 12

Chương 2: Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu 13

2.1 Yêu cầu 13

2.2 Phân tích yêu cầu 13

2.2.1 Các thực thể, thuộc tính 13

2.2.2 Các quy tắc ràng buộc 13

2.2.3 Mối quan hệ 14

2.2.4 Sơ đồ thực thể liên kết E-R 15

2.2.5 Mô hình quan hệ 16

2.3 Chuẩn hóa lược đồ quan hệ về chuẩn 3NF 17

2.4 Kết luận chương 18

Chương 3: Cài đặt hệ thống cơ sở dữ liệu 20

3.1 Các bảng quan hệ 20

3.2 Tạo các bảng dữ liệu trong hệ cơ sở dữ liệu MySQL 21

Trang 4

3.3 Các câu hỏi truy vấn và ngôn ngữ SQL 22

3.3.1 Lệnh INSERT 22

3.3.2 Quản lý việc Mua vé của khách hàng 24

3.4 Kết luận chương 26

Kết luận 28

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Ví dụ về hệ cơ sở dữ liệu 8

Hình 1.2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (MySQL, Oracle, SQLite, …) 8

Hình 1.3: Kiến trúc ba mức của hệ cơ sở dữ liệu 9

Hình 1.4: Các thuộc tính của thực thể SINH_VIEN 11

Hình 1.5: Ví dụ về liên kết – tập liên kết 12

Hình 1.6: Liên kết 1-1 12

Hình 1.7: Liên kết 1-N 12

Hình 1.8: Liên kết N-N 12

Hình 1.9: Liên kết đệ quy 12

Hình 2.1: Sơ đồ liên kết giữa các thực thể 15

Hình 2.2: Mô hình thực thể liên kết E-R 16

Hình 2.3: Mô hình quan hệ 17

Hình 3.2a: Câu lệnh tạo bảng TOUR 21

Hình 3.2b: Câu lệnh tạo bảng CLIENTS 21

Hình 3.2c: Câu lệnh tạo bảng BOOKTOUR 22

Hình 3.2d: Câu lệnh tạo bảng REFUND 22

Hình 3.2e: Câu lệnh tạo bảng INVOICE 22

Hình 3.3.1a: Thêm dữ liệu vào bảng TOUR 23

Hình 3.3.1b: Thêm dữ liệu vào bảng CLIENTS 23

Hình 3.3.1c: Thêm dữ liệu vào bảng BOOKTOUR 23

Hình 3.3.1d: Thêm dữ liệu vào bảng REFUND 24

Hình 3.3.1e: Tạo thêm 2 thuộc tính phí phạt 24

Hình 3.3.2a: Tìm tour theo yêu cầu khách hàng 24

Hình 3.3.2b: In hóa đơn theo tour khách chọn 25

Hình 3.3.2c: Tính phí phạt dựa trên số ngày mà khách hoàn tiền trễ 25

Hình 3.3.2d: Quản lý khách hàng đã thanh toán và hoàn tiền 26

Hình 3.3.2e: Quản lý khách hàng đã thanh toán và hoàn thành chuyến đi 26

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2.3: Mối quan hệ giữa các thực thể 15

Bảng 3.1a: Bảng TOUR 20

Bảng 3.1b: Bảng CLIENTS 20

Bảng 3.1c: Bảng BOOKTOUR 20

Bảng 3.1d: Bảng REFUND 20

Bảng 3.1e: Bảng INVOICE 21

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ hiện nay, việc quản lý dữ liệu mộtcách hiệu quả và khoa học là vô cùng cần thiết Cơ sở dữ liệu (CSDL) đóng vai trò quantrọng trong việc lưu trữ thông tin, tổ chức và truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng vàchính xác Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch, một hệ thống CSDL hoàn chỉnh sẽ góp phầnnâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàngtrong việc đặt tour và theo dõi các dịch vụ du lịch

Bài viết này sẽ trình bày quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu cho một hệ thống quản lý đặttour du lịch, bao gồm các yêu cầu về dữ liệu, mô hình thực thể liên kết (E-R), chuẩn hóa

cơ sở dữ liệu và các câu truy vấn SQL phục vụ tập trung cho chức năng ‘Mua vé’ Qua

đó, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách thức xây dựng vàtriển khai một hệ thống CSDL phục vụ cho việc quản lý thông tin đặt tour du lịch mộtcách hiệu quả

Với những nội dung được trình bày trong bài viết, chúng tôi mong muốn nhận được ýkiến đóng góp và phản hồi từ các thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn nữa dự án này

Trang 8

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

1.1 Định nghĩa

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu biểu diễn một vài khía cạnh nào đó của thế giới thực, có liên hệ logic thống nhất, được thiết kế và bao gồm những dữ liệu phục vụ một mục đích nào đó

Hình 1.1: Ví dụ về hệ cơ sở dữ liệu

1.2 Các thành phần của cơ sở dữ liệu

1.2.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống phần mềm tạo và duy trì cơ sở dữ liệu

- Định nghĩa – khai báo bộ khung dữ liệu cùng với các mô tả chi tiết về dữ liệu

- Xây dựng – lưu trữ dữ liệu lên các phương tiện lưu trữ

- Xử lý – truy vấn, cập nhật và phát sinh báo cáo

- Chia sẻ - cho phép nhiều người dùng và ứng dụng truy cập đồng thời cơ sở

Trang 9

1.2.2 Hệ cơ sở dữ liệu

1.2.2.1 Định nghĩa

Hệ cơ sở dữ liệu là một hệ thống gồm các thành phần: phần cứng, cơ sở dữ liệu, hệquản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng, người dùng Ví dụ: Hệ quản lý đào tạo, hệ quản lý nhân sự

+ Các ứng dụng có thể truy xuất đến nhiều cơ sở dữ liệu nhờ thông tin metadata của cơ sở dữ liệu đó

- Tính độc lập giữa ứng dụng và dữ liệu:

+ Cơ sở dữ liệu và metadata được quản lý chung

+ Quản lý cơ sở dữ liệu độc lập tương đối với chương trình ứng dụng

- Trừu tượng hóa dữ liệu

+ Hệ cơ sở dữ liệu che bớt những chi tiết lưu trữ và cài đặt của dữ liệu.+ Người dùng và ứng dụng truy xuất đến các thành phần trừu tượng thay

vì các chi tiết vật lí

+ Trừu tượng hóa dữ liệu thông qua mô hình dữ liệu: Đối tượng, Thuộc tính, Liên kết

- Hỗ trợ định nghĩa nhiều khung nhìn dữ liệu

+ Hỗ trợ định nghĩa nhiều khung nhìn (view) khác nhau về cùng một dữ liệu

1.2.3 Kiến trúc ba mức của hệ cơ sở dữ liệu

Hình 1.3: Kiến trúc ba mức của hệ cơ sở dữ liệu

Trang 10

a) Mức lưu trữ (mức trong)

Định nghĩa cấu trúc các tệp và chỉ dẫn được sử dụng trong cơ sở dữ liệu (cách lưu trữ dữ liệu như thế nào)

b) Mức quan niệm (mức logic)

Mô tả cấu trúc của toàn thể cơ sở dữ liệu cho 1 cộng đồng người sử dụng, gồm thực thể, kiểu dữ liệu, mối liên hệ và ràng buộc

Che bớt các chi tiết của cấu trúc lưu trữ vật lý

c) Mức khung nhìn (mức ngoài)

Mô tả một phần của cơ sở dữ liệu mà một nhóm người dùng quan tâm đến và che dấu phần còn lại của cơ sở dữ liệu đối với nhóm người đó

1.3 Mô hình dữ liệu quan hệ

1.3.1 Các khái niệm cơ bản

a) Thuộc tính, miền thuộc tính

Thuộc tính (trường): là các đặc tính của một đối tượng

Mỗi thuộc tính được xác định trên một miền giá trị nhất định gọi là miền thuộc tính

Bậc của 1 quan hệ là số các thuộc tính trong quan hệ

Lực lượng của 1 quan hệ là số các bộ trong quan hệ

c) Khóa

Khóa của quan hệ r trên tập thuộc tính U = {A1, A2, …, An} là một tập K  U saocho với bất kỳ 2 bộ t1, t2 thuộc r đều tồn tại một thuộc tính A thuộc K mà t1[A] ≠ t2[A]

Một quan hệ có thể có nhiều khóa

Nếu K là khóa của r thì mọi K’ sao cho K  K’ đều là khóa của r K’ được gọi là siêu khóa của r

1.3.2 Mô hình thực thể liên kết (ERD)

Trang 11

Hình 1.4: Các thuộc tính của thực thể SINH_VIEN

Mỗi thực thể trong tập thực thể có một giá trị đặc tính nằm trong miền giá trị của thuộc tính

Khóa gồm nhiều thuộc tính thì gọi là khóa phức

Một tập thực thể có thể có nhiều khóa nhưng chỉ một trong số các khoá được chọn làm khóa chính

Trong sơ đồ ER, thuộc tính nào được chọn làm khóa chính sẽ được gạch chân

d) Liên kết – Tập liên kết

Một liên kết là một mối liên hệ có nghĩa giữa nhiều thực thể

Tập liên kết là một tập hợp các liên kết cùng kiểu

Một liên kết có thể có thuộc tính

Trang 12

Hình 1.5: Ví dụ về liên kết – tập liên kết

e) Ràng buộc của kết nối

1-1: Liên kết 1 thực thể của một tập thực thể với nhiều nhất 1 thực thể của tập thực thể khác

Trang 13

1.4 Các dạng chuẩn đối với sơ đồ quan hệ

1.4.1 Dạng chuẩn 1 (1NF)

Một sơ đồ quan hệ R được gọi là dạng chuẩn 1 nếu tất cả các miền giá trị của các thuộc tính trong R chỉ chứa giá trị nguyên tố (giá trị không thể chia nhỏ ra được nữa)

Một quan hệ r xác định trên sơ đồ quan hệ ở dạng chuẩn 1 thì quan hệ đấy là ở dạng chuẩn 1

1.4.2 Dạng chuẩn 2 (2NF)

Một sơ đồ quan hệ R được coi là ở dạng chuẩn 2 nếu

+ Sơ đồ quan hệ này ở 1NF

+ Tất cả các thuộc tính không khoá đều phụ thuộc hàm đầy đủ vào khoá chính1.4.3 Dạng chuẩn 3 (3NF)

Một sơ đồ quan hệ R được coi là ở dạng chuẩn 3 nếu

+ Sơ đồ quan hệ này ở dạng 2NF

+ Mọi thuộc tính không khóa đều phụ thuộc bắc cầu vào khóa chính

1.5 Kết luận chương

Chương 1 này đã làm rõ những kiến thức nền tảng liên quan đến hệ quản trị và hệ

cơ sở dữ liệu, từ đó nắm bắt được vai trò và chức năng của chúng trong quản lý dữliệu Kiến trúc 3 mức của cơ sở dữ liệu mang đến cái nhìn chi tiết về cách thức dữliệu được tổ chức và truy xuất một cách linh hoạt, đồng thời đảm bảo tính bảo mật

và sự độc lập dữ liệu

Bên cạnh đó, các thành phần cơ bản như bảng, khóa chính, khóa ngoại, thực thể vàthuộc tính là nền móng để xây dựng cấu trúc dữ liệu khoa học và dễ quản lý Kháiniệm chuẩn hóa giúp đảm bảo tính nhất quán và tối ưu hóa dữ liệu, giảm thiểu sựtrùng lặp và tăng hiệu quả lưu trữ Những kiến thức này là nền tảng quan trọng đểhiểu và áp dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu trong thực tế, từ đó hỗ trợ hiệu quả chocác hoạt động quản lý và phân tích thông tin trong doanh nghiệp và tổ chức

Trang 14

Chương 2: Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu

- Cùng một khách hàng có thể đi cùng một tour nhiều lần, chỉ khác nhau ở ngày xuất phát và giá vé

- Khách hàng có thể trả vé, nếu trả trước giờ xuất phát trước 7 ngày thì phạt 10%,trước 5 ngày phạt 20%, trước 3 ngày phạt 50%, trước ít hơn 3 ngày phạt 100% giá ghi trên vé

2.2 Phân tích yêu cầu

b) CLIENT (ClientID, ClientName, PhoneNumber, Email, Address)

Mỗi một khách hàng có ID khách hàng, Tên khách, Số ĐT, Email, Địa chỉ

c) BOOKTOUR (TourID, BookID, TotalMoney, Cost, ClientID, StartDate,

NumTicket, NumClient)

Mỗi đơn đặt tour có ID đơn đặt, TourID, ID khách hàng, Ngày xuất phát, Giá tour,

Số lượng vé đã được mua, Số lượng khách tham gia, Tổng tiền

d) REFUND (RefundID, BookID, TourID, StartDate, STAT, RefundDate,

PenaltyFee, RefundAmount)

Chức năng hoàn tiền cho khách gồm có ID hoàn tiền, ID đơn đặt, TourID, Ngày xuất phát, Trạng thái, Ngày trả vé, Phí phạt, Số tiền trả lại cho khách

e) INVOICE (InvoiceID, TourName, StartP, Destination, StartDate, ClientName,

Address, PhoneNumber, Email, NumClient, CostAll)

Mỗi một hóa đơn gồm có ID hóa đơn, Tên tour, Nơi xuất phát, Đích đến, Ngày xuất phát, Tên khách hàng, Địa chỉ của khách, Số điện thoại, Email, Số khách, Tổng tiền thanh toán

2.2.2 Các quy tắc ràng buộc

- Mỗi 1 tour có thể xuất phát vào nhiều ngày khác nhau, tùy vào ngày xuất phát

và số lượng người mua tour cho mỗi đoàn sẽ có giá khác nhau

- Mỗi khách hàng có thể mua vé nhiều tour khác nhau, mỗi tour có thể mua số

Trang 15

lượng vé khác nhau Mỗi lần mua có xuất hóa đơn ghi rõ thông tin tour, ngày xuất phát, giá tour, số lượng khách, tên khách đại diện, tổng tiền thanh toán.

- Cùng 1 khách hàng có thể đi cùng 1 tour nhiều lần, chỉ khác ở ngày xuất phát

và giá vé

- Khách hàng có thể trả vé, nếu trả trước ngày xuất phát 7 ngày thì phạt 10%, trước 5 ngày phạt 20%, trước 3 ngày phạt 50%, trước ít hơn 3 ngày phạt 100% giá vé

Trang 16

2.2.4 Sơ đồ thực thể liên kết E-R

Hình 2.2: Mô hình thực thể liên kết E-R

2.2.5 Mô hình quan hệ

a) Biểu diễn thực thể và mối quan hệ thành quan hệ

Bước 1: Các thực thể (trừ thực thể yếu) -> Các bảng quan hệ

- TOUR (TourID, TourName, StartDate, Cost, NumClientInUse, StartP, Destination, NumTicketInUse)

- BOOKTOUR (TourID, BookID, TotalMoney, Cost, ClientID, StartDate, NumTicket, NumClient)

- CLIENT (ClientID, ClientName, PhoneNumber, Email, Address)

- REFUND (RefundID, BookID, TourID, StartDate, STAT, RefundDate, PenaltyFee, RefundAmount)

- INVOICE (InvoiceID, TourName, StartP, Destination, StartDate,

ClientName, Address, PhoneNumber, Email, NumClient, CostAll)Bước 2: Thực thể yếu -> Các bảng quan hệ

Bước 3: Liên kết 1 – N  khóa của bảng bên 1 trở thành khóa của bảng bên nhiều

- BOOKTOUR (TourID, BookID, TotalMoney, Cost, ClientID, StartDate, NumT, NumClient)

- TOUR (TourID, BookID, TourName, StartDate, Cost, NumClient, StartP, Destination)

- INVOICE (InvoiceID, ClientID, TourName, StartP, Destination, StartDate, ClientName, Address, PhoneNumber, Email, NumClient, CostAll)

Trang 17

Bước 4: Liên kết 1 – 1  khóa của 1 bên làm khóa ngoại của ở bên kia

- REFUND (RefundID, BookID, TourID, StartDate, STAT, RefundDate, PenaltyFee, RefundAmount)

b) Mô hình quan hệ

Hình 2.3: Mô hình quan hệ

2.3 Chuẩn hóa lược đồ quan hệ về chuẩn 3NF

a) TOUR (TourID,BookID, TourName, StartDate, Cost, NumClientInUse, StartP,

NumTicketInUse, Destination)

F1 = {TourID  TourName, TourID  StartDate, TourID  Cost, TourID 

NumClient, TourID  StartP, TourID  Destination, TourID  NumTicketInUse, TourID  BookID}

- TourID là khóa chính

- Bảng trên đã đạt chuẩn 1NF khi mà các thuộc tính đều nguyên tố

- Các thuộc tính đều phụ thuộc vào khóa chính nên đã đạt chuẩn 2NF

- Không có thuộc tính không khóa phụ thuộc hàm bắc cầu  Đạt chuẩn 3NF

b) BOOKTOUR (TourID, BookID, TotalMoney, Cost, ClientID, StartDate,

NumT, NumClient)

F2 = {BookID  TourID, BookID  TotalMoney, BookID  Cost, BookID 

ClientID, BookID  StartDate, BookID  NumT, BookID  NumClient}

- BookID là khóa chính

- Bảng trên đã đạt chuẩn 1NF khi mà các thuộc tính đều nguyên tố

- Các thuộc tính đều phụ thuộc vào khóa chính nên đã đạt chuẩn 2NF

- Không có thuộc tính không khóa phụ thuộc hàm bắc cầu  Đạt chuẩn 3NF

Trang 18

c) CLIENT (ClientID, ClientName, PhoneNumber, Email, Address)

F3 = {ClientName  ClientID, PhoneNumber  ClientID, Email  ClientID,

Address  ClientID}

- ClientID là khóa chính

- Bảng trên đã đạt chuẩn 1NF khi mà các thuộc tính đều nguyên tố

- Các thuộc tính đều phụ thuộc vào khóa chính nên đã đạt chuẩn 2NF

- Không có thuộc tính không khóa phụ thuộc hàm bắc cầu  Đạt chuẩn 3NF

d) REFUND (RefundID, BookID, TourID, StartDate, STAT, RefundDate,

PenaltyFee, RefundAmount)

F4 = { RefundID  TouID, RefundID  StartDate, RefundID  STAT, RefundID  RefundDate, RefundID  PenaltyFee, RefundID  RefundAmount, RefundID  BookID}

- RefundID là khóa chính

- Bảng trên đã đạt chuẩn 1NF khi mà các thuộc tính đều nguyên tố

- Các thuộc tính đều phụ thuộc vào khóa chính nên đã đạt chuẩn 2NF

- Không có thuộc tính không khóa phụ thuộc hàm bắc cầu  Đạt chuẩn 3NF

e) INVOICE (InvoiceID, ClientID, TourName, StartP, Destination, StartDate,

ClientName, Address, PhoneNumber, Email, NumClient, CostAll)

F5 = { InVoiceID  ClientID, InVoiceID  TourName, InVoiceID  StartP,

InVoiceID  Destination, InVoiceID  StartDate, InVoiceID  ClientName,

InVoiceID  Address, InVoiceID  PhoneNumber, InVoiceID  Email, InVoiceID NumClient, InVoiceID  CostAll}

- InVoiceID là khóa chính

- Bảng trên đã đạt chuẩn 1NF khi mà các thuộc tính đều nguyên tố

- Các thuộc tính đều phụ thuộc vào khóa chính nên đã đạt chuẩn NF

- Không có thuộc tính không khóa phụ thuộc hàm bắc cầu  Đạt chuẩn 3NF

2.4 Kết luận chương

Chương này giúp ta xác định được rõ các thực thể cùng với các thuộc tính theo yêucầu được đề ra Việc xác định rõ các thực thể và thuộc tính theo yêu cầu là bướcnền tảng quan trọng giúp hệ thống cơ sở dữ liệu phản ánh chính xác cấu trúc thôngtin của bài toán Qua việc phân tích và xác định chính xác các thực thể cùng thuộctính, chúng ta có thể xây dựng một mô hình dữ liệu trực quan, dễ quản lý và cótính tương thích cao với nhu cầu thực tế

Sơ đồ E-R giúp biểu diễn rõ các thực thể, thuộc tính và mối quan hệ giữa chúng,tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình dung và kiểm tra tính chính xác của mô hìnhtrước khi triển khai Sau đó, việc chuyển đổi từ sơ đồ E-R sang mô hình quan hệđảm bảo dữ liệu được lưu trữ dưới dạng bảng, phù hợp với các hệ quản trị cơ sở dữliệu quan hệ

Ngày đăng: 13/12/2024, 16:49

w