1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LICH SU TP THANH HOA

4 99 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thành phố Thanh hóa Giới thiệu chung Diện tích tự nhiên: 57,8 km2 Ðơn vị hành chính: 18 phường, xã Tốc độ tăng GDP (1996 - 2000): 13,4% - GDP đầu ngời năm 2002: 766 USD/năm. Là một thành phố trẻ đầy tiềm năng của một tỉnh đất rộng người đông vào loại nhất nhì trong cả nước, trong những năm gần đây, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song với lòng quyết tâm phấn đấu không ngừng của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, cộng thêm sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thường vụ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự giúp đỡ nhiệt thành của các ban, ngành Trung ương và địa phương, thành phố Thanh Hoá đã giành được nhiều thắng lợi lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bước đầu khẳng định vị thế của thành phố trẻ đầy tiểm năng Kể từ khi trở thành đô thị loại III, kinh tế thành phố Thanh Hoá đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1996 - 2000 đạt 13,4%, tăng hơn 3% so với thời kỳ 1995 - 1996. GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt 633 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Các hoạt động văn hoá - xã hội tiếp tục phát triển theo hướng xã hội hoá, quốc phòng - an ninh được củng cố, trật tự trị an xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Một số ngành kinh tế chủ yếu có mức tăng trưởng khá. Kết thúc năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố đạt 643,86 tỷ đồng, tăng 11,5%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 31,5%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, do tác động của quá trình đô thị hoá, diện tích gieo trồng giảm 5%, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng 2,3%. Thu ngân sách trên địa bàn tăng 7,3%/năm, riêng ngân sách thành phố thu tăng bình quân giai đoạn 1996 - 2000 là 6%/năm. Năm 2000, nhờ giải quyết tốt hơn công tác giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện để các dự án của Trung ương và của tỉnh triển khai thuận lợi, gắn với huy động sức dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nên vốn đầu tư trên địa bàn tăng đáng kể so với kế hoạch. Tổng thu, chi ngân sách năm 2002 tăng 5,2% so với dự toán tỉnh giao. Một số ngành sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả như: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, phân bón, v.v Các khu công nghiệp tập trung đang được hình thành và phát triển. Trong đó, Khu công nghiệp Lệ Môn, mới triển khai giai đoạn đầu với hơn 60 ha, đã có 6 nhà doanh nghiệp đầu tư xây dựng và 16 dự án được cấp giấy phép (6 dự án đã đi vào hoạt động, 10 dự án đã và đang trong quá trình xây dựng). Khu công nghiệp Ðông Hương đã được quy hoạch lại. Khu công nghiệp Tây - Bắc Ga đang triển khai dự án đầu tư. Khu công nghiệp du lịch - văn hoá Hàm Rồng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang triển khai và kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng một số hạng mục công trình Văn hoá - xã hội cũng có sự chuyển biến tích cực. Sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh. Toàn thành phố đã hoàn thành chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang từng bước triển khai phổ cập trung học phổ thông. Ðặc biệt, những năm gần đây, ngành giáo dục - đào tạo đã quan tâm chỉ đạo, quản lý chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp. Thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu về giáo dục mũi nhọn, nhất là về số học sinh giỏi các cấp học hàng năm. Ðến nay, trên địa bàn có 10 trường tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia và 3 trường cận chuẩn. Phong trào xây dựng phố, làng văn hoá, nếp sống văn minh phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Theo thống kê, đến năm 2002, toàn thành phố có 140 phố, làng văn hoá khai trương xây dựng, tinh thần và đời sống văn hoá ngày càng cao, nếp sống văn hoá đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ sinh đẻ toàn thành phố giảm xuống còn 0,02%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 17%. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 6,4% xuống còn 5,9%. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống cháy nổ được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong quần chúng và được thực hiện tốt. Hàng năm, số vụ tai nạn lao động và mức thiệt hại về tài sản giảm mạnh. Những năm gần đây công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được đặc biệt chú trọng, từng bước nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, tăng cờng xây dựng mạng lới y tế cơ sở. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng 6 loại vắc xin, tiêm phòng chống bệnh sởi, uống Vitamin A đạt tỷ lệ cao. Do làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nên trong thời gian qua thành phố không có dịch bệnh lớn xảy ra, nhất là việc xử lý dịch bệnh SARS. Bên cạnh đó, công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân cũng được lãnh đạo thành phố quan tâm và chỉ đạo sát sao. Công tác xây dựng và phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Ðặc biệt, được sự quan tâm của tỉnh, sự lãnh đạo trực tiếp, sát sao của Thường vụ Thành uỷ, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đến nay, 8 quy hoạch chi tiết đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các địa bàn dân cư như: Khu du lịch văn hoá Hàm Rồng, Nam cầu Hạc, Khu Trung tâm, Khu đô thị Ðông Hương, Khu đô thị Ðông Sơn, Ðồng thời, thành phố cũng triển khai quy hoạch đô thị mới, quy hoạch khu nghĩa trang phía Bắc và nhiều khu tái định cư cho các dự án trên địa bàn. Từ việc xây dựng quy hoạch, tốc độ đầu tư phát triển đô thị ngày càng tăng nhanh. Tính đến nay, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1996 - 2000 đạt 1.200 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với thời kỳ trước. Riêng năm 2002, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt gần 400 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương là 110 tỷ đồng. Chính nhờ những nguồn vốn này, hầu hết các tuyến đường nội thành được đầu tư nâng cấp, trên 40% tuyến đường được rải thảm bêtông nhựa. Hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh đang từng bước được đầu tư, các trục đường chính trong thành phố đã có điện chiếu sáng vào ban đêm. Hệ thống điện đang được đầu tư nâng cấp đồng bộ theo các dự án. Hệ thống cấp nước đã được đầu tư và đang được đa vào khai thác sử dụng. Tốc độ đầu tư xây dựng nhà ở t nhân ngày càng tăng nhanh, đặc biệt nhiều khu đô thị mới được đầu tư kết cấu hạ tầng khang trang, hiện đại và đồng bộ như: khu dân cư Mai Xuân Dương, Ðồng Vệ, Nam đại lộ Lê Lợi Ðịnh hướng phát triển và biện pháp đến năm 2005 Phát huy truyền thống sẵn có, cộng thêm tiềm năng về vốn, lao động và khoa học kỹ thuật, Ðảng bộ, chính quyền thành phố đã vạch ra một số chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005. Trong đó, phấn đấu xây dựng thành phố Thanh Hoá trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội văn minh, hiện đại có tác động tích cực đến sự phát triển của các vùng trong tỉnh và khu vực; tập trung mọi nguồn lực phấn đấu đến năm 2005 thành phố Thanh Hoá sẽ trở thành đô thị loại II. Ðể thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, lãnh đạo thành phố đã đề ra nhiều giải pháp có tính khả thi. Trong đó, thành phố xác định phải tập trung phát huy tối đa nội lực, kết hợp với đầu tư nước ngoài, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học - công nghệ làm nền tảng. Ðặc biệt, thành phố sẽ tập trung phát triển công nghiệp hướng mạnh vào xuất khẩu. Thanh Hoá cũng xác định sẽ dành ưu đãi cho đầu tư sản xuất công nghiệp vào những vùng trọng điểm kinh tế như: Khu công nghiệp Lễ Môn, Khu công nghiệp Tây - Bắc Ga. Chú trọng đầu tư nước ngoài dưới tất cả các hình thức: liên doanh, 100% vốn nước ngoài, BOT, BTO, BT, v.v Bên cạnh đó, hình thành thêm một số khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi cho phát triển thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, tạo ra sản phẩm xuất khẩu. Thành phố sẽ củng cố phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư xây dựng hệ thống thương mại không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu với các sản phẩm truyền thống như hàng nông sản, may mặc, da giày, hàng mỹ nghệ. Ðồng thời, thành phố cũng đặc biệt coi trọng việc xây dựng, phát triển mạnh mẽ lĩnh vực du lịch, dịch vụ, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp đáng kể cho GDP thành phố. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng thành phố Thanh Hoá thành đô thị loại II là khẩn trương xây dựng kết cấu hạ tầng. Ðiều đó có nghĩa là, từ nay đến năm 2005, thành phố sẽ tập trung khoảng 2.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó đầu tư 800 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Các hướng đầu tư của thành phố sẽ tập trung vào giao thông, cấp thoát nước, lới điện. Cụ thể, các tuyến nội, ngoại thành sẽ tiếp tục được nâng cấp. Hệ thống giao thông vành đai và các trục đường giao thông hướng ngoại, các nút giao thông, bến tàu, bến xe, sẽ dần được hoàn chỉnh. Dự án cấp nước thành phố Thanh Hoá, Sầm Sơn sẽ sớm được hoàn thành để đa tỷ lệ hộ dùng nước sạch đạt 100%, trong đó 80% dùng nước máy. Triển khai xây dựng hệ thống thoát nước đầu mối, khu nội thành, xây dựng cải tạo hồ chứa nước, xây dựng vỉa hè, cây xanh cho 100% đường phố nội thành. Cải tạo, xây dựng lới điện thành phố bao gồm lới điện hạ thế, các trạm biến áp, nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng ở các trục đường chính, các khu dân cư đông đúc. Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đối với Ðảng bộ, Uỷ ban nhân dân và nhân dân thành phố Thanh Hoá là hết sức nặng nề. Trong quá trình thực hiện các mục tiêu trên, bên cạnh những thuận lợi sẽ gặp không ít khó khăn. Song vượt lên tất cả, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Thanh Hoá cùng quyết tâm sẽ hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, đa thành phố Thanh Hoá trở thành đô thị loại II vào trớc năm 2005. Vài nét khái quát về thành phố Thanh Hoá Hệ thống đô thị Thanh Hoá hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, thành phố Thanh Hoá là đô thị trẻ, nằm bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hoà: mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ. Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua trung tâm thành phố dài gần 10 km, Cảng Lệ Môn, Sầm Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam chạy ở phía Tây, tạo thành một mạng lới giao thông đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, thành phố Thanh Hoá đã trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Thanh Hoá, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước. Ðể phát huy và nâng cao vai trò, vị thế của trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh thuộc hàng lớn nhất cả nước, ngày 1-5-1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 37/CP nâng cấp thị xã Thanh Hoá lên thành phố Thanh Hoá với 18 phường, xã, tổng diện tích tự nhiên 57,8 km2, dân số gần 20 vạn người. Ðịa chỉ liên hệ: . phố Thanh Hoá cùng quyết tâm sẽ hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, đa thành phố Thanh Hoá trở thành đô thị loại II vào trớc năm 2005. Vài nét khái quát về thành phố Thanh. hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học - công nghệ làm nền tảng. Ðặc biệt, thành phố sẽ tập trung phát triển công nghiệp hướng mạnh vào xuất khẩu. Thanh Hoá cũng xác định sẽ dành ưu đãi. lao động và khoa học kỹ thuật, Ðảng bộ, chính quyền thành phố đã vạch ra một số chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005. Trong đó, phấn đấu xây dựng thành phố Thanh Hoá trở

Ngày đăng: 30/06/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w