1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh tế Ôxtrâylia

4 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 189 KB

Nội dung

Nền kinh tế Australia Bản đồ Australia A. Vài nét về Australia • Vị trí địa lý: Nằm ở Nam bán cầu bao gồm châu lục nhỏ nhất thế giới và một số đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. • Diện tích: 7.692.000 km 2 (được chia thành 6 bang và 2 vùng lãnh thổ) • Dân số: 20.200.000 người (tính đến 6/2005) • Ngôn ngữ: Tiếng Anh • Đơn vị tiền tệ: Australian dollar (AUD) • Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Thủ tướng John Howard Nhà hát Opera hình con sò ở Sydney B. Nền kinh tế Australia Australia là một nền kinh tế thịnh vượng với mức GDP bình quân tính theo đầu người đạt 33.629 USD/năm (cao hơn Anh, Đức và Pháp). Năm 2005, Australia xếp hàng thứ ba về Chỉ số Phát triển Con người của Liên hiệp quốc và hàng thứ sáu về chất lượng cuộc sống (do tạp chí The Economist bình chọn). Trong những năm gần đây, nền kinh tế Australia ở vào giai đoạn phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đi xuống. Trang trại Rosneath nằm ở phía Tây Australia gần thành phố Perth Một góc trang trại Rosneath Tăng trưởng GDP: Mức tăng GDP bình quân hàng năm của Australia hiện nay khoảng 3%, trong đó tiêu dùng của các hộ gia đình tăng rất mạnh phản ánh mức thất nghiệp thấp (5,3%) và thu nhập ổn định của người dân. Khu vực dịch vụ của nền kinh tế Australia bao gồm du lịch, giáo dục và dịch vụ tài chính chiếm 69% GDP; khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 3% GDP và tài nguyên thiên nhiên khoảng 5% GDP song chủ yếu để xuất khẩu. Lạm phát: Năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức 2,6% chủ yếu do giá nhiên liệu, nhà, giao thông và thực phẩm tăng. Mức lương trung bình, tính theo chỉ số giá lương (WPI), tăng 3,5% trong đó khu vực công tăng 4,1% và khu vực tư nhân tăng 3,4%. Tỷ lệ thất nghiệp: 5,2% (năm 2005). Tổng kim ngạch mậu dịch: Xuất khẩu đạt 103 tỷ USD (năm 2005), nhập khẩu là 119,6 tỷ USD. Xuất khẩu chủ yếu sang: Nhật Bản (chiếm tỷ lệ 18,7%), Trung Quốc (9,2%), Hàn Quốc (7,7%), New Zealand (7,4%), Ấn Độ (4,6%), Anh (4,2%). Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Than đá, vàng, thịt gia súc, len, alumina, quặng sắt, lúa mì, thiết bị máy móc. Nhập khẩu chủ yếu từ: Hoa Kỳ (chiếm tỷ lệ 14,8%), Trung Quốc (12,7%), Nhật Bản (11,8%), Đức (5,8%), Singapore (4,4%), Anh (4,1%). Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu: Thiết bị máy móc, máy vi tính và máy văn phòng, thiết bị viễn thông, dầu thô và những chế phẩm từ dầu mỏ. Khai thác than ở New South Wales, Australia Cán cân thanh toán: Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2004 tăng 6,4% GDP (53,9 tỷ USD) chủ yếu là do thâm hụt thương mại tăng, hiện ở mức 25,7 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu tăng 4,2%, nhập khẩu tăng 14,3%). Nợ nước ngoài: Tổng nợ nước ngoài của Australia tính đến 30-6-2005 là 509,6 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ và vàng: 39,03 tỷ USD (năm 2005). Tỷ giá hối đoái: Từ năm 1983 Australia thả nổi tỷ giá hối đoái. Ngân hàng Dự trữ Australia (Reserve Bank of Australia) quản lý hoạt động của thị trường ngoại hối nhưng không can thiệp để tác động lên tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. Hiện nay, Ngân hàng đang liên tục tăng lượng dự trữ ngoại hối khi đồng dollar Australia đang có sức mạnh trên thị trường thế giới. Chi tiêu ngân sách: Chiến lược chi tiêu ngân sách của chính phủ về trung hạn là duy trì cân bằng ngân sách trong chu kỳ tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế. Trong năm tài chính 2004-2005, ngân sách thặng dư khoảng 1,1% GDP. Trong vòng 8 năm qua tích lũy từ thặng dư ngân sách của Australia ước đạt khoảng 48 tỷ USD. Mức thặng dư này cùng với tiền thu được từ việc bán các tài sản tài chính đã giúp Chính phủ giảm được nợ ròng của khu vực công nói chung từ 19,1% GDP năm 1995-1996 xuống còn khoảng 1,9% GDP vào cuối năm tài chính 2004-2005. Trong năm tài chính 2005-2006, Chính phủ dự tính sẽ đạt được mức thặng dư khoảng 1% GDP. Chính sách tiền tệ: Ban Giám đốc Ngân hàng Dự trữ Australia có trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ. Tính độc lập của Ban Giám đốc của Ngân hàng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ đã được chính thức hóa trong Tuyên bố về việc Thực hiện Chính sách Tiền tệ do Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Dự trữ đưa ra vào tháng 8-1996. Tuyên bố này bao gồm cam kết của Ban Giám đốc Ngân hàng Dự trữ sẽ duy trì mức lạm phát giá tiêu dùng trong khoảng từ 2%-3% trong suốt chu kỳ kinh tế. Công cụ của chính sách tiền tệ là “lãi suất tiền mặt” - đó là tỷ lệ lãi suất thị trường đối với các khoản tiền vay nóng. Trong năm 2004, lãi suất tiền mặt được duy trì ở mức không đổi là 5,25%. Cải cách Cơ cấu: Australia đã trải qua cuộc cải cách kinh tế vĩ mô và vi mô lớn trong vòng hai thập kỷ qua. Cuộc cải cách này đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế bền vững từ đầu thập niên 90 đến nay. Những lĩnh vực cải cách chính gồm việc đưa ra khung chi tiêu ngân sách trung hạn, khung chính sách tiền tệ, cải cách về cạnh tranh trên thị trường hàng hóa, cải cách thị trường lao động, thay đổi các quy định về thuế, đổi mới khu vực tài chính, lương, mở cửa thương mại, cải cách khu vực giao thông vận tải… Tuy nhiên, còn nhiều lĩnh vực quan trọng cần tiếp tục cải cách để đảm bảo tăng trưởng dài hạn cho Australia như: • Tạo nhiều cơ chế khuyến khích và loại bỏ những rào cản đối với việc tham gia vào thị trường lao động, cải cách lương, và tạo ra những quy định về lương hưu linh hoạt và phù hợp hơn. • Nâng cao năng suất bằng cách tăng cường hội nhập quốc tế. Mục tiêu này được thực hiện bằng nhiều con đường như tự do thương mại, hỗ trợ sự phát triển của các thể chế đa phương quản lý các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, thuế, quy định tài chính… Nguồn: http://www.apec.org http://www.mofa.gov.vn . Australian dollar (AUD) • Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Thủ tướng John Howard Nhà hát Opera hình con sò ở Sydney B. Nền kinh tế Australia Australia là một nền kinh tế thịnh vượng với mức GDP bình. tạp chí The Economist bình chọn). Trong những năm gần đây, nền kinh tế Australia ở vào giai đoạn phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đi xuống. Trang trại Rosneath nằm ở phía Tây. cấu: Australia đã trải qua cuộc cải cách kinh tế vĩ mô và vi mô lớn trong vòng hai thập kỷ qua. Cuộc cải cách này đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế bền vững từ đầu thập niên 90 đến nay.

Ngày đăng: 30/06/2014, 01:00

w