TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các thành phần dinh dưỡng có tronghạt và vỏ sầu riêng, đồng thời xác định hàm lượng các hợp chất sinh học và hoạt tínhsinh học có trong cao
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG CÁC HỢP CHÁT SINH HỌC, HOAT TÍNH KHÁNG OXY HÓA TỪ VO VÀ HẠT SAU RIENG
(Durio zibethinus L.) CUA TINH BEN TRE.
Ngành hoc Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viênNiên khoá
: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
: THI NGỌC THÁI
: 19126158 : 2019 - 2023
TP Thủ Đức, 03/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HAM LUONG CAC HOP CHAT SINH HỌC, HOAT TINH KHANG OXY HOA TU VO VA HAT SAU RIENG
(Durio zibethinus L.) CUA TINH BEN TRE.
Hướng dẫn khoa hoc Sinh viên thực hiện
ThS NGUYEN THANH VIET THI NGỌC THÁI
TP Thủ Đức, 03/2024
Trang 3LOI CAM ONLời dau tiên, em xin gửi lời cảm ơn và tri ân đến với các thầy cô Trường Dai họcNông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là các thầy cô từ khoa Khoa Học Sinh Học
đã tận tình giảng day và truyền đạt kiến thức bé ích cho em trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Tiếp đến, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện Ứng dụng Công nghệ vàPhát triển Bền vững — Trường Đại học Nguyễn Tat Thành đã đồng ý và hỗ trợ về mặtkinh phí, cơ sở vật chat và thiết bị giúp em có thể hoản thành khoá luận nay
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Thanh Việt thuộc trườngĐại học Nguyễn Tất Thành đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong việc định hướngnghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, xử lý số liệu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Và cuối cùng, em không quên cảm ơn ba mẹ, gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Vì kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn hạn chế, do đó có thể xuất hiệnnhiều thiếu sót và hạn chế trong khoá luận Em kính mong được sự chỉ dẫn và đóng gópquý báu từ quý thầy cô, nhằm giúp khoá luận của em trở nên hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4XÁC NHẬN VÀ CAM ĐOAN
Tôi tên: Thi Ngọc Thái, MSSV: 19126158, Lớp: DH19SHB thuộc ngành Côngnghệ Sinh học Trường đại Học Nông Lâm TP Hồ Chi Minh, xin cam đoan: Đây là Khoáluận tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu và thông tin trong nghiêncứu là hoàn toàn trung thực và khách quan Tôi xin hoản toàn chịu trách nhiệm trướcHội đồng về những cam kết này
Tp Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2024
Người viet cam đoan
Thị Ngọc Thái
ul
Trang 5TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các thành phần dinh dưỡng có tronghạt và vỏ sầu riêng, đồng thời xác định hàm lượng các hợp chất sinh học và hoạt tínhsinh học có trong cao chiết từ hạt và vỏ sầu riêng Trong nghiên cứu này, hiệu suất thuhồi cao chiết đã được khảo sát ở các nồng độ dung môi ethanol 50%, 70%, 90% và ởthời gian chiết 10 phút, 20 phút và 30 phút bằng phương pháp chiết hỗ trợ sóng siêu âm,
từ đó chọn ra điều kiện chiết phù hợp đề thu được cao chiết từ hạt và vỏ sầu riêng tối ưunhất Sau đó, đánh giá hàm lượng polyphenol, flavonoid được khảo sát ở các mẫu caochiết dựa trên phương pháp quang phổ UV — Vis Hoạt tính kháng oxy hóa được đánhgiá bằng phương pháp khử gốc tự do của thuốc thử DPPH và ABTS Kết quả cho thấy,
vỏ và hạt sầu riêng chứa nhiều thành phần đinh dưỡng như xơ, lipit và đạm Ở điều kiệnchiết dùng dung môi ethanol 70% và chiết trong 20 phút sẽ cho hiệu suất là tối ưu nhất
ở cả hạt lẫn vỏ lần lượt là 14,52% và 16% Hàm lượng polyphenol, flavonoid ở hạt cao
hơn ở vỏ, đạt cao nhất lần lượt là 53,44 mg GAE/g; 30,96 mg GAE/g; 8,96 mg QE/g và
2,12 mg QE/g khi chiết bằng dung môi ethanol 70% Hoạt tính kháng oxy hóa ở hạt cao
hơn ở vỏ với hàm lượng ICso DPPH và ICso ABTS ở hạt là 123,19 ug/mL và 97,53
ug/mL, ở vỏ là 310,96 pg/mL và 186,86 pg/mL Kết quả nghiên cứu cho thấy hat và vỏsầu riêng là một nguồn phụ phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa hàm lượng hợp chất sinhhọc cao và có khả năng kháng oxy hóa.
Từ khóa: Sau riêng (Durio zibethinus L.), vỏ, hạt, hỗ trợ sóng siêu âm,
polyphenol, flavonid, kháng oxy hóa.
il
Trang 6The study aimed to evaluate the nutritional components present in the seeds and peel of durian, while determining the levels of bioactive compounds and biological
activities in the extracts from durian seeds and peel In this study, the extraction
efficiency of the extracts was investigated at solvent concentrations of 50%, 70%, and 90% ethanol and at extraction times of 10, 20, and 30 minutes using the ultrasound- assisted extraction method, to determine the optimal extraction conditions for obtaining the most effective extracts from durian seeds and peel Subsequently, the levels of polyphenols and flavonoids in the extract samples were assessed using UV-Vis spectrophotometry Antioxidant activity was evaluated using the DPPH and ABTS free
radical scavenging methods The results showed that both durian peel and seeds contain
various nutritional components such as fiber, lipid and protein Under the conditions of extraction using 70% ethanol solvent for 20 minutes, the optimal extraction efficiency was found to be 14,52% for seeds and 16% for peel The levels of polyphenols and flavonoids were higher in seeds compared to peel, with the highest values of 53,44 mg
GAE/g and 30,96 mg GAE/g for polyphenols and 8,96 mg QE/g and 2,12 mg QE/g for flavonoids when extracted with 70% ethanol solvent Antioxidant activity was higher in
seeds compared to peel, with ICso values for DPPH and ABTS radicals of 123,19 ng/mL and 97,53 g/mL for seeds, and 310,96 g/mL and 186,86 g/mL for peel, respectively The research results indicate that durian seeds and peel are a rich source of nutritional
components, contain high levels of bioactive compounds, and exhibit antioxidant activity.
Key word: Durian (Durio zibethinus L.), seed, peel, UAE, polyphenol, flavonoid, antioxidant.
Iv
Trang 7MỤC LỤC
Trang
LOT CAM 0a iXÁC NHAN VÀ AM DOAN ceccevesctneseersenserumnsvostssncnarereentuiuenerinnnenanersrieseenanserd ii(CE i, ee iiiABSTRACT -52-2222212212221221221121121121122112112112112112112112112112122112121121 2e iv MỤC LỤC - 2: ©22222222222222122112212211211221121121121121121121121121121121121121121121 1 xe VvDANE KCH CACM VIET TT ececcmesncetnaneeenmmcncieuncemvomeonmmennse viiiDANH SÁCH CAC BẢNG 2-©22222222222122122112112211211211211211211211211211 22 re ixDANH SÁCH CÁC HÌNH -2- 22 2+SS22E22EE22322212211211271121121121121111121111 1 xe xCHUONG 1 MO DAU cioeeo coc |
ce - ——ằ——ằ—=ŸỄŸẼ—ằẶ—— |1.2 Mục tiêu của đề tài + 2+ 2s S23 3E 212212112171211211212111112121121121212 2122212 cre 21:5» Ið† dung thự6 THIẾT eee ee en 2,
CHƯƠNG 2 TONG QUAN TÀI LIỆU 2-22 22+22+22E+2EE+2EE+2EE+2ES+22E+zzxvt 3
TY tRGHH TS HIƯÌŸNsnuunggdg thi 2G 0SGI02NGGSIGIGGIGIGM0M0S.G0)10E0/208G04000064G0(SÚ2.1.1 Nguồn gốc và phân bố địa lý 2 s2S+2E+2E£EE2EE22E22121121211211212121 2c 3J3 00848 3
pc) in o0 sàn 4 32.1.4 Thanh phan hóa ly và hoạt tính sinh học - 2-22 22522222Ez+2E22+z2zzzz+zzse2 42.1.41 Hat Sau ring no¡134 42.1.4.2 (ca 5
2.2 Tinh hình mghifển:cữu: trong và ngoài THƯỚC « eeeeseaaeieeriiiidaskiadbikisrkuebiroereski 6
2.2.1 Nghiên cứu trong HƯỚC c- + 2233 322323 sec n4 62 20.00104500 000053 6 2;2:2: Nghiên CW HƯỚG TOL sáissxsssesnecis1L 100551115510 G06186585005645635559356 203010589 EEREGS481S0588 E01 §CHƯƠNG 3 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2: 22©22+22222+22zz2zz+zxe2 10
Trang 83.1 Thời gian và địa điểm 2-22 2+2+22122122E12212112212112112211211211211211 21 c1 ee 10ORR X.AL.LICU T9 HS id) meee te eee eee mee ree ee ee rere eter eee ree ee 10
3.3 Phuong phap nghién uu 10
3.3.1 Nội dung 1: Xử ly va đánh giá đặc tinh nguyên liệu đầu vảo 10k0 902.3 103.3.1.2 Xác định màu sắc -2- + ©s+Ss2EEE2E121221112112111211211121121112112111 21x ae 11
ee 113.3.1.4 Xác định tổng lượng chất ran hòa tan (TSS) - 22 522222z+2z+zzzzzzz2 12
3.3.1,5 Xác định hoạt độ HƯỚC: - :cccc s22: 202660222 012250110601 t0 1018111 6010115181460124206 61001656 12 3.3.1.6 Kac 0n Ô 13 BSB da: AC GIN ham WON GOs sesmsssanuscmaamnecies nents 13
3.3.1.8 Ham lượng acid tổng số (TA) o cccccccccccscssessessessessessessessessessesseseetsesetsenseesiesseees 143.3.1.0 Xác định hầm lượng Ma vec csecsecesunerserssesusesrnceweeeesareevvssreeperoendexovonentocivoxssmeesusts 143.3.1.10 Xác định hàm lượng chất béo - 2 22222222+2E++EE2EE2EE2EE2EEzrxrrrrerrrer 15
3.3 ,]1; Xác định ham lƯợnB KO scssecc6466566661011603101465963031685091936095054950385511113634603285E% 16
3.3.2 Nội dung 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của các nồng độ dung môi và thời gian chiếtđến quá trình trích ly cao chiết từ vỏ và hạt sầu riêng -2- 2 5225222222222 173.3.3 Nội dung 3: Xác định hàm lượng các hợp chất sinh học trong các loại cao chiết từ
VO Va hat SAU PIG occ 5 18
3.3.3.1 Đánh giá hàm lượng PolyphenolL - + ++*++++x++exxexeexeeeerrrrrrrrrrxre 18 3.3.3.2 Đánh giá hàm lượng FÏaVOnOI - - 5 2+ 3*****+EEvEEseekeekererrerrerrreerxre 19
3.3.4 Nội dung 4: Xác định hàm lượng hoạt tính kháng oxy hóa của các loại cao chiết
aT 203.3.4.1 Kha năng bắt gốc tự do DPPH -2- 2-52 SS2SE22E22E22EE2EEZE 2E 2E zEczxrrrrei 203.3.4.2 Khả năng bắt gốc tự đo ABTSẺ 2222222221222122212221221122112211 2211221 xe 223.4 Phương pháp xử lý thống kê - 2-22 2+2E22E122E22E122312212212211221221122122122 2e 24
CHƯỚNH4,EKET GUA VÀ TH AG TÊN euenenesnsanoigtnaieoeseiooveooooesnuaoesee 33
VI
Trang 94.1 Nội dung 1: Xử lý và đánh giá đặc tính nguyên liệu đầu vảo 334.1.1 Kết quả đo màu sắc bột nguyên liệu 5-222S22c22eEkErrrkrrrrrrrrree 334.1.2 Kết quả các chỉ tiêu đinh dưỡng có trong bột hạt và vỏ sầu riêng 344.1.3 Kết quả các chỉ tiêu hóa lý có trong bột hạt và vỏ sầu riêng -. 354.2 Nội dung 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của các nồng độ dung môi và thời gian chiếtđến quá trình trích ly cao chiết từ vỏ và hạt sầu riêng -2 22522 2S22z+2z2E2zz2ze2 364.3 Nội dung 3: Xác định hàm lượng hợp chất sinh học trong các loại cao chiết từ vỏee:
4.3.1 Ham lwong polyphenol 0 ccceceecceceeceeeceseeseeeseeeecesecaeeaeeaeenseeseenseeeenseeaeeeees 38 43.2) Hran hig estlav O00 G es cssennonncincen iene emer 39
4.4 Nội dung 4: Khao sat khả năng khang oxi hóa của các loại cao chiết từ hat và vỏTCL HỒ nghi hon a re 404.4.1 Hoạt tính kháng oxi hóa bằng khả năng ức chế gốc tự do của thuốc thử DPPH 404.4.2 Hoạt tính kháng oxi hóa bằng kha năng ức chế gốc tự do của thuốc thử ABTS*
=5 ' 42
CHUONG 5 KET LUẬN VÀ DE NGHỊ 2-22 +22E+2E22E+2E22E22E22222222222222eze, 44
A) HtĩuuợgggttraoarrrttorrtartiSiptibtottiitGgectftgytGiGigingtigirorvtiyroiygsctdangi 447) 5+ A 44SUS, 45PHU LUC 0oi.ccec ccc csccessessesssessessessessssssessessnessssnessesssessessesssessessessesssasessestsesaesaesseeaeesees 51
Vil
Trang 10DANH SACH CAC CHU VIET TAT
: 2,2? — azinobis (3 — ethylbenzothiazoline — 6 — sulfonate) : Analysis of variance
: Cộng tác viên
: Đồng bằng sông Cửu Long
: 1,1 — diphenyl — 2 - picrylhydrazyl : Gallic acid Equivalent
: Inhibitory Concertratetion — phan tram ức chế: Lan lặp lại
: Quecerin Equivalent: Acidity total — Acid tông số: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Tiêu chuẩn Việt Nam: Total flavonoid content — Hàm lượng flavonoid : Total polyphenol content — Ham lượng polyphenol: Total suspended solids — Tổng lượng chat rắn hòa tan: Ultrasound-assisted extraction — Chiết hỗ trợ sóng siêu âm: Ultraviolet — Visible
Vill
Trang 11Bồ trí thí nghiệm khảo sát hiệu suất trích ly địch chiết 5- 5+: 18
Bồ trí thí nghiệm đánh giá hàm lượng polyphenol - 2 2 25: 19
Bố trí thi nghiệm đánh giá hàm lượng flavonoid -+ ++<<>+s 20
Bồ trí thí nghiệm đánh giá hoạt tính oxy hóa bằng thuốc thử DPPH 22
Bồ trí thí nghiệm đánh giá hoạt tính oxy hóa bằng thuốc thử ABTS' 24Thông số mau sắc của bột hạt và vỏ sầu riêng sau khi sấy 33Các chỉ tiêu đỉnh dưỡng trong bột hạt và vỏ sầu riêng -2- 34Các chỉ tiêu hóa lý trong bột hạt và vỏ sầu riêng 2- 22222522 35Hiệu xuất trích ly cao chiết từ hạt sầu riêng -2- 22 22z+2zz2zz+>e2 36Hàm lượng polyphenol trong các mẫu cao chiết từ hạt và vỏ sau riêng 38Hàm lượng flavonoid trong các mẫu cao chiết từ hạt và vỏ sau riêng 39Két qua 8(9 08.00009777 4lKết quả ICso ABTST 2-55-5222 2S 2EE2322121212212121212121212121 21 e6 42
1X
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu tổng quát
Hình 4.1 Bột vỏ và hat sầu riêng sau khi sấy 2-2¿©2¿52222222E+2zzzzxzse2
Trang 13CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Khả năng tái sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp đang được đánh giá cao, việcchuyền đổi phụ phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm có giá trị có thể giúp giảm thiểutác động tiêu cực đối với môi trường, giảm lượng phát thải khí nhà kính và nâng caohiệu quả kinh tế cho cả đoanh nghiệp và đất nước Hiện nay, sản lượng phụ phẩm nôngnghiệp tại Việt Nam tông cộng đang ở mức khoảng 160 triệu tan hàng năm, trong đóphan lớn là phụ phẩm từ thu hoạch cây trồng và quá trình chế biến nông sản Tuy nhiên,hiện vẫn chưa có nhiều biện pháp tối ưu hóa dé khai thác hết tiềm năng của nguồn phụphẩm này
Nam 2019, giá trị nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan đạt 1,6 tỷ USD, diện tích trồngsầu riêng ở Malaysia là 72.536 ha, sản lượng đạt 384.170 tấn Tại Việt Nam, thời giangan đây, diện tích canh tác sầu riêng đã gia tăng nhanh chóng, trở thành loại cây ăn tráiquan trọng, mang lại giá trị kinh tế lớn Theo thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2023,sầu riêng được coi là "cây tỷ đô" khi xuất khẩu đạt 1 triệu tan vào tháng 9/2023, với giátrị lên đến 1,63 tỷ USD Năm 2023, theo số liệu thống kê từ Cục Trồng trọt thuộc BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích canh tác sầu riêng tại Việt Nam đạtkhoảng 131.000 ha, tăng khoảng 20% so với năm 2022.
Sau riêng được mệnh là “vua của các loại trái cây” vì ngoài có mùi vị thơm ngonlại còn chưa nhiều các thành phần dinh dưỡng như: chất béo, protein, acid chloric,carbohydrate, Tuy nhiên, chi có phan thịt màu vàng của trái sầu riêng chiếm 20 — 25%tổng trọng lượng là được sử dụng, trong khi phần hạt chiếm 5 — 15% và phần vỏ chiếm
60 — 70 % lại bị bỏ đi Quá trình chế biến và sử đụng quả sầu riêng tạo ra một lượng lớnrác thải nông nghiệp là vỏ và hạt ra ngoài môi trường, có khả năng tác động đến môi
trường xung quanh với việc phát thải mùi và thu hút vi sinh vật gây bệnh Đi đôi với
việc tăng sản lượng thì cũng tăng lượng rác thải của phụ phẩm sau riêng ra ngoài môi
trường, tuy nhiên vỏ và hạt sầu riêng đã được chứng minh là có chứa nhiều chất đinh
dưỡng vả nhiều hoạt tính sinh học có lợi Các nghiên cứu về sầu riêng hiện nay lại chủ
yếu tập trung vào chế biến và bảo quản phần thịt sầu riêng, nghiên cứu về vật liệu và
Trang 14than hoạt tính từ vỏ sầu riêng Còn việc nghiên cứu về được tính cũng như hoạt tính sinhhọc của vỏ và hạt sầu riêng còn tương đối hạn chế và chưa được ứng dụng nhiều.
Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là chiết xuất, đánh giá hàm lượng hoạt tínhsinh học và khảo sát hoạt tính chống oxy hóa từ vỏ và hạt giống sầu riêng Ri6 của tỉnhBến Tre, làm cơ sở dữ liệu và làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo cho việc ứngdụng nguồn phụ phẩm của trái sầu riêng trong lĩnh vực thực phẩm vật liệu, được phamgiúp nâng cao giá trị sử dụng sầu riêng cũng như giảm lượng chất thải ra ngoải môitrường tạo nên một nền nông nghiệp bên vững
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần hóa thực vật và hoạt tính sinh học của vỏ
và hat sầu riêng Ri6
1.3 Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Xử lý và đánh giá đặc tính nguyên liệu đầu vào
Nội dung 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của các nồng độ dung môi ethanol (50%,70%, 90%) và thời gian chiết (10 phút, 20 phút, 30 phút) đến quá trình trích ly cao chiết
Trang 15CHƯƠNG 2 TONG QUAN TAI LIEU
2.1 Téng quan vé sau riéng
2.1.1 Nguồn gốc va phân bố dia lý
Sâu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có nguôn gôc ở ban dao Malay và phân
bô chủ yêu ở các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,
Campuchia, Lao Myanmar, Sri Lanka, Philippines, Singapore và Việt Nam.
Tại Việt Nam, sau riêng được trồng nhiều tại các tinh thuộc Đồng Bang Sông
Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển miền Trung Riêng
về giống sầu riêng Ri6 có nguồn gốc ở Myanmar du nhập vào Việt Nam năm 1986 và
được trồng đầu tiên ở Bình Hòa Phước, huyện Long H6, tinh Vinh Long
2.1.2 Phan loại khoa hoc
Sau riêng (Durio zibethinus L.) có tên tiéng Anh là Durian, thuộc giới Planate,
ngành Magnoliophyta, lớp Magnoliopsida, bộ Malvales, họ Bombacaceae, chi Durio.
Bombacaceae bao gồm cây bao tap của vùng châu Phi (Adansonia digitata), cây hạt dé(Pachira aquataca), cây bombax (Bombax ellipticum), cây vải sồi tơ (Chorisia
speciosa) và cây gỗ nhẹ (Ochroma pyramidale).
Có 9 loài trong họ này ăn được cụ thé là D kutejensis, D oxleyanus, D.graveolens, D ducis, D lowianus, D testudinarum, Durio sp., D grandiflorus và D.zibethinus Tuy nhiên, chỉ có loài D zibethinus được trồng và thu hoạch phô biến nhất(Văn Chí Khang và ctv, 2022) Ngoài cái tên sầu riêng do người Việt thường gọi, thìcòn có các tên bản địa khác như turen (Khmer), doerian (Indonesia),
2.1.3 Đặc điểm thực vật
Cây sau riêng thường có chiều cao khoảng 20 — 30 m, tán lá thưa Hoa mọc khihết mùa mưa và khi mùa khô tới Cây sầu riêng cho hoa sau 8 — 10 năm Tuôi đời câysầu riêng thường từ 80 — 150 năm Sầu riêng ưa khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ không quácao hoặc quá thấp, độ âm cao và ồn định, ít khi có nang và bức xạ không quá lớn Sầuriêng chịu hạn rất kém, sợ gió vi thân cây yêu, gỗ giòn và dé gãy
Hoa của cây sầu riêng phát triển thành từng chùm, thường xuất hiện số lượng lớn,
khoảng 1 - 45 hoa/chùm trên cành cây nhưng ít khi xuất hiện ở đầu cành Mỗi chùm hoa
3
Trang 16thường chỉ có 1 hoặc 2 trái phát triển Đài hoa của sầu riêng có 5 cánh màu kem, đôi khi
có tông xanh nhẹ Nhị đực hình thành 5 chùm nhị, mỗi chùm có khoảng 10 - 12 baophan Bau hình trái có dạng xoan, vòi dài, đầu nhụy trong có 5 mảnh và khi chín trái cónhựa dính.
Cây sầu riêng trưởng thành và cho qua sau 5 - 7 năm ké từ khi hạt nảy mầm Mỗi
cây sầu riêng cho khoảng 15 — 800 quả trong mỗi mùa Trọng lượng quả thường từ 1 —
3 kg, đường kính trong khoảng 14 — 18 cm và chiều đài khoảng 19 — 32 cm Quả sau
riêng có hình tròn hoặc thuôn dài, mặt vỏ ngoài nhiều gai, màu xanh nhạt hoặc hơi nâu.Quả có 3 — 5 đường doc kéo dài từ đỉnh đến đầu cuốn và sẽ nứt ra khi quả chín hoàntoàn Hat sầu riêng có hình dạng giống hat dé, màu nâu, có chiều dai hạt khoảng 2 — 6
cm và đường kính hạt khoảng 2 — 3 cm Phần có thể ăn được là màng hạt được gọi làthịt quả sầu riêng
2.1.4 Thành phần hóa lý và hoạt tính sinh học
2.1.4.1 Hạt sầu riêng
Hạt sầu riêng chứa 54,90% độ âm; 1,58% tro; 3,40% protein; 1,32% chất béo và
18,92% tinh bột (Berry và ctv, 1980) Ngoài ra còn chứa 12,2% palmitic axit; 8,42%
oleic axit và 6,50% linoleic axit (Raihana và ctv, 2015) Về hàm lượng lipit và chất xơ,hạt sầu riêng cho thấy sự vượt trội, có thé trở thành nguyên liệu thực phẩm tốt cho sứckhỏe hơn so với bột mì (Kumoro và ctv, 2020) Bột hạt sầu riêng có thể được kết hợpvào các sản phẩm thực phẩm như bánh ngọt, bánh quy, súp, tempura, vì nó có nhiềuchất dinh dưỡng và có hàm lượng chat xơ cao (Amin và ctv, 2009) Nó cũng có thé được
sử dụng làm chất đông đặc do có chứa hydrocoloid.
Trong hạt sầu riêng được báo cáo là có thành phần polyphenol là thành phần tựnhiên có trong nhiều loại thực phẩm, nó đóng góp nhiều đặc tính chữa bệnh như chốngoxy hóa, chống viêm, chống virut, chống huyết khối và chống ung thư Ngoài ra, còn cóflavonoid là nhóm hợp chat phenolic có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống di ứng,chống ung thư, chống oxi hóa, chống viêm, kháng tiểu cầu, ức chế phát triển của khối
u, chống co thắt, lợi tiêu và bảo vệ mach máu Hàm lượng polyphenol trong hat sầuriêng khoảng 5,056 - 367 mg GAE/100 g vật chất khô và hàm lượng flavonid khoảng0,39 — 12,979 mg QE/g Hạt sầu riêng đã được báo cáo cho thấy có khả năng chống tăng
Trang 17sinh 0,95% đối với dong tế bao ung thư phổi ở người (A549), 0,91% đối với dòng tế baoung thư vú ở người (MCF - 7), 0,84% đối với dòng ung thư gan (HepG2) và 0,82% đốivới dòng ung thư ruột kết (HT — 29) (Li va ctv, 2013).
2.1.4.2 Vỏ sầu riêng
Vỏ sầu riêng chứa nhiều thành phần hóa học, chủ yếu bao gồm axit phenolic,
glycoside phenolic, flavonoid, triterpen, glycosid, cellulose, (Lee va ctv, 2021) Tỉ lệ
chiết xuất polyphenol từ vỏ ngoài sầu riêng là 1,86 mg/g và có tổng ham lượng
polyphenol là 101,06 + 3,36 mg GAE/g DW (Wen-quiang và ctv, 2020) Hiện nay, vỏ
sầu riêng đã được chiết xuất và phát hiện có 5 axit phenolic va 8 phenolic glycosides.Tổng cộng có 9 loại flavonoid đã được phát hiện trong quả sau riêng bao gồm: quercetin,quercitrin, rutin, quercetin — 3 - O—rhamnoside, quercetin — 3 — O — glucoside, catechin, epicatechin, procyanidin B, malvidin — 3 — O — glucoside (Zhan va ctv, 2021).
Nghiên cứu của Huang (1999) đã sử dụng GC — MS dé phân tích vỏ sầu riêng vàphát hiện chứa axit béo bão hoà Trong đó axit hexadecanoic hàm lượng cao nhất là25,41%; 3,20% axit octadecanoic và 1,54% axit behenic Hàm lượng axit béo không notrong vỏ là 56,37% trong đó, axit octadecanoic chiếm 37,09%; axit 9, 12 —octadecadienoic (E, E) chiếm 16,28% Đã có 14 hợp chất dé bay hơi đã được xác địnhtrong vỏ sầu riêng Hợp chất chính là este (59,71%) và hợp chất axit (26,56%)
Trong vỏ sau riêng được Wanlapa va ctv (2015) báo cáo cho thay tổng lượng chat
xơ (79,18 + 3,46 g/100 g chất khô), chất xơ không hòa tan (65,13 + 2,21 9/100 g chấtkhô) và chất xơ hòa tan (13,05 + 1,21 g/100 g chất khô), pectin không hòa tan (4,11 +1,16 g/100 g chất khô), hemicellulose (18,51 + 1,16 g/100 g chất khô), cellulose (38,05
+ 1,35 g/100 g chất khô), lignin (2,36 + 0,24 g/100 g chất khô) Vỏ sầu riêng có độ âm
tổng là 7%, hàm lượng chất béo là 0,9%, hàm lượng protein là 4,9%, hàm lượng tro là
8,5% và 78% hàm lượng carbonhydrate (Alighiri và ctv, 2020) Trong vỏ sầu riêng có
các nguyên tố khoáng nhưng có hàm lượng cao nhất là magie và sắt Tông lượng axitamin có trong vỏ là 3,95% trong đó protein thô chiếm 0,71%, các axit amin thiết yếuchiếm 39,24% và các axit amin tạo VỊ chiếm 49,87%
Ngoài ra, hiện nay có một sô nghiên cứu cho thây vỏ sâu riêng có nhiêu tác dụng
dược lý như có khả năng chong oxi hóa, chong viêm, điêu hòa chuyên hóa glucose va
Trang 18lipid (Zhan va ctv, 2021) Hoạt tính chống oxi hóa của vỏ sầu riêng có thé liên quan đếncác hợp chat flavonoid và hợp chat phenolic Hàm lượng flavonoid của vỏ sầu riêng từ0,2 — 1 mg/mL có khả năng loại bỏ mạnh mẽ các gốc tự do hydroxyl (OH) và gốc tự doABTS (Hong và ctv, 2014) Hợp chất có trong vỏ và hạt sầu riêng có khả năng loại bỏmạnh mẽ các gốc tự do của DPPH và ABTS và khả năng khử Fe** Nó có thé ức chếđáng ké các loại oxy phản ứng ROS và có thé làm giảm đáng kể quá trình apoptosis của
tế bảo do stress oxy hóa (Liu va ctv, 2020) Một số hợp chất phenolic còn có kha năngloại bỏ các gốc tự do superoxide (0?) và khả năng ức chế NO mạnh (Feng và ctv, 2016).Chiết xuất vỏ sầu riêng có tác dụng ức chế đáng kể bệnh viêm phúc mạc ở chuột Nócòn có tác dụng đáng đề đến tình trạng sưng tai, sưng chân ở chuột và tình trạng viêmmãn tính do sự tăng sinh u hạt đưới da của chuột Gel polysacchride của vỏ sầu riêngđược chứng minh là có thé ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh Vibri harveyi
1526 trên tôm (Pholdaeng và ctv, 2010) Chiết xuất flavonoid của vỏ sầu riêng có tácdụng ức chế rõ rệt đối với Staphulococcus areus và Pseudomonas aeruginosa Chiếtxuất bang ethanol từ vỏ sầu riêng có thé ức chế Propionibacterium acnes vaEnterococcus faecalis (Fitrianingsih va ctv, 2019; Rizky và ctv, 2020) Hơn thế, một sốnghiên cứu đã phát hiện rằng vỏ sầu riêng có hoạt tính tăng sinh in vitro chống lại tế baoung thư phối (A549), tế bao ung thư vú (MCF - 7), tế bào ung thư gan (HepG2) và tếbào ung thư ruột kết ở người (HT — 29) (Li va ctv, 2013)
Hai loại polysaccharides (DZM — A và DZM — D) được phan lập từ vỏ sau riêngđược phát hiện là có thé có tác dung chống đông máu thông qua việc ức chế đông máunội sinh và ngoại sinh (Liang và ctv, 2022) Ngoài ra, chiết xuất từ vỏ sầu riêng còn cótác dụng chống ho, giảm đau, chống nitro hóa, bảo vệ gan, điều hòa chức năng miễndịch, nhuận tràng, đưỡng ẩm, giảm ngứa rat (Zhan va ctv, 2021)
Vỏ sầu riêng có tính ẩm, vị hăng và ngọt, tác động lên phối, gan và thận nên cócông dụng thanh nhiệt, tây rửa, dưỡng 4m khô da, trị ngứa da Vì vậy nó thường được
sử dụng như một loại được phẩm dân gian đề hỗ trợ điều trị bệnh tật (Lee và ctv, 2021).Tro của vỏ sau riêng có thé dùng dé trị sốt cho trẻ sơ sinh (Yahia, 2011) Ở Java, vỏ sầuriêng được dùng làm thuốc xứt dé chữa bệnh ngoài da (Sah và ctv, 2014)
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Nghiên cứu trong nước
Trang 19Các nghiên cứu về vỏ và hạt sâu riêng tại Việt Nam vẫn còn hạn chế Những
nghiên cứu hiện nay chủ yêu tận dụng vỏ sâu riêng trong việc làm phân bón hữu cơ và than hoạt tính Ngoài ra còn có một sô nghiên cứu về các bộ phận khác nhau của cây sâu
riêng như ré, lá, cuông.
Theo nghiên cứu gần đây của Phạm Hoàng Phong và cộng sự (2023) về việc đánhgiá tỷ lệ bổ sung bột vỏ sau riêng trong chế biến sản phẩm bánh quy Nghiên cứu chothấy việc bô sung bột vỏ giống sau riêng Ri6 ở mức 20% nướng ở nhiệt độ 130°C trongthời gian 12 phút cho ra sản phẩm vẫn duy trì các đặc tính cấu trúc, chất lượng và khảnăng chấp nhận của người tiêu ding Nghiên cứu này một phần đã đưa ra một biện pháptận dụng tối đa nguồn phụ phẩm sau riêng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm
Theo nghiên cứu của Trần Hoài Khang va ctv (2023), ngoài phan thịt thì phần vỏ
và hạt cũng đang được chú ý đến vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất sinh học
có lợi Và để chứng minh điều đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm nhằm mụcdich thu được các phan giàu flavonoid từ vỏ sầu riêng và kiểm tra khả năng chống ung
thư, chống oxy hóa và điều trị đái tháo đường từ dịch chiết vỏ sầu riêng Nghiên cứu đã
tiến hành dùng các loại dung môi chiết như methanol, ethanol, aceton và hexane dé khảosát điều kiện chiết cho flavonoid tối ưu nhất Đề làm giàu flavonoid, dich chiết được tiếnhành chiết lỏng — lỏng bằng các dung môi khác nhau dé thu được các phần giàuflavonoid Tiếp đến là tiến hành các thử nghiệm về khả năng chống oxy hóa khử sắt(FRAP) và 2,2 — diphenyl — pricryhydrazyl (DPPH) dé kiểm tra khả năng kháng oxyhóa từ các chiết xuất trên Hoạt tính chống đái tháo đường in vitro của các mẫu được dobằng xét nghiệm ơ — amylase và œ — glucosidase Cuối cùng, độc tính tế bào của chiếtxuất vỏ sầu riêng được thực hiện bằng cách sử dụng xét nghiệm SRB trên các dòng tế
bao ung thư biểu mô tuyến vú (MCF — 7) và ung thư gan ở người (HepG - 2) Kết qua
cho thấy, hàm lượng flavonoid cao nhất là 82,17 mg QE g khi chiết xuất ở 60°C sửdụng ethanol 75% và thời gian ngâm là 24 giờ Dịch chiết ethanolic thô đó được phânđoạn bằng phương pháp chiết lỏng — lỏng dé thu được ba phần (colroform (CHF), ethyl
acetate (EAF) và nước (AQF)), trong đó CHF cho kết quả flavonoid cao nhất là 271,11
mg QE g1 Phân đoạn này cũng cho thấy khả năng khử sắt cao nhất với ICso là 307,88
ug vitamin C g1, hoạt tính ức chế a — amylase và ơ — glucosidase ICso lần lượt là 685,76
ug mL và 441,10 ug mL"! và độc tính tế bào đối với tế bào HepG — 2 va MCF — 7 có
Trang 20giá trị ICso lần lượt là 490,30 pg mL” và 343,38 ug mL" Kết qua đã cho thay vỏ quasầu riêng là nguồn cung cấp flavonoid tiềm năng và có tính ứng dụng cho được phẩm(Tran và ctv, 2023).
Khả năng chống oxi hóa của vỏ sầu riêng cũng đã được chứng minh qua nghiên
cứu của Trần Ý Đoan Trang (2023) Trong nghiên cứu này, các chiết xuất vỏ sầu riêng
từ dung môi methanol, nước và ethanol được kiểm tra khả năng chống oxy hóa bằng 2
phương pháp DPPH và ABTS" Kết qua cho thấy, kha năng trung hòa 50% gốc tự do
DPPH của chiết xuất vỏ sầu riêng đạt 32,79 ug/mL ở dung môi methanol, dat 34,56ug/mL ở dung môi ethanol và đạt 33,23 ug/mL khi chiết bằng nước Tương ứng, khảnăng trung hòa 50% gốc tự do ABTS* của chiết xuất từ methanol là 17,06 ug/mL, từethanol là 18,78 ug/mL và từ nước là 18,09 ug/mL Đối với cả 2 phương pháp thì đềucho thấy chiết xuất vỏ sầu riêng có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ và khả năng chốngoxy hóa mạnh nhất khi chiết xuất bằng methanol
2.2.2 Nghiên cứu nước ngoài
Angkak một loại phẩm màu tự nhiên được sản xuất từ việc lên men một số loạichủng vi khuẩn của chi Monascus trên các chất nền khác nhau, thường là gạo hoặc hạt.Sản phẩm này thường có màu đỏ hoặc cam và thường được sử dụng trong âm thực châu
Á để tạo màu và hương vị cho các món ăn, đặc biệt là trong am thực truyền thống củaTrung Quốc Một nghiên cứu của Srianta và ctv (2012) đã nghiên cứu ứng dụng hạt sầuriêng trong việc sản xuất angkak Sau khi tiền xử lý, bột sầu riêng sẽ được mang đi phântích thành phan hóa lý và nồng độ tinh bột Sau đó, bột hạt sầu riêng sẽ được mang đi ủvới vi khuẩn Monascus sp KJR2 trong 14 ngày ở nhiệt độ phòng với các nghiệm thức
độ âm khác nhau là 58%, 59%, 60%, 61% và 62% Sau đó được lên men và say khô.Kết quả cho thay hat sau riêng chứa 54,90% nước; 1,58% tro; 3,40% protein; 1,32%chất béo và 18,92% tinh bột Chất nền có nồng độ độ âm ban dau là 60% là chất nền phùhợp nhất cho việc sản xuất angkak, mang lại Monacolin K là 50 mg/kg Từ đó cho thấy,hat sầu riêng có tiềm năng tốt để sử dụng làm chất nền mới cho sản xuất angkak
Hạt sầu riêng cũng được ứng dụng làm vật liệu sinh học hữu ích thông qua nghiêncứu của Srisang và ctv (2020) Trong nghiên cứu nay, hạt sầu riêng đã được sử dung dékết hợp với poly (axit lactic), PLA dé sản xuất bioplates BSD - Brown Skin Durian (hạtsầu riêng được bỏ vỏ nâu) được cắt nhỏ và kết hợp với PLA — Poly Lactic Acid ở tỷ lệ
§
Trang 2110:90 g/g, 20:80 g/g, 30:70 g/g Kết quả cho thấy, điều kiện sản xuất tối ưu là tỷ lệ 30:70g/g và nhiệt độ, áp suất là 130 °C và 3,4 MN/m” Bioplates có kha năng hấp thụ nướcthấp, độ bền kéo cao và phân giải trong 7 ngày Điều đó cho thấy hạt sầu riêng kết hợpvới PLA có tiềm năng trong việc sản xuất vật liệu sinh học mới, giúp bảo vệ môi trường
và tận dụng nguồn phụ phẩm
Ngoài các hoạt tính chống oxi hóa, vỏ sầu riêng còn được chứng minh là có khảnăng kháng viêm, kháng khuan và kháng nam tốt Theo nghiên cứu của Nina Arlofa vàctv (2019) đã sử dụng vỏ sầu riêng dé phân tích hàm lượng hợp chat thứ cấp và kiểm trakhả năng kháng vi khuẩn Kết quả cho thấy, chiết xuất của vỏ sầu riêng bằng ethanolthu được dung dịch chứa triterpenoid, alkaloid và sapoin, đây là các hợp chất thực vật
có chức năng kháng khuẩn Ở nồng độ 1%, chiết xuất từ vỏ sầu riêng đã ức chế được sựphát triển của Escherrichia coli, Salmonella thyposa và Staphylococcus aureus tạo ra
đường kính kháng khuan lần lượt là 7,4 mm; 8,2 mm và 8,6 mm Trong thử nghiệm
kháng khuẩn, mẫu gel rửa tay chứa chiết xuất vỏ sầu riêng cho thấy đã làm giảm đáng
kê sô lượng v1 khuân.
Vỏ sầu riêng đã được ứng dụng rộng rãi trong việc hấp thụ chất ô nhiễm hữu cơ
và vô cơ Trong nghiên cứu của Adunphatcharaphon và ctv (2020), vỏ sầu riêng được
xử lý bằng axit dé tăng cường hiệu suất hap thụ mycotoxin Vỏ sầu riêng đã được xử lýaxit (ATDP) được đánh giá về khả năng hấp thụ đồng thời aflatoxin B1 (AFB1),
ochratoxin A (OTA), zearalenone (ZEA), deoxynivalenol (DON) và fumonisin BI
(FB1) Kết qua cho thay ATDP có khả năng hap thy mycotoxin cao nhất đối với AFB1(98.4%), ZEA (98.4%), va OTA (97.3%), tiép theo la FB1 (86.1%) va DON (2.0%).Hap thu toxin bởi ATDP phụ thuộc vao liều lượng và tăng mạnh khi liều lượng ATDPtăng ATDP giảm kha năng hấp thụ sinh học của các mycotoxin sau tiêu hóa da day.ATDP thé hiện cau trúc có kết cấu rỗng hơn, với diện tích bề mặt lớn hơn và sự thay d6iđiện tích bề mặt Từ đó cho thấy, ATDP có thể được xem là một vật liệu chất thải tiềmnăng cho việc hấp thụ mycotoxin
Trang 22CHUONG 3 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHAP
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 07/2023 đến tháng 01/2024
Địa điểm thực hiện đề tài: Viện Ứng dụng Công nghệ và Phát triển Bền vững —
Trường Đại học Nguyễn Tắt Thành
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Vỏ và hat sầu riêng Ri6 được thu nhận từ công ty Mekong FoodTech, địa chỉ 516
ấp Tân Điền II, xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Trích ly dich chiệt bang phương - Acid téng
pháp hỗ tro sóng siêu âm # Tổng chất ran hòa tan
[ Cc — |
= à i
Ti, : : - Khả năng kháng oxi hóa
PolyP Đánh giá hàm lượng | Đánh giá hàm lượng | bằng thuốc thử DPPH
- ầm lượng hợp chât sinh học hoạt tính sinh học - Khả năng kháng oxi hóa
flavonoid i Y , bằng thuốc thử ABTS
Phân tích và xử lý số liệu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu tổng quát
3.3.1 Nội dung 1: Xử lý và đánh giá đặc tính nguyên liệu đầu vào
Mục tiêu: Đánh giá các thành phần hóa lý có trong bột của vỏ và hạt sầu riêngsau khi say thăng hoa
3.3.1.1 Xử lý sơ bộ
Vỏ và hạt sầu riêng sau khi mang về sẽ được phân loại, rửa sạch với nước Cắt
bỏ những phần bi hư hong hoặc bị tng Sau đó, nguyên liệu được thai lát mỏng từ 1 - 3
10
Trang 23mm và tiễn hành say thăng hoa bang máy sấy (HR-3, Harvest right) ở nhiệt độ - 20°C,với áp suất 500 mTorr trong 24 - 26 giờ trong chân không Sau một khoảng thời giansấy, khi đạt được độ 4m thích hợp cho việc bao quản (độ âm đưới 15%), nguyên liệu say
khô được xay thành bột bằng máy xay (SHD5315G, Sunhouse) và ray min dé đồng nhất
kích thước (0,25 — 0,5 mm) Cuối cùng, bột nguyên liệu được bao quản trong túi zip kín
ở nhiệt độ phòng tránh ánh sáng trước khi thực hiện các nội dung tiếp theo
3.3.1.2 Xác định màu sắc
Kết quả được đánh giá theo hệ thống The Commission International d’eclairage
— CIE Màu tham chiếu dựa trên 3 giá trị L*, a* và b* Giá trị L* liên quan đến độ đậmnhạt trong phạm vi từ 0 (màu đen) đến 100 (màu trắng) Giá trị a* được biểu thị trongphạm vi màu xanh lục (giá trị âm) đến đỏ (giá trị dương) Giá trị b* được biểu điễn địnhdạng dải màu từ màu xanh dương (giá trị âm) đến màu vàng (giá trị dương)
Cách tiến hành: Kết quả mau sắc được đo thông qua máy quét Chroma (NR60CP,Nhật Ban) Máy đo màu được hiệu chuẩn trước với một 6 mau trắng Sau đó, mẫu bột
vỏ và hạt của sầu riêng được trải đều trên dia petri Cam máy chiếu thắng xuống mẫu vànhắn nút “Color” dé tiễn hành đo Các giá trị L*, a* và b* xuất hiện trên man hình máy
khi đo xong Ghi nhận kết quả tính giá trị trung bình sau ba lần đo
3.3.1.3 Xác định độ 4m
Độ âm hay còn gọi là trọng lượng của nước chứa trong một vật thé hoặc vật liệu,thường được biéu thị bằng phan trăm trọng lượng Hàm lượng độ âm được tính bằng sựchênh lệch về trọng lượng khô và ướt Độ 4m sẽ được xác định bằng cân say am Thiết
bị sẽ thực hiện gia nhiệt ở nhiệt độ đã được cài đặt sẵn, mau sé được say va lượng nướctrong mẫu sẽ được bốc hơi hoan toàn Sau đó, thiết bị sẽ xác định lại trọng lượng củamẫu Các thông tin về mẫu sẽ được thiết bị xử lý phân tích và tính toán Kết quả độ ẩm
của mẫu sau khi phân tích sẽ được hiện thị trên màn hình cảm ứng dưới dạng %.
Cách tiến hành: Sau khi khởi động cân sây ầm (MB900, Ohaus), nhấn nút
“->T<-” để may tự động cài đặt về 0 Khi màn hình hiện “Add sample“->T<-” cân 0,5 g mẫu nguyênliệu trải đều trên đĩa nhôm cho vào máy và đóng nắp lại Nguyên liệu sẽ được say 0105°C đến khói lượng không đôi Khi trên màn hình hiện chữ “End” và hiện kết quả thìquá trình đo kết thúc Ghi nhận lại kết quả Mỗi mẫu được lặp lại ba lần đo
11
Trang 243.3.1.4 Xác định tổng lượng chat rắn hòa tan (TSS)
TSS là viết tắt của Total Suspended Solids — tông chat ran lo lửng Ham lượng
TSS được xác định theo TCVN 4417 — 87 sử dụng chiết quang kế kỹ thuật số (PR — 101
Alpha, Atago).
Cách tiến hành: Cho 10 g mau bột hạt và vỏ sầu riêng vào 10 mL nước khuấyđều Lọc lấy dịch chiết Sau đó sử dụng chiết quang kế kỹ thuật số Atago Hiệu chuẩnbằng nước cất Sau khi máy đọc số bằng 0, lau sạch khúc xạ kế, nhỏ 1 - 2 giọt mẫu lênvùng chứa mẫu Ghi lại số liệu hiển thị trên màn hình đo
Kết quả được tính theo công thức:
X(%)=2a Trong đó:
a: Chỉ số khúc xạ đo được
2: Hệ số pha loãng
3.3.1.5 Xác định hoạt độ nước
Theo U.S Food and Drug Administration, hoạt độ nước (aw) của thực phẩm là tỷ
lệ giữa áp suất hơi của thực phẩm đó khi ở trạng thái cân bằng và áp suất hơi nước ở
điều kiện giống nhau Hoạt độ nước tăng theo nhiệt độ và độ ẩm của nguyên liệu có thể
được đo dưới dạng độ âm tương đối ở trạng thái cân bằng (ERH), được biểu thị bằngphần trăm hoặc là giá trị hoạt độ nước biểu thị dưới dạng số thập phân
Cách thực hiện: Khởi động máy đo hoạt độ nước bằng cách nhan nút màu dentrên thân máy (LabTouch Aw, Novasia) Sau khi man hình do hiển thị, cho mẫu vàobuồng do, đóng nắp rồi nhắn nút khởi động dé bat đầu đo Trong quá trình đo, kết quathực tế của mẫu sẽ được hiển thị trên màn hình Khi mẫu đo đã ồn định máy sẽ phát tínhiệu dé báo hiệu quá trình đo kết thúc Đọc kết quả hiển thị trên màn hình gồm: Giá tri
đo hoạt độ nước và nhiệt độ mẫu Họat độ nước được tính bằng công thức:
P
ig =>
P;
Lễ
Trang 25Trong đó:
P: áp suất hơi nước trên bề mặt sản phẩm
Ps: áp suất hơi nước trên bề mặt của nước tinh khiết
3.3.1.6 Xác định pH
pH được hiểu là mức độ hoạt động của ion H” trong môi trường dung dịch dưới
sự tác động bởi một hằng số điện ly Tất cả các dung địch tồn tại ở đạng lỏng đều cómột độ pH riêng và pH ảnh hưởng đến chất lỏng đó có lợi hay có hại
Cách tiến hành: Khởi động máy đo pH (HI2210 — 02, Hanna) trước 10 phút Dùng
nước cất tráng đầu điện cực để hiểu chỉnh Cân 5 g mẫu bột pha với 50 mL nước cất và
khuấy đều Sau đó nhúng ngập đầu điện cực của máy đo pH vào dung dịch Quan sát vàghi lại số liệu sau khi chỉ số pH hiển thị ổn định trên màn hình Mỗi mẫu được đo lặplại ba lần
3.3.1.7 Xác định hàm lượng tro
Tổng tro là một chỉ số đo lường hàm lượng oxit khoáng trong than hoạt tính dựatrên trọng lượng Phương pháp này thực hiện bang cách chuyền đổi thành phần khoángchất thành các oxit tương ứng ở nhiệt độ 600°C Nguyên tắc của phương pháp là sử dụngnguồn nhiệt độ 550 - 600°C đề đốt cháy, loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ Phần tro cònlại sau quá trình này được cân và tính toán dé xác định phan trăm tro trong mau ban dau
Cách tiến hành: Xác định hàm lượng tro tổng số theo TCVN 5105 — 90 Cân 5 gmẫu bột cho vào cốc nung Sau đó đem cốc vào nung trong tủ (HTC08/14, Narberthem)
ở 600°C trong 6 giờ, đề hạ nhiệt độ xuống 200°C rồi lay ra cho vao tu say (UN/UF —
110, Memmert) ở 105°C dé 1 đến 2 giờ Cân khối lượng sau khi sấy thu được cân cốc
Hàm lượng tro được tính theo công thức:
mạ — Mo
aa) = (m¡ — mạ) .100 Trong đó:
X là hàm lượng tro (%)
mo là khối lượng của cốc, tính bang gram (g)
my là khối lượng của cốc và nguyên liệu trước khi nung (g)
13
Trang 26ma là khối lượng của cốc và tro sau khi sấy (g)
3.3.1.8 Hàm lượng acid tổng số (TA)
Do hàm lượng acid tổng số dua trên phương pháp dùng dung dich NaOH 0,1N
để trung hòa hết acid hữu cơ có trong mẫu thử Chất chỉ thị thường dùng là
phenolphthalein.
Cách tiến hành: Cân 10 g mau bột, dung nước cat chuyén toàn bộ lượng mẫu vàobình tam giác dung tích 250 mL thêm nước đến 150 mL, đun trên bếp cách thủy (LB —WD321, LK LAB) ở 80°C trong 15 phút Sau đó, làm nguội, chuyền toàn bộ vào bình
định mức 250 mL, thêm nước đến vạch, lắc kỹ và để lắng Lọc mẫu, thu dich lọc vào
cốc Hút 25 mL dich lọc vào bình tam giác dung tích 100 mL, thêm 3 giọt phenolphtalein(Cat#77-09-8, Xilong) 0,1%, chuan d6 bang NaOH 0,1N (Cat#1310-73-2, Xilong) chođến khi đến xuất hiện màu hồng nhạt, bền trong 30 giây Ghi lại thé tích NaOH đã dùng.Lap 3 lần Hàm lượng acid tổng số được đo bằng công thức theo TCVN 4589:1988:
K: Hệ số acid tương ứng (Acid citric K = 0,0064)m: Khối lượng mẫu (g)
3.3.1.9 Xác định hàm lượng đạm
Hàm lượng đạm được ước tính phổ biến nhất từ hàm lượng nitơ hữu cơ, được xácđịnh bằng phương pháp Kjeldahl Phương pháp này dựa trên quá trình đốt cháy mẫu ướtbằng cách đun nóng trong acid sunfuric với sự có mặt của chất xúc tác kim loại, để khử
nito hữu cơ thành amoniac, được giữ lai trong dung dịch dưới dạng amoni sunfat Dich
phân hủy được kiềm hóa bang cách bổ sung natri hydroxit và chưng cất hơi nước dé giảiphóng amoniac, sau đó được giữ lại và chuẩn độ
14
Trang 27Nhiều hệ thống tự động đã được phát triển dựa trên phương pháp Kjeldahl Các
hệ thống thiết bị này bao gồm quá trình phân hủy trong thiết bị phá mẫu được làm nóng
bằng điện, tiếp theo là quá trình chưng cất nhanh bằng hơi nước của amoniac thành acid
và chuẩn độ bằng tay hoặc tự động với phát hiện đo màu hoặc đo điện thế (Bremner vàctv, 1965).
Cách tiến hành:
Cân 1g mẫu hòa chung với 1g K2SOx (Cat##7778-80-51, Xilong), 1g FeSO4.7H2O
(Cat#7782-63-0, Xilong) và 0.1g CuSO, (Cat#7758-99-8, Xilong) cho vào ông Kjeldahl.Tiếp đến cho 3-5 ml dung dịch H2SOx và 3 giọt HaO› (Cat#7722-84-1, Xilong) vào ống
đã chứa mẫu Tiến hành phá mẫu bằng cách sử dụng tủ hút, vô cơ hóa mẫu ở 370°Ctrong 6 giờ Sau khi tắt máy, dé nguội và dé thoát hết khí khoảng 1 giờ Sử dụng bộ thiết
bị chưng cất đạm Kjedahl (UDK 129, Velp) dé chưng cất bằng cách thêm vào 30mlH3BO3 2% (Cat#10043-35-3, Xilong), 2-3 giọt H2O2 và 2 - 3 giọt thuốc thử Kjeldahl.Sau khi đuôi Na, bình hứng chứa dung dịch chuyên từ màu hồng sang màu xanh lá Tiếnhành chuẩn độ bằng dung dịch H2SO, 0.02N cho đến khi xuất hiện màu hông bên trongkhoảng 30 giây Ghi nhận thể tích HaSO¿ đã dùng
Tính toán kết quả theo công thức:
đó, các dung môi hữu cơ như hexan, ete dầu hỏa có khả năng hòa tan chất béo và chất béođược chiết xuất từ thực phẩm kết hợp với dung môi Sau đó, chất béo được thu thập bằng
cách làm bay hơi dung môi Tổng hàm lượng chất béo được xác định bằng phương phápSoxhlet dựa vào nguyên tắc chênh lệch khối lượng mẫu trước và sau khi chiết
Cách tiến hành: Mẫu nguyên liệu được cân 5 g Gói mẫu vào giấy lọc, cân ghi lạikết qua mị và cho vào ống chiết Cho hỗn hợp dung môi hexan cloroform (tỉ lệ 3:2)
l5
Trang 28(Cat#110-54-3, Xilong) vào khoảng 3/4 bình cầu Cho bếp đun hình cầu (98-I-B,Faithful) của hệ thống Soxhlet hoạt động gia nhiệt ở mức 50 đến 60°C trong 6 giờ rồitắt máy thu được mẫu nguyên liệu sau khi chiết Say mẫu ở 105°C để loại bỏ dung môicòn trong mau Cân mẫu sau khi sấy thu được kết quả m2 Hàm lượng béo được tínhtheo công thức:
a: Độ âm (%)
3.3.1.11 Xác định ham lượng xơ
Xo là những hợp chat kháng tiêu hóa và hấp thu ở ruột non nhưng có thé lên men ởruột già Xơ thô là thành phần còn lại sau khi thủy phân mẫu liên tục với axit và bazơ mạnh
Cách tiến hành: Cân 5 g mau rồi đem đi ngâm trong 50 mL H;SO¿ 1,25%(Cat#7664-93-9, Xilong) trong 30 phút, tiền hành lọc loại bỏ dich lay bã Tiếp tục ngâmtiếp với 50 mL NaOH 1,25% trong 30 phút và lọc lay bã, cuối cùng ngâm thêm một lầnnữa với 50 mL côn trong 30 phút, đem đi lọc lay bã Cân khối lượng cốc nung, cho mẫuvào cốc nung đem đi say đến khối lượng không đôi, cho mẫu vào tủ nung trong 6 giờ,tiến hành cân và ghi kết quả Hàm lượng chất xơ được tính theo công thức:
ma: Khối lượng cốc và mẫu sau nung (g)
16
Trang 29mo: Khối lượng mẫu ban đầu (g)3.3.2 Nội dung 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của các nồng độ dung môi và thời gianchiết đến quá trình trích ly cao chiết từ vỏ và hạt sầu riêng
Mục tiêu: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian và nồng độ dung môi đến hiệusuất trích ly dịch chiết từ vỏ và hạt sầu riêng
Phương pháp trích ly dịch chiết bằng phương pháp hỗ trợ sóng siêu âm: Sử dụngsiêu âm (UAE) để chiết xuất các hợp chất từ thực vật là quá trình sử dụng năng lượngsiêu âm và dung môi Siêu âm là sóng cơ học có tần số cao hơn dải tần tai người nghe
được, tạo ra sóng cơ học lan truyền qua môi trường rắn, lỏng hoặc khí, đây các phân tử
khỏi vị trí ban đầu của chúng Sự tao bọt âm thanh (acoustic cavitation) là co chế chínhtrong quá trình nay, tạo ra bọt bong bóng va sóng âm thanh, gây ra hiện tượng như phanmảnh, xói mòn, hình thành lỗ rỗng, lực cắt và tăng khả năng hấp thụ Siêu âm cũng dẫn
đến sự xói mòn và tạo lỗ hồng trong mang tế bao, giúp giải phóng các hop chất sinh học
Tăng khả năng hấp thụ nước của bã và chỉ số trương nở của ma trận mô thực vật cũngđược cải thiện, giúp tăng hiệu suất chiết xuất Sự gia tăng sản lượng không phải do một
cơ chế duy nhất mà là kết quả của tác động tổng hợp của nhiều cơ chế khác nhau (Kumar
và ctv, 2021).
Cách tiến hành: Cân 10 g mau hòa với 90 mL dung môi Ethanol (ti lệ 1:9)(Cat#64-17-5, Xilong) với các nồng độ khảo sát khác nhau (90%, 70% và 50%), sử dụngmáy rửa siêu âm (Pro 100S, Slovenia) để tiễn hành chiết ở nhiệt độ 40°C, tần số 20 KHz
Sau các khoảng thời gian khảo sát (30 phút, 20 phút và 10 phút), hỗn hợp được mang
lọc chân không Sau đó tiến hành cô quay chân không bằng máy cô quay (Hei - VAPCore XL, Heidolph) để thu hồi cao chiết cô đặc, bảo quản kín trong lọ ở nhiệt độ 5°C.Phương pháp trích ly cao chiết vỏ và hạt sầu riêng, hiệu suất chiết được xác định bằngcông thức tham chiếu theo Kunarto và ctv (2018)
sin k khối lượng cao chiết
Hiệu suât (%) = ——®h==xi00
Trang 30Tổng số nghiệm thức: 18 nghiệm thức
Tổng số đơn vị thí nghiệm: 18 x 3 lần lặp lại = 54 đơn vị thí nghiệm
Bảng 3.1 Bồ trí thí nghiệm khảo sát hiệu suất trích ly dịch chiết
Hiệu suất trích ly dịch chiết (%)Thời gian Vỏ Hạt
chiết Nồng độ ethanol (%)
(phút) 50 70 90 50 70 9010
20
30
3.3.3 Nội dung 3: Xác định hàm lượng các hợp chất sinh học trong các loại cao
chiết từ vỏ và hạt sầu riêng
3.3.3.1 Đánh giá hàm lượng Polyphenol
Mục tiêu: Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết đến hàm lượngpolyohenol có trong cao chiết vỏ và hạt sầu riêng
Hàm lượng polyphenol được xác định bằng phương pháp Folin — Ciocalteu(Waternan và Mole, 1994) Trong thành phan thuốc thử Folin — Ciocalteu có phức hợpphospho — wolfarm — phosphomolybdat Phức hợp này sẽ bị khử bởi các hợp chấtpolyphenol tạo thành sản phẩm phản ứng có màu xanh dương, hấp thụ cực đại ở bướcsóng 765 nm Hàm lượng polyphenol có trong mẫu tỉ lễ với cường độ mẫu và được xácđịnh theo acid gallic Phương pháp Folin-Ciocalteu dựa theo mô tả của Agbo M.O va ctv (2015).
Cách tiễn hành: Tiến hành pha loãng mẫu bang ethanol Sau đó, hút 0,2 mL dungdịch mẫu đã pha loãng vào ống nghiệm Thêm vào 0,1 mL dung dịch Folin - Ciocalteu10% (Cat#10900101000, Sigma) va lắc đều, dé dung dich phản ứng trong 5 phút Tiếptục, thêm 0,8 mL dung dịch NaaCO 7,5% (Cat#497-19-§, Xilong), lắc đều và dé dungdịch ở nhiệt độ phòng, tránh sáng trong 1 giờ Sau đó đo độ hấp thu quang học ở bướcsóng 765 nm trên máy quang phô UV-Vis (V — 5100, Metask) Hàm lượng polyphenol
18
Trang 31được biểu diễn theo miligam đương lượng acid gallic trong 1 g cao chiết (mgGAE/g caochiết) và được tính theo công thức:
a: Độ âm (%)m: Khối lượng mẫu (g)
Bố trí thi nghiệm: Thí nghiệm được bồ trí với 2 mẫu cao chiết, 1 yếu tố với 3lần lặp lại
Yếu tố: Nồng độ dung môi Ethanol chiết: 50%, 70%, 90%
3.3.3.2 Đánh giá ham lượng Flavonoid
Mục tiêu: Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết đến hàm lượngflavonoid có trong cao chiết vỏ và hạt sầu riêng
Tổng flavonoid được xác định theo phương pháp so màu dựa trên nguyên tắc:flavonoid tạo phức màu vàng với dung dịch AICl3 Cường độ màu tỉ lệ thuận với hàmlượng flavonoid được xác định ở bước sóng 415 nm Quercetin được dùng làm chấtchuân tham chiêu.
19
Trang 32Cách tiến hành: Tiến hành pha loãng dung dịch với nồng độ phù hợp bằngethanol Sau đó, hút 0,5 mL dung dịch mẫu đã pha loãng vào ống nghiệm Thêm vàoống nghiệm đã chứa mẫu trên 4,3 mL ethanol, 0,1 mL AICl: 10% (Cat#7784-13-6,Xilong) và 0,1 mL CHzCOOK 1M (Cat#127-08-2, Xilong) Ủ trong 30 phút ở nhiệt độphòng, tránh ánh sáng Sau đó, đo độ hấp thu quang học ở bước sóng 415 nm trên máyquang phổ UV-Vis Hàm lượng flavonoid được xác định dựa trên phương trình đườngchuẩn quercetin, được tinh theo công thức:
CxxhxV Tn*(100—a) TFC (mgQE/g) = (—)/(TTạ—)
Trong đó:
Cx: Nồng độ TFC trong mẫu đo xác định từ đường chuẩn (g/mL)h: Hệ số pha loãng giữa tỉ lệ hút từ dich mẫu gốc và dung môi (mL)V: Thể tích dịch mẫu gốc (mL)
a: Độ âm (%)
m: Khối lượng mẫu (g)
Bồ trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bồ trí với 2 mẫu cao chiết, 1 yếu tố với 3lần lặp lại
Yếu tố: Nong độ dung môi Ethanol chiết: 50%, 70%, 90%
3.3.4 Nội dung 4: Xác định hàm lượng hoạt tính kháng oxy hóa của các loại cao
chiêt từ vỏ và hạt sâu riêng
3.3.4.1 Khả năng bắt gốc tự do DPPH
20
Trang 33Mục tiêu: Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết đến khả năng khángoxy hóa của cao chiết vỏ và hạt sầu riêng bằng khả năng bắt gốc tự do DPPH.
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này dựa trên sự tương tác với gốc tự do6n định điền hình trên phân tử DPPH (2,2 — diphenyl — 1 - picrylhydrazyl) Trong cấutrúc hóa học của phân tử DPPH, tồn tại một electron tự do ở nguyên tử nito, gốc tự donảy bền và ôn định, tồn tại trong hợp chất có màu tím đậm Khi một đối tượng cần kiểmtra tác dụng với thuốc thử DPPH, DPPH sẽ có khuynh hướng nhận thêm 1 electron hoặcmột nguyên tử hydro từ đối tượng cần kiểm tra dé trở về trang thái bền ban đầu Khi gốc
tự do nay chấp nhận thêm electron, nó sẽ mat màu từ tím đậm sang màu vàng nhạt hoặckhông màu do sự tổn tại của gốc picryl trong phân tử Hiện tượng này được quan sátbằng cách đo độ hấp thụ cua dung dịch tại bước sóng ánh sáng tím 517 nm, nơi có độhap thụ cực đại của DPPH Do đó, bằng cách đo lường sự giảm màu của dung dịch, cóthể đánh giá khả năng của đối tượng cần kiểm tra trong việc giảm gốc oxy hóa tự đo và
xác định được khả năng kháng oxy hóa (Leaves và ctv, 2014).
Cách tiến hành: Pha dung dich DPPH (stock solution): Cân 0,012 g DPPH(Cat##1898-66-4, Sigma) chuẩn pha với dung môi ethanol 96% định mức đến 50 ml.Dung dich làm việc (DPPH working solution) được hiệu chuẩn bằng cách pha loãngDPPH stock solution với dung môi ethanol 96% đến độ hấp thu nằm trong khoảng từ1,08 dén 1,12 ở bước sóng 517 nm
Pha loãng mẫu đến khoảng nồng độ phù hợp, hút 0,5 mL mẫu đã pha loãng vàoống nghiệm, mẫu đối chứng thay bằng ethanol 96% Hút thêm 1,5 mL DPPH workingsolution vào ống nghiệm, lắc đều và đề ôn định, tránh sáng trong 30 phút Sau đó, đo độhap thụ quang học ở 517 nm trên máy quang phổ UV-Vis với mẫu blank là ethanol vàghi nhận kết qua Ascorbic acid (Cat#50-81-7, Merck) hay còn gọi là vitamin C đượcdùng làm chat chuẩn Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH (IC %) được xác định dựa theocông thức:
Trang 34Absr: Độ hấp thụ quang của mẫu thửGiá trị ICso là giá trị mà tại đó phan trăm ức chế DPPH của mau đạt 50% Giátrị này được tính dựa trên phương trình đường chuẩn của phần trăm ức chế
3.3.4.2 Khả năng bắt gốc tự do ABTS*
Mục tiêu: Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết đến khả năng khángoxy hóa của cao chiết vỏ và hạt sầu riêng bằng khả năng bắt gốc tự do DPPH
Nguyên lý: ABTS” (2,2? — azinobis (3 — ethylbenzothiazoline — 6 - sulfonate)) là
một gốc tự do phát huỳnh quang màu xanh ôn định, có bước sóng hap thu đặc trưng là
734 nm Các chất kháng oxy hóa có khả năng làm chuyền đổi dung dịch ABTS từ màuxanh sang màu vàng Khi chất kháng oxy hóa được thêm vào, ABTS' sẽ bị khử vàchuyền từ màu xanh sang dạng không màu, dẫn đến giảm cường độ hấp thu ở bước sóng
734 nm Sự giảm cường độ hấp thu ở bước sóng 734 nm được sử dụng đề đánh giá khảnăng chống oxy hóa của chất thử nghiệm
Cách tiến hành: Dung dịch ABTS 7,4 mM được pha bằng cách hòa tan 0,007 gABTS (Cat#30931-67-0, Sigma) với 10 ml nước cất (dung dich A) Pha dung dịchK2820s 2,6 mM (Cat#7727-21-1, Xilong) bằng cách hòa tan 0,007 g KaSzOs với 10 ml
22
Trang 35nước cat (dung dịch B) Dé pha dung dịch ABTS* (stock solution), trộn một lượng bằngnhau 2 dung dịch A và B rồi ủ trong bóng tối ở ngăn mát tủ lạnh trong 16 đến 24 giờ
trước khi sử dụng Pha dung dich ABTS* làm việc (working solution) bằng cách phaloãng ABTS+ stock solution bằng nước cat đến độ hap thu của dung dịch đến 1,1 + 0,02
ở bước sóng 734 nm.
Pha loãng mẫu đến khoảng nồng độ phù hợp, hút 0,5mL mẫu đã pha loãng vàoống nghiệm, mẫu đối chứng thay ethanol 96% Sau đó, hút thêm 1,5mL ABTS* workingsolution vào ống nghiệm và đề tránh sáng trong 30 phút Do độ hap thụ quang học ở 734
nm trên máy quang phô UV-Vis với mẫu blank là nước cất và ghi nhận kết qua Ascorbicacid hay còn gọi là vitamin C được dùng làm chất chuẩn Hoạt tính khử gốc tự do ABTS
(IC %) được xác định dựa theo công thức:
Absc — Absr
Trong đó:
AbsC: Độ hấp thụ quang của mẫu đối chứng
AbsT: Độ hấp thụ quang của mẫu thử
Giá trị ICso là giá trị mà tại đó phần trăm ức chế ABTS của mau đạt 50%.Giá trị này được tính dựa trên phương trình đường chuẩn của phần trăm ứcchế và nồng độ mẫu thử
Bồ trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí với 2 mẫu cao chiết, 1 yếu tô với 3lần lặp lại:
Yếu tố: Nồng độ dung môi Ethanol chiết: 50%, 70%, 90%
Tổng số nghiệm thức: 3 nghiệm thức
Tổng số đơn vị thí nghiệm: 3 nghiệm thức x 2 mẫu x 3 lần lặp lại = 18 đơn vịthí nghiệm.
23
Trang 36Bảng 3.5 Bồ trí thí nghiệm đánh giá hoạt tính oxy hóa bằng thuốc thử ABTS*
ICso ABTS (mg/ml)
Vỏ Hạt
Tỉ lệ dung môi (%)
50 70 90
3.4 Phương pháp xử ly thống kê
Tat cả các nghiệm thức được hiện lặp lại 3 lần Kết quả được trình bày dưới dạng
số liệu trung bình + độ lệch chuẩn Các số liệu được ghi nhận và dùng phần mềm
Microsoft Excel 2016 đề tính toán kết quả Sử dùng phần mềm MiniTab 16 dé phân tíchthống kê ANOVA với mức độ tin cậy là 95% So sánh sự khác biệt giữa các nghiệmthức bằng phương pháp Tukey’s test
24