1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DIA 7

28 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 308,5 KB

Nội dung

BÀI 5: ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM. I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: - Xác định được vị trí đới nóng và môi trường xích đạo ẩm trên bản đồ. - Trình bày được đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm. - Phân tích được mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật của môi trường xích đạo ẩm. - Đọc được biểu đồ khí hậu. - Biết cách khai thác kiến thức qua tranh ảnh và hình vẽ. II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ môi trường đới nóng trên Trái Đất. - Biểu đồ khí hậu Xingapo. - Tranh ảnh về các loại rừng của môi trường xích đạo ẩm. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Mở bài: GV có thể sử dụng phần đầu bài viết giới thiệu khái quát về môi trường xích đạo ẩm hoặc có cách mở bài khác như nêu ra các câu hỏi nhằm định hướng cho HS về những nội dung cơ bản sẽ đề cập đến trong bài. VD: Môi trường xích đạo ẩm nằm ở vị trí nào trên Trái Đất? Thiên nhiên của môi trường xích đạo ẩm có đặc điểm gì? Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân: - GV giao nhiệm vụ cho HS:Hãy xác định vị trí của đới nóng và môi trường xích đạo ẩm trên lược đồ “Các kiểu môi trường trong đới nóng” trong SGK. - GV treo lược đồ “Các kiểu môi trường trong đới nóng” và chỉ định một vài HS lên bảng xác định lại vị trí đới nóng và môi trường xích đạo ẩm trên bản đồ treo tường. - Các HS khác theo dõi, góp ý và bổ sung. - GV chuẩn xác kiến thức và bổ sung. - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức lớp 6 nhắc lại khái niệm về Tín phong. Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát biểu đồ nhiệt ẩm của Xingapo trong SGK và nêu nhận xét: I. Đới nóng: - Đới nóng nằm khoảng giữa hai chí tuyến; nhiệt độ cao; Tín phong Đông Bắc và Đông Nam. - Có 4 kiểu môi trường: + Xích đạo ẩm + Nhiệt đới + Nhiệt đới gió mùa + Hoang mạc II. Môi trường xích đạo ẩm: 1. Khí hậu: + Sự giao động (lên xuống) của đường biểu diễn nhiệt độ trung bình tháng trong năm của Xingapo như thế nào? Điều đó cho thấy nhiệt độ của Xingapo có đặc điểm gì? + Sự phân bố lượng mưa trong năm ở đây ra sao? Sự chênh lệch lượng mưa giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất là bao nhiêu? - GV gợi ý để HS rút ra được: + Đường nhiệt độ ít giao động, nhiệt độ trung bình các tháng đều cao trên 24 o C. + Tháng nào cũng có mưa và trung bình các tháng đều trên 150 mm. + Kết luận: Xingapo có khí hậu nóng và mưa quanh năm. - GV chỉ vị trí Xingapo trên bản đồ và nói: Khí hậu của Xingapo đặc trưng cho khí hậu xích đạo ẩm. Vậy khí hậu xích đạo ẩm có đặc điểm gì? - GV yêu cầu HS đọc mục 2 trong SGK và cho biết các đặc điểm của khí hậu xích đạo ẩm. - GV ghi các ý kiến của HS lên bảng, sau đó, chuẩn xác kiến thức và bổ sung. - GV treo biểu đồ khí hậu Xingapo lên bảng và cùng HS kiểm tra xem nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của Xingapo có đúng với các số liệu về nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của khu vực khí hậu xích đạo ẩm không. Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát ảnh và hình vẽ (hình 5.3 và 5.4) trong SGK, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của rừng rậm xanh quanh năm và giải thích. - GV gợi ý: + Khi quan sát ảnh và hình vẽ, cần xem xét các cây mọc - Môi trường xích đạo ẩm nằm từ 5 o B đến 5 o N. - Khí hậu nóng và ẩm quanh năm: + Chênh lệch nhiệt độ trong năm nhỏ (khoảng 3 o C và trong ngày lớn hơn 10 o C). + Mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm từ 1500 đến 2500 mm. + Độ ẩm không khí cao trên 80%. 2. Rừng rậm xanh quanh năm: rậm rạp hay thưa thớt? Trong rừng chỉ có một hay nhiều loại cây? Cây mọc thành một tầng hay nhiều tầng? Đó là những tầng nào? Từ đó rút ra đặc điểm của rừng rậm thường xanh. + Để giải thích các đặc điểm của rừng rậm thường xanh, cần liên hệ với đặc điểm khí hậu xích đạo ẩm đã học ở mục trên. - GV chỉ 1 hoặc 2 HS trả lời, cả lớp theo dõi, góp ý và bổ sung. - GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức và bổ sung. - GV treo tranh rừng ngập mặn và nói một vài ý về loại rừng này. - Do khí hậu nóng và ẩm nên rừng rậm rạp xanh quanh năm, rừng có nhiều loài cây và nhiều tầng cây. Còn có các loại dây leo, phong lan, tầm gửi. - Các vùng cửa sông, ven biển có rừng ngập mặn. IV/ ĐÁNH GIÁ: Dựa vào nội dung bài học, tìm ý điền vào các ô trống và sử dụng mũi tên thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu và rừng của môi trường xích đạo ẩm. Từ đó nêu đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm. Khí hậu Rừng Các hoạt động học tập của HS trong bài này chủ yếu là làm việc cá nhân. Việc tiến hành dạy học thông qua tổ chức cho HS học tập cá nhân có thể như sau: - GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức (chung cho cả lớp) và hướng dẫn (gợi ý) cho HS làm việc. - HS làm việc cá nhân (ghi kết quả ra giấy hoặc trả lời vào phiếu học tập). - GV chỉ định một vài HS báo cáo kết quả, các HS khác theo dõi, góp ý và bổ sung. - GV tóm tắt, củng cố và chuẩn xác kiến thức. BÀI 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI. I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: - Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới. Mô tả được đặc điểm thiên nhiên của môi trường nhiệt đới. - Phân tích được mối quan hệ giữa khí hậu và thiên nhiên của môi trường nhiệt đới. - Đọc được biểu đồ khí hậu, phân tích và khai thác kiến thức qua các ảnh địa lí. II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ môi trường đới nóng trên Trái Đất. - Bản đồ tự nhiên và bản đồ khí hậu thế giới. - Biểu đồ khí hậu nhiệt đới. - Ảnh xa van hay đồng cỏ nhiệt đới. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Xác định vị trí đới nóng trên bản đồ. Kể tên các loại môi trường của đới nóng. Câu 2: Xác định vị trí môi trường xích đạo ẩm trên bản đồ và nêu đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Mở bài: GV có thể có nhiều cách mở bài nhằm định hướng nhận thức cho HS. VD: Môi trường nhiệt đới là 1 trong 4 môi trường của đới nóng. Vì vậy, môi trường nhiệt đới có những đặc điểm giống các môi trường khác của đới nóng, tuy nhiên, môi trường nhiệt đới cũng có những đặc điểm riêng. Môi trường nhiệt đới có những đặc điểm gì? Tại sao lại có những đặc điểm đó? Nội dung bài học này sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó. Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân: - HS quan sát và xác định vị trí môi trường nhiệt đới trên lược đồ trong SGK (Hình 5.1). Sau đó, GV chỉ định 1 hoặc 2 HS lên bảng xác định vị trí môi trường nhiệt đới trên bản đồ treo tường. - GV xác định lại vị trí môi trường nhiệt đới trên bản đồ treo tường. Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm: Làm việc chung cả lớp: - Vị trí: Khoảng từ vĩ tuyến 5 o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. 1. Khí hậu: - GV xác định nhiệm vụ nhận thức: Dựa vào biểu đồ khí hậu Ma-la-can (Hình 6.1) và biểu đồ khí hậu Gia-ma-na (Hình 6.2) trong SGK, hãy cho biết đặc điểm khí hậu nhiệt đới. - GV gợi ý: + Để rút ra được kết luận về đặc điểm khí hậu nhiệt đới, cần: • Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa trong năm của từng biểu đồ: Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm cao hay thấp? Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất bao nhiêu độ? Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất bao nhiêu độ? Biên độ nhiệt năm? Trong một năm có mấy lần nhiệt độ lên cao? Vào tháng nào? Về lượng mưa: Mưa phân bố đều trong năm hay theo mùa? Lượng mưa tháng cao nhất khoảng bao nhiêu mm? Lượng mưa tháng thấp nhất khoảng bao nhiêu mm? Lượng mưa trung bình năm khoảng bao nhiêu mm? Một năm có mấy tháng không mưa? • So sánh khí hậu của Ma-la-can và khí hậu của Gia-ma- na. Giải thích vì sao 2 địa điểm này cùng nằm trong khu vực nhiệt đới nhưng lại có sự khác nhau về nhiệt độ và lượng mưa? (Lưu ý vị trí của từng địa điểm). • Từ sự phân tích, so sánh trên rút ra kết luận về khí hậu nhiệt đới. + Về cách làm việc của các nhóm: trong mỗi nhóm có thể phân công ½ số thành viên nhận xét biểu đồ khí hậu Gia- ma-na, ½ số thành viên nhận xét biểu đồ khí hậu Ma-la- can. Sau đó thảo luận chung cả nhóm về sự khác nhau của khí hậu Ma-la-can và Gia-ma-na, rút ra kết luận về khí hậu nhiệt đới. Để so sánh khí hậu của 2 địa điểm, HS có thể điền các câu trả lời vào bảng như sau: Các yếu tố khí hậu Ma-la-can (9 o B) Gia-ma-na (12 o B) Nhiệt độ Lượng mưa HS làm việc theo nhóm (khoảng 10 phút) Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp: - GV chỉ định một vài HS đại diện cho một vài nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác theo dõi, góp ý, bổ sung. - GV tổng kết, chuẩn xác kiến thức. - Nhiệt độ cao quanh năm (trung bình năm trên 20 o C). Trong năm có hai thời kì nhiệt độ tăng cao. - Lượng mưa trung bình năm từ 500 – 1500 mm. Mưa tập trung theo mùa. Trong năm có một thời kì khô hạn. - GV đặt câu hỏi: Vì sao trong một năm ở khu vực nhiệt đới lại có 2 thời kì nhiệt độ tăng cao? Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân: - GV xác định nhiệm vụ nhận thức: + Quan sát hình 6.3 và hình 6.4 trong SGK, so sánh quang cảnh giữa 2 xa van ở châu Phi vào mùa mưa và giải thích vì sao lại có sự khác nhau về quang cảng giữa 2 xa van đó. + Đọc đoạn viết (mục 2) trong SGK, cho biết: Lượng mưa trong năm tập trung vào một mùa có ảnh hưởng như thế nào đến các thành phần tự nhiên khác của môi trường nhiệt đới? - GV gợi ý: + Khi quan sát 2 ảnh xa van, cần xem ở đâu nhiều cây hơn? Ở đâu ít cây hơn? Vì sao? + Khi đọc đoạn viết, cần lưu ý lượng mưa và thời gian khô hạn có ảnh hưởng như thế nào đến thực vật, sông ngòi, đất đai ở môi trường nhiệt đới. - HS làm việc cá nhân (khoảng 5 phút) - GV chỉ định một vài HS báo cáo kết quả làm việc trước toàn lớp. Các HS khác theo dõi, góp ý và bổ sung. - GV tổng kết, chuẩn xác kiến thức. 2. Các đặc điểm khác của môi trường: - Thiên nhiên của môi trường nhiệt đới biến đổi tùy theo mùa: + Mùa mưa: Cây cỏ xanh tốt, mùa lũ của sông ngòi. + Mùa khô: Cây cỏ khô héo, Họat động 4: - GV thuyết trình, giảng giải về sự thay đổi của thảm thực vật ở môi trường nhiệt đới về phía 2 chí tuyến. - GV đặt câu hỏi: Vì sao diện tích xa van và nửa hoang mạc ngày càng mở rộng? Sau khi HS trả lời, GV uốn nắn, bổ sung và giải thích thêm. mùa cạn của sông ngòi. - Do mưa tập trung vào một mùa => đất Feralit có màu đỏ vàng. - Thảm thực vật thay đổi dần về phía hai chí tuyến. IV/ ĐÁNH GIÁ: a. Điền vào các chỗ chấm dưới đây hai đặc điểm đặc trưng của khí hậu nhiệt đới: - - b. Thảm thực vật của môi trường nhiệt đới thay đổi như thế nào từ 5 0 B và 5 0 N về phía hai chí tuyến Bắc và Nam? Trong bài này, ngoài hoạt động của cá nhân, HS còn có hoạt động theo nhóm. Tùy điều kiện cụ thể của từng lớp mà GV tổ chức các nhóm học tập cho phù hợp (có thể hai em hoặc một bàn, hai bàn tạo thành một nhóm). Nếu có điều điện GV có thể phô tô cho mỗi nhóm một bảng như trong giáo án để HS làm việc, nếu không GV có thể yêu cầu các nhóm ghi kết quả thảo luận của nhóm ra giấy nháp theo mẫu trong giáo án. GV cần phóng to hai biểu đồ khí hậu trong SGK để cả lớp cùng theo dõi khi các nhóm báo cáo. GV có thể phô tô các câu hỏi trong phần củng cố bài để cho HS trả lời trực tiếp vào phiếu học tập hoặc có thể vận dụng linh hoạt theo cách khác, song nhằm phải đánh giá được mức độ hiểu bài của HS. BÀI 8: CÁC HÌNH THỨC CANH TÁC TRONG NÔNG NHGIỆP Ở ĐỚI NÓNG. I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: - Trình bày được các hình thức sản xuất nông nghiệp ở đới nóng: Làm rẫy, làm ruộng, thâm canh lúa nước; sản xuất nông sản hàng hóa theo quy mô lớn. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các hình thức sản xuất đến môi trường. - Phân tích, giải thích được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, dân cư với các hình thức sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. - Phân tích và khai thác kiến thức qua tranh ảnh và bản đồ. II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Tranh ảnh về 3 hình thức sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. - Bản đồ dân cư và bản đồ nông nghiệp ở châu Á. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa? Câu 2: Chứng minh rằng môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Mở bài: Đới nóng là nơi nền nông nghiệp xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, dân cư, tập quán sản xuất của từng nơi mà ngày nay ở đới nóng, còn tồn tại các hình thức sản xuất nông nghiệp khác nhau. Đó là các hình thức sản xuất nào? Đặc điểm của mỗi hình thức sản xuất ra sao? Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân: - GV xác định nhiệm vụ nhận thức: Quan sát hình 8.1, 8.2 và đọc mục 1 trong SGK cho biết đặc điểm của hình thức làm nương rẫy. - HS làm việc. -GV chỉ định một vài HS trình bày kết quả. - GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức. 1. Làm nương rẫy: + Đốt rừng hay xa van để lấy đất trồng trọt. + Sử dụng công cụ thô sơ, không đòi hỏi nhiều công chăm bón. GV sử dụng PP vấn đáp đàm thoại - GV nêu câu hỏi: Vì sao nói làm rẫy là hình thức sản xuất lạc hậu và có tác động tiêu cực đến môi trường? - HS trả lời. - GV tóm tắt, giải thích thêm và hoàn thành nội dung mục 1. Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân: - GV xác định nhiệm vụ nhận thức: + Đọc mục 2 trong SGK, cho biết những điều kiện để trồng lúa nước. + Quan sát lược đồ hình 8.4 và dựa vào kiến thức đã học, nhận xét về mối quan hệ giữa những khu vực thâm canh lúa nước và sự phân bố dân cư ở châu Á. HS làm việc. - GV chỉ định một vài HS trình bày kết quả. - GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức. GV thuyết trình, giảng giải về tầm quan trọng của việc dự trữ lương thực ở các khu vực trồng lúa nước; về những cuộc cách mạng, chính sách và những thành tựu trong nông nghiệp. Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân: - GV xác định nhiệm vụ nhận thức. Đọc mục 3 trong SGK, cho biết sự khác nhau giữa hình thức sản xuất nông sản hàng hóa theo quy mô lớn và hình thức làm nương rẫy. - HS làm việc cá nhân (khoảng 3 phút). - GV chỉ định một vài HS trả lời. - GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức. + Năng suất cây trồng thấp. 2. Làm ruộng thâm canh lúa nước: - Điều kiện để trồng lúa nước: + Khí hậu nhiệt đới gió mùa (nắng lắm, mưa nhiều). + Có điều kiện giữ nước. + Nguồn lao động dồi dào. - Những vùng trồng lúa nước ở châu Á cũng là những vùng đông dân nhất của châu Á (Nam Á và Đông Nam Á). 3. Sản xuất nông sản hàng hóa theo quy mô lớn: - Trồng trọt cây công nghiệp và chăn nuôi chuyên môn hóa trong các trang trại, đồn điền. - Khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có giá trị cao. IV/ ĐÁNH GIÁ: 1) Dựa vào kiến thức trong bài, hoàn thành bảng sau: CÁC HÌNH THỨC CANH TÁC NÔNG NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM 1. 2. 3. 2) Vì sao nói làm rẫy là hình thức sản xuất lạc hậu và có tác động tiêu cực đến môi trường? [...]... yêu cầu HS mở phần thuật ngữ trong SGK và nêu khái niệm mật độ dân số - HS làm BT2 trang 9 SGK Hoạt động 2: Cá nhân/ cặp - Bước 1: GV giới thiệu về bản đồ dân cư và giao nhiệm vụ cho HS: làm BT ở trang 7 SGK - Bước 2: Cá nhân/ cặp làm BT - Bước 3: + HS trình bày kết quả + Các HS khác bổ sung, chuẩn xác kiến thức + HS lên bảng chỉ bản đồ về các vùng đông dân, thưa dân trên thế giới Hoạt động 3: Phương... hẹp - GV nói về sự bình đẳng và chung sống của các chủng tộc trên thế giới, về sự pha trộn giữa các chủng tộc (người lai) IV/ ĐÁNH GIÁ: 1 Trình bày đặc điểm phân bố dân cư thế giới 2 Dựa vào H2.1 trang 7 SGK, hãy hoàn thành bảng sau: Tên khu vực - Khu vực tập trung đông dân Đông Á,… - Khu vực thưa dân 3 Trên thế giới có các chủng tộc chính nào? Họ sống chủ yếu ở đâu? Nêu đặc điểm ngoại hình của mỗi chủng... kim, công nghiệp gỗ, giấy - Mêhicô: Khai thác, hóa dầu, thực phẩm… 3 Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế: Hoạt động 2: Cá nhân/ cặp - Dịch vụ chiếm tỉ trọng Bước 1: HS làm BT của mục 3 trong SGK 70 % GDP -> vai trò rất - Kể tên và sự phân bố của ngành dịch vụ quan trọng nhất là ở Hoa Kì Bước 2: - HS trình bày kết quả - GV: Đây là nơi có mạng thông tin, hệ thống giao thông 4 Hiệp định mậu dịch tự . 2: Cá nhân/ cặp - Bước 1: GV giới thiệu về bản đồ dân cư và giao nhiệm vụ cho HS: làm BT ở trang 7 SGK. - Bước 2: Cá nhân/ cặp làm BT. - Bước 3: + HS trình bày kết quả. + Các HS khác bổ sung,. (người lai). IV/ ĐÁNH GIÁ: 1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư thế giới. 2. Dựa vào H2.1 trang 7 SGK, hãy hoàn thành bảng sau: Tên khu vực - Khu vực tập trung đông dân - Khu vực thưa dân Đông

Ngày đăng: 29/06/2014, 21:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w