1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ giằng đến nội lực và chuyển vị của khung thép nhà công nghiệp

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hệ Giằng Đến Nội Lực Và Chuyển Vị Của Khung Thép Nhà Công Nghiệp
Tác giả Nguyễn Quang Vinh
Người hướng dẫn Ts. Đỗ Trọng Quang
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Kỹ Thuật Xây Dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 5,71 MB

Nội dung

Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Hải Phòng, dưới sự giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, được sự cố vấn và hướ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN QUANG VINH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ GIẰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KHUNG THÉP

NHÀ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

HẢI PHÒNG - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN QUANG VINH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ GIẰNG

ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KHUNG THÉP

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ giằng đến nội lực và chuyển vị của khung thép nhà công nghiệp.” là của

Trang 4

Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Hải Phòng, dưới sự giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, được sự cố vấn và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn khoa học, sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp

với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ giằng đến nội lực và chuyển vị của khung thép nhà công nghiệp.”

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy trong ban lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa Sau đại học, tập thể các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên của trường Đại học Hải Phòng và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt tôi xin cảm ơn TS Đỗ Trọng Quang đã tận tình hướng dẫn, chỉ

bảo để tôi hoàn thành luận văn này

Hải Phòng, ngày tháng năm 2023

Tác giả

Nguyễn Quang Vinh

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU HỆ GIẰNG 4

1.1 Vai trò của hệ giằng trong nhà khung thép nhẹ 4

1.1.1 Hệ giằng trong vai trò giữ ổn định tổng thể của công trình 5

1.1.2 Hệ giằng trong vai trò là kết cấu chịu lực của công trình 5

1.2 Các cánh bố trí hệ giằng 6

1.2.1 Hệ giằng mái trong nhà khung thép 7

1.2.2 Hệ giằng cột: 11

1.2.3 Hệ giằng tường: 14

1.3 Thực trạng và ảnh hưởng của việc bố trí hệ giằng trong thực tế 14

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO, SỰ LÀM VIỆC VÀ CÁCH TÍNH TOÁN HỆ GIẰNG 16

2.1 Cấu tạo hệ giằng 16

2.1.1 Sử dụng hệ giằng là thép đặc 16

2.1.2 Hệ giằng sử dụng cáp giằng 20

2.1.3 Hệ giằng sử dụng thép hình 22

2.2 Tính toán hệ giằng 24

2.2.1 Trường hợp đơn giản 24

2.2.2.Trường hợp đặc biệt: (Thanh giằng chống oằn) 30

2.3 Kết luận 31 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ GIẰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KHUNG THÉP NHÀ CÔNG NGHIỆP 33

Trang 6

3.1.1 Tải trọng tác dụng vào công trình 42 3.1.2 Các trường hợp tính toán 47 3.2 Kết quả nội lực và chuyển vị khung K2 (trục 2) trường hợp 1: 48 3.2.1 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Việt Nam: 48 3.2.2 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Úc AS 4100 - 1998: 50 3.3 Kết quả nội lực và chuyển vị khung K2 (trục 2) trường hợp 2 52 3.3.1 Kết quả nội lực và chuyển vị: 52 3.3.2 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Việt Nam: 52 3.3.3 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Úc AS 4100 - 1998: 54 3.4 Khung K2 (trục 2) với hệ giằng chữ thập dùng thép L50*50*3 không có thanh chống (trường hợp 3) 55 3.4.1 Kết quả nội lực và chuyển vị: 56 3.4.2 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Việt Nam: 56 3.4.3 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Úc AS 4100 - 1998: 58 3.5 Khung K2 (trục 2) với hjệ giằng chữ thập dùng thép L50*50*3 có thanh chống (trường hợp 4) 59 3.5.1 Kết quả nội lực và chuyển vị: 59 3.5.2 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Việt Nam: 60 3.5.3 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Úc AS 4100 - 1998: 62 3.6 Hệ giằng bố trí ở khung K2 với hệ giằng chữ thập dùng thép tròn 16 không có thanh chống 63 3.6.1 Kết quả nội lực và chuyển vị: 63 3.6.2 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Việt Nam: 64

Trang 7

1998: 65 3.7 Khung K2 với hệ giằng chữ thập dùng thép tròn 16 có thanh chống (trường hợp 6) 66 3.7.1 Kết quả nội lực và chuyển vị: 67 3.7.2 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Việt Nam: 67 3.7.3 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Úc AS 4100 - 1998: 69 3.8 Khung K2 với hệ giằng chữ thập dùng thép L50*50*3 không có thanh chống (trường hợp 7) 71 3.8.1 Kết quả nội lực và chuyển vị: 71 3.8.2 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Việt Nam: 71 3.8.3 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Úc AS 4100 - 1998: 73 3.9 Khung K2 với hệ giằng chữ thập dùng thép L50*50*3 có thanh chống (trường hợp 8) 75 3.9.1 Kết quả nội lực và chuyển vị: 75 3.9.2 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Việt Nam: 76 3.9.3 Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ giằng theo tiêu chuẩn Úc AS 4100 - 1998: 77 3.10.1 Ảnh hưởng của hệ giằng đến nội lực khung 78 3.10.2 Ảnh hưởng của hệ giằng đến chuyển vị của khung 78 3.10.3 Đánh giá sự ảnh hưởng chung của vị trí bố trí và cấu tạo hệ giằng tới

sự làm việc của khung 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 8

Ký hiệu Tên ký hiệu

 Ứng suất trong thanh giằng chịu kéo

c Hệ số điều kiện làm việc

 Độ mảnh của thanh giằng

r Bán kính quán tính của thanh giằng chịu kéo

gh Độ mảnh giới hạn của cấu kiện

Lo Chiều dài tính toán cho thanh giằng chịu nén

L Chiều dài tính toán của thanh giằng chịu kéo

l Chiều dài thực của cấu kiện

N Nội lực kéo tính toán của thanh giằng chịu nén

 Lực dọc trong thanh giằng chịu kéo

An Tiết diện thực của cấu kiện

Ae Tiết diện thực hữu hiệu của cấu kiện

Ag Tiết diện nguyên của cấu kiện

Af Diện tích cánh của cấu kiện

fy Ứng suất đàn hồi cho phép được dùng để thiết kế

Fy Ứng suất chảy của vật liệu thép làm cấu kiện

Fu Ứng suất kéo cực hạn của vật liệu thép làm cấu kiện t Hệ số an toàn

K Hệ số chiều dài tính toán của cấu kiện

h Chiều cao của cấu kiện

h0 Khoảng cách giữa trọng tâm cánh trên và cánh dưới

Trang 9

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

3.1 Giá trị nội lực khung K2 (trục 2) (trường hợp 1) 48 3.2 Giá trị chuyển vị khung K2 (trục 2) (trường hợp 1) 48 3.3 Giá trị nội lực khung K2 (trục 2) : trường hợp 2 52 3.4 Giá trị chuyển vị khung K2 (trục 2) trường hợp 2 52 3.5 Giá trị nội lực khung K2 (trục 2)(trường hợp 3) 56 3.6 Giá trị chuyển vị khung K2 (trục 2) (trường hợp 3) 56 3.7 Giá trị nội lực khung K2 (trục 2)(trường hợp 4) 59 3.8 Giá trị chuyển vị khung K2 (trục 2)(trường hợp 4) 60 3.9 Giá trị nội lực khung K2 (trường hợp 5) 63 3.10 Giá trị chuyển vị khung K2 (trường hợp 5) 63 3.11 Giá trị nội lực khung K2 ( trường hợp 6) 67 3.12 Giá trị chuyển vị khung K2 (trường hợp 6) 67 3.13 Giá trị nội lực khung K2 (trường hợp 7) 71 3.14 Giá trị chuyển vị khung K2 (trường hợp 7) 71 3.15 Giá trị nội lực khung K2 ( trường hợp 8) 75 3.16 Giá trị chuyển vị khung K2 (trường hợp 8) 75

Trang 10

Số hiệu hình Tên hình Trang

1.1 Hình ảnh giằng mái và giằng cột trong nhà khung

1.6 Hệ giằng trong nhà công nghiệp khung tiền chế 9

1.10 Cách bố trí giằng cột khung dọc nhà mái nặng 11 1.11 Bố trí giằng cột khung dọc nhà (kết hợp cả giằng

1.14 Cách bố trí giằng cột khung dọc nhà nhà mái nhẹ 13

2.2 Chi tiết liên kết giằng mái thép tròn đặc với dầm 16 2.3 Liên kết giằng mái với dầm (1 thanh : thực tế) 16 2.4 Giằng mái bằng thép tròn (2thanh : thực tế) 17 2.5 Liên kết giằng mái với dầm (2 thanh : thực tế) 17

2.8 Chi tiết cấu tạo giằng bằng thép tròn đặc 19 2.9 Hệ giằng sử dụng cáp giằng trong thực tế 20 2.10 Chi tiết cấu tạo giằng cột sử dụng thép góc 23

Trang 11

3.5 Khung K2 (trục 2): khung nghiên cứu 38 3.6 Hệ giằng khung dọc trục A: khung dọc nghiên cứu 39

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Ngày nay, với chính sách mở cửa của nhà nước đã thu hút rất mạnh mẽ

sự đầu tư kinh tế của các nước trên thế giới cộng với sự phát triển kinh tế, xã hội trong nước ngày càng tăng nhanh dẫn đến sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế suất ngày càng nhiều tại các tỉnh thành, địa phương trong cả nước Nhu cầu xây dựng các nhà xưởng, nhà kho ngày càng tăng

Nhà khung thép nhẹ hay còn gọi là nhà khung tiền chế với nhiều ưu điểm vượt trội so với các dạng nhà công nghiệp khác như nhà công nghiệp BTCT, hay nhà công nghiệp bằng thép khác với các tính năng như:

+ Trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp giảm tải trọng cố định + Tiết kiệm vật liệu

+ Lắp dựng đơn giản, nhanh chóng

+ Tận dụng tối đa không gian nhà xưởng

+ Tính đồng bộ cao do sử dụng các mối liên kết thiết kế sẵn và các nguyên vật liệu đã được xác định trước để thiết kế và sản suất các kết cấu nhà + Dễ mở rộng quy mô

+ Tiết kiệm thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp

“Với các ưu điểm vượt trội như trên nhà khung thép nhẹ là loại nhà lý tưởng để sử dụng là xưởng cho ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, chế biến nông thuỷ sản, lắp ráp cơ khí nhỏ…, nhà kho, nhà trưng bày sản phẩm, siêu thị…Hệ giằng trong nhà công nghiệp khung thép nhẹ ngoài việc tăng độ ổn định theo phương mặt phẳng ngoài khung và truyền tải trọng theo phương dọc nhà còn có tác dụng bất biến hình Việc tính toán và bố trí hệ giằng bất hợp lý

có thể dẫn đến sự cố cho công trình như hư hỏng hoặc làm sập toàn bộ công trình” [11, tr.10]

Trang 13

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Hệ giằng mái, hệ giằng cột khi bố trí cho hệ thống kết cấu chịu lực của nhà khung thép nhẹ có tác dụng chịu tải trọng gió, phân phối tải trọng, tăng cường ổn định cho toàn bộ hệ sườn của nhà Tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh, quy phạm mà có các áp dụng khác nhau Để nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí

bố trí, ảnh hưởng của các loại giằng thép góc đến nội lực, chuyển vị trong kết cấu cũng như tính kinh tế khi bố trí giằng

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ giằng nén nội lực và chuyển vị của khung thép nhà công nghiệp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mặc dù hệ giằng trong các công trình xây dựng nói chung và trong các công trình công nghiệp bằng thép nói riêng rất đa dạng, nhưng do thời gian và khả năng còn hạn chế nên luận văn chỉ tập trung vào nội dung “Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ giằng nén nội lực và chuyển vị của khung thép nhà công nghiệp” với vật liệu thép làm việc trong giai đoạn đàn hồi

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương nghiên cứu như: Phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phân tích, đánh giá

6 Kết cấu của luận văn

Kết cấu luận văn gồm: mở đầu, 03 chương chính cùng tài liệu tham khảo

Trang 14

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO, SỰ LÀM VIỆC VÀ CÁCH TÍNH TOÁN HỆ GIẰNG

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ GIẰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KHUNG THÉP NHÀ CÔNG NGHIỆP

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU HỆ GIẰNG

1.1 Vai trò của hệ giằng trong nhà khung thép nhẹ

Giằng trong nhà công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo

độ ổn định cho toàn bộ hệ kết cấu của nhà công nghiệp Các loại giằng như giằng mái, giằng cột, giằng cánh trên, giằng cánh dưới…

“Vai trò chủ đạo của kết cấu hệ giằng là: đảm bảo bất biến hình theo phương dọc nhà và tăng độ cứng không gian; truyền tải trọng theo phương dọc nhà; tăng ổn định hay giảm chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng cho các cấu kiện chịu nén như thanh giàn, cột; tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho việc lắp dựng, thi công.” [11, tr.25]

Do nhà khung thép thép nhẹ thường sử dụng vật liệu có tính dẻo, cường

độ cao nên tiết diện cột, dầm thường nhỏ, độ mảnh lớn nên việc tăng cường

độ cứng của nhà, tăng ổn định cho các khung cứng bằng cách sử dụng các hệ giằng là không thể thiếu được

Phân loại kết cấu hệ giằng theo tác dụng thì chủ yếu bao gồm 2 loại Loại thứ nhất đảm bảo sự liên kết không gian của các cấu kiện mái gọi là hệ giằng mái và loại thứ hai đảm bảo sự liên kết giữa các cột gọi là hệ giằng cột

Hình 1.1: Hình ảnh giằng mái và giằng cột trong nhà khung thép nhẹ

Hệ giằng mái thường là hệ các thanh chịu kéo đặt ở hai bước đầu hồi nhà, vị trí khe lún, khe nhiệt độ (bắt buộc phải có); dọc theo chiều dài nhà ở

Trang 16

hai biên khi có dầm cầu trục Hệ giằng mái ở hai đầu hồi nhà có tác dụng truyền tải trọng ngang như tải trọng gió đầu hồi từ cột chống gió tới các hàng cột (biên và giữa), sau đó tải trọng này sẽ được truyền xuống móng qua giằng cột Hệ giằng mái dọc theo nhà để đảm bảo sự làm việc không gian của nhà, giảm chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng cho dầm khung ngang hoặc thanh cánh dàn, tạo tấm cứng mái

Hệ giằng cột thường gồm các thanh chống chịu nén đầu cột và các hệ giằng chéo dấu X Các thanh chéo này thường là các thanh thép góc hoặc dạng dây chỉ làm việc chịu kéo Khung được tính theo phương ngang nhà nên

độ cứng theo phương dọc nhà rất nhỏ, có thể coi cột liên kết khớp với móng

Do vậy, để cả khối nhà đứng vững cần phải tạo một khối cứng để các cột khác tựa vào Khối cứng gồm có hai cột, dầm cầu trục, hệ giằng cột Ngoài ra, hệ giằng cột còn được tính toán chịu lực dọc nhà như lực do giàn gió, lực hãm của cầu trục, động đất Các lực này truyền từ cột qua dầm cầu trục, đến hệ giằng và xuống móng

1.1.1 Hệ giằng trong vai trò giữ ổn định tổng thể của công trình

Đảm bảo độ cứng không gian, sự bất biến hình cho hệ kết cấu và việc lắp dựng kết cấu được vững chắc, an toàn và tiện lợi

“Nhà thép công nghiệp một tầng một nhip được tạo thành từ tập hợp các khung phẳng với hệ kết cấu thanh mảnh và chân cột theo phương ngoài mặt phẳng được cấu tạo khớp nên rất dễ mât ổn định theo phương dọc nhà đòi hỏi phải có sự liên kết, giằng các khung lại với nhau tạo nên một khối không gian

ổn định, đảm bảo cho sự làm việc thống nhất giữa các khung, đáp ứng yêu cầu về độ bền, độ ổn định tổng thể cho toàn bộ ngôi nhà vì vậy nhất thiết phải

bố trị hệ giằng” [11,tr.30-35]

1.1.2 Hệ giằng trong vai trò là kết cấu chịu lực của công trình

Hệ giằng trực tiếp chịu và truyền tác dụng của các lực ngang như gió đầu hồi (do sườn tường truyền vào), lực động đất và lực hãm của cầu trục tác

Trang 17

dụng theo phương dọc nhà vuông góc với mặt phẳng khung, đồng thời làm cho sự truyền lực xuống móng nhà được đi theo đường ngắn nhất Ngoài ra hệ giằng còn tham gia phân phối tải trọng tác dụng lên kết cấu và làm tăng thêm

độ cứng tổng thể theo hướng ngang nhà, bảo đảm kết cấu làm việc theo sơ đồ không gian, tiết kiệm được vật liệu xây dựng

Tại vị trí liên kết giằng với dầm là những điểm được cố kết, ngăn cản chuyển vị theo phương dọc nhà, nhờ đó hệ giằng tạo độ cứng không gian cho phạm vi mái, tường và góp phần làm giảm chiều dài tính toán theo phương ngoài mặt phẳng cho dầm, cột khung

Hệ giằng mái dọc nhà tham gia phân phối lại tải trọng gió tác dụng trong phương mặt phẳng khung, tăng khả năng làm việc đồng thời giữa các khung liền kề, giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của khung ngang và làm giảm đáng kể chuyển vị ngang ở đỉnh khung

Hệ giằng cột trong nhà công nghiệp có nhiệm vụ tiếp nhận lực gió đầu hồi truyền vào hệ giằng mái và lực hãm dọc nhà của cầu trục để truyền xuống móng

1.2 Các cánh bố trí hệ giằng

Tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể về chịu lực và về công năng sử dụng, hệ giằng thường sử dụng (hoặc phối hợp sử dụng) các dạng giằng như: giằng thanh tròn, giằng dây cáp, giằng thép góc và giằng dạng cổng hay còn gọi là khung giằng

“Lực gió từ đầu hồi truyền vào cột gió thông qua tấm phủ tường và xà

gồ tường đầu hồi Cột gió sẽ truyền lực nhận được xuống chân và lên hệ mái tại vị trí liên kết của nó với mái, ngay lập tức lực này được truyền thông qua các bộ phận của hệ mái như thanh chống gió, xà gồ mái tới hệ giằng mái, hệ giằng mái tiếp tục truyền lực gió này xuống móng thông qua các hệ giằng tường dựa vào diện chịu tải và độ cứng của hệ giằng Do vậy việc bố trí hệ giằng trong nhà thép nhẹ phải đảm bảo yêu cầu cấu tạo, đảm bảo đủ độ cứng cũng như chịu lực” [6]

Trang 18

1.2.1 Hệ giằng mái trong nhà khung thép

1.2.1.1 Nhà khung thép sử dụng dàn mái

Trong nhà khung thép nhẹ dầm là dàn thép thì hệ kết cấu giằng mái gồm

3 bộ phận chính: Hệ giằng cánh trên; hệ giằng cánh dưới; hệ giằng đứng

Hình 1.2: Dầm nhà khung thép nhẹ là dàn thép

a Giằng trong mặt phẳng cánh trên [1]

Hình 1.3: Sơ đồ bố trí hệ giằng cánh trên

“Hệ giằng cánh trên gồm các thanh chéo chữ thập nằm và thanh chống dọc nằm trong mặt phẳng thanh cánh trên giàn Chúng có tác dụng là giảm chiều dài tính toán cho thanh cánh trên của giàn Được bố trí theo phương ngang nhà tại hai đầu hồi, đầu khối nhiệt độ và tại giữa nhà, sao cho khoảng cách giữa chúng không quá 60m Chúng có tác dụng bảo đảm sự ổn định cho cánh trên của dàn, tạo nên những điểm cố kết không chuyển vị ra ngoài mặt phẳng Hệ giằng cánh trên kết hợp với giằng cánh dưới tạo thành khối cứng Các dàn còn lại được liên kết với nhau và với khối cứng thông qua hệ thống

1500 1500 1500 1500 1500 1500 1500 1500 1500 27000

12 A

Trang 19

xà gồ Thanh chống dọc nhà dùng để cố định những nút quan trọng của nhà như nút đỉnh nóc, nút đầu dàn, nút dưới chân cửa trời Các thanh chống dọc nhà giữ cho dàn ổn định trong quá trình lắp dựng” [2]

b Giằng trong mặt phẳng cánh dưới [1]

Hình 1.4: Sơ đồ bố trí hệ giằng cánh dưới

“Giằng trong mặt phẳng cánh dưới gồm các thanh chéo chữ thập nằm trong mặt phẳng cánh dưới của giàn theo phương dọc và ngang nhà Hệ giằng ngang cánh dưới: được bố trí tại những khoang có hệ giằng cánh trên, cùng với hệ giằng cánh trên tạo thành khối cứng ở hai đầu hồi và đầu khối nhiệt độ

Hệ giằng ngang nhà ở đầu hồi là gối tựa cho cột hồi, chịu tải trọng gió thổi lên tường đầu hồi nên còn gọi là hệ giằng gió Hệ giằng dọc cánh dưới: được bố trí tại các đầu cột dọc theo chiều dài nhà, tạo nên độ cứng dọc nhà, hệ giằng này có tác dụng truyền lực cục bộ (lực hãm của cầu trục) phân phối ra các khung lân cận.” [3]

Trang 20

Hệ giằng đứng được bố trí trong mặt phẳng các thanh đứng, chúng có tác dụng cùng với hệ giằng cánh trên và hệ giằng cánh dưới tạo nên khối cứng bất biến hình, giữ vị trí cố định cho dàn khi lắp dựng Thông thường hệ giằng đứng được bố trí tại các thanh đứng đầu dàn, thanh đứng giữa dàn, chân cửa trời cách nhau 12 : 15m theo phương ngang nhà Theo phương dọc nhà chúng được đặt tại những gian có giằng mặt phẳng cánh trên và cánh dưới

1.2.1.2 Nhà khung thép sử dụng khung thép tiền chế

Hình 1.6: Hệ giằng trong nhà công nghiệp khung thép tiền chế

Trang 21

Hình 1.7: Mặt bằng bố trí hệ giằng mái

“Hệ giằng mái trong nhà công nghiệp một tầng một nhịp sử dụng khung thép tiền chế được bố trí theo phương ngang nhà tại hai gian đầu hồi (hoặc gần đầu hồi), đầu các khối nhiệt độ và ở một số gian giữa nhà (tuỳ thuộc vào chiều dài nhà) sao cho khoảng cách giữa các giằng bố trí không quá năm bước cột Hệ giằng mái bao gồm các thanh giằng chữ thập và thanh chống dọc, theo yêu cầu cấu tạo độ mảnh của chúng có λmax≤[λ]=200 Hệ giằng mái thường

bố trí ở vị trí có giằng cột Chiều dài của thanh thép tròn hoặc cáp không được vượt quá 15m, trong trường hợp không đảm bảo cần chia hệ giằng ra làm 2 hệ với thanh chống dọc ở giữa” [11,tr.34]

Hình 1.8: Chi tiết liên giằng chéo mái

Trong trường hợp chịu tải trọng gió, cánh dưới của xà chịu nén nên phải gia cường bằng các thanh chống xiên Tiết diện thanh chống không nhỏ hơn L50x5

Trang 22

Hình 1.9: Chi tiết thanh chống xiên

1.2.2 Hệ giằng cột:

Khung được tính theo phương ngang nhà nên độ cứng theo phương dọc nhà rất nhỏ, có thể coi cột liên kết khớp với móng Do vậy, để cả khối nhà đứng vững cần phải tạo một khối cứng để các cột khác tựa vào Khối cứng gồm có hai cột, dầm cầu trục, hệ giằng cột Ngoài ra, hệ giằng cột còn được tính toán chịu lực dọc nhà như lực do giàn gió, lực hãm của cầu trục, động đất Các lực này truyền từ cột qua dầm cầu trục, đến hệ giằng và xuống móng

1.2.2.1 Với nhà mái nặng

Hình 1.10: Cách bố trí giằng cột khung dọc nhà mái nặng

Trang 23

Hệ giằng cột trên được bố trí ở trục cột trên, theo phương dọc nhà được

bố trí ở đầu hồi, đầu khối nhiệt độ và ở giữa nhà Hệ giằng cột dưới được bố trí ở hai nhánh cột, theo phương dọc nhà được đặt ở khoảng giữa của khối nhiệt độ để không cản trở biến dạng nhiệt độ của các kết cấu dọc, khoảng cách từ đầu hồi đến hệ giằng ≤75m, khoảng cách giữa hai hệ giằng trong một khối nhiệt độ ≤50m Hệ giằng cột có cấu tạo bởi hệ chéo chữ thập, góc nghiêng hợp lý của thanh giằng với phương ngang từ 350÷550, độ mảnh của thanh giằng λmax≤[λ]=200

Hình 1.11: Bố trí giằng cột khung dọc nhà (kết hợp cả giằng tường)

Hình 1.12: Chi tiết giằng cột dạng cổng

Trang 24

Hình 1 13: Chi tiết giằng cột

1.2.2.1 Với nhà mái nhẹ

Hình 1 14: Cách bố trí giằng cột khung dọc nhà nhà mái nhẹ

Khi nhà công nghiệp không có cầu trục hoặc cầu trục nhẹ Q≤15T, có thể bố trí hệ giằng cột ở hai đầu hồi để truyền tải trọng gió đầu hồi xuống móng một cách nhanh chóng Lý do là các thanh giằng tương đối

Trang 25

mảnh nờn khụng gõy ứng suất nhiệt độ đỏng kể Khi chiều dài nhà L≤100m,

cú thể cho phộp bố trớ giằng cột ở hai gian đầu hồi nhà

1.2.3 Hệ giằng tường:

Hỡnh 1.16: Bố trớ hệ giằng tường khung dọc nhà và khung K2 (trục 2)

“Hệ giằng tường gồm cỏc thanh được bố trớ theo chiều cao của cột khung hoặc cột hồi theo phương dọc nhà hoặc ngang nhà (hai đầu hồi nhà), chỳng được liờn kết với cột khung hay cột hồi ở phớa ngoài nhà (đảm bảo về thẩm mỹ) Hệ giằng tường cú tỏc dụng đỡ cỏc tấm panel tường (hoặc tụn tường), đảm bảo sự ổn định của cột khung theo phương dọc nhà, ngoài ra hệ giằng tường cũn cú tỏc dụng truyền tải trọng giú theo phương ngang nhà lờn hệ khung” [4]

1.3 Thực trạng và ảnh hưởng của việc bố trớ hệ giằng trong thực tế

Trong thực tế do chưa hiểu rừ tỏc dụng cũng như vai trũ của hệ giằng, cho nờn từ khõu thiết kế đến thi cụng cũn coi nhẹ dẫn đến bỏ qua tớnh toỏn hệ giằng chỉ bố trớ theo kinh nghiệm và cấu tạo

Chưa hiểu rừ được cỏch tớnh toỏn cũng như ảnh hưởng tới khung chớnh của từng loại thanh giằng, hệ giằng

Bỏ qua tớnh toỏn ảnh hưởng của tải trọng động đất tỏc dụng vào khung dọc nhà làm ảnh hưởng tới nội lực của cột (cụ thể là lực nộn), đặc biệt ở những khoang cú giằng cột

+0.00

Cao trình vai cột Cao trình đỉnh cột Thanh giằng đầu cột

+0.00

Cao trình vai cột Cao trình đỉnh cột

l

Hệ giằng t-ờng

Hệ giằng t-ờng

Trang 26

Tham khảo một số loại giằng theo thiết kế của một số nhà chế tạo khung thép tiền chế nước ngoài vào sử dụng mà không có sự tìm hiểu chi tiết và vận dụng đúng đắn với yêu cầu thiết kế của tiêu chuẩn Việt Nam

Phổ biến hiện nay có 2 cách bố trí giằng:

+ Sử dụng hệ giằng theo lối cổ điển thường áp dụng cho các nhà công nghiệp (khung dạng dàn) chủ yếu là hệ giằng dạng chữ X với thanh giằng bằng thép góc

+ Sử dụng hệ giằng mô phỏng theo các nhà sản xuất khung thép tiền chế

có uy tín trên thế giới như Tiền chế steel, BHP… Các thanh giằng có thể là thép tròn, giằng cáp, giằng cổng dạng khung

Trang 27

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO, SỰ LÀM VIỆC VÀ CÁCH TÍNH TOÁN

HỆ GIẰNG

2.1 Cấu tạo hệ giằng

2.1.1 Sử dụng hệ giằng là thép đặc

Thanh giằng là thanh thép tròn đặc đường kính D12; D16; D18; D20

Hình 2.1: Giằng mái bằng thép tròn (1 thanh)

Hình 2.2: Chi tiết liên kết giằng mái thép tròn đặc với dầm

Hình 2.3: Liên kết giằng mái với dầm (1 thanh : thực tế)

Trang 28

Hình 2.4: Giằng mái bằng thép tròn (2 thanh : thực tế)

Hình 2.5: Liên kết giằng mái với dầm (2 thanh : thực tế)

Trang 29

Hình 2.6: Giằng xà gồ mái bằng thép tròn

Hình 2.7: Giằng cột bằng thép tròn

Trang 30

Hình 2.8: Chi tiết cấu tạo giằng bằng thép tròn đặc

Khi hệ giằng là thép tròn đặc có những ưu điểm: khả năng làm việc của thanh đồng đều, đúng tâm Bán kính quán tính của tiết diện theo mọi phương

là như nhau nên có thể chịu tải trọng từ nhiều phía Khối lượng giảm dẫn đến giảm giá thành, tận dụng được vật liệu có cường độ cao Khi thi công lắp dựng dễ dàng

Bên cạnh đó cũng có những nhược điểm: Độ cứng tổng thể của hệ giằng nhỏ Sự làm việc của thanh giằng cần được nghiên cứu làm rõ thêm

chi tiÕt c

Trang 31

2.1.2 Hệ giằng sử dụng cáp giằng

Cũng như thanh giằng bằng thép tròn đặc thanh giằng bằng cáp được sử dụng khá phổ biến trong nhà thép tiền chế Ưu điểm và nhược điểm của giằng cáp cũng giống như giằng bằng thép tròn nhưng chủ yếu được áp dụng cho các công trình chịu tải trọng động, tải trọng gió lớn, tải trọng động đất

Một số loại cắp giằng phổ biến:

- Cáp thép mạ kẽm: có quy cách sản xuất 6x13+7FC hay 6x19+FC Ngoài ra, còn một loại cáp khác cao cấp hơn cũng có thể xếp chung với cáp

mạ kẽm dùng để neo giằng là cáp bọc nhựa Loại cáp này là loại cáp cao cấp với các tính chất rất ưu việt như chống gỉ sét, chống bụi bẩn,

- Cáp thép đen: là loại cáp thép carbon cao cấp được kéo sợi theo phương pháp kéo nguội Thường thì sau khi thành thành phẩm người ta tra trên bề mặt một lớp mỡ để chống ma sát và bảo vệ sợi cáp bên trong Cáp thép đen cũng có nhiều loại, cáp thép đen thông thường và cáp chống xoắn

Hình 2.9: Hệ giằng sử dụng cáp giằng trong thực tế

Trang 32

Bảng 2.1: Bảng thông số của một số loại cắp neo giằng

Trang 33

2.1.3 Hệ giằng sử dụng thép hình

Sử dụng thanh giằng bằng thép hình

Hình 2.10: Chi tiết cấu tạo giằng cột sử dụng thép góc

Hình 2.11: Chi tiết cấu tạo giằng cột dạng cổng sử dụng thép hình

Trang 34

Hình 2.12: Cấu tạo giằng cột bằng thép góc đều cạnh

Hình 2.13: Giằng mái bằng thép góc đều cạnh (giằng chữ thập)

Sử dụng thép hình làm kết cấu giằng có những ưu điểm: Độ cứng của thanh giằng lớn dẫn đến tăng độ cứng tổng thể của khối giằng rất nhiều Thanh giằng dễ đảm bảo được các yêu cầu khống chế độ mảnh giới hạn tiêu chuẩn

Bên cạnh đó sử dụng thép hình cũng có những nhược điểm: Chỉ phù hợp với nhà công nghiệp có kết cấu nặng, yêu cầu có độ cứng lớn, chịu tải trọng gió lớn Cấu tạo nặng nề, khó khăn cho việc lắp dựng Tăng khối lượng kết cấu dẫn đến tăng giá thành công trình

Trang 35

2.2 Tính toán hệ giằng

2.2.1 Trường hợp đơn giản

2.2.1.1 Theo tiêu chuẩn Việt Nam

* Đối với các thanh chịu kéo

Việc tính toán thanh giằng chịu kéo theo tiêu chuẩn Việt Nam rất đơn giản như một cấu kiện chịu kéo thông thường

a) Tính toán bền

c n

fA

  Ứng suất trong thanh giằng chịu kéo

N : nội lực kéo tính toán của thanh giằng chịu kéo

An: Diện tích tiết diện thực của thanh giằng chịu kéo

f : Cường độ tính toán của thép

c : Hệ số điều kiện làm việc theo bảng 3 mục 5.4.2 của TCVN 5575:2012

  Độ mảnh của thanh giằng

L : Chiều dài tính toán của thanh giằng chịu kéo

r: Bán kính quán tính của thanh giằng chịu kéo

gh : Độ mảnh giới hạn của cấu kiện , gh tra bảng 26 : TCXDVN 338:

2005, thông thường lấy gh = 400

* Đối với các thanh chịu nén

a) Tính toán bền

Trang 36

Tính toán tương tự cấu kiện chịu kéo đúng tâm

b) Tính toán ổn định

 Chiều dài tính toán và độ mảnh  của thanh giằng chịu nén:

Chiều dài tính toán cho thanh giằng chịu nén là: Lo = l (l : chiều dài thực của thanh giằng)  = 

Độ mảnh của thanh giằng chịu nén:  = Lo/ r (r : bán kính quán tính của tiết diện ngang cấu kiện)

* Tính toán ổn định cho thanh giằng chịu nén đúng tâm theo công thức:

c f A

N : nội lực kéo tính toán của thanh giằng chịu nén (đơn vị lưc)

A : Diện tích tiết diện thực của thanh giằng chịu kéo (đơn vị

Trang 37

Ngoài ra với cấu kiện chịu nén theo tiêu chuẩn Việt Nam còn bị khống

chế độ mảnh  200

2.2.1.2 Theo tiêu chuẩn Úc AS 4100 – 1998:

Tính toán

* Đối với các thanh chịu kéo:

Việc tính toán thanh chịu kéo như sau:

t

*

N 9 , 0

Trong đó:

  Lực dọc trong thanh giằng chịu kéo

Nt : Khả năng chịu lực danh nghĩa của tiết diện

Nt = Ag*fy hoặc Nt = o,85ktAnfu

Ag : Tiết diện danh nghĩa của cấu kiện

An : Tiết diện thực của cấu kiện

fy : ứng suất đàn hồi cho phép được dùng để thiết kế

fu : Cường độ bền về kéo cho phép dùng để thiết kế

kt : hệ số độ lệch tâm của tải trọng

kt = 1 với tiết diện đều cạnh

kt = 0,9 với tiết diện chữ T liên kết ở cánh

kt = 0,85 với tiết diện thép góc đều cánh, thép C liên kết ở bụng,

thép góc không đều cạnh liên kết ở cánh lớn hoặc thép I, C liên kết ở cả

hai cánh

kt = 0,75 với tiết diện thép góc liên kết bởi cánh ngắn và cho các tiết diện

ngoài những tiết diện nói trên

Với loại dây thép tròn kt = 1 và An là tiết diện thực của đầu thanh đã

được tạo ren làm bu lông liên kết

Như vật là tiêu chuẩn Úc AS 4100 - 1998 : AS4100 không khống chế độ

mảnh tới hạn cho cấu kiện chịu kéo mà chỉ quan tâm đến sự tác dụng lệch

tâm của tải trọng đối với cấu kiện chịu kéo thông qua hệ số k t

2.2.1.3 Theo tiêu chuẩn Mỹ : AISC/ASD

Trang 38

* Đối với các thanh chịu kéo:

a) Tính toán theo độ bền

* Với tiết diện nguyên (tiết diện không có giảm yếu)

+ Theo AISC/ ASD :

Khả năng chịu kéo cho phép của tiết diện cấu kiện là Pn/ t với Pn = FyAg và

điều kiện thiết kế của cấu kiện [ 10 ]:

t

g y

t

n F A P

N : Tải trọng tác dụng lên cấu kiện

Fy : Ứng suất chảy của vật liệu thép làm cấu kiện

Ag : Tiết diện nguyên của cấu kiện

N : Tải trọng tác dụng lên cấu kiện

Fy :Ứng suất chảy của vật liệu thép làm cấu kiện

Ag : Tiết diện nguyên của cấu kiện

t : Hệ số an toàn, t = 0,9

* Với tiết diện thực (tiết diện có giảm yếu)

+ Theo AISC/ASD :

Khả năng chịu kéo cho phép của tiết diện cấu kiện là Pn/t với Pn = Fu

Ae và điều kiện thiết kế của cấu kiện là:

Trang 39

t t

P N

N : Tải trọng tác dụng lên cấu kiện

Fu :Ứng suất kéo cực hạn của vật liệu thép làm cấu kiện

Ae : Tiết diện thực hữu hiệu của cấu kiện

N : Tải trọng tác dụng lên cấu kiện

Fu :Ứng suất kéo cực hạn của vật liệu thép làm cấu kiện

Ae : Tiết diện thực hữu hiệu của cấu kiện

t : Hệ số an toàn, t = 0,75

b) Tính toán theo độ mảnh

Tiêu chuẩn Mỹ đưa ra một nội dung rất khác biệt so với tiêu chuẩn Việt Nam về việc khống chế độ mảnh tới hạn của cấu kiện chịu kéo (cũng tương tự như tiêu chuẩn Úc AS 4100 - 1998 : AS4100):

“There is no maximum slenderness limit for design of member in tension” : không có giới hạn độ mảnh lớn nhất trong việc tính toán cấu kiện

Trang 40

Từ phương pháp tính của các tiêu chuẩn trên dẫn tới kết luận: tính toán, sử dụng các thanh giằng chịu kéo bằng thép tròn trong kết cấu nhà thép tiền chế có đầy đủ cơ sở và cần sớm được thống nhất trong tiêu chuẩn

để áp dụng thống nhất vào thiết kế nhà thép tiền chế ở Việt Nam

* Đối với các thanh chịu nén:

Chiều dài tính toán của thanh chịu nén:

l : chiều dài thực của cấu kiện

Theo bảng C:C2.1 của quy phạm Mỹ : AISC/ASD ta có sơ đồ tính của thanh giằng chịu nén giống như tiêu chuẩn Việt Nam và K = 1

* Tính toán ổn định cho thanh giằng chịu nén đúng tâm theo ứng suất cho phép:

Theo quy phạm Mỹ : AISC/ASD, ứng suất cho phép đối với cấu kiện chịu nén đúng tâm được tính toán như sau:

y 2

c l

a

C

r/K8

1C

r/K8

385

FC

r/K2

11F

)/Kl(23

E12

C =

E: Mô đun đàn hồi của vật liệu

Ngày đăng: 05/12/2024, 11:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2002), Tính toán khung thép nhà nhiều tầng có kể đến độ mềm của các nút liên kết, luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kỹ thuật, ĐHXD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán khung thép nhà nhiều tầng có kể đến độ mềm của các nút liên kết
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Năm: 2002
2. PGS.TS Phạm Văn Hội, Nguyễn Quang Viên, Phạm Văn Tư, Đoàn Ngọc Thanh, Hoàng Văn Quang (2008), Kết cấu thép 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu thép 2
Tác giả: PGS.TS Phạm Văn Hội, Nguyễn Quang Viên, Phạm Văn Tư, Đoàn Ngọc Thanh, Hoàng Văn Quang
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2008
3. Đoàn Định Kiến (2004), Kết cấu thép sử dụng trong Xây dựng D.D.&C.N ở Việt Nam, tuyển tập báo cáo khoa học, Hội thảo kết cấu thép trong xây dựng, Hội kết cấu và công nghệ xây dựng Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu thép sử dụng trong Xây dựng D.D.&C.N ở Việt Nam, tuyển tập báo cáo khoa học
Tác giả: Đoàn Định Kiến
Năm: 2004
4. GS.TS Đoàn Định Kiến, Nguyễn Văn Tấn, Phạm Văn Hội, Phạm Văn Tư, Lưu Văn Tường (2006), Kết cấu thép, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu thép
Tác giả: GS.TS Đoàn Định Kiến, Nguyễn Văn Tấn, Phạm Văn Hội, Phạm Văn Tư, Lưu Văn Tường
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
5. GS.TS Đoàn Định Kiến, Phạm Văn Tư, Nguyễn Quang Viên (2007), Thiết kế kết cấu thép nhà công nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế kết cấu thép nhà công nghiệp
Tác giả: GS.TS Đoàn Định Kiến, Phạm Văn Tư, Nguyễn Quang Viên
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2007
6. Đoàn Thị Tuyết Ngọc (2001), Hiệu quả ứng suất trước trong kết cấu khung đặc bằng thép 1 tầng 1 nhịp có dây căng kể đến độ đàn hồi của nút khung, luận văn tiến sỹ, ĐHKT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả ứng suất trước trong kết cấu khung đặc bằng thép 1 tầng 1 nhịp có dây căng kể đến độ đàn hồi của nút khung
Tác giả: Đoàn Thị Tuyết Ngọc
Năm: 2001
7. Ths. Hoàng Văn Quang, Ths Trần Mạnh Dũng, Ths Nguyễn Quốc Cường (2010), Thiết kế khung thép nhà công nghiệp, NXB. Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế khung thép nhà công nghiệp
Tác giả: Ths. Hoàng Văn Quang, Ths Trần Mạnh Dũng, Ths Nguyễn Quốc Cường
Nhà XB: NXB. Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2010
8. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-1995, Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB. Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế
Nhà XB: NXB. Xây dựng
9. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5575-2012, Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
Nhà XB: NXB Xây dựng
10. Vũ Anh Tuấn (2000), Tự động hoá thiết kế khung thép nhà công nghiệp 1 tầng, 1 nhịp, luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kỹ thuật, ĐHXD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự động hoá thiết kế khung thép nhà công nghiệp 1 tầng, 1 nhịp
Tác giả: Vũ Anh Tuấn
Năm: 2000
11. Nguyễn Thế Hiệu (2011), Nghiên cứu cấu tạo, tính toán, bố trí hệ giằng trong khung thép nhà công nghiệp một tầng, một nhịp, luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kỹ thuật, ĐH Kiến Trúc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cấu tạo, tính toán, bố trí hệ giằng trong khung thép nhà công nghiệp một tầng, một nhịp
Tác giả: Nguyễn Thế Hiệu
Năm: 2011
12. MBMA “Metal Buidings Manufacturers Association”, (1986) Low Rise Buildings Systems Manua, 1990 Supplement 1300 Sumner Ave.Cleveland, Ohio 44115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Metal Buidings Manufacturers Association”, (1986) "Low Rise Buildings Systems Manua
13. TIỀN CHẾ Steel Co., Technical Manual (1999), Tiền chế Steel, Saudi Arabia, Pre – Engineered Building Division Khác
14. TIỀN CHẾ Steel Co., Design Manual (DM 03..10.01) (1999), Tiền chế Steel company limited, Pre – Engineered Building Division Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN