LỜI MỞ ĐẦU Môn học giới thiêu một số loại vũ khí bộ binh, thuốc nổ và vũ khí tự tạo cho học sinh, là một trong những môn học kĩ thuật chiến đấu bộ binh cơ bản, có vai trò quan trọng, nhằ
Trang 1UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Bài giảng GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI SÚNG BỘ BINH, THUỐC NỔ,
VẬT CẢN VÀ VŨ KHÍ TỰ TẠO (Dùng cho học sinh THPT, học tập tại TT GDQP&AN
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: BINH KHÍ SÚNG TIỂU LIÊN AK 2
1.1 TÁC DỤNG TÍNH NĂNG KỸ CHIẾN THUẬT 2
1.1.1 Tác dụng 2
1.1.2 Tính năng chiến đấu 2
1.2 TÊN GỌI, TÁC DỤNG, CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CỦA SÚNG, ĐẠN 3
1.2.1 Tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng 3
1.2.2 Tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của đạn 7
1.3 THÁO VÀ LẮP SÚNG 8
1.3.1 Tháo súng 8
1.3.2 Lắp súng 9
1.4 CHUYỂN ĐỘNG CÁC BỘ PHẬN CỦA SÚNG ĐẠN 11
1.4.1 Lắp đạn 11
1.4.2 Bắn liên thanh 11
1.4.3 Bắn phát một 12
Chương 2: THUỐC NỔ 13
2.1 MỘT SỐ LOẠI THUỐC NỔ THƯỜNG DÙNG 13
2.1.1 Thuốc gây nổ 13
2.1.2 Thuốc nổ mạnh 13
2.1.3 Thuốc nổ vừa 14
2.2 CÁC PHƯƠNG TIỆN GÂY NỔ 15
2.2.1 Gây nổ thường 15
2.2.2 Gây nổ điện 15
Chương 3: MỘT SỐ LOẠI VẬT CẢN VÀ VŨ KHÍ TỰ TẠO 17
3.1 MỘT SỐ LOẠI VẬT CẢN 17
3.1.1 Vật cản nổ 17
3.1.2 Vật cản không nổ 17
3.2 MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ TỰ TẠO 17
3.2.1 Vũ khí tự tạo có chất nổ 17
Trang 33.2.2 Vũ khí tự tạo không có chất nổ 17 KẾT LUẬN 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Môn học giới thiêu một số loại vũ khí bộ binh, thuốc nổ và vũ khí tự tạo cho học sinh, là một trong những môn học kĩ thuật chiến đấu bộ binh cơ bản, có vai trò quan trọng, nhằm trang bị cho học sinh, những kiến thức cơ bản nhất về: Nguyên lí bắn súng bộ binh; tính năng, tác dụng, cấu tạo, quy tắc sử dụng và sử dụng thành thạo các loại vũ khí thông thường và cũng như tìm hiểu một số loại thuốc nổ,vật cản và vũ khí tự tạo đang được Bộ GD và ĐT rất được chú trọng cho học sinh cả trong thời bình cũng như thời chiến
Qua huấn luyện, học tập môn học kĩ chiến thuật, không những trang bị các kiến thức quân sự cơ bản, mà còn có tác dụng rèn luyện cho học sinh, ý thức
tổ chức kỉ luật, tác phong khẩn trương, linh hoạt, tinh thần sẵn sàng chấp hành mọi mệnh lệnh được giao, xây dựng niềm tin vào vũ khí trang bị và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong bảo quản, giữ gìn vũ khí trang bị tốt cũng như biết sử dụng thuốc nổ vũ khí tự tạo để tiêu diệt mục tiêu khi có chiến tranh xảy ra
Súng tiểu liên Ak ,thuốc nổ vật cản và vũ khí tự tạo là những loại vũ khí
có cấu tạo gọn nhẹ, được trang bị trong các đơn vị vũ trang, dùng hỏa lực tiêu diệt sinh lực địch, bảo vệ mình góp phần hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu Để phát huy cao hiệu quả hỏa lực của súng đòi hỏi con người phải nắm chắc tính năng, tác dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của vũ khí , từ đó ứng dụng chủ yếu trong chiến đấu và sản xuất hiện nay Làm cơ sở cho học tập, công tác và vận dụng sau này
Phạm vi bài giảng giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về binh khí súng tiểu liên Ak thuốc nổ, vật cản và VK tự tạo làm cơ sở vận dụng vào quá trình luyện tập, huấn luyện và chiến đấu
Trang 5Chương 1: BINH KHÍ SÚNG TIỂU LIÊN AK 1.1 TÁC DỤNG TÍNH NĂNG KỸ CHIẾN THUẬT
1.1.1 Tác dụng
Súng tiểu liên AK trang bị cho một người sử dụng dùng hoả lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch Súng cấu tạo gọn nhẹ bắn được liên thanh
và phát một Bắn liên thanh là hình thức chủ yếu
1.1.2 Tính năng chiến đấu
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: Từ 100 – 800m, AKM và AKMS đến 1000m, vạch II tương ứng vạch thước ngắm 3
- Tầm bắn hiệu quả: là tầm bắn mà đối với một người bắn trung bình có thể tiêu diệt được mục tiêu
+ Bắn phát một: 400m
+ Bắn liên thanh: 300m
- Hoả lực bắn tập trung:
+ Mặt đất, mặt nước: 800m
+ Bắn máy bay quân dù: 500m
- Tầm bắn thẳng: là tầm bắn mà ở cự li đó với thước ngắm tương ứng, điểm ngắm chính giữa mép dưới mục tiêu thì độ cao cao nhất của đường đạn không cao quá chiều cao của mục tiêu
+ Mục tiêu người nằm (cao 0,5m): 350m
+ Mục tiêu người chạy (cao 1,5m): 525m
- Tốc độ đầu đạn: được tính tại thời điểm đầu đạn vừa chuyển động ra khỏi mặt cắt phía trước của miệng nòng súng
AK là 710 m/s; AKM, AKMS (AK cải tiến): 715 m/s
Trang 6+ Hộp tiếp đạn chứa 30 viên
- Khối lượng của súng AK: 3,8 kg, AKM: 3,1 kg, AKMS: 3,3 kg Khi lắp
đủ 30 viên đạn khối lượng của súng tăng 0,5 kg
1.2 TÊN GỌI, TÁC DỤNG, CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CỦA SÚNG, ĐẠN
1.2.1 Tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng
1 Nòng súng
- Tác dụng: làm buồng đốt và chịu áp lực khí thuốc, định hướng bay cho đầu đạn, tạo cho đầu đạn có tốc độ ban đầu nhất định, làm cho đầu đạn tự xoay tròn quanh trục của nó khi vận động
- Cấu tạo: Nòng súng là ống thép hình trụ bên trong có 4 đường xoắn lượn
từ trái lên trên sang phải khoảng cách giữa 2 đường xoắn đối nhau là 7,62 mm
Đầu nòng có ren để lắp vành bảo vệ ren đầu nòng, khâu bắn đạn hơi và bộ phận giảm nẩy
Vành bảo vệ ren đầu nòng Lỗ trích khí thuốc Khâu truyền khí thuốc Khâu lắp ốp nót tay và bệ thước ngắm Buồng đạn để chứa đạn và chịu áp lực khí thuốc
Súng AKM có bộ phận giảm nẩy để giảm góc nẩy của súng, tăng độ trúng, chụm của đạn khi bắn liên thanh
2 Bộ phận ngắm
- Tác dụng: Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự ly khác nhau
- Cấu tạo:
+ Đầu ngắm: Có vành bảo vệ đầu ngắm; thân đầu ngắm có ren vặn vào
bệ di động để hiệu chỉnh súng về tầm; bệ di động để lắp thân đầu ngắm có vạch khấc để hiệu chỉnh súng về hướng
Trang 7+ Chốt định vị; khâu giữ lê và khuyết chứa đầu thông nòng
+ Thước ngắm có:
Bệ thước ngắm để lắp thân thước ngắm, trong bệ có díp giữ, dưới bệ có lỗ chứa thoi đẩy và khuyết hình cung chứa đầu nắp hộp khóa nòng Thân trước ngắm có khe thước ngắm và các vạch khấc ghi các số từ 1 đến 8 tương ứng từ
100 800m, AKM và AKMS có các vạch số từ 1 10 tương ứng từ 100
1000 m Vạch khắc chữ tương ứng với thước ngắm 3
Cữ ngắm: Để lấy thước ngắm, có then hãm và lò xo để giữ thước ngắm ở từng vị trí đã chọn Súng AKM, AKMS lắp thêm bộ ngắm đêm
có 2 khuyết: Khuyết trên có chữ (AB) là vị trí bắn liên thanh, khuyết dưới có chữ (OĐ) để bắn phát một
+ Nắp hộp khóa nòng có cửa thoát vỏ đạn, lỗ chứa mấu giữ nắp hộp khoá nòng và các sống để tăng độ cứng
4 Bệ khoá nòng (BKN) và thoi đẩy
- Tác dụng: làm cho khoá nòng và bộ phận cò chuyển động, thoi đẩy để chịu áp lực khí thuốc đẩy BKN lùi
- Cấu tạo :
+ Bệ khóa nòng :Tay kéo BKN; lỗ chứa đuôi khóa nòng Mặt vát và mấu giương búa để đẩy búa ngả hẳn về sau khi bệ khóa nòng lùi Mấu gạt cần lẫy bảo hiểm để gạt đuôi lẫy bảo hiểm về trước khi đóng khóa Rãnh trượt để khớp với gờ
Trang 8trượt ở hộp khóa nòng Rãnh lượn có sườn đóng (ngắn) để đóng khóa và sườn mở (dài) để mở khóa Lỗ chứa bộ phận đẩy về Khe trượt để trượt qua mấu hất vỏ đạn
+ Thoi đẩy có: Mặt thoi đẩy, vành dẫn để định hướng chuyển động của thoi, rãnh cản khí thuốc
Búa để đập vào kim hoả có hai tai búa để ngoàm giữ búa mắc vào giữ búa
ở thế giương; khấc mắc lẫy phát một để ngoàm lẫy phát một mắc vào khi bắn phát một; khấc đuôi búa để khớp vào đầu lẫy bảo hiểm giữ búa ở thể giương khi khóa nòng chưa khoá chắc chắn Lò xo búa có vòng tỳ để tỳ vào đẩy búa đập về trước, hai gọng để đè lên chân cò làm ngoàm giữ búa ngả về sau; trục búa
Cò để giữ búa ở thế giương và giải phóng búa khi bóp cò; ngoàm giữ búa mắc vào tai búa để giữ búa ở thế giương; chân cò để đầu lò xo búa đè lên làm cho ngoàm cò luôn ngả về sau để mấu đè cần định cách bắn đè lên khi khoá an toàn; tay cò để bóp cò
Trang 9Lẫy phát 1 để giữ búa khi bắn phát 1 Có khấc đầu lẫy để mắc vào khấc lẫy phát 1 của búa khi bắn phát 1 Đuôi lẫy để mấu đè cần định cách bắn đè lên khi bắn liên thanh Lò xo lẫy để đẩy đuôi lẫy lên làm mấu đầu lẫy nhô về trước
Cần định cách bắn và khoá an toàn để định cách bắn và khoá an toàn có: Cần gạt để định cách bắn và chặn đường lùi của khóa nòng Mấu đè lẫy phát 1
và đè lên chân cò khi khóa an toàn
Súng AKM có thêm lẫy giảm tốc độ đập của búa gồm có: Mấu hãm để búa trượt qua trước khi đập vào kim hoả Mấu tỳ làm giảm tốc độ búa khi đập
Lò xo lẫy để đẩy mấu hãm về trước
7 Bộ phận đẩy về
- Tác dụng: Để đẩy bệ khóa nòng, khóa nòng về trước và giữ nắp hộp khóa nòng
- Cấu tạo:
Lò xo, cốt lò xo có cốt định hướng và cốt di động, vành hãm lò xo
Đuôi cốt lò xo có chân đuôi cốt để lắp vào rãnh dọc ở hộp khóa nòng và
có mấu giữ nắp hộp khóa nòng
8 Ống dẫn thoi và ốp lót tay
- Tác dụng: Dẫn thoi chuyển động, giữ súng và bảo vệ tay khỏi nóng khi bắn
- Cấu tạo: Ống dẫn thoi có lỗ thoát khí, ốp lót tay có ốp lót tay trên và ốp lót tay dưới
9 Báng súng và tay cầm
- Tác dụng: Để tỳ súng vào vai và giữ súng khi bắn
- Cấu tạo: Báng súng có 2 loại: báng gỗ và báng sắt kiểu gập
Báng súng gỗ có ổ chứa ống đựng phụ tùng và nắp đậy; khuy mắc dây súng; cổ báng súng
Báng súng kiểu gập có thân báng súng; trục có êcu để liên kết thân súng với hộp khóa nòng; chốt hãm báng súng; tay cầm
10 Hộp tiếp đạn
- Tác dụng: Để chứa đạn và tiếp đạn cho súng
Trang 10- Cấu tạo: Thân hộp tiếp đạn có mấu trước để mắc vào khuyết chứa mấu trước ở hộp khóa nòng, mấu sau để mắc vào lẫy giữ hộp tiếp đạn ở vành cò; nắp đáy hộp tiếp đạn; đế lò xo; lò xo và bàn nâng đạn
11 Lê
- Tác dụng: Để tiêu diệt địch khi đánh gần, dùng thay dao, cưa, kéo cắt dây thép gai
- Cấu tạo : Lưỡi lê, cán lê, khâu lê
* Phụ tùng của súng để tháo lắp, lau chùi và sửa chữa súng : Thông nòng,
đầu thông nòng, chổi bôi dầu, vặn vít, tống chốt, ống đựng phụ tùng, lọ dầu
1.2.2 Tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của đạn
1 Vỏ đạn
- Tác dụng: Để liên kết các bộ phận với nhau thành một viên đạn hoàn chỉnh, để chứa và bảo vệ thuốc phóng, hạt lửa; bịt kín buồng đạn không cho khí thuốc phụt ra sau khi bắn; định vị khi nạp đạn vào buồng đạn
- Cấu tạo: Vỏ đạn thường được làm bằng đồng thau hay thép mạ đồng, gồm có: Cổ vỏ đạn để liên kết với đầu đạn, vai vỏ đạn để tỳ vào buồng đạn, thân
vỏ đạn để chứa và bảo vệ thuốc phóng, gờ đáy vỏ đạn để móc vào ngoàm móc đạn, đáy vỏ đạn có chứa hạt lửa, bên trong có 2 lỗ thông lửa
2 Hạt lửa
- Tác dụng: Để phát lửa đốt cháy thuốc phóng
- Cấu tạo: Gồm vỏ và thuốc mồi:
+ Vỏ hạt lửa: Làm bằng đồng để đựng thuốc mồi, được lắp vào đáy vỏ đạn + Thuốc mồi: Gồm fulminat thuỷ ngân, Clorat kali, Sunfua ăngtimoan
3 Thuốc phóng
- Tác dụng: Để sinh ra áp lực khí thuốc, đẩy đầu đạn vận động
- Cấu tạo: Thuốc phóng là loại thuốc không khói với hình dạng là hạt nhỏ, từng phiến mỏng hoặc hình trụ
Trang 114 Đầu đạn
- Tác dụng: Để sát thương tiêu diệt các mục tiêu, làm hư hỏng, cháy hay phá huỷ các phương tiện chiến tranh; bịt kín phía trước nòng súng không cho khí thuốc lọt ra ngoài
- Phân loại đầu đạn có 4 loại: Đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn cháy và đầu đạn xuyên cháy:
+ Đầu đạn thường: Tiêu diệt địch ngoài công sự sau các vật che khuất che
đỡ mà đầu đạn có thể xuyên qua
+ Đầu đạn vạch đường: Để tiêu diệt địch ngoài ra còn để sửa bắn và chỉ thị mục tiêu ở cự ly 800 m trở lại
+ Đầu đạn xuyên cháy: Để đốt cháy chất dễ cháy và tiêu diệt sinh lực địch
ở sau những vật chắn có bọc thép mỏng ở cự ly 300 m trở lại
+ Đầu đạn cháy: Để đốt cháy chất dễ cháy
- Cấu tạo: Gồm vỏ đầu đạn và lõi đầu đạn:
+ Vỏ đầu đạn: Để bảo vệ lõi đạn, cắt rãnh và bịt kín không cho khí thuốc lọt ra phía trước Vỏ đầu đạn được làm bằng vật liệu bền, dẻo, ít han rỉ, rẻ tiền như đồng thau, thép mạ, thép ghép đồng
+ Lõi đầu đạn: Là phần bên trong của đầu đạn, tuỳ theo cách cấu tạo lõi
mà quyết định tính chất và tác dụng của đầu đạn
1.3 THÁO VÀ LẮP SÚNG
1.3.1 Tháo súng
- Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng
Tay trái nắm ốp lót tay, đầu nòng súng hướng lên trên mặt súng quay sang trái Tay phải nắm HTĐ, bốn ngón con ở phía trên ngón cái ở phía dưới, bóp vào lẫy giữ hộp tiếp đạn đẩy hộp tiếp đạn lên và lấy ra gạt cần định cách bắn về vị trí bắn ngón tay cái kéo bệ khóa nòng xuống dưới hết cỡ thả tay ra (không bóp cò)
- Bước 2: Tháo ống phụ tùng
Tay trái nâng súng lên cách mặt bàn 20 cm ngón tay phải ấn vào nắp đậy
ổ chứa hộp phụ tùng ở đế báng súng, lấy ống đựng phụ tùng ra Đặt súng, tháo
Trang 12rời từng bộ phận
- Bước 3: Tháo thông nòng
Tay trái giữ súng như bước 1: Tay phải mở lê 450
, kéo thông nòng sang phải lên trên rút thông nòng ra gập lê lại
- Bước 4: Tháo nắp hộp khóa nòng
Tay trái nắm cổ báng súng mặt súng quay lên trên ngón cái ấn vào đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy về tay phải nắm phía dưới nắp hộp khóa nòng, nhấc lên lấy ra
- Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về
Tay trái giữ súng như cũ tay phải cầm chân đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy về đẩy về trước cho chân đuôi cốt lò xo rời khỏi rãnh chứa trên hộp khóa nòng lấy
ra
- Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng
Tay trái giữ súng như cũ tay phải nắm choàng lên BKN kéo BKN và KN
về sau hết cỡ nhấc lên tháo ra khỏi hộp khóa nòng Tay phải cầm ngửa bệ khóa nòng tay trái cầm khóa nòng xoay sang phải về sau để mấu đóng mở cửa khóa nòng rời khỏi rãnh lượn ở BKN tháo KN ra khỏi BKN
- Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên
Tay trái cầm ốp lót tay dưới mặt súng quay lên trên Tay phải dùng ngón trỏ hoặc ống phụ tùng xoay lẫy giữ ống dẫn thoi lên một góc 450, lấy ống dẫn thoi và ốp lót tay trên ra khỏi súng
1.3.2 Lắp súng
- Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên
Tay trái giữ súng như khi tháo, tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay trên lắp đầu ống dẫn thoi vào khuyết ở khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên xuống, gạt lẫy giữ ống dẫn thoi xuống hết cỡ
- Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khoá nòng
Trang 13Lắp khóa nòng vào bệ khóa nòng: Tay phải cầm bệ khóa nòng như khi tháo, tay trái cầm khóa nòng lắp đuôi khóa nòng vào ổ chứa rồi xoay khóa nòng
từ sau sang phải lên trên hết cỡ ngón tay phải tỳ vào tai khóa trái của khoá nòng
Lắp bệ khoá nòng và khóa nòng vào súng: Tay trái cầm cổ báng súng mặt súng hơi nghiêng sang phải Tay phải đưa đầu thoi đẩy vào lỗ chứa thoi đẩy ở bệ thước ngắm đặt phía sau bệ khóa nòng sát phía sau hộp khóa nòng Ấn đều bệ khóa nòng xuống cho 2 rãnh trượt ở bệ khóa nòng khớp vào 2 gờ ở hộp khóa nòng đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước hết cỡ
- Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về
Tay trái vẫn giữ súng, tay phải cầm chân đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy về lắp đầu bộ phận đẩy về vào lỗ chứa bộ phận bệ khoá nòng ấn bộ phận đẩy về trước lựa cho chân đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy về khớp vào rãnh dọc ở khoá nòng
- Bước 4: Lắp hộp khoá nòng và kiểm tra chuyển động của súng:
Lắp nắp HKN Tay trái vẫn giữ súng tay phải cầm nắp khóa nòng lựa cho đầu lắp khóa nòng vào khuyết hình cung ở bệ thước ngắm ấn nắp hộp khóa nòng xuống cho mấu giữ nắp hộp khoá nòng lọt vào lỗ chứa mấu giữ nắp hộp khóa nòng
Kiểm tra chuyển động của súng Tay trái giữ súng như bước 1 khi tháo Tay phải, ngón cái kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ thả ra làm 2 đến 3 lần bệ khóa nòng và khóa gạt cần định cách bắn về vị trí an toàn
- Bước 5: Lắp thông nòng súng
Tay trái cầm ốp lót tay giữ súng như khi tháo Tay phải cầm thông nòng lắp đầu thông nòng vào lỗ chứa dưới khâu truyền khí thuốc và ốp lót tay dưới ấn xuống để đuôi thông nòng lọt vào khuyết chứa ở bệ đầu ngắm
- Bước 6: Lắp ống phụ tùng
Hai tay kết hợp lắp phụ tùng vào ống đựng Tay trái cầm súng như khi tháo tay phải cầm ống đựng phụ tùng (lắp ống phụ tùng hướng vào lòng bàn tay), lắp ống phụ tùng vào ổ chứa ở đế báng súng dùng ngón tay trỏ ấn ống đựng