BàithuốctrịbítiểutiệnBítiểutiện Đông y gọi là lung bế. Nguyên nhân dẫn đến lung bế có thể là do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc. Để điều trị, Đông y có các bàithuốc hiệu quả theo từng thể lâm sàng như sau: Bítiểu do thấp nhiệt: Người bệnh có biểu hiện đái buốt đái dắt, nước tiểu đỏ, cảm giác nóng rát ở bàng quang và niệu đạo; thường kèm theo đau đầu, đau lưng, sốt, miệng đắng, rêu lưỡi vàng… Phép trị là thanh nhiệt lợi thấp, thông tiểu. Dùng một trong các bài: Bài 1: hương nhu trắng 16g, cỏ mần trầu 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, sinh địa 12g, mã đề thảo 16g, râu ngô 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu hóa thấp. Bài 2: hạ liên châu 16g, bạch mao căn 16g, thổ phục linh 20g, mộc thông 12g, rau dấp cá 16g, mã đề thảo 16g, tang diệp 20g, vỏ bí ngô 16g, mướp đắng 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt, chống viêm, lợi tiểu. Bítiểu do sỏi:Người bệnh có biểu hiện bí tiểu, đau lưng, đau ở bộ phận sinh dục và lan ra vùng lân cận. Nước tiểu đỏ có khi lẫn máu, có trường hợp đau quặn, không đi tiểu được làm người bệnh rất khó chịu. Phép trị là chống viêm, bài thạch (làm tan sỏi và tống sỏi ra ngoài). Dùng một trong các bài: Bài 1: kim tiền thảo 20g, râu ngô 16g, trinh nữ 20g, rễ bí ngô 16g, trúc diệp 20g, rau ngổ 16g, ích mẫu 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống viêm, thông tiểu, bài thạch. Bài 2: mướp đắng 20g, trinh nữ 20g, rễ cỏ tranh 20g, kê nội kim 10g, cỏ xước 16g, dấp cá 20g, ngân hoa 10g, hương nhu trắng 16g, hải kim sa 16g, rau ngổ 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống viêm, bài thạch. Bítiểu do sang chấn: Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, gắt, nước tiểu vàng, có khi màu hồng lẫn máu, đau tức vùng hạ vị, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt. Phép trị là lợi niệu, hoạt huyết, bổ trung ích khí. Dùng bài thuốc: sinh địa 12g, thông thảo 6g, trúc diệp 16g, tam thất 12g, sơn chi 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, xa tiền 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: bổ khí hoạt huyết, thông tiểu, giảm đau. Bítiểu sau phẫu thuật: Biểu hiện bàng quang căng đầy, đau tức, bí tiểu, các cơ và thần kinh ở vùng tiểu khung bị chấn động dẫn đến co cứng làm cho niệu đạo bị co thắt gây bế tắc. Người bệnh đau tức, bí tiểu, không dám cử động mạnh. Phép trị là thư giãn cơ, chống co thắt, phục hồi chức năng của thần kinh, lập lại cân bằng âm dương. Dùng bài thuốc: cát căn 20g, hà thủ ô (chế) 16g, chè khô 16g, ba kích 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: chống co thắt, kích thích và phục hồi chức năng chỉ đạo của thần kinh trung ương. Lưu ý:trường hợp này không được dùng thuốc lợi tiểu. . Bài thuốc trị bí tiểu tiện Bí tiểu tiện Đông y gọi là lung bế. Nguyên nhân dẫn đến lung bế có thể là do thấp nhiệt,. viêm, lợi tiểu. Bí tiểu do sỏi:Người bệnh có biểu hiện bí tiểu, đau lưng, đau ở bộ phận sinh dục và lan ra vùng lân cận. Nước tiểu đỏ có khi lẫn máu, có trường hợp đau quặn, không đi tiểu được. đạo bị bế tắc. Để điều trị, Đông y có các bài thuốc hiệu quả theo từng thể lâm sàng như sau: Bí tiểu do thấp nhiệt: Người bệnh có biểu hiện đái buốt đái dắt, nước tiểu đỏ, cảm giác nóng rát