1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Người táo bón không dùng rượu ba kích pot

3 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 485,06 KB

Nội dung

Người táo bón không dùng rượu ba kích - Nhiều người quan niệm rằng rượu ba kích như một thứ thuốc chữa bách bệnh. Tuy nhiên, tác dụng chủ yếu của ba kích là cường gân cốt, bổ thận ích tinh, ôn thận tráng dương. Chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, chóng mặt, tiêu chảy, gân xương mềm yếu và không phải ai cũng dùng được. ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết, ba kích là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, có nhiều ở Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang… Theo y học hiện đại, ba kích có tác dụng tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm… Đối với nam giới, tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh lý. Rễ ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon. Lương y Phó Hữu Đức, chủ tịch Hội Đông y, quận Cầu Giấy, Hà Nội, người gắn bó nhiều năm với cây ba kích chia sẻ, ba kích rất tốt, tuy vậy những người âm hư hỏa vượng (huyết áp thường không ổn định) và bị táo bón không nên dùng. Hiện nay, nhiều người sử dụng ba kích ngâm rượu để cường dương, cải thiện sinh lý. Tuy nhiên, cách chế biến và cách ngâm để có tác dụng cũng rất quan trọng. Chúng ta nên ngâm ba kích khi thu mua về rồi phơi tái để bóc được lõi sau đó cắt đoạn, phơi khô và ngâm rượu. Nếu chữa các bệnh về thận thì xao tẩm với muối và phải dùng thêm các gia vị khác như cao rễ cốt, thỏ ti tử, hoài sơn, thục… Những người bị liệt dương, thiểu năng tình dục nên ngâm và sử dụng loại rượu thuốc này. Ngoài ra, rượu ngâm ba kích hoặc kết hợp thì có một số tác dụng dưới đây. Trị thận bị hư hàn, lưng và gối đau, tiểu nhiều, không muốn ăn uống, xương khớp yếu, đứng ngồi không có sức, bàng quang bị yếu lạnh, vùng rốn và bụng đầy trướng dùng ba kích, bạch linh, chỉ xác, hoàng kỳ, lộc nhung… tán bột, hoà mật làm hoàn. Ngày uống 16 – 20g với rượu nóng. Bổ thận, dưỡng sắc đẹp: Ba kích (bỏ lõi), cam cúc hoa, câu kỷ tử, phụ tử, thục địa, thục tiêu. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml. . Người táo bón không dùng rượu ba kích - Nhiều người quan niệm rằng rượu ba kích như một thứ thuốc chữa bách bệnh. Tuy nhiên, tác dụng chủ yếu của ba kích là cường gân cốt,. Nội, người gắn bó nhiều năm với cây ba kích chia sẻ, ba kích rất tốt, tuy vậy những người âm hư hỏa vượng (huyết áp thường không ổn định) và bị táo bón không nên dùng. Hiện nay, nhiều người. loại rượu thuốc này. Ngoài ra, rượu ngâm ba kích hoặc kết hợp thì có một số tác dụng dưới đây. Trị thận bị hư hàn, lưng và gối đau, tiểu nhiều, không muốn ăn uống, xương khớp yếu, đứng ngồi không

Ngày đăng: 29/06/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN