VậnkhínămNhâmThìn Học thuyết ngũ vận lục khí, gọi tắt là “vận khí”, là một học thuyết y học phương đông, giải thích sự biến hóa của khí hậu thời tiết và ảnh hưởng của sự biến hóa này đối với vạn vật trong tự nhiên, đặc biệt là đối với con người. Theo Hoàng Đế nội kinh, một tác phẩm kinh điển của Đông y, đời sống tinh thần, sức khỏe và các hoạt động thể chất của con người đều bị chi phối bởi sự biến hóa của khí hậu thời tiết, nên người thầy thuốc cần phải nắm vững thuyết Vận Khí: “Không hiểu lục khí gia lâm hàng năm, không luận đoán được sự suy thịnh của tiết khí, của bệnh khí hư hoặc thực, thì không thể được coi là thầy thuốc giỏi”. Vậnkhí và sức khỏe con người Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) đã từng viết: “Tôi thuở trẻ gặp thời binh loạn, phải ẩn náu giang hồ, sau lánh đến Hoan Châu, làm nhà ở Hương Sơn, đóng cửa đọc sách gần sáu, bảy năm tròn. Thường do người xưa nói: “Ba lần đứt tay mới thành thầy thuốc giỏi”. Lúc đầu tôi cho lời nói đó là quá mức và buồn cười. Về sau, chỗ ở là nơi lam sơn chướng khí, nhiễm phải nhiều chứng bệnh nên mới sưu tầm các sách Bách gia chư tử, theo đạo Hiên Kỳ (tức Hoàng Đế và Kỳ Bá trong sách Hoàng Đế nội kinh), khi đọc đến quyển VậnKhí cảm thấy mờ mịt như người đi đêm, chẳng khác nào trăng dưới nước, hoa trong gương, chỉ trông thấy mà không cầm lấy được. Thật là sách VậnKhí đã trở thành bánh vẽ, khiến cho người trong cuộc phải thèm rỏ dãi. Lại thấy lời bàn của Trương Tử Hòa (1156 – 1228) có câu: “Không thông Ngũ Vận, Lục Khí thì dù có đọc hết các sách thuốc cũng chẳng làm nên việc gì”. Đọc đi đọc lại câu này càng thêm sốt ruột, phải vỗ đùi mà thở dài ba, bốn lần” (Vận Khí bí điển). Sau đó cụ Hải Thượng Lãn Ông quyết tâm học cho được môn Ngũ Vận Lục Khí. Cụ viết thành quyển VậnKhí bí điển trong bộ Hải Thượng Y Tông tâm lĩnh, để lại cho đời sau nhiều kiến giải có giá trị. Để phòng tránh được các loại bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, sách Hoàng Đế nội kinh khuyên: “…Cho nên người trí khi dưỡng sinh tốt thì phải thuận với tứ thời để thích ứng với nóng lạnh, hòa với sự giận – mừng để cuộc sống được yên ổn, tiết chế âm – dương để điều hòa được cương – nhu. Như vậy thì tà khí không thể xâm phạm, có thể được sống lâu dài”. (…Cố tri giả chi dưỡng sinh dã, tất thuận tứ thời nhi thích hàn thử, hòa hỉ nộ nhi an cư xử, tiết âm dương nhi điều cương nhu. Như thị tắc tịch tà tất chí, trường sinh cửu thị). Qua đó, chúng ta thấy trong Đông y, bệnh tật và sức khỏe của con người luôn có mối quan hệ mật thiết với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Cách chữa bệnh tốt nhất là phải biết nhìn người bệnh trong các mối quan hệ đó, để đề ra một phương pháp chữa trị thích hợp, chứ không phải chỉ có chăm chú vào bệnh lý. VậnkhínămNhâmThìn (2012) NămNhâmThìn có Địa Chi là Thìn, vào năm này Thủy Khí lưu hành: Thái Dương Hàn Thủy Tư thiên, Thái Âm Thấp Thổ Tại tuyền. Nhìn chung, vào nămNhâm Thìn, trong việc phòng và chữa bệnh, cần lưu ý bổ dưỡng cho 2 tạng Tỳ và Thận để tăng cường sức đề kháng đối với các loại bệnh tật và cũng giúp cho việc điều trị bệnh tiến triển thuận lợi hơn. NămNhâmThìn có Thiên Can là Nhâm, tức Mộc Vận thái quá, Mộc vượng lên sẽ khắc Thổ, làm tổn hại đến tạng Tỳ. Mộc lại hóa sinh ra Hỏa, nên bệnh phong cũng dễ phát sinh. Các trạng chứng thường mắc phải là mình nặng, bụng đầy, da thịt rung giật, người dễ cáu giận, mất bình tĩnh. Thầy thuốc cần lưu tâm bồi bổ Tỳ Vị (thuộc Thổ), bình hòa tạng Can (thuộc Mộc), trừ Phong, hoặc hạn chế tác hại của Phong. NămNhâmThìn là năm có Địa Chi Thìn (Thủy – Khí) và Thiên Can Nhâm (Mộc – Vận). Như vậy, năm này có Khí Thủy sinh Vận Mộc, nên gọi là năm Thuận hóa. Vào năm này, dịch bệnh ít xảy ra, người có bệnh cũng mau được hồi phục. Vào nămNhâm Thìn, 6 bước của Lục Khí sẽ diễn tiến như sau: Khí thứ 1: khí Thiếu Dương Tướng Hỏa, bắt đầu từ giờ Tý, khắc thứ 2, ở tiết Đại Hàn, cho đến đầu giờ Tý, khắc thứ 4, cuối tiết Kinh Trập. Vào khoảng thời gian này, Chủ Khí Phong Mộc sinh Khách Khí Tướng Hỏa, như vậy Phong và Hỏa kết hợp nhau, dễ làm cho người ta bị bệnh ôn, các triệu chứng thường gặp là sốt, mình nóng, nhức đầu, nôn mửa, ban chẩn. Cần lưu ý sử dụng các dược liệu có tác dụng khu phong thanh nhiệt như kim ngân hoa, bồ công anh, thổ phục linh, bạc hà, long đởm thảo, ké đầu ngựa, diếp cá, kinh giới, hạ khô thảo… Khí thứ 2: khí Dương Minh Táo Kim, bắt đầu từ giờ Tý, khắc thứ 2, tiết Xuân Phân, đến đầu giờ Tuất, khắc thứ 4, cuối tiết Lập Hạ. Vào khoảng thời gian này, Chủ Khí là Quân Hỏa khắc Khách Khí Táo Kim, người ta dễ bị bệnh khí uất do dương khí không lưu thông được, ngực bụng đầy trướng, người bệnh phổi lưu ý dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm có tác dụng nhuận táo, khai uất. Khí thứ 3: khí Thái Dương Hàn Thủy, bắt đầu từ giữa giờ Dậu, khắc thứ 4, tiết Tiểu Mãn, cho đến đầu giờ Hợi, khắc thứ 4, cuối tiết Tiểu Thử. Vào khoảng thời gian này, khách khí Hàn Thủy khắc Chủ khí tướng Hỏa. Khí lạnh lưu hành theo những cơn mưa dầm. Người ta dễ cảm nhiễm khí lạnh, rét bên ngoài, nóng bên trong, mình mẩy nặng nề, tâm nhiệt buồn bực, giấc ngủ dễ sinh mộng mị, bất an, tiêu lỏng, mụn nhọt ung sang. Thực phẩm nên dùng: bông cải xanh, rau diếp quăn, xà lách soong, rau ngót, cần tây, cà rốt, ớt Đà Lạt xanh, đỏ, vàng, rau dền đỏ, rau đay, mồng tơi, cải xanh, cà chua, rong biển, nấm mộc nhĩ, bông súng, sắn dây, bưởi, cam, chanh, lê, táo, nho, ổi, gấc… Khí thứ 4: khí Quyết Âm Phong Mộc, bắt đầu từ đầu giờ Dậu, khắc thứ 2, tiết Đại Thử, cho đến giữa giờ Mùi, khắc thứ 4, cuối tiết Bạch Lộ. Vào khoảng thời gian này, Khách Khí Phong Mộc khắc Chủ Khí Thấp Thổ. Phong và Thấp tranh nhau, gặp tiết Đại Thử nên Mộc sinh Hỏa, tạng Tỳ dễ bị tổn thương, người ta thường mắc các bệnh như người nóng sốt, thiểu khí, tiêu chảy, kiết lỵ, cơ nhục mềm nhão, không có sức, bại liệt tay chân. Thực phẩm sử dụng cần có tác dụng kiện Tỳ, ích khí như: gạo nếp lứt, hạt sen, đậu ván trắng, ý dĩ, hoài sơn, củ sả, củ nghệ, củ riềng, củ sen, đại táo, táo tây, long nhãn, đậu phụng, nấm hương, bí đỏ, đậu Hà Lan, cà rốt, khoai tây, khoai lang bí, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cá rô, cá giếc, lươn… Các dược liệu thường dùng: nhân sâm, đảng sâm, huỳnh kỳ, bạch truật, thương truật, hậu phác, trần bì, sơn tra, mạch nha, thần khúc, sa nhân, thảo quả, bạch phục linh, mộc hương… Các phương thuốc nên sử dụng trong thời gian này: Bình vị tán (sách Hòa tễ cục phương của Nghiêm Dụng Hòa): trần bì 5 phần, hậu phác (tẩm gừng sao) 5 phần, thương truật 5 phần, cam thảo (chích) 3 phần. Tất cả tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 8g nấu với 1 chén nước + 2 quả táo + 2 lát gừng sắc còn 6 phân. Uống ấm vào lúc đói bụng. Công dụng: kiện tỳ ích vị, táo thấp. Thực tỳ ẩm (sách Tế sinh phương của Nghiêm Dụng Hòa): bạch truật 8 – 12g, hậu phác 4 – 8g, binh lang 6 – 10g, thảo quả 8 – 12g, mộc hương 4 – 8g, mộc qua 8 – 12g, phụ tử (chế) 4 – 8g, can khương 4 – 6g, bạch phục linh 12 – 16g, cam thảo (chích) 4g, táo 3 quả, gừng 3 lát. Sắc uống trong ngày. Công dụng: ôn dương, kiện tỳ, hành khí, lợi tiểu, trừ thấp. Tỳ giải phân thanh ẩm (sách Đan Khê tâm pháp của Chu Đan Khê): tỳ giải 12g, ô dược 12g, ích trí nhân 12g, thạch xương bồ 6 – 12g, bạch phục linh 12g, cam thảo (chích) 4 – 8g. Sắc uống trong ngày. Công dụng: ôn thận hóa khí, phân thanh biệt trọc, lợi tiểu trừ thấp. Khí thứ 5: khí Thiếu Âm Quân Hỏa, bắt đầu từ đầu giờ Thân, khắc thứ 2, tiết Thu Phân, đến giữa giờ Ngọ, khắc thứ 4, cuối tiết Lập Đông. Vào khoảng thời gian này, Khách Khí Quân Hỏa khắc Chủ Khí Táo Kim. Dương khí vượng giúp vạn vật hóa sinh, các loại thực vật nhờ đó mà sinh trưởng, phát triển và đem lại nhiều sản vật. Người ta nhờ đó mà được thư thái, thoải mái, bệnh tình cũng mau thuyên giảm, nhất là các bệnh thuộc Hàn, Táo. Ăn uống nên thanh đạm, bình hòa, tránh các thực phẩm nhiều đạm, nhiều béo, các thức ăn nướng cháy, các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ… Khí thứ 6: khí Thái Âm Thấp Thổ, bắt đầu từ giữa giờ Ngọ, khắc thứ 4, tiết Tiểu Tuyết, đến giữa giờ Thìn, khắc thứ 4, cuối tiết Tiểu Hàn. Vào khoảng thời gian này, Khách Khí Thấp Thổ khắc Chủ Khí Hàn Thủy. Thời tiết lạnh và ẩm thấp, sâu bọ cũng theo khí ẩm thấp mà hóa sinh, gây nhiều bệnh ngoài da, người ta dễ mắc bệnh về đường sinh dục và bệnh thai sản. Đồng thời, bệnh cảm cúm cũng dễ phát tác, gây nguy hại cho người và gia súc gia cầm. Thực phẩm sử dụng có tác dụng bổ thận, ích tinh trừ thấp: trứng gà, trứng cút, hải sâm, thịt dê, đuôi heo, đuôi bò, lươn, cá chạch, cá chép, nhộng tằm, câu kỷ tử, hạt sen, khiếm thực, khoai mài, ý dĩ, trái vải, sầu riêng, nho, táo tây, hà thủ ô, thục địa, nhục thung dung… Trên đây là cách dự đoán khái quát về tình hình bệnh tật theo thuyết Vậnkhí của Đông y. Mặc dù hiện nay tình hình khí hậu thời tiết có sự biến đổi nhưng về cơ bản, sự vận hành của 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vẫn không có gì thay đổi lớn. Tùy theo địa lý của từng vùng miền mà có sự vận dụng thích hợp. . lý. Vận khí năm Nhâm Thìn (2012) Năm Nhâm Thìn có Địa Chi là Thìn, vào năm này Thủy Khí lưu hành: Thái Dương Hàn Thủy Tư thiên, Thái Âm Thấp Thổ Tại tuyền. Nhìn chung, vào năm Nhâm Thìn, . tác hại của Phong. Năm Nhâm Thìn là năm có Địa Chi Thìn (Thủy – Khí) và Thiên Can Nhâm (Mộc – Vận) . Như vậy, năm này có Khí Thủy sinh Vận Mộc, nên gọi là năm Thuận hóa. Vào năm này, dịch bệnh. Vận khí năm Nhâm Thìn Học thuyết ngũ vận lục khí, gọi tắt là vận khí , là một học thuyết y học phương đông, giải thích sự biến hóa của khí hậu thời tiết và ảnh hưởng