Khibịđánhgiákhôngtốt Nhận được bản đánhgiá hiệu quả công việc rất tồi, và bạn cảm thấy bực bội, tổn thương? Đây là cảm giác rất tự nhiên, thế nhưng bạn không thể hành động theo cảm tính, hãy dành ra một đến hai ngày để tiêu hoá các đánhgiá đó, rồi lên kế hoạch nói chuyện với sếp, đánhgiá lại chi tiết hơn và lên kế hoạch cải thiện tình hình. Đôi khi bạn thay đổi được tình hình và thăng hoa trong công việc. Nhưng cũng có lúc kết quả đánhgiá thấp cũng là dấu hiệu cho thấy bạn nên bắt đầu tìm kiếm cơ hội khác cho mình. Nếu chẳng may nhận được bản đánhgiá hiệu quả công việc không như ý muốn, thay vì phản ánh một cách tiêu cực, hãy tự đánhgiá xem liệu bạn có thể thay đổi gì không hay là đến lúc cần ra đi. Trước khi ra một quyết định nào, bạn cũng nên tìm hiểu gốc rễ của vấn đề. Có thể thực sự bạn đang làm việc không hiệu quả và bạn biết điều đó. Nhưng cũng có khi bạn bất ngờ với kết quả định giá này. Một người sếp mới có thể là nguyên nhân cho cú sốc này. Có thể họ có những tiêu chuẩn định giá khác và không nói rõ với bạn những kỳ vọng mới của họ trong công việc. Nếu đây là lý do, bạn hoàn toàn có thể thay đổi tình hình bằng cách cải thiện việc trò chuyện, thảo luận trực tiếp và cởi mở với sếp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sếp mới đã trình bày rõ quan điểm và kỳ vọng mà các nhân viên cũ vẫn muốn tiếp tục theo cách cũ vì cho rằng họ có thâm niên làm việc trong công ty lâu hơn và hiểu tình hình hơn sếp mới. Trong những trường hợp như thế này thì tốt nhất bạn nên tự quyết định xem mình có thể tuân theo những yêu cầu mới hay không. Nếu câu trả lời là không, có lẽ bạn nên tìm một công việc khác. Dù lý do kết quả đánhgiá là gì, bạn phải giữ bình tĩnh và thể hiện một phong cách chuyên nghiệp khi lắng nghe những đánhgiá của sếp. Chỉ lắng nghe và ghi chép lại những điểm chính, tránh các hành động cảm tính. Kết thúc cuộc họp, cám ơn sếp đã phải hồi cho bạn. Sau khi đã bình tĩnh trở lại, bạn nên gặp sếp để thảo luận kỹ hơn về kết quả đánh giá. Trong cuộc họp này, bạn nên yêu cầu sếp đưa ra các ví dụ cụ thể minh chứng cho kết quả đánh giá. Ví dụ, nếu sếp đánhgiá bạn không biết tổ chức công việc hãy yêu cầu ông ấy đưa ra vài ví dụ về việc thiếu khả năng tổ chức đã ảnh hửng tới công việc như thế nào? Sự thảo luận chi tiết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn mình chưa làm tốt ở chỗ nào và sẽ khó hơn cho sếp nếu muốn đưa ra một quyết định thiếu công bằng mà không có chứng cứ. Sau đó, bạn hãy cùng với sếp lên một kế hoạch cụ thể để cải thiện tình hình. Lên kế hoạch gặp gỡ sếp thường xuyên trong suốt cả năm sau đó để thảo luận về những nổ lực và tiến bộ của bạn trong quá trình phấn đấu đạt mục tiêu công việc. Mặc dù những nhà quản lý giỏi sẽ thường xuyên góp ý và trao đổi với nhân viên về công việc của họ, nhưng sẽ tốt hơn nếu nhân viên chủ động trong các cuộc thảo luận này khi sếp không đả động gì. Làm việc 3 năm tại một công ty PR tại Hà Nội, chị Thu Phương rất muốn có cơ hội thăng tiến. tuy nhiên sếp của chị đã từ chối, giải thích rằng mặc dù chị thực hiện công việc của mình khá tốt, chị vẫn chưa chứng tỏ được khả năng quản lý của mình. Sếp chị phàn nàn chị thường đưa ra quá nhiều thông tin không cần thiết và cần phải học cách chỉ đưa ra những gì cần thiết và liên quan. Chị Phương nói: “Tôi đã không nghĩ rằng việc đưa ra những gì và không nói những gì lại quan trọng đến thế”. Với quyết tâm thăng tiến trong công việc, chị phương đã ngồi nói chuyện lại với sếp, hỏi cụ thể chị cần làm những gì và sếp muốn chị trao đổi công việc theo cách nào, có cách nào để cải thiện hơn không. Từ đó, cứ 3 tháng một lần chị lại có cuộc thảo luận với sếp về tiến triển công việc và cách thức cải thiện nếu cần. Chỉ trong vòng một năm. Nỗ lực của chị đã đem lại cho chị chức Senior PR Manager. “Đó thực sự là một thử thách với tôi, nhưng đó cũng là một kinh nghiệm học hỏi đáng quý”, chị Phương vui vẻ tâm sự. Nhưng nếu bạn cảm thấy các đánhgiá này là xác đáng và không có phương án nào để cải thiện tình hình, có lẽ bạn nên bắt đầu ngó nghiêng xung quanh xem có cơ hội nào phù hợp hơn không. Thay vì cáu kỉnh và đổ lỗi cho người khác, bạn nên khách quan nhìn nhận xem vấn đề do đâu. Nếu vì bạn không thể điều chỉnh với phong cách quản lý mới hay cảm thấy công việc thực sự chưa phù hợp. Một công việc mới sẽ là một giải pháp hữu ích để bạn có thể thăng hoa trong công việc. . Khi bị đánh giá không tốt Nhận được bản đánh giá hiệu quả công việc rất tồi, và bạn cảm thấy bực bội, tổn thương? Đây là cảm giác rất tự nhiên, thế nhưng bạn không thể hành động. thảo luận kỹ hơn về kết quả đánh giá. Trong cuộc họp này, bạn nên yêu cầu sếp đưa ra các ví dụ cụ thể minh chứng cho kết quả đánh giá. Ví dụ, nếu sếp đánh giá bạn không biết tổ chức công việc. Nhưng cũng có lúc kết quả đánh giá thấp cũng là dấu hiệu cho thấy bạn nên bắt đầu tìm kiếm cơ hội khác cho mình. Nếu chẳng may nhận được bản đánh giá hiệu quả công việc không như ý muốn, thay