Mua sắm trực tuyến là hình thức thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp của người bán thông qua Internet.. Website bán nội thất là một trang w
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI : XÂY DỰNG WEBSITE BÁN NỘI THẤT
DỰA TRÊN NỀN TẢNG WORDPRESS
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung báo cáo trong đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là kết quả trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác Tôi xin cam đoan tất cả thông tin, dữ liệu và hình ảnh từ các nguồn khác đã được dẫn chứng và ghi rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày 22 tháng 04 năm 2024
Tác giả
Lê Đức Thắng
Trang 3LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy ThS Trần Quốc Tuấn, người
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Công Ty TNHH LG DISPLAY Việt Nam - Hải Phòng đã tạo điều kiện để em được học tập, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm làm việc
tại công ty
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Hải Phòng đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt quá trình học tập để em có thể thực hiện tốt đề tài của mình Kính chúc thầy cô dồi dào sức khoẻ và thành công trong cuộc sống !
Trong quá trình thực hiện báo cáo, mặc dù đã cố gắng hết sức song do thời gian và khả năng có hạn nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo
và các bạn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÍ TỰ, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
DANH MỤC BẢNG ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1.1 VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀY NAY 3
1.1.1 Vị trí, vai trò thương mại điện tử trên thế giới 3
1.1.2 Tương lai của Thương mại điện tử Việt Nam 4
1.2 VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA WEBSITE BÁN NỘI THẤT TRONG ĐỜI SỐNG 5
1.2.1 Tầm quan trọng của nội thất 5
1.2.2 Lý do chọn đề tài 6
1.2.3 Mục tiêu đề tài 6
1.3 GIỚI THIỆU VỀ HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG WORDPRESS 6
1.3.1 Khái niệm về mã nguồn mở 6
1.3.2 Giới thiệu chung về Wordpress 7
1.3.3 Những nét nổi bật của Wordpress 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ WEBSITE BÁN NỘI THẤT 9
2.1 Mô tả hệ thống Website bán hàng 9
2.1.1 Yêu cầu phi chức năng 10
2.1.2 Mô tả Use Case 11
2.2 Sơ đồ Use Case 14
2.2.1 Sơ đồ Use Case tổng quát 14
2.2.2 Sơ đồ phân rã 15
Trang 52.2.3 Kịch bản Use Case 20
2.3 Sơ đồ hoạt động 29
2.3.1 Sơ đồ hoạt động chức năng đăng kí 29
2.3.2 Sơ đồ hoạt động chức năng đăng nhập 30
2.3.3 Sơ đồ hoạt động chức năng quên mật khẩu 30
2.3.4 Sơ đồ hoạt động chức năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng 31
2.3.5 Sơ đồ hoạt động chức năng thanh toán 32
2.3.6 Sơ đồ hoạt động chức năng đánh giá 32
2.4 Sơ đồ tuần tự 33
2.4.1 Sơ đồ tuần tự chức năng đăng kí 33
2.4.2 Sơ đồ tuần tự chức năng đăng nhập 33
2.4.3 Sơ đồ tuần tự chức năng đổi mật khẩu 34
2.4.4 Sơ đồ tuần tự chức năng quên mật khẩu 34
2.4.5 Sơ đồ tuần tự chức năng thêm vào giỏ hàng 35
2.4.6 Sơ đồ tuần tự chức năng thanh toán 35
2.4.7 Sơ đồ tuần tự chức năng tìm kiếm 36
2.4.8 Sơ đồ tuần tự chức năng đánh giá sản phẩm 36
2.5 Sơ đồ lớp 37
CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT VÀ THỰC NGHIỆM 38
3.1 Thiết lập bước đầu cài đặt Website 38
3.1.1 Tải về file cài đặt mã nguồn Wordpress và lưu vào localhost 38
3.1.2 Tạo tài khoản người dùng và cơ sở dữ liệu trong phpmyadmin 41
3.2 Cài đặt Wordpress vào localhost 44
3.3 Giới thiệu giao diện Website bán nội thất 49
3.3.1 Giao diện trang chủ 49
3.3.2 Giao diện đăng nhập 49
Trang 63.3.3 Giao diện trang thông tin tài khoản 50
3.3.4 Giao diện trang sản phẩm 50
3.3.5 Giao diện trang danh mục sản phẩm 51
3.3.6 Giao diện trang giỏ hàng 51
3.3.7 Giao diện trang thanh toán 52
3.4 Tiến hành đưa lên Website trực tuyến (noithatso1vn.online) 52
3.4.1 Giao diện trang quản lý miền website bán nội thất trực tuyến 52
3.4.2 Giao diện trang quản lý data website và cơ sở dữ liệu 53
3.4.3 Cài SSL tăng cường bảo mật cho website 53
3.4.4 Giao diện website đã được đăng tải, truy cập trên Internet 54
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 7DANH MỤC CÁC KÍ TỰ, CHỮ VIẾT TẮT
TMĐT : Thương mại điện tử
SEO : Search Engine Optimization
SSL : Secure Sockets Layer
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vai trò thúc đẩy kinh doanh của thương mại điện tử 4
Hình 1.2 Lượng truy cập website của các công ty TMĐT quốc tế và nội địa 5
Hình 2.1 Mô tả sơ đồ tổng quát 14
Hình 2.2 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng đăng kí 15
Hình 2.3 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng đăng nhập 15
Hình 2.4 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng đổi mật khẩu 16
Hình 2.5 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng quên mật khẩu 16
Hình 2.6 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng đặt hàng trực tuyến 17
Hình 2.7 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng quản lý giỏ hàng 17
Hình 2.8 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng thanh toán 18
Hình 2.9 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng tìm kiếm và lọc sản phẩm 18
Hình 2.10 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng quản lý tài khoản cá nhân 19
Hình 2.11 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng quản lý tài khoản Admin 19
Hình 2.12 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng thống kê - báo cáo 20
Hình 2.13 Mô tả sơ đồ hoạt động chức năng đăng kí 29
Hình 2.14 Mô tả sơ đồ hoạt động chức năng đăng nhập 30
Hình 2.15 Mô tả sơ đồ hoạt động chức năng đổi mật khẩu 30
Hình 2.16 Mô tả sơ đồ hoạt động chức năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng 31
Hình 2.17 Mô tả sơ đồ hoạt động chức năng thanh toán 32
Hình 2.18 Mô tả sơ đồ hoạt động chức năng đánh giá 32
Hình 2.19 Mô tả sơ đồ tuần tự chức năng đăng kí 33
Hình 2.20 Mô tả sơ đồ tuần tự chức năng đăng nhập 33
Hình 2.21 Mô tả sơ đồ tuần tự chức năng đổi mật khẩu 34
Hình 2.22 Mô tả sơ đồ tuần tự chức năng quên mật khẩu 34
Hình 2.23 Mô tả sơ đồ tuần tự chức năng thêm vào giỏ hàng 35
Hình 2.24 Mô tả sơ đồ tuần tự chức năng thanh toán 35
Hình 2.25 Mô tả sơ đồ tuần tự chức năng tìm kiếm 36
Hình 2.26 Mô tả sơ đồ tuần tự chức năng đánh giá sản phẩm 36
Hình 2.27 Mô tả sơ đồ lớp 37
Hình 3.1 Mô tả cài đặt bước 1 38
Hình 3.2 Mô tả cài đặt bước 2 39
Trang 9Hình 3.3 Mô tả cài đặt bước 3 40
Hình 3.4 Mô tả cài đặt bước 4 40
Hình 3.5 Mô tả cài đặt bước tạo tài khoản người dùng 41
Hình 3.6 Mô tả Tab các tài khoản người dùng 41
Hình 3.7 Mô tả cài đặt bước tạo tài khoản người dùng mới 42
Hình 3.8 Mô tả cài đặt bước thiết lập tài khoản người dùng 43
Hình 3.9 Mô tả cài đặt bước xác nhận thực hiện 43
Hình 3.10 Mô tả thao tác thiết lập bước đầu trang quản trị 44
Hình 3.11 Mô tả thao tác thiết lập trang tài khoản quản trị 45
Hình 3.12 Mô tả thao tác thiết lập trang tài khoản quản trị 45
Hình 3.13 Mô tả thao tác thiết lập trang thông tin Website 47
Hình 3.14 Mô tả thông báo cài đặt website thành công 47
Hình 3.15 Mô tả thao tác điền thông tin đăng nhập 48
Hình 3.16 Mô tả giao diện của trang quản trị 48
Hình 3.17 Mô tả giao diện trang chủ 49
Hình 3.18 Mô tả giao diện trang đăng nhập 49
Hình 3.19 Mô tả giao diện trang thông tin tài khoản 50
Hình 3.20 Mô tả giao diện trang sản phẩm 50
Hình 3.21 Mô tả giao diện trang danh mục sản phẩm 51
Hình 3.22 Mô tả giao diện trang giỏ hàng 51
Hình 3.23 Mô tả giao diện trang thanh toán 52
Hình 3.24 Mô tả giao diện trang quản lý miền website 52
Hình 3.25 Mô tả giao diện trang quản lý data website và cơ sở dữ liệu 53
Hình 3.26 Mô tả cài SSL tăng cường bảo mật cho website 53
Hình 3.27 Mô tả giao diện website đã được đăng tải, truy cập trên Internet 54
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân tích yêu cầu chức năng hệ thống 9
Bảng 2.2 Xác định use case của các tác nhân 11
Bảng 2.3: Kịch bản use case đăng ký 20
Bảng 2.4: Kịch bản use case đăng nhập 21
Bảng 2.5: Kịch bản use case đăng xuất 21
Bảng 2.6: Kịch bản use case xem thông tin cá nhân 22
Bảng 2.7: Kịch bản use case sửa thông tin cá nhân 22
Bảng 2.8: Kịch bản use case đổi mật khẩu 22
Bảng 2.9: Kịch bản use case bình luận 23
Bảng 2.10: Kịch bản use case xem chi tiết sản phẩm 23
Bảng 2.11: Kịch bản use case tìm kiếm 24
Bảng 2.12: Kịch bản use case quản lý giỏ hàng 24
Bảng 2.13: Kịch bản use case thanh toán 25
Bảng 2.14: Kịch bản use case quản lý sản phẩm 25
Bảng 2.15: Kịch bản use case quản lý chi tiết sản phẩm 26
Bảng 2.16: Kịch bản use case quản lý danh mục sản phẩm 26
Bảng 2.17: Kịch bản use case quản lý danh sách đơn hàng 27
Bảng 2.18: Kịch bản use case quản lý tài khoản 28
Bảng 2.19: Kịch bản use case thống kê 29
Trang 11MỞ ĐẦU
Hoạt động thương mại điện tử ngày càng đa dạng và phong phú Người tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại điện tử thông qua hoạt động mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử hoặc các nền tảng xã hội Mua sắm trực tuyến bắt đầu phát triển vào những năm 1990 Hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam Mua sắm trực tuyến là hình thức thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp của người bán thông qua Internet Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, mua sắm trực tuyến là hình thức mua sắm đảm bảo cho sự an toàn của người tiêu dùng, đảm bảo được nhu cầu cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày Người tiêu dùng có thể tham gia mua hàng hóa trực tuyến thông qua nhiều phương tiện điện tử khác nhau với nhiều kênh bán hàng khác nhau từ nhà cung cấp Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu về lợi ích và rủi ro của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
Vì tầm quan trọng của thương mại điện tử hiện nay nên em chọn đề tài: “XÂY DỰNG TRANG WEB BÁN NỘI THẤT DỰA TRÊN NỀN TẢNG WORDPRESS”
làm đề tài báo cáo tốt nghiệp
Website bán nội thất là một trang web được thiết kế và phát triển để cung cấp cho người dùng một nền tảng trực tuyến để duyệt, tìm kiếm, xem thông tin và mua sắm các sản phẩm nội thất Mục tiêu chính của trang web này là cung cấp một trải nghiệm mua sắm thuận tiện và đáng tin cậy cho khách hàng có nhu cầu mua các món đồ nội thất như ghế sofa, bàn ăn, giường ngủ, tủ và các vật dụng khác để trang trí và sắp xếp không gian sống
Mục đích chính của một trang web bán nội thất không chỉ là bán hàng mà còn là cung cấp thông tin và trải nghiệm tốt cho người dùng, giúp họ thực hiện quyết định mua sắm thông minh và phù hợp với nhu cầu và phong cách của họ
Trang 12Nội dung báo cáo gồm có 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Lý do và mục tiêu lựa chọn đề tài xây dựng website bán nội thất Tìm hiểu
về hệ quản trị nội dung mã nguồn mở Wordpress, thương mại điện tử, khái quát lên được ưu nhược điểm và tầm quan trọng của các công nghệ này trong việc xây dựng các hệ thống website hiện nay
- Chương 2: Phân tích, thiết kế hệ thống Website bán nội thất
Từ việc khảo sát hệ thống ban đầu, nội dung ở phần này tập trung xác định các yêu cầu mà website cần đáp ứng, xác định các chức năng cần có, luồng dữ liệu và các thực thể trong website Từ đó xây dựng CSDL, xử lý các chức năng, tối ưu hóa SEO,…
- Chương 3: Cài đặt và thực nghiệm
Từ dữ liệu, yêu cầu đặt ra qua phần phân tích, thiết kế hệ thống và ứng dụng
từ việc tìm hiểu hệ quản trị nội dung mã nguồn mở Wordpress, nội dung chương
3 tập trung xác định môi trường triển khai và thiết kế hệ thống website bán hàng.
Trang 13CHƯƠNG 1: : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀY NAY
1.1.1 Vị trí, vai trò thương mại điện tử trên thế giới
Thương mại điện tử (e-commerce) đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên không thể thiếu trong thế giới hiện đại
Thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên toàn cầu một cách dễ dàng Không còn bị giới hạn bởi địa lý, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường
và tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng lớn Điều này tạo ra cơ hội mới và mở rộng phạm vi kinh doanh
Các Website bán hàng cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện giao dịch bất
cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu Không cần phải đến cửa hàng truyền thống, khách hàng có thể mua hàng từ nhà hoặc qua các thiết bị di động Điều này mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho người tiêu dùng
Ngoài ra thương mại điện tử tạo ra cơ hội kinh doanh mới và khả năng khởi nghiệp Với ít vốn ban đầu và một ý tưởng sáng tạo, bất kỳ ai cũng có thể thành lập một cửa hàng trực tuyến hoặc tham gia vào thị trường trực tuyến để bán hàng Điều này giúp thúc đẩy sự đa dạng và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động thanh toán cho các đơn hàng cũng có thể thực hiện hoàn toàn thông qua các thẻ thanh toán trực tuyến nhanh chóng và tiện lợi Như vậy, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn và các thao tác mua sắm trở nên đơn giản, thoải mái hơn so với việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống
Với những thói quen mua sắm mới đã định hình do đại dịch covid-19, thương mại điện tử sẽ trở thành kênh có khả năng thúc đẩy bán hàng mạnh mẽ, ngày càng thu hút người sử dụng so với các phương thức bán hàng truyền thống
Theo các dự báo mới nhất, doanh thu Thương mại điện tử (Ecommerce) toàn cầu năm 2025 dự kiến tăng trưởng 70%(1) so với năm 2020, đóng góp 24.5% (2) vào doanh thu bán lẻ toàn cầu so với mức 17.8% (3) năm 2021 Tại châu Á, lượng người tiêu dùng qua các kênh số tăng trưởng vượt mức mong đợi, tăng gấp 1,4 lần từ năm 2018 Dự báo đến năm 2025, trung bình người tiêu dùng kỹ thuật số sẽ chi tiêu nhiều hơn 3,5 lần so
Trang 141.1.2 Tương lai của Thương mại điện tử Việt Nam
Trong những năm gần đây, theo nhận định của các chuyên gia quốc tế về tầm nhìn của thương mại điện tử, thị trường thương mại điện tử ở các nước phát triển gặp nhiều khó khăn hơn so với các thị trường mới nổi như Việt Nam hiện nay đang dần trở thành
xu hướng tất yếu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng Việt Nam đang dần có nhiều dấu hiệu tích cực hơn trong việc phát triển lĩnh vực thương mại điện tử này
Mặc dù, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực do dịch Covid-19 nhưng trong năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam vẫn có những bước tăng trưởng đột phá, trở thành một trong những thị trường có sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất khu vực Đông Nam Á
Việc ứng dụng công nghệ số và xây dựng kênh phân phối đa kênh đã giúp cho doanh nghiệp Việt Nam chuyển từ khó khăn sang những thách thức, cơ hội mới Từ đó, phát sinh những nhu cầu mới trong việc thay đổi thói quen mua hàng của khách hàng – hình thức mua hàng truyền thống sang mua hàng thông qua phương tiện điện tử
Trong năm 2022, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng đạt mức 14 tỷ USD
và dự báo có thể đạt tới 32 tỷ USD vào năm 2025 Trong một báo cáo khác của Google, Việt Nam được dự báo sẽ nằm trong top 3 thị trường thu hút nhiều nhà đầu tư nhất trong
Hình 1.1 Vai trò thúc đẩy kinh doanh của thương mại điện tử
Trang 15lĩnh vực này Hơn nữa, dự báo cũng cho thấy, tương lai của thương mại điện tử sẽ vượt qua các ngành bán lẻ truyền thống như siêu thị và các cửa hàng tạp hoá vào năm 2025 Theo báo cáo của các tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Temasek và Bain & Company, tổng giá trị hàng hoá của ngành có xu hướng tăng trưởng vượt bật từ 8 tỷ USD năm 2022 lên 13 tỷ USD vào năm 2024, nhiều khả năng nền kinh tế số Việt Nam
sẽ vượt ngưỡng mức 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 khu vực ASEAN vào năm 2025
Hình 1.2 Lượng truy cập website của các công ty TMĐT quốc tế và nội địa
Có thể nói, thương mại điện tử đang dần có những chuyển biến tích cực, tác động đến đời sống của con người Với khía cạnh là người tiêu dùng, thương mại điện tử mang đến trải nghiệm dịch vụ linh hoạt, tiện lợi và nhanh chóng Còn đối với các doanh nghiệp, thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội mới trong mọi lĩnh vực, giúp doanh nghiệp có thể kinh doanh đa nền tảng, đa quốc gia
Ngoài ra, thương mại điện tử còn giúp tối ưu hoá chi phí, nâng cao trải nghiệm dịch vụ khách hàng, tối giản và tự động quá các quy trình Như vậy, nếu theo đà phát triển này, tầm nhìn thương mại điện tử có thể phát triển bùng nổ tại Việt Nam
1.2 VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA WEBSITE BÁN NỘI THẤT TRONG ĐỜI SỐNG
1.2.1 Tầm quan trọng của nội thất
Một ngôi nhà hoàn thiện là ngôi nhà có đầy đủ nội thất Trên thực tế nội thất chiếm phần lớn không gian ngôi nhà của bạn; phục vụ các nhu cầu căn bản trong cuộc sống của mỗi người Ví dụ như: ăn, ở, mặc… Tất cả những hoạt động thường ngày của con người đều có sự xuất hiện của đồ nội thất
Trang 16Để có một cuộc sống trọn vẹn, một lối sống lành mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất;
thì việc trang trí cho ngôi nhà của mình những đồ nội thất hoàn mỹ là rất quan trọng 1.2.2 Lý do chọn đề tài
Từ những vai trò cấp thiết của nội thất trong đời sống hiện nay Đặt ra phải cung cấp một nền tảng để trưng bày và bán các sản phẩm nội thất như ghế, bàn, tủ, giường và các phụ kiện liên quan Khách hàng có thể xem thông tin về sản phẩm, mô tả, hình ảnh
và giá cả, và thực hiện mua hàng trực tuyến
Lĩnh vực nội thất là một ngành công nghiệp đang phát triển và có tiềm năng kinh doanh lớn Vì vậy, qua phân tích, khảo sát em nhận thấy xây dựng một website bán nội thất là một bước đi hợp lý để khám phá ngành này Giúp em có thêm kiến thức và kỹ năng phát triển website, cũng như hiểu rõ hơn về quy trình kinh doanh trong lĩnh vực nội thất và ngành bán lẻ trực tuyến
1.2.3 Mục tiêu đề tài
Xây dựng một website bán nội thất đáp ứng nhu cầu cơ bản trong việc mua sắm nội thất trong gia đình Tạo ra một trải nghiệm mua sắm thuận tiện, hiển thị sản phẩm hấp dẫn, đảm bảo tính tin cậy và chất lượng, cung cấp tư vấn và hỗ trợ khách hàng, và tăng cường khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng
Tạo ra trải nghiệm mua hàng trực tuyến thuận tiện và dễ dàng cho khách hàng Điều này bao gồm chức năng tìm kiếm, lọc sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán trực tuyến
và giao hàng
Website bán hàng em xây dựng cho phép người dùng đánh giá và viết nhận xét về sản phẩm mà họ đã mua Điều này cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng khác trong việc đánh giá chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm Người dùng có thể dựa vào những đánh giá này để đưa ra quyết định mua hàng
1.3 GIỚI THIỆU VỀ HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG WORDPRESS
1.3.1 Khái niệm về mã nguồn mở
Mã nguồn mở (Open Source) là thuật ngữ chỉ các sản phẩm phần mềm có mã nguồn mở Phần mềm nguồn mở là các phần mềm được cung cấp dưới dạng cả mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền Người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung quy
Trang 17định trong giấy phép phần mềm nguồn mở mà không cần xin phép ai, điều mà họ không được làm đối với các phần mềm đóng
Nhà cung cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi phí về dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn… tức là những dịch vụ thực sự
đã thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm nguồn mở vì
nó là tài sản của trí tuệ chung
1.3.2 Giới thiệu chung về Wordpress
WordPress là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software) được viết bằng ngôn ngữ lập trình website PHP (Hypertext Preprocessor) và sử dụng hệ quản trị cơ sở
dữ liệu MySQL WordPress được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi tác giả Matt Mullenweg và Mike Little Hiện nay WordPress được sở hữu và phát triển bởi công ty Automattic có trụ sở tại San Francisco, California thuộc hợp chủng quốc Hoa
Kỳ
WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP để hỗ trợ tạo blog cá nhân, trang bán hàng và nó được rất nhiều người sử dụng ủng hộ về tính dễ sử dụng, nhiều tính năng hữu ích Qua thời gian, số lượng người sử dụng tăng lên, các cộng tác viên là những lập trình viên cũng tham gia đông đảo để phát triển mã nguồn WordPress có thêm những tính năng tuyệt vời Và cho đến thời điểm 2015, WordPress đã được xem như là một hệ quản trị nội dung (CMS – Content Management System) vượt trội để hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử, thậm chí với các loại website
có độ phức tạp cao như đặt phòng khách sạn, thuê xe, đăng dự án bất động sản,v v Hầu như mọi hình thức website với quy mô nhỏ và vừa đều có thể triển khai trên nền tảng WordPress
1.3.3 Những nét nổi bật của Wordpress
1 Hệ thống Plugin phong phú và không ngừng cập nhật, ngoài ra người dùng có thể viết Plugin hoặc tích hợp code vào Wordpress
2 Được phát triển bằng nhiều ngôn ngữ (hỗ trợ tiếng việt)
3 Cập nhật phiên bản liên tục, cộng đồng hỗ trợ lớn
Trang 184 Có hệ thống Theme đồ sộ, nhiều theme chuyên nghiệp có khả năng SEO tốt
5 Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện giống như các phần mềm thiết
kế website chuyên nghiệp
6 Dễ dàng cài đặt và tích hợp: Woocommerce là một plugin Wordpress Do đó, việc cài đặt và tích hợp nó với trang web hiện có rất dễ dàng Bạn có thể tìm và cài đặt WooCommerce từ thư viện plugin của WordPress chỉ trong vài bước đơn giản
7 Quản lý sản phẩm dễ dàng: WooCommerce cung cấp giao diện quản lý sản phẩm đơn giản và trực quan Bạn có thể thêm, chỉnh sửa và xóa sản phẩm một cách dễ dàng, cũng như quản lý danh mục sản phẩm, giá, khuyến mãi và hàng tồn kho
8 Hệ thống thanh toán linh hoạt: WooCommerce tích hợp nhiều cổng thanh toán phổ biến như PayPal, Stripe, QR Code và nhiều hơn nữa Điều này cho phép bạn chấp nhận các hình thức thanh toán khác nhau từ khách hàng của mình
9 Quản lý đơn hàng và vận chuyển: WooCommerce giúp bạn dễ dàng quản lý đơn hàng và vận chuyển hàng hóa Bạn có thể theo dõi đơn hàng, cung cấp thông tin vận chuyển, khách hàng và in hóa đơn
10 Tích hợp công cụ SEO: WordPress và WooCommerce đều có tích hợp công cụ tối
ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) mạnh mẽ Bạn có thể tối ưu hóa các trang sản phẩm, danh mục, bài viết và trang tĩnh của mình để cải thiện khả năng hiển thị trên các công
cụ tìm kiếm như Google
11 WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ các tệp hình ảnh và văn bản
12 Cộng đồng hỗ trợ lớn: WordPress và WooCommerce đều có cộng đồng người dùng rộng lớn và sôi động Bạn có thể tìm kiếm hỗ trợ, tài liệu, chủ đề và plugin bổ sung từ cộng đồng trên các phương tiện
Trang 19CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ WEBSITE BÁN NỘI THẤT
2.1 Mô tả hệ thống Website bán hàng
Bảng 2.1 Phân tích yêu cầu chức năng hệ thống
1.Admin
1.1: Phân quyền tài khoản
Admin có thể nâng cấp tài khoản user lên quyền nhân viên 1.2: Admin có quyền xem thông tin khách hàng
1.3: Admin có thể sử dụng đầy đủ các chức năng như nhân viên
2.Nhân viên
2.1: Nhân viên có thể đăng nhập vào hệ thống 2.2: Nhân viên có thể thêm 1 loại sản phẩm mới 2.3: Nhân viên có thể thêm 1 SP mới và đưa thông tin sản phẩm lên website
2.4: Nhân viên có thể thay đổi các thông tin hoặc xóa 1 sản phẩm đã có trên website
Bao gồm các thông tin cơ bản của SP như hình ảnh, giá, tên, …
2.5: Nhân viên có thể quản lý đơn hàng
Xem đơn hàng, thay đổi trạng thái giao hàng
2.6: Nhân viên có thể ẩn/hiện các comment để tránh spam
2.7: Nhân viên có thể theo dõi được lượt người truy cập vào website
Trang 202.8: Nhân viên có thể nhận được báo cáo về doanh thu
2.9: Nhân viên có thể xem được danh sách những sản phẩm bán chạy nhất
3.Khách hàng
3.1: Khách hàng có thể đăng nhập vào hệ thống 3.2: Khách hàng có thể bình luận, phản hồi về
SP 3.3: Khách hàng có thể like, trả lời lại comment của người khác
3.4: Ngoài ra khách hàng có thể sử dụng đầy đủ các chức năng như khách vãng lai
4 Khách
vãng lai
4.1: Khách vãng lai có thể tìm kiếm sản phẩm 4.2: Khách vãng lai có thể xem chi tiết SP 4.3: Khách vãng lai có thể thêm SP vào giỏ hàng
4.4: Khách vãng lai có thể quản lý SP trong giỏ hàng của mình
4.5: Khách vãng lai có thể tiến hành thanh toán
và chọn hình thức thanh toán 4.6: Khách vãng lai có thể đăng ký để trở thành khách hàng
2.1.1 Yêu cầu phi chức năng
➢ Thời gian: Các yêu cầu về thời gian phổ biến như thời gian phản hồi, thời gian
xử lý và thời gian trả kết quả khi hệ thống thực hiện các chức năng đáp ứng yêu cầu người sử dụng trong trạng thái hoạt động bình thường của hệ thống Yêu cầu về thời gian cần được lượng hóa đảm bảo khả năng đánh giá được
Trang 21➢ Công suất tối đa: Các giới hạn tối đa của các tham số của hệ thống trong điều
kiện hoạt động bình thường đáp ứng yêu cầu của người sử dụng Các tham số bao gồm: Số lượng các đối tượng/thực thể có khả năng lưu trữ, số lượng người truy cập đồng thời, băng thông, khối lượng giao dịch thực hiện thành công/đơn
vị thời gian, kích thước cơ sở dữ liệu
➢ Giao diện người sử dụng: Mức độ thân thiện của giao diện người dùng trong
các tương tác giữa hệ thống với các đối tượng người sử dụng Yêu cầu này tham chiếu đến các thuộc tính của hệ thống nhằm làm tăng mức độ dễ sử dụng của người sử dụng, chẳng hạn như việc sử dụng các tông màu và thiết kế đồ họa, bố trí các cửa sổ (window), danh mục (category), biểu tượng (icon)
➢ Bảo mật: Mức độ một hệ thống đảm bảo việc truy cập dữ liệu là chỉ được phép
đối với các đối tượng được phân quyền tương ứng
➢ Xác thực: Mức độ kiểm tra tính đúng đắn của một thực thể giao tiếp với hệ
thống, dựa vào những thông tin biết trước, những thông tin đã có và những thông tin xác định tính duy nhất của thực thể giao tiếp
2.1.2 Mô tả Use Case
Bảng 2.2 Xác định use case của các tác nhân
1.Admin
1.1: Quản lý tài khoản 1.1.1: Xem danh sách tài khoản 1.1.2: Nâng quyền cho tài khoản 1.1.3: Xem thông tin khách hàng 1.2: Admin có thể sử dụng đầy đủ các chức năng như nhân viên
2.1: Quản lý sản phẩm
Trang 222.1.9: Xóa loại sản phẩm 2.2: Quản lý đơn hàng 2.2.1: Hiển thị danh sách đơn hàng 2.2.2: Xem chi tiết đơn hàng 2.2.3: Thay đổi trạng thái giao hàng 2.2.4: Hủy đơn hàng
2.3: Báo cáo thống kê 2.3.1: Xem được lượt người truy cập vào website 2.3.2: Xem được báo cáo về doanh thu theo ngày 2.3.3: Xem được báo cáo về lợi nhuận theo ngày 2.3.4: Xem được biểu đồ kinh doanh theo năm 2.3.5: Xem danh sách những sản phẩm bán chạy nhất
Trang 23Actor Use Case
3.1.4: Đổi mật khẩu 3.2: Bình luận 3.1.1: Bình luận sản phẩm 3.1.2: Trả lời bình luận của người khác 3.3: Ngoài ra khách hàng có thể sử dụng đầy đủ các chức năng như khách vãng lai
4 Khách vãng
lai
4.1: Xem sản phẩm 4.1.1: Tìm kiếm sản phẩm 4.1.2: Xem chi tiết sản phẩm 4.1.3: Hiển thi danh sách sản phẩm 4.2: Đặt hàng
4.2.1: Thêm sản phẩm vào giỏ hàng 4.2.2: Sửa số lượng sản phẩm trong giỏ hàng 4.2.3: Xóa sản phẩm trong giỏ hàng
4.3: Thanh toán 4.3.1: Chọn hình thức thanh toán 4.3.2: Cung cấp thông tin giao hàng và xác nhận thanh toán 4.4: Chấm điểm bằng gắn sao cho sản phẩm
4.5: Liên hệ
Trang 242.2 Sơ đồ Use Case
2.2.1 Sơ đồ Use Case tổng quát
Hình 2.1 Mô tả sơ đồ tổng quát
Trang 252.2.2 Sơ đồ phân rã
2.2.2.1 Sơ đồ phân rã chức năng đăng kí
2.2.2.2 Sơ đồ phân rã chức năng đăng nhập
Hình 2.2 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng đăng kí
Hình 2.3 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng đăng nhập
Trang 262.2.2.3 Sơ đồ phân rã chức năng đổi mật khẩu
2.2.2.4 Sơ đồ phân rã chức năng quên mật khẩu
Hình 2.4 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng đổi mật khẩu
Hình 2.5 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng quên mật khẩu
Trang 272.2.2.5 Sơ đồ phân rã chức năng đặt hàng trực tuyến
Hình 2.6 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng đặt hàng trực tuyến
2.2.2.6 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý giỏ hàng
Hình 2.7 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng quản lý giỏ hàng
Trang 282.2.2.7 Sơ đồ phân rã chức năng thanh toán
2.2.2.8 Sơ đồ phân rã chức năng tìm kiếm và lọc sản phẩm
Hình 2.8 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng thanh toán
Hình 2.9 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng tìm kiếm và lọc sản phẩm
Trang 292.2.2.9 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý tài khoản cá nhân
2.2.2.10 Sơ đồ phân rã chức năng quản lý tài khoản Admin
Hình 2.10 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng quản lý tài khoản cá nhân
Hình 2.11 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng quản lý tài khoản Admin
Trang 302.2.2.11 Sơ đồ phân rã chức năng thống kê – báo cáo
2.2.3 Kịch bản Use Case
Bảng 2.3: Kịch bản use case đăng ký
Các actor liên quan Khách hàng, nhân viên
Điều kiện tiên quyết Không có
Luồng chính
1 Use case bắt đầu khi người dùng chọn đăng ký
2 Người dùng điền thông tin cá nhân vào form đăng ký
3 Nhấn nút đăng ký Luồng sự kiện phụ
Ở bước 2, nếu các thông tin không hợp lệ hoặc tên người dùng đã tồn tại hệ thống sẽ không cho đăng ký
Hệ thống yêu cầu người dùng nhập lại thông tin hoặc hủy bỏ việc đăng ký
Trạng thái của hệ thống
sau khi use case kết thúc
Một tài khoản mới được tạo
Hình 2.12 Mô tả sơ đồ phân rã chức năng thống kê - báo cáo
Trang 31Bảng 2.4: Kịch bản use case đăng nhập
Mô tả chung Use case cho phép người dùng đăng nhập tài khoản đã đăng ký trên hệ thống Các actor liên quan Khách hàng, admin, nhân viên
Điều kiện tiên quyết Tài khoản đã được đăng ký
Luồng chính
1 Use case bắt đầu khi người dùng chọn đăng nhập
2 Người dùng điền username, password vào form đăng nhập
3 Nhấn nút đăng nhập
Trường hợp ngoại lệ
Ở bước 2, hệ thống sẽ không cho đăng nhập nếu các thông tin không hợp lệ hoặc tài khoản không tồn tại, hoặc sai mật khẩu
Hệ thống yêu cầu người dùng nhập lại tài khoản, mật khẩu hoặc hủy bỏ đăng nhập
Trạng thái của hệ thống sau
khi use case kết thúc Người dùng đăng nhập thành công và sử dụng các chức năng tương ứng với quyền hạn của tài khoản
Bảng 2.5: Kịch bản use case đăng xuất
Mô tả chung Use case cho phép người dùng đăng xuất tài khoản
Các actor liên quan Khách hàng, admin, nhân viên
Điều kiện tiên quyết Đã đăng nhập
Luồng chính Use case bắt đầu khi khách hàng nhấn nút “Đăng xuất”
Nhấn nút “Xác nhận đăng xuất”, hoặc “Hủy” nếu muốn dừng việc đăng xuất
Trạng thái của hệ thống
sau khi use case kết thúc
Người dùng đăng xuất thành công
Trang 32Bảng 2.6: Kịch bản use case xem thông tin cá nhân
Mô tả chung Use case cho phép người dùng xem thông tin tài khoản của
mình Các actor liên quan Khách hàng, nhân viên
Điều kiện tiên quyết Đã đăng nhập
Luồng chính Chọn mục “Thông tin cá nhân”
• Nhấn link “xem”
Trường hợp ngoại lệ Không có
Trạng thái của hệ thống
sau khi usecase kết thúc
Màn hình hiển thị chi tiết thông tin cá nhân
Bảng 2.7: Kịch bản use case sửa thông tin cá nhân
Mô tả chung Use case cho phép người dùng sửa thông tin cá nhân của mình Các actor liên quan Khách hàng, nhân viên, admin
Điều kiện tiên quyết Đã đăng nhập
Trường hợp ngoại lệ Ở bước 2, hệ thống không cho sửa thông tin cá nhân với thông tin
điền không hợp lệ, hệ thống yêu cầu nhập lại thông tin Trạng thái của hệ thống
sau khi use case kết thúc Hệ thống báo sửa thông tin cá nhân thành công
Bảng 2.8: Kịch bản use case đổi mật khẩu
Mô tả chung Use case cho phép người dùng đổi mật khẩu khi biết mật
khẩu cũ Các actor liên quan Khách hàng, admin, nhân viên
Điều kiện tiên quyết Đã đăng nhập
Luồng chính 1 Use case bắt đầu khi người dùng chọn mục thông tin cá
nhân -> đổi mật khẩu
2 User điền mật khẩu cũ, mật khẩu mới, xác nhận mật khẩu mới
3 Nhấn nút đổi mật khẩu
Trang 33Trường hợp ngoại lệ Ở bước 2, hệ thống không cho đổi mật khẩu nếu mật khẩu
cũ sai, mật khẩu mới không hợp lê, xác nhận mật khẩu không chính xác và yêu cầu thực hiện lại bước 2, 3
Trạng thái của hệ thống
sau khi use case kết thúc
Người dùng đổi mật khẩu thành công
Bảng 2.9: Kịch bản use case bình luận
Mô tả chung Use case cho phép người dùng bình luận về sản phẩm bằng
các tài khoản xã hội (Facebook, Zalo…), hoặc tài khoản đã đăng ký trên hệ thống
Các actor liên quan Khách hàng, admin, nhân viên
Điều kiện tiên quyết Người dùng đã đăng nhập tài khoản hoặc tài khoản mạng xã
hội Luồng chính Người dùng nhập nội dung bình luận và nhấn nút “Bình luận”
Trường hợp ngoại lệ Không có
Trạng thái của hệ thống
sau khi use case kết thúc Website hiển thị nội dung bình luẩn của người dùng
Bảng 2.10: Kịch bản use case xem chi tiết sản phẩm
Mô tả chung Use case cho phép người dùng xem chi tiết sản phẩm
Các actor liên quan Khách hàng, khách, admin, nhân viên
Điều kiện tiên quyết Không có
Luồng chính Use case bắt đầu khi người dùng bấm vào một sản phẩm Trường hợp ngoại lệ Không có
Trạng thái của hệ thống
sau khi use case kết thúc
Người dùng xem được chi tiết sản phẩm