1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Tìm hiểu về Mono, xây dựng nhân vật, nghệ thuật làm phim hoạt hình 2D

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Khả năng sản xuất hoạt hình ở Việt Nam không còn bị “độc quyền” bởi các xưởng phim của nhà nước, qua đó tạo điều kiện để những bạn trẻ đam mê có thể phát huy hết khả năng.. Với sự tiếp x

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ MOHO, XÂY DỰNG NHÂN VẬT,

NGHỆ THUẬT LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D

Sinh viên thực hiện : Đào Xuân Duy Ngày sinh : 03/09/2002

Mã sinh viên : 203148201121 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Ngọc Minh

Hải Phòng, 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong báo cáo đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, ngày 12 tháng 04 năm 2024

Tác giả

Duy

Đào Xuân Duy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Lê Ngọc Minh ,

người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt `

nghiệp

Em xin cảm ơn Công ty MMG đã tạo điều kiện để em được học tập, trau

dồi kiến thức thực tế tại công ty Sau thời gian một tháng được thực tập trực tiếp tại công ty em đã rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu về lĩnh vực ngành nghề của mình

Ngoài ra, toàn thể các giảng viên trong khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Hải Phòng đã dìu dắt, dạy dỗ em cả về kiến thức chuyên môn và tinh thần học tập, sáng tạo để em có được kiến thức thực hiện báo cáo của mình

Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, em đã cố gắng để hoàn thành theo khả năng của mình Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ ANIMATION 2

1.1 Định nghĩa animation 2

Hình 1: Hoạt hình Disney 2

1.2 Cơ chế của moho animation 3

1.3 Nguồn gốc của Animation 3

1.4 Các thể loại animation 5

1.4.1 Animation 2D 5

1.4.2 Animation 3D 6

1.4.3 Motion Graphics 6

1.4.4 Các thể loại khác 6

1.5 Những phần mềm animation 7

1.5.1 Animation 2D 7

1.5.2 Animation 3D 7

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG VỀ MOHO ANIMATION 8

2.1 Tìm hiểu về Moho animation 8

2.1.1 Tổng quan phần mềm Moho Pro Làm phim hoạt chuyên nghiệp 8

2.1.2 Các đặc điểm nổi bật của Smith Micro Moho Pro 9

2.1.3 Yêu cầu cấu hình cài đặt moho 9

2.1.4 Hướng dẫn tải và cài đặt phần mềm Moho Pro 13 10

2.2 Ứng dụng Moho xây dựng phim hoạt hình 2D 14

2.2.1 Tìm content, lên ý tưởng 14

2.2.2 Xây dựng kịch bản hoàn chỉnh 14

2.2.3 Từ kịch bản, chuẩn bị background (BG) cùng nhân vật, phụ kiện cho nhân vật theo ý tưởng của kịch bản 15

2.2.4 Diễn Hoạt 21

2.2.5 Edit 26

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHIM HOẠT HÌNH 28

Trang 5

3.1.Lên kịch bản 28

3.2.Tạo bối cảnh 30

3.3.Tạo nhân vật 31

3.4.Tạo file chung 32

3.5.Tạo keyfame cho nhân vật 32

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Hoạt hình Disney 2

Hình 2: Animation thời đơn sơ 3

Hình 3: Animation thời đơn sơ 3

Hình 4: Animation thời đơn sơ 4

Hình 5: Animation thời đơn sơ 3 5

Hình 6: Moho animation 8

Hình 7: Giải nén file 10

Hình 8: File cài đặt 10

Hình 9: Quá trình cài đặt 11

Hình 10: Quá trình cài đặt 11

Hình 11: Quá trình cài đặt 12

Hình 12: Quá trình cài đặt 12

Hình 13: Đang cài 13

Hình 14: Kết thúc quá trình cài đặt 13

Hình 15: Phân cảnh BG 14

Hình 16: Các Thum 16

Hình 17: Phác thảo nét 17

Hình 18: Đổ màu cho Thum 19

Hình 19: Đổ màu phẳng 19

Hình 20: Lên màu chi tiết 20

Hình 21: Thêm hiệu ứng 21

Hình 22: Thanh công cụ để key 21

Hình 23: Thanh công cụ tạo lớp 22

Hình 24: Các góc của cảnh quay 23

Hình 25: Cài đặt chất lượng video 25

Hình 26: Cài đặt thời gian video xuất 26

Hình 27: Thanh công cụ Audio 27

Hình 28 Bể bơi trong nhà 30

Trang 7

Hình 29 Hành lang rạp xiếc 30

Hình 31 Phòng camera 31

Hình 32 Nhân vật 31

Hình 33 32

Hình 34 32

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, thị trường animation tại Việt Nam đang có sự tiến bộ rõ rệt, đặc biệt nhất trong khoảng 5 năm vừa qua, với sự phát triển của các studio hoạt hình

tư nhân Made in Vietnam, có chất lượng sản xuất rất cao

Khả năng sản xuất hoạt hình ở Việt Nam không còn bị “độc quyền” bởi các xưởng phim của nhà nước, qua đó tạo điều kiện để những bạn trẻ đam mê có thể phát huy hết khả năng

Với sự tiếp xúc với kiến thức chuyên môn, quy chuẩn của thế giới, đồng thời với việc áp dụng những công nghệ, phần mềm tân tiến, hợp thời đại, các studio hoạt hình tư nhân đã dần tiếp cận được đến với tiêu chuẩn về năng lực sản xuất với các studio nước ngoài

Do đó, ngành animation tại Việt Nam dần thu hút được nhiều sự quan tâm hơn, không còn là “vùng trũng” như những thập niên trước

Cùng với đó nhu cầu của người dùng về việc sử dụng và giải trí trên các thiết bị di động cũng ngày càng cao và đa dạng Vì vậy em đã lựa chọn đề tài xây dựng phim hoạt hình 2D “Cuộc gặp gỡ cửa hai cha con” để làm đồ án với mục đích, ý nghĩa học hỏi trau dồi thêm kỹ năng

Với mong muốn người xem có thể hiểu được ý nghĩa của tác phẩm cổ tích dân tộc, từ đó có nhiều thêm tình yêu với đất nước, tự hào về con người Việt Nam…vv!

Trang 9

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ ANIMATION 1.1 Định nghĩa animation

Animation, để hiểu theo nghĩa tiếng Việt, đó là hoạt hình

Mọi người thường có một cách hiểu khá là "đơn giản" về hoạt hình: đó là hình ảnh chuyển động Tuy cách hiểu này không sai, nhưng không thể là một định nghĩa đầy đủ về animation

Có vẻ như là làm quá lên, nhưng thật đúng là như vậy Animation có nghĩa là nghệ thuật tạo ra sự sống cho những vật vô tri vô giác, bằng bất cứ cách thứ nào mà người làm animation có thể sáng tạo được

Hình 1: Hoạt hình Disney

Bởi vậy mà Walt Disney - ông tổ của nền công nghiệp hoạt hình đương đại, đã xuất bản cuốn sách "The Illusion Of Life" (Ảo Giác Của Sự Sống) để nói

về những kỹ thuật làm animation

Trang 10

1.2 Cơ chế của moho animation

Về lý thuyết, cơ chế tạo chuyển động của animation khá giống với phim điện ảnh, truyền hình, ở việc chuyển động được tạo thành bằng nhiều hình ảnh khác nhau, được nối tiếp thành một chuỗi hình ảnh

Những hình ảnh ấy sẽ tạo thành ảo ảnh về thị giác về chuyển động, khi nó được xâu chuỗi trong một khoảng thời gian nhất định (24 hình trong vòng 1 giây)

Hình 2: Animation thời đơn sơ

Tuy nhiên, khác với điện ảnh, những chuyển động hình ảnh của animation không được tạo thành từ nhiếp ảnh (photography), mà từ nhiều những phương thức khác nhau, từ những hình ảnh vẽ tay, hình ảnh vẽ bằng máy tính (digital 2D), hình ảnh 3D, cắt giấy, mô hình (stop-motion) và rất nhiều phương pháp khác nữa

1.3 Nguồn gốc của Animation

Tuy lĩnh vực animation vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, trên bối cảnh thế giới, khái niệm animation là một khái niệm đã khá là lâu đời

Hình 3: Animation thời đơn sơ

Trang 11

Ngành animation bắt nguồn từ các công nghệ xử lý hình ảnh rất đơn sơ, được phát triển từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ 2.

Đặc biệt, lĩnh vực animation dần được chú ý đến nhiều hơn nhờ những sản phẩm hoạt hình nổi tiếng trong giai đoạn đầu, ví dụ như chú chuột Mickey của Walt Disney

Hình 4: Animation thời đơn sơ

Tuy về công nghệ làm animation dần được phát triển vào đầu thế kỷ 20, khái niệm tạo chuyển động bằng hình ảnh đã được con người thử nghiệm từ hàng ngàn năm trước

Vậy nên, có thể thấy, nhu cầu tạo chuyển động bằng hình ảnh, nhằm mục đích kể chuyện, là một trong những nhu cầu rất nguyên thủy, cơ bản của con người

Animation khác gì so với điện ảnh?

Như đã giải thích ở trên, về bản chất, animation là một phần của điện ảnh Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất nằm ở phương thức thể hiện Điện ảnh, theo cách hiểu thông thường, sử dụng nhiếp ảnh (photography) làm phương thức kể chuyện

Trang 12

Hình 5: Animation thời đơn sơ 3

Việc này yêu cầu các nhà làm phim phải tuyển diễn viên, trang phục, tìm kiếm địa điểm, đồ nghề, thu âm, ánh sáng, v v… để thực hiện những tác phẩm điện ảnh của mình Đôi khi, sự sáng tạo trong điện ảnh bị gò bó bởi những gì công nghệ cho phép người ta làm được

Ngược lại, với animation, vì hoàn toàn là sản phẩm sáng tạo, được các animators tạo nên bởi những công cụ hỗ trợ (như vẽ tay, dựng 3D, dựng mô hình, v v ) nên sự sáng tạo trong animation gần như là không có hạn chế

Quá nhiều diễn viên, kỹ xảo, địa điểm quay, sẽ là một vấn đề rất lớn nếu như thực hiện bằng điện ảnh (chi phí sẽ rất cao) Tuy nhiên, với animation, không có gì là không thể

1.4 Các thể loại animation

1.4.1 Animation 2D

Nếu như khái niệm “animation” đã rộng, thì khái niệm “animation 2D” cũng chưa hoàn toàn đã là cụ thể hơn Bản thân animation 2D đã bao gồm nhiều thể loại hoạt hình nhánh, với những cách thể hiện khác nhau Tất cả những thể loại animation 2D đều có điểm chung là những hình ảnh, hình vẽ tạo ra trên một mặt phẳng

Tuy nhiên, để dễ hiểu nhất, cũng như phù hợp với xu thế hoạt hình ngày nay, khái niệm animation 2D thường được chỉ những thể loại hoạt hình sử dụng công nghệ digital 2D, với những phần mềm như Flash, ToonBoom, Moho, …

Để có cái nhìn rõ nét nhất về animation 2D, có thể tham khảo những project hoạt hình mà DeeDee Animation Studio đã sản xuất, như "Đấu Trường Danh Vọng" hay "Tàn Thể: Tiền Truyện"

Trang 13

1.4.2 Animation 3D

Animation 3D, là thể loại hoạt hình dùng các công nghệ render 3D cho việc tạo hình và tạo chuyển động Phong cách hoạt hình animation 3D phát triển mạnh trong những thập kỉ gần đây, đặc biệt từ sự thành công của phim hoạt hình

“Toy Story” của hãng Pixar

Một số animation studio chuyên về thể loại hoạt hình 3D ở Việt Nam có thể kể đến Colory studio, Jam studio hay Red Cat Motion Ứng dụng của animation 3D khá phổ biến trong cả những dự án giải trí, lẫn những dự án thương mại

1.4.3 Motion Graphics

Bản thân motion graphics không phát triển từ nghệ thuật hoạt hình, mà từ thiết kế đồ họa (graphic design), với những phần mềm tạo chuyển động cho graphic như Adobe After Effects Tại Việt Nam, có thể nhắc đến Glowing Studio làm một minh họa

Thể loại Motion Graphics rất phổ biến những năm gần đây, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông, thương mại, quảng cáo, nhờ sự gọn gàng, cơ bản mà nó mang lại Đặc biệt, những dự án hoạt hình theo phong cách Motion Graphic hay được áp dụng làm explainer video, infographic, (ví dụ như các YouTube channel kiểu kurzgesagt hay Ted-ed) Bên cạnh đó, còn là các video giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm

Với những bạn mới tiếp cận, việc phân biệt rõ animation và motion graphics là rất quan trọng, để tránh sử dụng những khái niệm đó không đúng cách và gây nhầm lẫn

1.4.4 Các thể loại khác

Mặc dù kém phổ biến hơn, nhưng cũng không thể không nhắc đến những thể loại hoạt hình khác mà các bạn mới học animation nên cân nhắc, đó là thể loại hoạt hình vẽ tay truyền thống (traditional animation) hay stop-motion

Nhưng đừng vì thấy những loại hình animation này ít phổ biến mà vội coi thường nhé! Stop-motion và traditional animation cũng là một trong những thể loại animation giàu tính nghệ thuật nhất đó!

Trang 15

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG VỀ MOHO ANIMATION

2.1 Tìm hiểu về Moho animation

2.1.1 Tổng quan phần mềm Moho Pro Làm phim hoạt chuyên nghiệp

Smith Micro Moho Pro là chương trình làm phim của Anime Studio Moho giúp biến ý tưởng và trí tưởng tượng phong phú của bạn thành những thước phim sinh động như cuộc sống Moho hiện có 2 phiên bản là Moho Debut

và Moho Pro, cung cấp cho người dùng công cụ làm phim hoạt hình từ đầu đến cuối Với công nghệ hiển thị 2D đẹp mắt kết hợp cùng các tùy chỉnh làm phim

cơ bản, bất cứ ai cũng có thể học làm phim với Moho Animation Software

Hình 6: Moho animation

Với giao diện trực quan và 1 số tính năng mạnh mẽ như Smart Bones, Smart Warp, Bezier tối ưu hóa cho ảnh động, công cụ Frame-by-Frame, Timeline chuyên nghiệp, cơ chế vật lý, dò chuyển động, biểu đồ chuyển động, cấu trúc 64-bit và nhiều hơn thế, Moho Pro 13 cung cấp cho bạn đầy đủ công cụ

để làm phim hoạt hình cực nhanh và tất nhiên hiệu quả cũng cao hơn các chương trình truyền thống

Trang 16

2.1.2 Các đặc điểm nổi bật của Smith Micro Moho Pro

– Xương thông minh mang tính cách mạng ™

– Các ràng buộc xương

– Hỗ trợ FBX cho các nhà phát triển trò chơi Unity ™

– Nhập tệp Photoshop

– Bounce, Nội suy đàn hồi và cường điệu

– Kết nối phương tiện truyền thông thời gian thực

– Quá trình kết xuất riêng biệt

– Xem trước hoạt hình

– Chuyển đổi độ sâu

– Tăng tốc GPU

– Nền tảng phương tiện– Tinh chỉnh độ rộng đường ngẫu nhiên

– Điều khiển lớp lồng nhau

– Liên kết linh hoạt

2.1.3 Yêu cầu cấu hình cài đặt moho

Smith Micro Moho Pro 13 (Anime Studio) phần mềm làm anime 2D tốt nhất hiện nay

Có gì mới trong Moho Pro 13

Trang 17

Yêu cầu hệ thống:

– Yêu cầu hệ điều hành Windows® 7, 8.1, 10,11

– 64bit để cài đặt 64 bit

– Pentium 4 1.3 GHz hoặc mới hơn, Athlon 64 hoặc mới hơn

– Khuyến nghị RAM 4 GB

– Tối thiểu dung lượng ổ cứng trống 1.6 GB

– Khuyến nghị GPU hỗ trợ OpenGL

– Hiển thị mật độ thường xuyên 1440 × 900 (khuyên dùng 1920 × 1080) *– Ổ đĩa DVD-ROM (chỉ phiên bản vật lý)

2.1.4 Hướng dẫn tải và cài đặt phần mềm Moho Pro 13

Bạn bấm vào đường link cài đặt để tải bản cài đặt và file crack của phần mềm Moho Pro 13 được cập nhật đầy đủ và mới nhất 2022

Sau khi bạn tải về thành công, bạn sử dụng phần mềm giải nén WinRaR

Trang 18

Bạn bấm Next.

Hình 9: Quá trình cài đặt

Bạn chọn I Accept… rồi bấm Next

Hình 10: Quá trình cài đặt

Trang 19

1 Bạn tiếp tục bấm Next.

Hình 11: Quá trình cài đặt

Bạn bấm chọn Install để tiến hành cài đặt phần mềm

Hình 12: Quá trình cài đặt

Trang 20

Quá trình cài đặt phần mềm sẽ diễn ra trong vòng ít phút.

Trang 21

2.2 Ứng dụng Moho xây dựng phim hoạt hình 2D

2.2.1 Tìm content, lên ý tưởng

Đây là quá trình phát triển ý tưởng ra thành một câu chuyện (story) và cũng là bước quan trọng nhất trong thiết kế đồ họa cho phim hoạt hình Từ câu chuyện đó, người họa sĩ sẽ triển khai thành các bản vẽ (giống truyện tranh) để xem xét mạch câu chuyện như thế nào (story board)

Quá trình này sẽ được tìm tòi trên google hoặc youtube để tìm ra ý tưởng làm ra 1 kịch bản chi tiết để chuẩn bị cho các bước tiếp theo!

Trang 22

Hải chậm rãi cho chiếc xích lô dừng lại dưới bầu trời u ám Hải hạ mui xe, hiện ra Lan mặt áo dài trắng với một cái khăn bịt trên mắt.

Hải dìu Lan xuống xe Chàng nắm tay, dắt nàng bước ra khỏi xích lô.LAN Mình đang ở đâu thế hả anh? HẢI Suỵt! Đừng hỏi Chỉ được nghe Được hít thở Và được cảm thấy thôi nhé

Lan hít vào một hơi dài một cách thèm khát LAN Thơm quá! Cảm thấy như em đang trở lại năm mười buốn tuổi HẢI Em nhớ là cái gì đấy không?

LAN Nhớ! Em nhớ! Em nhớ chứ!

*Bên trên là 1 đoạn phân cảnh trong kịch bản cho chúng ta thấy rõ cuộc đối thoại giữa 2 người sẽ giúp kịch bản của chúng ta sống động hơn !

B3: Có người lại dùng phân cảnh đối thoại:

Đây là cách mà STV hay dùng nhất, có lẽ vì tính rõ ràng cũng như dễ kiểm soát các phân cảnh của nó STV sẽ nói rõ hơn phần này để các bạn hiểu và hướng dẫn các bạn viết kịch bản theo lối chia khung, phân cảnh như thế này Chỉ mang tính tham khảo thôi và các bạn hoàn toàn có thể viết theo cách mà các bạn mong muốn nhé!

Kịch bản dạng này thường có 3 phần chính: ·

-Tóm tắt nội dung kịch bản ·

-Yêu cầu đạo cụ, diễn viên, các chuẩn bị cần thiết ·

-Phần kịch bản chi tiết được phân cảnh trong khung (có ví dụ minh họa bên dưới)

2.2.3 Từ kịch bản, chuẩn bị background (BG) cùng nhân vật, phụ kiện cho nhân vật theo ý tưởng của kịch bản

* Từ kịch bản thì ta sẽ phân tích, thiết kế sao cho background phù hợp nhất có thể Ta có thể phân chia thành các bước:

Bước 1: Vẽ thumbnail

Thumbnail (móng tay cái) – đúng như tên gọi của nó, là một hình vẽ nhỏ bằng… móng tay, qua đó thể hiện một cách rất đơn giản bố cục của cảnh

Ngày đăng: 03/12/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w