1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Chứng hôi miệng và bí quyết ngăn ngừa docx

7 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 715,34 KB

Nội dung

Chứng hôi miệng quyết ngăn ngừa Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng, phổ biến nhất là do các vấn đề về răng miệng. Nhiều người gặp phải chứng bệnh này là do không giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp chứng hôi miệng là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác. Dưới đây là quyết giúp bạn giữ gìn miệng thật thơm tho. Chớ coi thường hôi miệng Chứng hôi miệng, còn được gọi là bệnh hôi miệng. Đây là căn bệnh khá phổ biến của người Việt. Chúng gây ra căng thẳng, lo âu cho cả người bị hôi miệng cả những người xung quanh. Thông thường, người bị hôi miệng thường không biết vấn đề của mình, nếu có biết thì cũng chủ quan cho rằng chỉ cần vệ sinh răng miệng tốt là khỏi. Nhưng mọi việc không đơn giản, theo BS. Vũ Đức Chung (Chủ nhiệm Khoa Nội Tiêu Hóa, Bệnh viện Quân đội 354): có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng, phổ biến nhất là do các vấn đề về răng miệng. Nhiều người gặp phải chứng bệnh này là do không giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp chứng hôi miệng vẫn còn mặc dù chủ nhân đã giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt, khi ấy nên cẩn thận vì chứng hôi miệng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác như trường hợp của chị Hoa ở trên là một ví dụ điển hình. Bất kì ai cũng có thể gặp phải sự cố này. Trước đây ngoài các vấn đề về răng miệng, chứng hôi miệng còn được cho là do hở van tâm vị thực quản. Thực ra không hẳn chỉ vì lý do đó mà miệng bị hôi. Triệu chứng này còn có nguyên nhân do cơ thể bị viêm nhiễm. Nếu do bệnh tiêu hóa thì có thể do bệnh nhân viêm dạ dày, viêm thực quản, hẹp môn vị, loét dạ tràng… Ngoài các bệnh dạ dày, các nguyên nhân khác như viêm amiđan, viêm mũi, viêm họng… cũng gây hôi miệng. Ngoài các bệnh dạ dày, các nguyên nhân khác như viêm amiđan, viêm mũi, viêm họng… cũng gây hôi miệng. (ảnh minh họa) Trong số các triệu chứng để nhận biết cơ thể bạn bị nhiễm trùng như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng… thì phải kể đến triệu chứng hôi miệng. Vì vậy mà những bệnh nhân bị loét hoặc có khối u thì miệng có mùi hôi như ở một bãi rác thải chất hữu cơ. Đó là biểu hiện của việc lên men của các chất hoại tử trong cơ thể. Những người hút thuốc lá cũng hay bị hôi miệng vì họ thường bị nhiễm khuẩn trong khoang miệng, đường hô hấp, phổi. Nếu thời điểm bùng phát sẽ có các biểu hiện ho, khạc đờm… còn bình thường khỏe mạnh không có các triệu chứng trên không có nghĩa là không sao, đó chỉ là thời điểm ủ bệnh mà thôi. Nhiều người thấy miệng hôi muốn nhanh chóng chữa khỏi bằng các loại mỹ phẩm làm thơm miệng, nhưng thực tế các loại mỹ phẩm này chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian vài ba chục phút sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng. Còn đối với nước xúc miệng nên dùng vào buổi tối, đây là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh nhất trong ngày. BS. Chung cũng cho biết, để chữa khỏi chứng hôi miệng, bệnh nhân cần được chữa dứt điểm nguyên nhân. Nếu do bệnh về đường tiêu hóa thì cần phải chữa bệnh tiêu hóa, nếu do bệnh răng miệng thì cần chữa răng miệng… Hoa quả giúp ngừa miệng hôi Cam quýt: Một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệngmiệng khô. Để tránh miệng khô, bạn nên ăn trái cây như cam, chanh, quýt… Acid citric trong các loại trái cây này sẽ kích thích tiết nước bọt, giúp loại trừ một số vi khuẩn gây ra hôi miệng. Quả bơ: Bơ giúp quá trình phân hủy chất ở đường ruột diễn ra nhanh hơn nên sẽ hạn chế chứng hôi miệng. Quả ổi: Ổi giàu phosphoric, tanin, acid oxalic malic. Các chất này rất hữu ích để chữa hôi miệng. Ổi sống còn chứa mangan, calci oxalate giúp thúc đẩy sức khỏe răng miệng, không chỉ trị hôi miệng mà còn là phương thuốc trị chảy máu lưỡi. Thảo dược: Nhai bạc hà tươi, hương thảo, rau ngải giấm rau mùi tây có thể giúp làm giảm bớt hơi thở hôi. Hạt hướng dương: Sau khi ăn, dùng thêm một số hạt hướng dương uống 1 ly nước, hơi thở của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Quả bơ hạn chế chứng hôi miệng. (ảnh minh họa) 10 cách chăm sóc răng miệng 1. Đánh răng 2 lần/ngày. Nên dùng bàn chải đánh răng tích hợp khả năng chải lưỡi để làm sạch lưỡi. 2. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau khi ăn. 3. Hạn chế các thực phẩm có thể gây mùi hôimiệng như tỏi, rượu, thuốc lá, cà phê, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có gas… 4. Ăn nhiều trái cây rau, giới hạn thịt chất béo, pho mát có mùi mạnh. 5. Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước. 6. Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm. 7. Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất 1 lần/1 năm để lau chùi răng. 8. Súc miệng thường xuyên với nước cốt chanh pha nước. 9. Uống trà đen hoặc trà xanh, vì trong các loại trà đen xanh có chứa polyphenol, chất chống oxy hóa mạnh chống lại sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng. Một tách trà vào buổi sáng giúp cải thiện mùi hơi thở rất tốt. 10. Nhai kẹo cao su không đường có thể cải thiện hơi thở có mùi. . Chứng hôi miệng và bí quyết ngăn ngừa Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng, phổ biến nhất là do các vấn đề về răng miệng. Nhiều người gặp phải chứng bệnh này là do. Chớ coi thường hôi miệng Chứng hôi miệng, còn được gọi là bệnh hôi miệng. Đây là căn bệnh khá phổ biến của người Việt. Chúng gây ra căng thẳng, lo âu cho cả người bị hôi miệng và cả những người. răng miệng tốt. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp chứng hôi miệng là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác. Dưới đây là bí quyết giúp bạn giữ gìn miệng thật thơm tho. Chớ coi thường hôi

Ngày đăng: 29/06/2014, 16:20

w