1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên Đề thực tập tốt nghiệp ngành luật kinh tế quy Định pháp luật về tội danh mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 331,12 KB

Nội dung

Khái niệm, đặc điểm và dấu hiệu pháp lý về tội danh mua bán trái phép chất ma túy Điều 251 Bộ Luật Hình sự 2015 :  Khái niệm về tội danh : Hiện nay chưa có định nghĩa hay quy định nà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM

KHOA LUẬT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGÀNH LUẬT KINH TẾ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI DANH MUA BÁN VÀ TÀNG TRỮ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM

KHOA LUẬT

TRẦN HOÀNG PHÚC 21DH381768

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI DANH MUA BÁN

VÀ TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGÀNH LUẬT KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS LÊ THỊ MINH NGUYỆT

Trang 3

Thành phố Hồ Chí Minh, 2024.

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh em đã có những kiến thức và kinh nghiệm quý báu được các thầy cô truyền đạt, em đã có những trải nghiệm thực tế vô cùng bổ ích

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô tại Trường Đại học Ngoại ngữ

- Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là cô ThS Lê Thị Minh Nguyệt –

giảng viên đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập vừa qua đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa, góp ý em thực hiện bài báo cáo này

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tập thể Công ty Luật TNHH Tô Ngọc Minh

Tuấn đã hỗ trợ, hướng dẫn tận tình cho em trong khoảng thời gian em thực tập

để em có thể hoàn thiện bài báo cáo thực tập của mình Em xin cảm ơn Luật sư

Tô Ngọc Minh Tuấn, cũng như các Luật sư và các anh chị chuyên viên khác đã

trực tiếp hướng dẫn, và chỉ dạy em về các tình huống xảy ra trên thực tế liênquan đến ngành học mà em đã chọn, cũng như các vấn đề pháp lý dân sự, hìnhsự, khác Từ đó vận dụng được những kiến thức pháp luật đã học ở trường vàogiải quyết các tình huống thực tiễn trong suốt quá trình thực tập

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

Sinh viên

Trần Hoàng Phúc

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LPCMT: Luật phòng chống ma túy

MBTPCMT: Mua bán trái phép chất ma túyTTTPCMT: Tàng trữ trái phép chất ma túy

Trang 7

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thống kê tỷ lệ vụ án ma túy nước ta từ năm 2018 đến năm 2022 30 Bảng 3.2 Thống kê số vụ án phạm tội tàng trữ; mua bán trái phép chất ma túy tại nước ta từ năm 2018 đến năm 2022 31

Trang 8

CHƯƠNG 1 : PHẦN MỞ ĐẦU 10

1.1 Tên đề tài : 10

1.2 Lý do chọn đề tài : 10

1.3 Mục tiêu nghiên cứu : 10

1.4 Phạm vi nghiên cứu : 11

1.5 Phương pháp nghiên cứu : đề tài sử dụng các phương pháp như : tổng hợp; phân tích tài liệu, thống kê, so sánh số liệu; kết hợp lý luận với thực tiễn bà tổng kết thực tiễn 11

1.6 Kết cấu đề tài 11

CHƯƠNG 2 : Quy định pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy 12

2.1 Khái niệm về chất ma túy : 12

2.2 Khái niệm, đặc điểm và dấu hiệu pháp lý về tội danh mua bán trái phép chất ma túy ( Điều 251 Bộ Luật Hình sự 2015 ) : 12

2.3 Khái niệm, đặc điểm và dấu hiệu pháp lý về tội danh tàng trữ trái phép chất ma túy ( Điều 249 Bộ Luật Hình sự 2015 ) : 19

2.4 Phân biệt giữa tội danh mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy : 24

2.4.1 Về điểm giống nhau : 24

2.4.2 Về điểm khác nhau : 24

2.5 Phân biệt tội danh TTTPCMT và MBTPCMT : 25

2.6 Quyết định hình phạt đối với các tội danh 26

2.7 Định tội danh đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và Tội mua bán trái phép chất ma túy 28

CHƯƠNG 3 : Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự hiện nay đối với Tội danh mua bán trái phép chất ma túy và tang trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay của nước ta 30

3.1 Thực trạng của nước ta về tội phạm ma túy những năm gần đây 30

3.2 Thực trạng pháp luật hiện nay về tội danh mua bán và tàng trữ phép chất ma túy 31

3.2.1 Thực tiễn về quá trình định tội danh : 32

3.2.2 Thực tiễn về xác định khối lượng của chất ma túy : 32

3.2.3 Áp dụng khung hình phạt (tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ): 33

3.2.4 Thiếu tính đồng nhất giữa các cấp Tòa án : 33

3.3 Hậu quả pháp lý 34

Trang 9

CHƯƠNG 4 : Giái pháp hòa thiện áp dụng tội danh pháp luật hình sự hiện nay với 2 tội danh Mua bán và tang trữ trái phép chất ma túy 35

4.1 Cải thiện hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật về tội Mua bán trái phépchất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy 354.2 Nâng cao công tác quản lý, kiểm tra 364.3 Hoàn thiện các công tác xét xử 364.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho người dân 37

Trang 10

Với cuộc sống ngày càng phát triển cũng như sự cải thiện

về mặt vật chất, của cải cũng như kinh tế của người dân nước ta ngày càng tăng mạng thì kèm theo đó là hàng loạt những vấn đề nhức nhối về các tệ nạn cũng như tội phạm ngày càng tăng nhiều theo như cướp bóc, trộm cắp, lừa đảo, ma túy… Thì có thể nói tội phạm và tệ nạn về ma túy

là một trong những vấn đề diễn biến hết sức nghiêm trọng

và phức tạp đối với dất nước ta trong thời kì phát triển hiện nay và ngày càng có xu hướng tăng cao Thực tế có thể thấy tội phạm về ma túy diễn ra ở khắp mọi nơi trong đất nước Việt Nam ta hết sức phức tạp không những dừng lại về vấn đề ma túy mà còn liên quan đến các tệ nạn khácnhư : cướp bóc, trộm cắp… làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội bà con rất nhiều vì các phương thức, thủ đoạn, số lượng ma túy trong nước ta ngày càng tăng và vô cùng tinh vi Chính vì vậy những tội phạm về ma túy là một trong những tội phạm vô cùng nguy hiểm và hết sức lưu ý ở nước ta, hay có thể coi là “tội phạm của các tội phạm”, đặc biệt là về hai tội danh là mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy Hai tội danh có thể nói là vấn đề nhức nhối hiện nay của xã hội ta

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, thì đề tài này không chỉ mang tính lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao, gópphần làm rõ hiện trạng nhằm bổ sung, đề xuất các biện pháp thực tiễn hơn để cải thiện hơn Do đó, em chọn đề tài

Trang 11

“Quy định pháp luật về tội danh mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy” để làm báo cáo thực tập.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu :

Mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo này là phân tích, làmsáng tỏ các quy định của pháp luật đối với hai tội danh

“Mua bán” và “Tàng trữ trái phép chất ma túy” trong LuậtHình Sự 2015 Từ đó đánh giá được thực trạng hiện nay cũng như đưa ra các biện pháp, đề xuất áp dụng đúng pháp luật hình sự trong 2 tội danh và quyết định hình phạt đó cũng như hoàn thiện hơn nữa trong vấn đề tội phạm này

1.4 Phạm vi nghiên cứu :

- Phạm vi nội dung : Nghiên cứu sẽ tập trung vào các

áp dụng pháp luật thực tiễn hình sự đối với hai tội danh

“Mua bán” và “Tàng trữ” nhằm phân tích các yếu tố và thực tiễn Trong đó tập trung làm rõ các nội dung tội danh, mức độ và quyết định hình phạt với 2 tội danh trên

- Phạm vi thời gian : Nghiên cứu sẽ tập trung vào các

vụ án trong vòng 5-10 năm gần đây

- Phạm vi không gian : Nghiên cứu sẽ xem xét các vấn

đề cũng như các thực trạng về 2 tội danh này trên đất nước Việt Nam và cả Pháp luật Việt Nam hiện hành

1.5 Phương pháp nghiên cứu :

Đề tài sử dụng các phương pháp như : tổng hợp; phân tích tài liệu, thống kê, so sánh số liệu; kết hợp lý luận với thực tiễn và tổng kết thực tiễn

1.6 Kết cấu đề tài

Bên cạnh chương 1 mở đầu kết luận đề tài, danh mục tham khảo thì bao gồm các chương :

Trang 12

- Chương 2 : Quy định pháp luật về Tội mua bán trái

phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy

- Chương 3 : Thực trạng hiện nay về áp dụng pháp luật

hình sự đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay ở nước ta

- Chương 4 : Giải pháp hoàn thiện áp dụng tội danh

pháp luật hình sự hiện nay với 2 tội danh Mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy

Trang 13

PHẦN LÝ THUYẾT CHỦ ĐỀ: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI DANH MUA BÁN

VÀ TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY.

CHƯƠNG 2 : Quy định pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy.

2.1 Khái niệm về chất ma túy :

 Khái niệm về chất ma túy :

“Chất ma túy” được quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 (LPCMT 2021) là “Chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục ma túy do Chính phủ ban hành.” Danh mục các chất ma túy hiện nay được

quy định trong Nghị định 73/2018/NĐ-CP; Nghị

định 60/2020/NĐ-CP.

Hiện nay các chất ma túy hợp pháp là các loại ma túy hay tiền chất được sử dụng trong y tế, công nghiệp, hay nghiên cứu khoa học được Nhà nước quy định riêng Ví dụ có thể kể đến như: cafein, thuốc lá, thuốc an thần, thuốc giảm đau,…

Và cần phải có nguồn gốc, ngoài ra thì các hoạt động liên quan đến các chất ma túy phải được tuân thủ theo quy định

về hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy do Chính Phủ ban hành taị Chương III LPCMT 2021

Và chất ma túy bất hợp pháp, cũng là mục tiêu, chủ đề cần phân tích sâu trong bài viết nào Ma túy bất hợp pháp có thể hiểu theo chất ma túy có được, giao dịch, hay chiếm đoạt mộtcách trái với quy định của pháp luật Và hiện nay có rất nhiềuloại xuất hiện, và theo Pháp luật Việt Nam có thể kể đến bao gồm như: thuốc phiện, cần sa, heroin, thuốc lắc, cocaine,…

Và các chất này thường được người dân sử dụng một cách bất

Trang 14

hợp pháp ngoài ra còn dùng để trao đổi, mua bán bất hợp pháp.

2.2 Khái niệm, đặc điểm và dấu hiệu pháp lý về tội danh mua bán trái phép chất ma túy ( Điều 251 Bộ Luật Hình

sự 2015 ) :

 Khái niệm về tội danh :

Hiện nay chưa có định nghĩa hay quy định nào cụ thể về tội danh mua bán trái phép chất ma túy ( gọi tắt là MBTPCMT), tuynhiên dựa trên các quan điểm, yếu tố thì hành vi mua bán trái phép chất ma túy có thể là một trong những hành vi sau do người đầy đủ năng lực hành vi dân sự ( gọi tắt là NLHVDS) thựchiện: Bán chất ma túy ( kể cả bán hộ cho người khác); Mua chất

ma túy nhằm bán lại; Dùng ma túy để trao đổi, thanh toán; Dùng tài sản để trao đổi hoặc thanh toán chất ma túy; Xin được hoặc nhặt được rồi đem bán; Tàng trữ hay vận chuyển nhằm bán trái phép Và tất cả hành vi này đều vi phạm về chế độ quản lý của Nhà nước về các chất ma túy và dù khối lượng bao nhiêu cũng sẽ đều cấu thành tội danh mua bán

Từ những hành vi, dấu hiệu cụ thể trên có thể hiểu được khái niệm của tội danh MBTPCMT là: “Người nào có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thực hiện bất kì hành thức mua, bán, trao đổi, thanh toán trái phép chất ma túy một cách cố ý không cần biết khối lượng hay nguồn gốc ma túy có được do đâu đều phải chịu trách nhiệm và xử lý hình sự do xâm phạm tính quản lý củaNhà nước về các chất ma túy được quy định tại điều 251 BLHS 2015.”

 Dấu hiệu pháp lý :

- Khách thể của tội phạm :

Trang 15

Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý các chất ma túy

và các hoạt động được cho phép liên quan đến ma túy phải

do Nhà nước quản lý vì tính nghiêm trọng và độ nguy hiểm cho xã hội là rất lớn Cho nên Nhà nước ban hành các quy định chặt chẽ đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thựchiện các hoạt động liên quan đến ma túy Vì vậy khách thể của tội MBTPCMT là chế độ độc quyền và quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các chất ma túy

- Mặt khách quan :

MBTPCMT là những hành vi, hoạt động bất kì dưới hình thức nào tạo nên các nhóm hành vi sau : “trao đổi”; “mua bán”; “hỗ trợ” nhằm đạt lợi cho bản thân Cụ thể căn cứ tạitiểu mục 3.3, Mục 3 Phần II Thông tư liên tịch số

17/2017TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định về cáchành vi mua bán trái phép chất ma túy bao gồm :a) Bán trái phép chất ma túy; b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép; đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác Từ những hành vi trên,

từ đó xác định 3 nhóm hành vi chính, từ đó có thể phân tích được rằng :

- Đầu tiên là về hành vi “trao đổi” : có thể là lấy tài sản cá nhân của người nhận ma túy ( tài sản này có thể không phải là tiền ) để trao đổi với người khác nhằm nhận lại chất

ma túy một cách trái phép rồi đem bán lại trái phép, hoặc thanh toán các giao dịch cá nhân bằng ma túy thay cho hiện kim cũng nhằm mục đích bán lại; hoặc thậm chí là có

Trang 16

thể sử dụng chất ma túy đó nhằm mục đích thanh khoản, trừ nợ, cấn vào số nợ của cá nhân thay cho tài sản, tiền mặt Và nhóm hành vi trao đổi này không cần phải xét đến nguồn gốc ma túy có được từ đâu, cũng như việc trao đổi chất ma túy với tài sản khác hay thanh toán khoản nợ khác

có thể ngang giá hoặc chênh giá với nhau đều không quan trọng ( được quy định tại các điểm d, đ tại mục 3.3, phần

II, Thông tư 17 )

- Tiếp theo là hành vi “mua bán” : các chất ma túy nhằm đểmua bán mà người thực hiện có được qua các hành vi như xin hoặc mua lại từ người khác để bán trái phép ( tuy nhiênnếu mua hộ người khác sẽ không cấu thành tội danh

MBTPCMT mà sẽ cấu thành tội tàng trữ ); bán ( bao gồm

cả bán hộ cho người khác để hưởng lợi hoặc tiền công cho

cá nhân ); hoặc có được chất ma túy qua hành vi giật cướp, trộm cắp chiếm đoạt từ người khác rồi đem bán lại trái phép tuy nhiên phải có hành vi bán lại nhằm đạt lợi ích hoặc tiền công cho cá nhân nếu không sẽ cấu thành các tộiriêng biệt khác như chiếm đoạt trái phép chất ma túy Và tất cả hành vi trên phải nhằm mục đích bán chất ma túy cho người khác mà không cần xét đến nguồn gốc chất ma túy cũng xét đủ yếu tố cấu thành tội danh này ( được quy định tại các điểm a,b,c,e,g tại mục 3.3, phần II, Thông tư

17 ) Lưu ý: về hành vi mua để sử dụng chứ không nhằm

mục đích bán lại thì không bị xử phạt về tội danh

MBTPCMT mà sẽ bị phạt hành chính tùy vào số lượng; Ngoài ra nếu hành vi mua bán đó diễn ra mà người bán biết chất ma túy đó là giả thì sẽ không bị khởi tố về tội danh MBTPCMT mà sẽ cấu thành tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” điều 174 BLHS 2015, còn nếu người bán vẫn không biết là giả ( vẫn ý thức đó là ma túy thật ) thì vẫn

Trang 17

cấu thành tội danh MBTPCMT Cho nên có thể thấy hành vi

nó còn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người mua bán, kết quả giám định tội danh thì mới xác định rõ được tội danh để áp dụng

- Cuối cùng là hành vi “hỗ trợ” : hay còn có thể nói cách khác là đồng phạm, hỗ trợ cho 2 nhóm hành vi trên “Hỗ trợ” chính là các hành vi như xúi giục, bao che cho người khác mà biết rõ hành vi mua bán trái phép đang diễn ra; giúp sức ( giữ hộ, vận chuyển hộ ) cho người khác nhằm

“mua bán”, trao đổi trái phép chất ma túy Tuy nhiên trong các trường hợp giúp sức trên thì người đó mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy thì mới cấu thành tội danh với vai trò là đồng phạm Còn nếu không biết sẽ cấu thành các tội danh như vận chuyển hoặc tàng trữ trái phép chất ma túy ( được quy điịnh tại các điểm e,g tại mục 3.3 phần II, Thông tư 17 )

Tuy nhiên trong cả 3 nhóm hành vi trên, tất cả đều phải là

“ trái phép “ tức trái với quy định do Nhà nước ban hành Bởi vì vẫn có những trường hợp có các cơ quan, cá nhân được cấp phép mua bán để phục vụ các công tác chuyên môn ( như các Công ty dược phẩm, Y khoa của Trung ương đều có quyền mua các chất ma túy đó để về điều chế sản xuất các thuốc, sản phẩm phục vụ cho việc điều trị bệnh tật; hay Bộ Công an, Học viện khoa học kĩ thuật hình sự mua về nhằm thí nghiệm,… ) nên cần phải phân tích rõ được mặt trái phép hay hợp pháp của hành vi để cấu thành được chính xác tội danh này

- Mặt chủ quan :

Về lỗi, có thể thấy được là người thực hiện hành vi

MBTPCMT nhận thức rõ điều mình làm, hành vi đó là hoàn toàn bị pháp luật cấm, thấy trước được hậu quả của hành vi

Trang 18

mình làm là hoàn toàn nguy hiểm cho xã hội nhưng họ vẫn thực hiện hành vi đó nhằm đạt lợi cho bản than và hoàn toàn muốn điều đó xảy ra mà không hề có xử sự hay có cách hành động khác nhằm ngăn chặn Từ đó có thể thấy được Các nhóm hành vi phạm tội MBTPCMT tại điều 251 BLHS 2015 đều là lỗi cố ý trực tiếp do người đó mong muốn gây ra Bên cạnh đó, hành vi MBTPCMT là tội danh cấu thành hình thức là hành vi nhằm kiếm được lợi ích cá nhân tức tội danh này có cấu thành hình thức.

“Mục đích” luôn là dấu hiệu quan trọng và bắt buộc với

tội phạm MBTPCMT thể hiện rõ “mục đích” Chính vì thế trong các dấu hiệu chủ quan còn phải xác định được rõ

“mục đích” của người phạm tội để cấu thành tội danh một cách chính xác, bởi vì trong những nhóm hành vi của tội MBTPCMT tùy từng cơ sở “mục đích” để tiến hành cấu thành các tội danh khác Có thể thấy rõ qua những vi hành

vi giữ hộ mua hộ, nếu người thực hiện biết rõ mục đích thì

sẽ cấu thành tội danh MBTPCMT với vai trò đồng phạm, nếu không sẽ cấu thành tội danh “Tàng trữ” hoặc “Vận chuyển” trái phép chất ma túy; ngoài ra với cùng một hành

vi mua lại trái phép nhưng ma túy, nhưng nếu mục đích là

để bán lại thì sẽ cấu thành tội danh “Mua bán” còn nếu người mua chỉ nhằm mục đích sử dụng thì sẽ bị xử phạt hành chính theo tùy trọng lượng mà luật định Vì vậy có thể thấy rõ, việc xác định rõ được “mục đích” không chỉ làm rõ được mục tiêu vụ án mà còn giúp định danh cấu thành tội phạm Bên cạnh đó ý thức chủ quan của người phạm còn cũng là một dấu hiệu định tội ví dụ như : khi người bán biết đó là ma túy giả nhưng vẫn đem đi bán trái phép chất ma túy thì sẽ bị kết tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài

Trang 19

sản” còn nếu không thấy, không biết được đó là giả thì vẫn cấu thành tội danh MBTPCMT.

Từ đó có thể thấy được không phải tội danh mua bán nào cũng có thể kết tội MBTPCMT ngay lập tức mà phải phụ thuộc vào các yếu tố “mục đích” và “ý thức chủ quan” của hành vi phạm tội thì lúc đó mới có thể cấu thành tội danh của người phạm tội Tức ý thức chủ quan và mục đích của người tội phạm sẽ là mấu chốt để tiến hành cấu thành tội danh

- Chủ thể :

Đối với tội danh MBTPCMT thì chủ thể thực hiện là người

có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đủ độ tuổi do luật định

Đầu tiên, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được luật quy định tại điều 12 BLHS2015 như sau :

1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình

sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác

2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170,171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286,

287, 289, 290, 299,303 và 304 của Bộ luật này

Với quy định tại điều 12 BLHS 2015 thì có thể thấy được đối với chủ thể của tội MBTPCMT là người có độ tuổi từ đủ

14 trở lên và có đầy đủ năng lực TNHS Tuy nhiên người từ

đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi không phải chịu TNHS với các hành vi phạm tội sẽ không phải chịu TNHS thuộc

khoản 1 điều 251 BLHS 2015 mà chỉ phải chịu TNHS tại các khung nặng từ khoản 2,3,4 điều này ( theo điều 12

Trang 20

BLHS 2015 về độ tuổi chịu TNHS ) Tuy nhiên, đối với

“phạm tội nhiều lần” tại điểm b khoản 2 điều 251 BLHS

2015 đối chiếu với hướng dẫn mục 10 Nghị quyết số

01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS quy định về xác định trách nhiệm hình sự đối vớingười chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mua bán trái phép chất ma tuý nhiều lần như sau : “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vimua bán trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma tuý của các lần cộng lại từ mức tối thiểu quy định tại các điểm g, h,i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 của BLHS trở lên thì tùy thuộc vào trọng lượng chất ma tuý được xác định trong từng trường hợp cụ thể,

mà họ phải bị xét xử theo khoản tương ứng (2, 3 hoặc 4) quy định tại Điều 194 của BLHS” tức họ sẽ không phải chịuTNHS về tội danh điều 251 BLHS 2015, tuy nhiên cần phảixác định rõ được tùy thuộc trường hợp tại điểm a và b của Nghị quyết này

Về năng lực TNHS : người có năng lực TNHS là người có

đủ tuổi chịu TNHS và không thuộc các trường hợp được quy định tại điều 21 BLHS 2015 như sau : “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì khôngphải chịu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, đối với tội danh MBTPCMT, thì chủ thể phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự từ 16 tuổi trở lên phạm tội vào điều 251 BLHS 2015 và từ đủ 14 tuổi trở lên nếu phạm vào các khoản 2,3,4 điều 251 ( trừ trường hợp theo hướng dẫn tại mục 10 Nghị quyết số 01/2006/NQ-

Trang 21

HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về tái phạm nhiều lần ).

 Quy định pháp luật về khung hình phạt :

Tại khoản 1 có mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;Tại khoản 2 có mức hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;Tại khoản 3 có mức hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm;Tại khoản 4 có mức hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

Ngoài ra còn có thể áp dụng các hình phạt bổ sung tại khoản 5 điều này

 Cấu thành cơ bản :

Cấu thành cơ bản của tội “MBTPCMT” được quy định tại khoản 1 điều 251 BLHS 2015: “Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” Theo đó tại khoản 1 quy định thì chỉ cần bất cất người nào

có thực hiện hành vi với mục đích mua bán thu lợi bất

chính từ các chất ma túy qua các nhóm hoạt động như

“mua bán”; “trao đổi”; “hỗ trợ” qua bất kì hình thức nào tạiquy định mục 3.3, phần II, Thông tư 17 là cấu thành tội danh này, và tất cả hành vi mua bán ấy đều là trái phép, bị pháp luật quy định cấm Một điểm đáng lưu ý ở hành vi này

là “hỗ trợ” bởi vì đối với các người giữ hộ, vận chuyển hộ tuy biết rõ mục đích của người kia là nhằm mục đích mua bán nhưng vẫn thực hiện các hành vi giúp sức thì sẽ đều

cấu thành tội danh Mua bán với vai trò là đồng phạm.

 Cấu thành tăng nặng:

Điều 251 xác định cấu thành tăng nặng của tội danh bằng các tình tiết nguy hiểm của tội phạm và xác định từng loại chất ma túy để định khối lượng hoặc thể tích của các chất

ma túy đó Các tình tiết nguy hiểm của tội phạm quy định

Trang 22

tại khoản 2 ở các điều a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trởlên; c) Mua bán với 02 người trở lên; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túycho người dưới 16 tuổi;p) Tái phạm nguy hiểm Thì tại các điều còn lại của khoản 2 và các điều của khoản 3 và 4 xác định, sắp xếp các chất ma túy ( theo độ nguy hiểm ) từ đó đưa ra các khối lượng hoặc thể tích cụ thể để áp dụng các tình tiết tăng nặng đối với hành vi mua bán trái phép chất

ma túy

Ví dụ : Một người bán trái phép quả thuốc phiện khô có khối lượng dưới 50 kilogam nếu không thuộc các tình tiết làm tăng độ nguy hiểm của tội phạm đã nêu sẽ phạm tội thuộc khoản 1; bán trái phép từ 50 kilogam đến dưới 200 kilogam sẽ phạm tội thuộc khoản 2; bán trái phép từ 200 kilogam đến dưới 600 kilogam sẽ thuộc khoản 3; và bán trái phép từ 600 kilogam trở lên sẽ thuộc khoản 4 điều này.Bên cạnh đó, đối với các trường hợp mua bán trái phép 2 chất ma túy trở lên, việc xác định khối lượng, thể tích phù hợp để áp dụng khung hình phạt sẽ được tính toán theo quy định tại điều 4,5 Nghị định 19/2018/NĐ-CP

2.3 Khái niệm, đặc điểm và dấu hiệu pháp lý về tội danh tàng trữ trái phép chất ma túy ( Điều 249 Bộ Luật Hình

sự 2015 ) :

 Khái niệm về tội danh:

Theo mục 3.1 phần II về “Các tội phạm cụ thể” TTLT số về ma túy có nêu rõ về khái niệm của tội danh TTTPCMT : “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất matúy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất,

để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư

Trang 23

trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.”

Từ đó ta có thể hiểu được định nghĩa về tội danh của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy : “Người nào có đầy đủ năng lực tráchnhiệm hình sự thực hiện hành vi cố ý cất giữ, cất giấu trái phép chất ma túy bằng bất cứ hình thức ở bất kì nơi nào một cách trái phép mà không nhằm mục đích nào khác như mua bán trái phép hay vận chuyển đi nơi khác nhằm xâm phạm chế độ quản

lý độc quyền về chất ma túy của Nhà nước được quy định tại điều 249 BLHS 2015.”

 Dấu hiệp pháp lý:

- Khách thể của tội phạm :

GIống như các tội phạm ma túy khác, tội “TTTPCMT” là tội phạm nguy hiểm khi nó xâm phạm đến các chế độ quản lý, kiểmsoát của Nhà nước Bởi hoạt động cất giữ chất ma túy được Nhànước quản lý rất nghiêm ngặt nhằm thực hiện những hoạt động

mà chỉ những cơ quan có quyền hạn, được cấp phép nhằm thực hiện nghiên cứu khoa học, y tế… mới có thể thực hiện dưới sự quản lý của Nhà nước Vì vậy, tội “TTTPCMT” đã trực tiếp xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về quản lý chất ma túy

Mặt khách quan :

“TTTPCMT” thể hiện qua hành vi “cất giữ, cất giấu” dưới bất cứhình thức nào tại bất cứ nơi nào Theo mục 3.1 của phần II số 17/2017TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, cũng như khoản 1 điều 249 BLHS 2015 có quy định hướng dẫn về hành vi khách quan của tội danh “TTTPCMT” là cấu thành hình thức

Trang 24

Hành vi tàng trữ ở đây là cất giữ, cất giấu trái phép bằng cách chôn, giấu, đặt tại một cứ nơi nào có thể như sau nơi làm việc sân vườn, trong xe hay tại bộ phận nào của xe, bên trong quần

áo, nhà ở hay thậm chí là nơi nào mà người đó cảm thấy là an toàn nhằm cất giữ trái phép chất ma túy Và việc tàng trữ trái phép này có thể kéo dài thời gian không cụ thể là bao lâu cho nên sẽ không quan trọng vào thời điểm người đó bắt đầu là bao giờ hay kết thúc việc tàng trữ là bao giờ

Đối việc tàng trữ trái phép này, người thực hiện không nhằm mục đích vận chuyển sang nơi khác hay mua bán trái phép chất

ma túy hay sản xuất trái phép chất ma túy, nếu người tàng trữ

có mục đích khác sẽ không còn cấu thành tội danh mà sẽ định tội theo mục đích của người thực hiện trong quá trình điều tra Bởi từ thực tế cho thấy, có người cất giữ trong người di chuyển

từ nơi này sang nơi khác tuy nhiên mục đích của họ vẫn là tàng trữ chứ không phẩi nhằm vận chuyển sang nơi khác Tuy nhiên ngược lại nếu mục đích chính của họ là nhằm vận chuyển sang nơi khác thì sẽ bị định tội vận chuyển trái phép chất ma túy ( điều 250 BLHS 2015)

- Mặt chủ quan

Có thể thấy được hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy làlỗi cố ý trực tiếp Khi người phạm tội cố ý thực hiện các hành vi che đậy cất giấu, cất giữ chất ma túy một cách tráiphép và người thực hiện nhận thức rõ rằng hành vi của mình là nguy hiểm khi nó gây tác động đến xã hội, sự quản lí của Nhà nước về chế độc quyền chất ma túy, là tráivới quy định nhưng vẫn cố tình thực hiện

Tương tự như tội danh “MBTPCMT”, thì tội “TTTPCMT” cũng phải xác định mục đích chính là tàng trữ chứ không

Ngày đăng: 30/11/2024, 15:16

w