Nhữngbímậtgiúpconngủsâuhơn Thời gian ngủ chiếm đến 4/5 khoảng thời gian của bé hàng ngày. Chính vì vậy, nếu trẻ ngủ không đủ giấc thì có thể ảnh hưởng không tốt cả về mặt tâm lý và sức khỏe. Các bà mẹ không nên quá lo lắng nếu con gặp vấn đề thường xuyên về giấc ngủ. Dưới đây là một vài mẹo để các mẹ giúp bé yêu ngon giấc. Hình thành thời gian ngủ khoa học Vì ban đêm trẻ hay quấy khóc nên nhiều bà mẹ đã không để trẻ ngủ vào ban ngày, thay vào đó là dành thời gian này chơi với trẻ. Các bà mẹ này nghĩ rằng làm như vậy trẻ sẽ tiêu hao nhiều năng lượng và ban đêm sẽ ngủ ngon giấc hơn. Thực tế, các chuyên gia cho biết rằng, thời gian ngủ của trẻ ở từng độ tuổi là khác nhau. Ví dụ, trẻ từ 0 đến 3 tháng cần ngủ từ 18 đến 20 tiếng mỗi ngày, 5 đến 6 tháng cần ngủ từ 13 đến 14 tiếng mỗi ngày. Vì vậy, người lớn không nên phá vỡ quy luật sinh học của trẻ. Tất nhiên, giấc ngủ vào ban đêm cũng rất quan trọng nhưng không vì thế mà người lớn dùng cách bắt con thức để tới đêm mới cho ngủ. Không nên đung đưa khi trẻ đang ngủ Thông thường, người lớn thấy đung đưa sẽ khiến trẻ nhanh ngủ hơn. Thực tế là những chuyển động nhẹ sẽ có tác động tích cực đến trẻ. Nó giúp trẻ ổn định cảm xúc và thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu người lớn đung đưa quá nhanh và mạnh sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực khiến não tổn thương. Ở các nước phương Tây, các ông bố bà mẹ thường để trẻ ngủ độc lập ngay từ khi còn nhỏ. Còn ở nước ta, vì sợ và quá lo lắng nên thông thường, các bà mẹ vẫn để trẻ ngủ cùng với mình. Điều này tuy giúp người lớn dễ phát hiện ra các rối loạn giấc ngủ và nhận biết các biểu hiện lạ của con, nhưng về lâu dài hình thành thói quen cho trẻ, trẻ sẽ không chịu ngủ khi không có bạn. Không nên che toàn bộ ánh sáng trong phòng ngủ của trẻ Việc che chắn ánh sáng lọt vào phòng trẻ để trẻ ngủ ngon giấc hơn cũng là một quan niệm sai lầm. Thực tế, trẻ nên được thích ứng với điều kiện tự nhiên và sự thay đổi của môi trường. Điều này giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn. Việc che chắn ánh sáng sẽ khiến trẻ thức dậy khi phòng vẫn tối và không có khả năng nhận biết thời gian. Tuy nhiên, người lớn cũng không nên vì thế mà để ánh sáng quá nhiều và gay gắt gây ảnh hưởng xấu tới mắt của trẻ. Lời khuyên cho bạn là hãy chọn cho phòng trẻ loại đèn ngủ có ánh sáng dịu và phù hợp để không ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Đừng đánh thức trẻ để cho bú Một số bà mẹ lo lắng con mình sẽ bị đói, vì vậy họ thường xuyên đánh thức trẻ dậy để cho bú. Việc làm này khiến khi ngủ lại, trẻ sẽ không ngủ được ngon và sâu giấc. Trong tháng đầu tiên sau khi chào đời, bé phải ngủ từ 2 - 3 tiếng giữa mỗi lần bạn cho bú và tổng số là 8 lần cho ăn mỗi ngày. Khi bé nhận được đúng số lượng thức ăn (cho lứa tuổi của mình) ở mỗi lần bú, bé sẽ thức dậy khi bé đói hoặc tè dầm . Những bí mật giúp con ngủ sâu hơn Thời gian ngủ chiếm đến 4/5 khoảng thời gian của bé hàng ngày. Chính vì vậy, nếu trẻ ngủ không đủ giấc thì có thể ảnh hưởng. Các bà mẹ không nên quá lo lắng nếu con gặp vấn đề thường xuyên về giấc ngủ. Dưới đây là một vài mẹo để các mẹ giúp bé yêu ngon giấc. Hình thành thời gian ngủ khoa học Vì ban đêm trẻ hay quấy. trẻ. Tất nhiên, giấc ngủ vào ban đêm cũng rất quan trọng nhưng không vì thế mà người lớn dùng cách bắt con thức để tới đêm mới cho ngủ. Không nên đung đưa khi trẻ đang ngủ Thông thường, người