1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Khóa Luận Tốt Nghiệp Văn Học) Rèn Luyện Kỹ Năng Dẫn Chương Trình

57 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Tiếp theo trong công trình “Phương pháp luyện kỹ năng nói chuyện có hiệu quả trước công chúng” do Tuyết Minh dịch đã đề cập đến vấn đề một người dẫn chương trình cần phải có đó là cách n

Trang 1

TRƯỜNG Đại HỌC VO TRUONG TOAN

KHOA KHOA HOC CO BAN

Trang 2

TRƯỜNG Đại HỌC VO TRUONG TOAN

KHOA KHOA HOC CO BAN

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Th.S Vũ Thuý Kiều Phan Vũ Ca

MSSV: 1056010001

Lớp: Đại học Ngữ văn Khóa: 3

Trang 3

MUC LUC

Trang

(0827.1000 1

1 Ly do chon G6 tai cceccscsecssesscsssescessessssesesassesesacsnssavstsecavsesesavanscavansecars 1

2 Lich str Varn A ooececcccccccccccccscscccececececececescecececscscscacscscscscacacacececececeseetetstatststseseaeen 1

3 Mục đích nghiên cứu vấn đỀ -¿- se +k+k+Ex+kEkeEtkEESEkrkEEErkrkekerererkrrererkee 2

Ni ca¿n (ác n e 3 h5 y0 0 bi) an 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 2-5 +< 2 +E+EE£EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrie 5

1.1 Người dẫn chương trình (MC) - G555 2S cxrkrkrkrkrtrrrrrerrrree 5

1.1.2 V1 ẨTỒ - QS SH ok 6 1.2 Một số thể loại chương trình mà MC cần nắm vững . 7

1.2.1 Chương trình trực tiẾp - 5< k+5<+k+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrkrred 7

1.2.2 Chương trình thời SỰ .- - . - S119 ng kn 8

1.2.3 Chương trình văn nghệ tông hợp +2 2 s+szxx+EzExzEzzxzsred 10

1.3 Các yêu cầu đối với một người dẫn chương trình 2 «s22 11

1.3.1 VỀ ngoại hình ¿5< k+Sz+kEEEkEEEEEEEEEEEEEEEE1E11115111111 11x 1e 11 1.3.2 VỀ giọng nói «+ + +s+kEk+kEEEEEEEEE1EE1131111131151.11 11x 11x CA 1 12

1.3.3 Về khả năng xử lý tình huống 2 - 2-5 2+k+E+E£E+EeErkererkrrered 12

1.3.4 Về lòng yêu nghề, sự đam mê và tinh thần ham học hỏi 12

Chương 2: KỸ NĂNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH

VA PHUONG PHAP REN LUYEN .ccecccsssesesececsesesesecececersesesescereeees 14

2.1 Kỹ năng về giọng nói và phương pháp rèn luyện . - 2 5s + 14

Trang 4

2.1.1 K¥ nang vé giong NOd eee esecessesscsssesecsesesecsesesscsesesavsesecavststsesatetseeans 14

°Ä W3 (oi -á0)( )55(-i0ià 1 14 2.2 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể và phương pháp rèn luyện 20 2.2.1 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thỂ - «5k £E+EE+E£EeEerkerereeeee 20 , 283 0) ìi-á9) 154-8010 20 2.3 Kỹ năng phỏng vấn, xử lý tình huống

J1 /(180)./0)00 842.01), 07 21 2.3.1 Kỹ năng phỏng vẫn, xử lý tình hu6ng i.e esecesesescetsesessteteeeees 21

"xi9: )505(-i0ià 000 22 2.4 Kỹ năng biên tập và phương pháp rèn luyện -<<<<>- 25

"` Quá án 25

JÁ 2Ä (oi 80) 05054: 010077 26 2.5 Kỹ năng hoạt náo thu hút khán giảävà phương pháp rèn luyện 27 2.5.1 Kỹ năng hoạt náo thu hút khán giả 55 S+SSssssxssssesss 27

3.2.1 Sản phẩm . -¿- - SE k+S3SkE3S3EE1 1513 113118115 115111111111 11x11 ck 40

So 1 45

KẾT LUẬN .- - + S<EEEEEEEEEEEEEEEEEEE1E111111.15115 1.11 1.111.1111.11 1.111 TE 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2-2-2 2 kSE£SE+E#EEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrie 51

Trang 5

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Đối với sinh viên Ngữ Văn ngoài những kiến thức nền cần có về chuyên nghành, và những kỹ năng cơ bản về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp v v thì nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về biên tập và dẫn các chương trình bởi đó là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì bất kỳ một cơ quan, một tổ chức nào

cũng đều có những chương trình, sự kiện hoặc những buôi hội thảo Vì thế rất

cần một người nắm vững những kỹ năng biên tập và dẫn chương trình để có thể

tô chức tốt các chương trình của cơ quan nếu được yêu cầu

Thế nhưng hiện nay việc tìm một tài liệu nghiên cứu thế nào đề biên tập, dẫn

dắt một chương trình ở các nhà sách hoặc trên các trang báo mạng là rất khó Vì chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này mà chỉ là các tài liệu, các bài báo ngắn nói về vấn đề dẫn chương trình

Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài : “Rèn luyện kỹ năng dẫn chương trình” lam dé tài khóa luận tốt nghiệp của mình Với đề tài này chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói mới về vẫn đề dẫn chương trình đồng thời nó cũng được xem như một nguồn tài liệu tham khảo cho những người có nhu cầu và hứng thú đối với lĩnh vực này

2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

Như ở phân lý do chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng dẫn chương trình ” là một vấn đề mới nên chưa có một công trình nào nghiên cứu chính thống về vấn đề này thế nhưng cũng có một số tài liệu nghiên cứu về vấn đề này ở một số phương diện nhất định Chúng tôi có thể điểm qua một số công trình như sau

Trong quyên : “70 bí quyết thành công của những diễn giả, MC tài năng nhất thế giới ” do Trung An — Việt Hà biên dịch, ở công trình này tác giả đã chia sẽ rất nhiều về việc nói chuyện trước đám đông và kỹ năng truyền đạt ý tưởng của mình đến với người nghe một cách hiệu quả nhất Cụ thể ngay trong lời giới

Trang 6

thiệu của cuốn sách có câu: “Bạn có thể có những ý tưởng xuất chúng nhưng nếu không biết cách truyền đạt thì những ý tưởng đó cũng không mang lại gid tri

øì ”[1;Tr7] Việc truyền đạt ý tưởng cảm xúc đến người nghe là một đều cực kỳ quan trọng nếu một người dẫn chương trình mà khiến người nghe không hiểu

được hoặc hiểu một cách mập mờ vấn đề mình đang nói và không tác động được đến cảm xúc khán gia la mot sw that bai

Hay trong quyền : “Nghệ thuật dẫn chương trình hấp dẫn ” của Hoàng Xuân Việt do nhà xuất bản Thanh Niên phát hành cũng đã đề cập vẫn đề dẫn chương trình Trong quyền sách tác giả đã đề cập vấn đề giao tiếp mà theo tác giả gọi là :

“Giao tế đắc nhân tâm”, một yếu tố cơ bản mà người dẫn chương trình cần phải năm Bản thân của việc dẫn dắt một chương trình là sự giao lưu đối thoại giữa người MC và mọi người; vì thế năm vững được nghệ thuật giao tiếp cũng là một yếu tố quan trọng giúp người dẫn chương trình thành công

Tiếp theo trong công trình “Phương pháp luyện kỹ năng nói chuyện có hiệu quả trước công chúng” do Tuyết Minh dịch đã đề cập đến vấn đề một người dẫn chương trình cần phải có đó là cách nói chuyện làm sao cho có hiệu quả nhất, khoa học nhất đề lôi cuỗn người nghe mà không tạo ra cho người nghe cảm giác khó chịu, hay nói cách khác là bị “ Dị ứng” đối với người dẫn chương trình Đây là những nguồn tài liệu hết sức hữu ích mà người viết có thê tham khảo

đề phục vụ tốt cho công trình nghiên cứu của mình

3 Mục đích nghiên cứu

Khi thực hiện một đề tài nghiên cứu đều quan trọng nhất mà người nghiên

cứu hướng đến là tính thiết thực và khả năng ứng dụng vào thực tế của nó Vì thế

chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mục đích sau: người đọc có thê dựa vào

đây làm cơ sở căn bản nhất đề có thể dẫn dắt một chương trình mà không bị bỡ

ngỡ

Trang 7

Ngoài lý do trên đây cũng là một đề tài mới đối với sinh viên Ngữ Văn, vì thế chúng ta có nhiều đất đề khai thác và nhiều vẫn đề thú vị để bàn luận và cùng

nhau đi đến kết luận chung nhất về việc dẫn chương trình

Cuối cùng việc nghiên cứu để tài này có thê tạo thêm một nguôn tài liệu để

những người có hứng thú với việc dẫn chương trình có thể tham khảo và rút ra

những kinh nghiệm cho bản thân

4 Pham vỉ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kỹ năng dẫn chương trình” người viết chủ yếu xoay quanh các tài liệu về kỹ năng mềm Đồng thời, nghiên cứu sâu về lĩnh vực truyền hình, đặc biệt là kỹ năng dẫn chương trình

Nghiên cứu các tài liệu về kỹ năng dẫn chương của các diễn giả nổi tiếng:

“Nghệ thuật dẫn chương trình hấp dân ” của tác gải Hoàng Xuân Việt, “Phát triển lòng tự tin và tạo ảnh hưởng bằng diễn thuyết — Nghệ thuật chỉnh phục lòng người ” được dịch bởi Lưu Văn Hy, Hoàng Đức Minh, “Phương pháp luyện

kỹ năng có hiệu quả trước công chứng” (Tuyết Minh dịch),

Tìm hiểu thêm các chuơng trình trên truyền hình như: Ngôi nhà mơ ước

(Truyền hình Thành phố Hỗ Chí Minh, HTV?), Cầu vồng (Đài truyền hình Việt

Nam VTV6)

5 Phuong pháp nghiên cứu

Đề thực hiện đề tài “Rèn luyện kỹ năng dẫn chương trình” người viết thực hiện các phương pháp sau :

Phương pháp tham khảo tài liệu, Người viết nhất thiết phải tìm ra được những

nguồn tài liệu liên quan đến để tài, sao đó người viết tiến hành đọc và phân loại

ra những nội dung thiết thực nhất liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu

Ngoài ra người viết còn sử dụng phương pháp quan sát Đó là xem các

chương trình truyền hình liên quan đến đề tài nghiên cứu điền hình như :

Chương trình “ Cầu Vông” của đài truyền hình VTVó, cuộc thi “Người dẫn

Trang 8

chương trình truyền hình” của đài truyền hình Thành phố Hỗ Chí Minh tô

chức

Sau đó người viết dùng phương pháp thống kê để hệ thống lại những kỹ năng

cơ bản mà người dẫn chương trình cần phải có, và sau đó đưa ra những phương pháp hiệu quả nhất đề rèn luyện các kỹ năng đó Đó là những phương pháp cơ bản nhât mà người viết sử dụng đê viêt đê tài nghiên cứu

Trang 9

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LUẬN

1.1 NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH (MC)

1.1.1 Khái niệm

Theo trang thư viện điện tử Wikipedia, khái niệm người dẫn chương trịnh: “Người dẫn chương trình, hay còn gọi là MC do gọi tắt từ tiếng Anh: Master oƒ ceremonies, theo nghĩa thông thường được hiểu là người hướng dẫn quân chúng trong một sự kiện Còn hiểu theo đúng nghĩa của từ MC thì nó phải là: Bậc thầy của nghệ thuật giao tiếp” Ngày nay, dẫn chương trình được xem

là một nghiệp vụ thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, vì thế người làm nghiệp vụ này

cũng được xem là một nghệ sĩ

Người dẫn chương trình chính là linh hồn của chương trình Sự thành bại của một chương trình truyền hình phụ thuộc rất nhiều vào biểu hiện của người dẫn Cáp Văn — nhà sản xuất chương trình của CCTV từng nói: “Người dẫn chương trình giỗng như người láy xe Vô lăng, xăng dẫu hay bộ máy đều do

họ điều khiển, ở những thời khắc quan trọng chỉ có họ mới có thể không chế hiện trường ”

Một khái niệm khác về người dẫn chương trình: Nguyễn Cao Kỳ

Duyên — người dẫn chương trình kỳ cựu và rất nồi tiếng với chương trình Pari by night của trung tâm Thúy Nga đã từng chia sẽ “AC là một người điêu khiển chương trình theo một kịch bản nhất định và phải có đủ tĩnh táo thông minh dé

xử lý các tình huống bất ngờ trên sân khẩu ”

Con theo tir dién bach khoa toan thu Enciclopedia định nghĩa: “14C /à người tự tin trước công chúng, có kiến thức rộng, khôi hài, thanh lịch, duyên dáng, có uy tín với công chúng MC có khả năng dẫn dắt chương trình như một cầu nối với khán giả, làm cho khán giả say mê thích thú và MC còn là một bộ phận không thể thiếu trong kết cấu một chương trình Chương trình có thành công hay không, hơn một nữa là do tài năng của người MC”

Trang 10

Theo trung tam dao tao k¥ nang mém VIET SKILLS dinh nghia : “MC (Master oƒ Ceremomies) không đơn giản là ngoại hình đẹp khả năng tự tin ma còn đòi hỏi nhiễu kỹ năng khác đó là sự chính xác thông tin, linh hoạt xử lý tình huồng, truyền cảm trong diễn đạt và nhiệt tình với trách nhiệm cao ”

Trong đề tài nghiên cứu này người viết đi theo định nghĩa cuả thư viện điện tử Wikipedia về người dẫn chương trình vì đây là định nghĩa chính xác nhất bao hàm tất cả những yếu tố đề trở thành một người dẫn chương trình

1.1.2 Vai trò

Chúng ta có thể nhận thấy, hiện nay, trong mọi chương trình từ các dạng sinh hoạt chuyên nghiệp như văn nghệ sân khấu, lễ hội sân khấu hóa, các shows trén truyền thanh, truyền hình đến các dạng nghi lễ khánh thành, bế

giảng, động thô, tang ma, cưới hỏi, sinh nhật, hoặc trong các buỗi sinh hoạt tập

thể có đông đảo quân chúng tham dự như một buổi văn nghệ dã chiến, đêm lửa trại truyền thống, đại hội liên hoan, giao lưu văn hóa, bán đấu giá gây quỹ từ

thiện luôn luôn có sự xuất hiện của một người dẫn chương trình Và một

chương trình quan trọng bao nhiêu thì ý nghĩa của người dẫn chương trình càng cao bấy nhiêu

Người dẫn chương trình có trong tay toàn bộ chương trình bao gồm các

phan, các tiết mục theo thứ tự diễn tiến từ khai mạc cho đến bế mạc, từ đó sẽ giữ

vai trò xuất hiện đề giới thiệu từng tiết mục cho khán thính giả hoặc quần chúng

tham dự Họ chịu trách nhiệm về hiệu quả của toàn bộ chương trình, làm các chủ

đề đưa ra được truyền tải một cách logic và chặt chẽ

Người dẫn chương trình phải tạo ra được bầu không khí cho toàn bộ chương trình băng cách đưa ra các đột biến cao trào phẫn khởi hay lăng đọng sâu

xa nhằm thu hút, lôi cuỗn mọi người theo tiết tâu có tính toán trước một cách chu

đáo và khéo léo.

Trang 11

Người dẫn chương trình còn là một diễn viên đặc biệt của chương

trình Nếu các diễn viên khác chỉ ra biểu diễn một lần thì mọi người lại có thê

gặp người dẫn chương trình rất nhiều lần từ đầu đến cuối chương trình Do vậy,

họ cần có những nét mới, duyên dáng, hấp dẫn, lôi cuốn và gây được cảm xúc mới Tiết mục của người dẫn chương trình tuy ngắn ngủi thoáng qua, không quá

1, 2 phút nhưng lại có thê làm nồi bật hơn những tiết mục khác vừa diễn xong hoặc sắp diễn trong chương trình

Nghệ thuật của người dẫn chương trình là nghệ thuật của ngôn ngữ và cử điệu,

do vay, nếu bản thân có thêm được các kỹ năng ca, múa, kịch, kịch câm thì càng

dễ thành công hơn

1.2 MOT SO CHUONG TRINH MC CAN NAM VUNG

Theo giáo trình “Kỹ năng phỏng vấn và dẫn chương trình ” của Biên tập viên Trân Khánh Long(VTV Cần Thơ) đã đưa ra một số dạng chương trình:

1.2.1 Chương trình trực tiếp

Vai trò của người dẫn trong các chương trình ghi hình trực tiếp quan trọng rất nhiều bởi nhất cử nhất động của họ không được phép làm lại và mỗi một sơ suất nhỏ trong khi dẫn chương trình sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của chương trình Chính vì vậy mà một người cần dẫn chương trình truyền hình trực tiếp chuyên nghiệp cần phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định

- Ngôn từ: Phải năm chính xác tính chân thực của tin tức và biểu đạt hoàn chỉnh nội dung tin tức Họ phải năm rõ bối cảnh và tiến trình của sự việc, phát

huy vai trò hàng đâu trong việc truyền đạt tin tức trên cơ sở sự thật, luôn nắm vững được quyên chủ động về ngôn ngữ và quyền chủ đạo trong tay

- Tâm lý: Phải duy trì được tố chất tâm lý và trạng thái tinh thần tốt đề có thể

ứng đối được những câu hỏi phức tạp và các vẫn đề khác có thể nảy sinh bất ngờ đồng thời phải có khả năng giải tỏa những áp lực và cảm giác căng thăng của

Trang 12

những thành viên cùng tham dự chương trình, làm giảm những gánh nặng tâm lý của họ và khiến họ duy trì được tâm lý ôn định và tự do bày tỏ quan điểm

- Tiết tấu: Phải căn cứ theo những kế hoạch sắp xếp của người tô chức

chương trình, căn cứ theo quy trình của chương trình truyền hình trực tiếp đề dẫn

chương trình theo đúng tiết tấu nhịp điệu của chương trình một cách tự nhiên

nhất

- Hiện trường: Cần căn cứ theo ý đồ của người tô chức chương trình đề tổ chức và phối hợp kết nối hiện trường thứ nhất với các hiện trường có liên quan khác, tô chức và kiểm soát tốt các thành phân tham dự chương trình, phát huy tính chủ đạo và sáng tạo

Tuy nhiên đề thực hiện được tốt những yêu câu như vậy là cả một sự đòi

hỏi và thách thức cao đối với người dẫn chương trình Do đó người dẫn chương

trình cần chú ý: Không ngừng tăng cường học tập bồi dưỡng kiến thức, năng lực

về mọi mặt đề nâng cao tố chất toàn diện Tăng cường bôi dưỡng học hỏi những nghiệp vụ kiến thức về lý luận chính trị, tăng cường thực hành và đào tạo, bồi dưỡng tô chất tâm lý tốt, nâng cao khả năng kiểm soát diện chương trình phát sóng trực tiếp Kế đó là có thể tham dự trực tiếp vào kế hoạch sản xuất và phát sóng chương trình, thực sự hòa thành một thê thống nhất với chương trình phát

sóng trực tiếp, Việc tham dự vảo toàn bộ kế hoạch nghiên cứu và sản xuất

chương trình giúp người dẫn chương trình năm vững và hiểu rõ toàn bộ vấn đề của chương trình

1.2.2 Chương trình thời sự

Khi xuất hiện trên trong vai trò dẫn chuyện, người dẫn chương trình phải có khả năng diễn ngoại hình — tức là phải có khả năng thê hiện sắc thái tâm

lý, tình cảm đối với những điều mình nói ra với khán giả với tư cách là người

trong cuộc sự thê hiện thông qua nét mặt, điệu bộ, dáng đi, cử chỉ, hành

Trang 13

déng két hop véi chat luong thong tin sé 16i cuén duoc khan gia dén voi man hinh

Việc lực chọn biên tập viên nào lên hình cũng là điều cần phải được

cân nhắc Khi có sự kiện nỗi bật về một vấn đề hết sức quan trọng đối với dư

luận xã hội thì nên đề một người dẫn chương trình có uy tín trực tiếp đảm nhiệm

Phong cách chính là một yếu tố thiết thực nhất đề giúp cho người dẫn chương trình thời sự khẳng định được tên tuổi của mình trước đồng nghiệp và trong long công chúng

Khi dẫn chương trình truyền hình, một nguyên tắc bao trùm là chỉ nói những điều cân thiết Phải biết rõ những đoạn chính mang lượng thông tin chủ yếu để có thể cắt nghĩa cho khán giả, Người nói phải hoàn toàn chủ động trong việc xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra khi chương trình đang được thực hiện Chất giọng và phong cách phải có sức sống Người nói cần phải tôn trọng người nghe

Đề có thể trở thành một người dẫn chương trình truyền hình có thể gây ấn tượng với công chúng khản giả trong bối cảnh hiện nay, người dẫn phải đáp ứng được một số yêu cầu sau đây :

Ngoại hình đẹp, phù hợp với chương trình : Sự xuất hiện của người dẫn một chương trình quan trọng như chương trình thời sự là chương trình luôn

có hàng triệu công chúng khán giả, Điều đầu tiên mà khán giả chú ý là ngoại hình và chất giọng của người dẫn Những người có khuôn mặt đẹp, ưa nhìn luôn

có một lợi thế rất lớn Sự xuất hiện của người dẫn chương trình thời sự xuyên suốt trong khoảng thời gian liên tục từ tin này sang tin khác, từ ngày này qua ngày khác Tên tuôi, gương mặt của họ đã gắn liền với chương trình và dù muốn hay không cũng đã trở thành một trong những biểu tượng của chương trình đó trong lòng công chúng khán giả Họ trở thành những người nỗi tiếng nhưng sự

Trang 14

nổi tiếng đó chỉ thật sự có ý nghĩa, có chiều sâu khi họ không những có ngoại hình đẹp mà còn có một chất giọng thực sự phù hợp với chương trình

Hai yếu tổ ngoại hình đẹp, ưa nhìn và có giọng nói phù hợp có thê coi là một tài sản quý báu cho phóng viên truyền hình và những người dẫn

chương trình Tuy nhiên đó mới chỉ là những yếu tố bên ngoài Tài sản thực sự của người dẫn chương trình chính là phong cách viết và thê hiện lời dẫn một

cách hợp lý và hấp dẫn, độc đáo Một người dẫn chương trình có thê không có

ngoại hình thực sự nỗi bật và cũng không có tố chất giọng nói theo kiểu “Chuyên nghiệp” của một phát thanh viên nhưng họ vẫn có thể khẳng định mình qua hai khả năng quan trọng là viết và thể hiện lời dẫn

1.2.3 Chương trình văn nghệ tổng hợp

Người dẫn chương trình văn nghệ tông hợp cần linh hoạt có khả năng truyền đạt cảm xúc cao Ngoại hình bắt mắt, duyên dáng chính là yếu tố tăng thêm sự thu hút của chương trình Tuy nhiên một số chương trình “Nồi” như âm nhạc thường có xu hướng tuyển chọn những người dẫn theo tiêu chí

“Trọng hình thức coi nhẹ tổ chất” đã dẫn đến những biểu hiện khiếm khuyết của

người dẫn như việc hiểu biết về văn hóa, không định vị được vai trò của mình và

thiếu sáng tạo trong việc định hình cá tính của người dẫn khiến chương trình

thiếu đi sự hấp dẫn

Trước nhu cầu ngày càng cao của khán giả, bản thân người dẫn

chương trình, đặc biệt là chương trình văn nghệ tông hợp cần phải không ngừng

nỗ lực học hỏi từ những cái cơ bản nhất đề hoàn thiện bản thân đề có thể làm chủ

chương trình

- Tổ chất chuyên nghiệp : Chương trình văn nghệ tông hợp do nhiều hình

thức nghệ thuật âm nhạc, ca vũ, trò choi tao thành Vì thế chương trình này đòi

hỏi người dẫn phải có kiến thức phong phú về văn nghệ cũng như tri thức về

Trang 15

khoa học, tập trung vào tích lũy kiến thức và quen thuộc với tất cả các hình thức nghệ thuật, có khả năng cảm thụ và kiến giải về nghệ thuật

- Nền tảng văn hóa: Cùng với trình độ thưởng thức của khán giả không

ngừng được nâng cao thì tố chất cá nhân của người dẫn chương trình cũng được quan tâm Khán giả thường mến mộ những người dẫn chương trình cũng được quan tâm Khán giả thường mến mộ những người dẫn chương trình có nội hàm phong phú, phản ứng linh hoạt, có khả năng khống chế và điều tiết chương trình tốt, Tựu chung lại, muốn trở thành một người dẫn chương trình văn nghệ tông hợp thành công thì trước hết cần phải có một nên tảng tốt chất tương ứng Nếu không họ chỉ như một cốc nước sôi vô vị mà thôi

- Phong cách cá tính : Phong cách là thê hiện tổng hợp của tư tưởng, phẩm đức, học thức, tác phong, phong cách hội thoại, tài nghệ, trí tuệ của người dẫn chương trình Đối với một người dẫn chương trình, thì phong cách có độc đáo

mới lạ hay không sẽ hoàn toàn quyết định sự thành bại của hoạt động dẫn

chương trình

1.3 CÁC YÊU CÂU ĐỐI VỚI MỘT NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRINH

Người dẫn chương trình là một công việc được rất nhiều người yêu thích nhưng đề trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp không phải là chuyện đơn giản, mà phải trãi qua quá trình luyện tập khắt khe và thật sự nghiêm túc

1.3.1 Về ngoại hình

Khi bước ra sân khấu, điều đầu tiên mà khán giả tiếp xúc không phải là kiến thức, giọng nói mà là ngoại hình của người dẫn chương trình Đôi khi ngoại hình của người dẫn có tác động rất lớn tới sự thành công của chương trình Bởi người dẫn chương trình chính là người đại diện cho cả một ekip, đứng trên sân khấu và trở thành cầu nỗi giữa khán giả với chương trình Gương mặt của người dẫn chương trình cần tạo được sự thiện cảm, gần gũi; phong thái, trang phục phải

Trang 16

phù hợp với nội dung chương trình Tùy vào từng nội dung mà người dẫn

chương tình sẽ chọn trang phục hiện đại hay truyền thống, thê hiện sự trẻ trung, tỉnh nghịch hay đứng đắn, trang nghiêm

1.3.2 Về giọng nói

Người dẫn chương trình là người truyền đạt thông tin đến người nghe, người xem qua yếu tố chính là giọng nói Vì thế, giọng nói của người dẫn phải thực sự cuốn hút, có sức truyền cảm, không nói lắp, nói ngọng, nói giọng địa phương Giọng nói không được cường điệu mà phải tạo sự tự nhiên, gần gũi, làm không khí chương trình trở nên thân mật Không những vậy, giọng nói của người dẫn chương trình còn ảnh hưởng tới sức nặng của thông tin được truyền tải trong chương trình Nếu người dẫn chương trình có một chất giọng hay, nói một cách khéo léo, trôi chảy, thông tin cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiễu

1.3.3 Về khả năng xử lý tình huống

Trong mỗi chương trình, kế cả những chương trình đã được đầu tư, dàn dựng rất kĩ lưỡng cũng không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh, những trục trặc hay sự cỗ khi chương trình ấy diễn ra Trong những lúc như vậy, thì người dẫn chương trình chính là người đứng ra “ chữa cháy”, để cho chương trình được thông suốt, liền mạch, phù hợp về thời gian và nội dung Người dẫn chương trình cần linh hoạt đối phó với các tình huống diễn ra, luôn giữ được phong thái bình tĩnh, tự tin ngay cả khi gặp sự cố Bởi nếu người dẫn chương trình bối rối trước những tình huống phát sinh nằm ngoài kịch bản, chương trình đó rất dé bị đứt quãng, tạo sự khó chịu cho người xem

1.3.4 Lòng yêu nghề, sự đam mê và tỉnh than ham học hỏi

Nghề dẫn chương trình, bên cạnh ánh hào quang, sự nỗi bật với trang phục lộng lẫy và sân khẩu tràn ngập ánh sáng cũng có những giây phút “cân não” cực kì khó khăn và áp lực Nghẻ dẫn chương trình có thê giúp bạn nỗi tiếng

Trang 17

rất nhanh, nhưng có thể chỉ một lần sai sót, bạn sẽ phải trả giá rat đắt Đôi khi vì những khó khăn hay thất bại ban đầu, người daanc chương rất dễ buông xuôi, từ

bỏ, để mất đi nhiều cơ hội quý giá Vì vậy, để vượt qua khó khăn, áp lực, người dẫn chương trình cần có một sự đam mê, muốn gắn bó với nghẻ, sẵn sàng đương

đầu với thử thách để vươn tới đỉnh cao

Người dẫn chương trình cần có kiến thức vững, giọng nói tốt, khả năng ứng biến nhanh , nhưng tất cả những yếu tố đó không phải tự nhiên mà có, đó

là kết quả của quá trình bên bỉ luyện tập, học hỏi không ngừng đề hoàn thiện những kĩ năng, tôi luyện bản lĩnh sân khấu Nếu không thường xuyên luyện tập,

những kĩ năng sẽ mai một dan dân; nếu không học hỏi, tìm tòi, sắng tạo, người

người dẫn chương trình sẽ trở nên lạc hậu Bởi suy cho cùng, dẫn chương trình

cũng là một nghệ thuật, mà đối với nghệ thuật, sáng tạo là điều không thể thiếu

Muốn trở thành một người dẫn chương trình tài năng, chắc chắn người đó phải trả qua quá trình khô luyện Nếu không người dẫn chương trình sẽ rất đễ sa vào lối dẫn vô duyên, nhạt nhẽo, không có chiều sâu làm hỏng cả chương trình Người dẫn chương trình - một nghề đây chông gai, thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị, là niễm ước ao, say mê của nhiều thế hệ hôm nay và mai

sau Nhưng không có con đường nào trải đầy hoa hồng, để vươn tới sự chuyên nghiệp đòi hỏi người dẫn chương trình phải có những quan điểm đúng đắn về nghề và quyết tâm vượt qua những thử thách và sự khổ luyện

Trang 18

CHUONG 2: KY NANG DAN CHUONG TRINH

VA PHUONG PHAP REN LUYEN

2.1 KY NANG VE GIONG NOI VA PHUONG PHAP REN LUYEN

2.1.1 Kỹ năng về giọng nói

Mỗi người có một giọng nói riêng Trong thực tế không có những giọng nói hoàn toàn giống nhau Đối với người dẫn chương trình giọng nói rất quan trọng Thực tế, đa số người dẫn chương trình nôi tiếng hiện nay đều được trời ban cho một chất giọng hay (chất giọng thiên phú), tuy nhiên điều quan trọng nhất về giọng nói khi nói trước công chúng là “tròn vành, rõ tiếng” (hoặc “tròn vành, rõ chữ”) Nếu nói không rõ tiếng, rõ lời thì thông tin muốn truyền đạt đến

công chúng không được rõ ràng, đôi khi bị hiểu lầm Hơn thế nữa, nói không rõ

chữ, rõ tiếng thì sẽ kém truyền cảm và đánh mắt ý nghĩa của phát ngôn

Có nhiều người đã nói: “Ki đánh giá một con người, nhiễu khi không cần nghe họ nói diéu gì, chỉ cần nghe giọng nói của họ thế nào ” Nói như vậy đủ hiểu vai trò của giọng nói quan trọng đối với một người dẫn chương trình ra sao

Dù bạn không có một chất giọng trời sinh nhưng bạn vẫn có thé tu luyén tap dé

có một giọng nói hay và gặt hái được thật nhiều thành công trong công việc và

cuộc sống Tiếp xúc nhiều với nghiệp vụ, nhờ vào kinh nghiệm khi làm việc thì

cách nói đúng của một người dẫn chương trình sé dé lại ấn tượng tốt cho khán, thính giả

2.1.2 Phương pháp rèn luyện

Chúng ta thường trầm trồ khi người dẫn chương trình truyền hình, các phát thanh viên hay các nhà diễn giả lừng danh cất giọng nói Chính giọng nói đã giúp họ phần nào trở nên nỗi tiếng và thành công hơn Không thê phủ nhận răng

họ có tô chất về chất giọng, tuy nhiên, ngoài van dé bam sinh, giọng nói của mỗi

người hoàn toàn có thê tập luyện đê trở nên lôi cuôn như vậy

Trang 19

Giọng nói của một người dẫn chương trình cần đạt được các tiêu

chuẩn: Rõ ràng — Điều khiến được âm lượng và tốc độ nói — Có ngữ điệu êm ái —

Sức truyền cảm Vì thế, để được các tiêu chuẩn trên người dẫn chương trình cần

có những phương pháp nhất định đề rèn luyện giọng nói

Việc phát âm rõ ràng là vẫn đề đầu tiên mà một người dẫn chương trình hướng đến Đề phát âm rõ ràng, người dẫn chương trình phải tập đọc mỗi ngày vài mươi trang sách, đọc thật kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thường ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ, là thành công

Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải

trước hết phải điều chỉnh tâm trạng cho thật thoải mái, hoặc liên tưởng đến một

số làn điệu quen thuộc Ngoài ra còn phải luyện tập cách nói chuyện tỉ tê thầm thì, trong một đoạn có câu nói to cao giọng, có câu hạ thấp giọng thâm thì như gió thoảng, như vậy sẽ có tác dụng cuén hút người nghe

Về tốc độ nói: Người nói nên tránh tiết tấu đều đều suốt từ đầu đến cuối

Phải có lúc nhanh hơn một chút, phải có lúc chậm hơn một chút, thậm chí có lúc

ngưng hắn đề mọi người suy nghĩ Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm Nói nhanh quá làm cho người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong một thời gian ngăn khiến cho não họ không xử lý, phân tích, đón nhận kịp, và khiến

họ bi qua tai, nghe vài phút là mệt Ngược lại, nói quá chậm cũng làm bộ não

người nghe không cân phải làm việc nhiêu, và cũng sinh buôn ngủ Ta phải khéo

Trang 20

điều chỉnh tốc độ sao cho vừa phải, đừng nhanh, nhưng cũng đừng rẻ rà quá

Ví dụ như chương trình “Vượt lên chính mình ” của đài truyền hình Thành phố

Hồ Chí Minh HTV7, tùy từng thời điểm mà MC Quyên Linh có cách điều khiển

âm lượng giọng và tốc độ nói khác nhau Lúc tâm tình, thủ thi khi nói về hoàn cảnh khó khăn của những nhân vật tham gia chương trình; lúc lại quyết liệt mạnh

mẽ trong tốc độ nói và vang xa trong âm lượng nói ở các vòng thử thách Ngoài

ra, các chương trình như “Ngồi nhà mơ ước ” của đài truyền hình Thành phố Hỗ Chí Minh HTV7 do MC Phước Lập dẫn chương trình hay chương trình “Trdi tim nhân ái ” của đài truyền hình Vĩnh Long do MC Anh Thơ đảm nhận thì người dẫn chương trình nói chậm theo kiểu thu thi, tâm tình và với âm lượng vừa phải

Khi đạt được kỹ năng phát âm rõ ràng và có thể điều khiển được tốc độ và

âm lượng của giọng nói, bước kế tiếp cũng không kém phân quan trọng là tạo sức truyền cảm trong giọng nói và ngữ điệu khi phát âm Sự chân thành xuất phát từ bản thân người nói sẽ dần dần tạo nên âm sắc và tính truyền cảm Phát ngôn phải xuất phát từ “cái tâm” của người nói sẽ dễ dàng lay động được người nghe và người nói phải thật sự say mê vấn đề đang nói Trong một bài phỏng

vấn, biên tập viên Quỳnh Hương của đài truyền hình Thành phố Hỗ Chí Minh

khi được hỏi làm sao đề truyền tải cảm xúc băng giọng nói (sức truyền cảm), chị

đã chia sẻ “ Thát ra trước giờ hình như tôi chỉ có một “sợi lạt” duy nhất, đó là

sự chân tình với khán giả Quan điểm tôi rõ ràng, mình là người Nam Bộ không

có lợi thế cuả sự khéo ăn nói tự nhiên, vậy cứ hãy để cho cải mộc mạc thẳng

thắn của người Nam Bộ nó tiếp cận khán giả Mà cái gì cũng vậy, khi dụng chân tình đối đãi, bạn sẽ nhận được chân tình ” Qua chia sẻ này cho chúng ta thấy

một sự thật hiển nhiên là để nhận được sự đồng cảm của khán giả người dẫn

chương trình phải có sự chân thành và biết cách truyền tải điều đó qua giọng nói với những ngữ điệu thích hợp Đề có giọng nói nhịp nhàng và truyền cảm, nên

Trang 21

chọn một đoạn văn ngắn ý nghĩa, nhiều câu biểu cảm mang những sắc thái khác

nhau, khi luyện đọc nên kết hợp nghe nhạc nhẹ không lời Âm nhạc sẽ giúp chúng ta cảm nhận câu văn sâu sắc và biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn cũng như có một ngữ điệu khi phát âm được thích hợp hơn

Và một “nguyên tắc vàng” trong rèn luyện giọng nói là “Nói giọng bụng ” Liệu bạn có biết rằng hầu như tất cả những người thành đạt, giàu có, những chính trị gia đều có âm phát ra từ trong bụng? Nói giọng bụng tức là lay hơi thở từ cơ bụng Người nói giọng bụng thì tiếng trầm và sâu lắng Nhưng làm thế nào đề có thê tập luyện được phương pháp nói giọng bụng?

- Bước 1: Tập lấy hơi từ bụng

Trước tiên đặt 2 tay lên ngực và bụng đề xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào Thông thường khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra

Sau đó chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cỗ

dồn khí xuống vùng bụng

Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 chút

Bạn luyện lẫy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày sẽ quen

- Bước 2: Luyện mở vòm cộng minh (khoang miệng)

Khi phát âm, bạn cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang Sử đụng vòm cộng minh sẽ giúp cho bạn không phải cố găng lên giọng bằng dây thanh quản, đỡ bị khản tiếng

Khi luyện cách sử dụng vòm cộng minh, cố găng phát âm to và tròn chữ, chậm

và vang

Sau đó thay đôi cao độ, phát âm từ các âm trầm tới âm bồng

Thời gian đầu chưa dùng quen, bạn kiểu gì cũng dùng nhằm băng cách phát âm dựa chủ yếu vào cô họng và dây thanh quản, dẫn tới khản tiếng Khản tiếng tức

Trang 22

là cỗ họng và dây thanh quản của bạn đang bị tổn thương nhẹ, lúc đó tránh cố quá sức, sẽ ảnh hưởng tới chất giọng sau này

Tuy nhiên sau đó, khi phải phát âm to, cơ thể sẽ tự lựa, thêm vào đó là sự điều khiển cho chủ ý từ não, dé str dụng vòm cộng minh một cách hiệu qua

Bạn tập lay hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải thiện được giọng

nói rất nhiều Còn rất nhiều những bài tập nâng cao thích hợp dành cho những người dẫn chương trình chuyên nghiêp hơn, tiếp thu tuần tự sẽ đễ dàng hoàn thiện kỹ năng ucng như khả năng của bản thân

Ngoài ra chúng ta có thê tham khảo một số chia sẻ về phương pháp rèn luyện giọng nói của các người dẫn chương trình đã thành danh và ghi dấu ấn tốt đẹp trong lòng khán, thính giả MC Nguyên Khang, một người dẫn chương trình được rất nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay Anh từng đạt quán quân cuộc thi “Cẩu vồng MC” nam 2009 và có mức độ phủ sóng dày đặc trên các kênh truyền hình,

ví dụ như chương trình “7 théch đường phố” của đài truyền hình VTV3,

“Chuyên cơ số 6” của đài truyền hình VTV6, cùng các gameshow truyên hình thực tế rất ăn khách hiện nay như: “Bước nhảy hoàn vũ ” năm 2013, “Ngôi sao thiết kế thoi trang” nam 2013 đã từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn về cách rèn luyện giọng nói “ Sự khổ luyện là nên tảng giúp Khang có duoc ngày hôm nay Khang từng đứng trước gương tập kế lại những gì xảy ra trong một ngày Từng thu âm vào băng cassette để luyện giọng, từng ê a cuốn sách: Tiếng nói sân khẩu cốt để phát âm được “Ch” và “Tr”, “S” và “X” Bây giờ làm radio rồi, nên nghĩ lại những ngày tháng khổ luyện đó, mình vẫn phì cười vì thấy ngô nghê làm sao Nhưng nếu không có sự khổ luyện đó, nhược điểm lớn nhất là giọng nói sẽ không trở thành ưu điểm như bây giờ ” Ngoài ra, MC Khánh Long

— Biên tập viên thời sự 18giờ30 của đài truyền hình Thành phố Cần Tho(VTV

Can Thơ) đã từng chia sẻ, khi mới vào nghề đã gặp rất nhiều khó khăn trong giọng nói, phải trải qua một quá trình rèn luyện mới được một giọng nói hay như

Trang 23

ngày hôm nay Khánh Long đã phải ngậm viết để đọc văn bản trong vòng 6 tháng liên tục, do kiên trì luyện tập nên hiện giờ Khánh Long sở hữu một chất giọng vang, sáng và rất lưu loát

Đối với một người dẫn chương trình thì giọng nói được ví như một “tài sản

vô giá”,vì thế họ phải biết trang bị cho mình những kiến thức để bảo vệ khỗi “tài

sản vô giá” đó Có rất nhiều cách đề người dẫn chương trình bảo vệ giọng nói

của mình như: Hãy tránh xa côn, cocain, thuốc lá Thậm chí, nếu bạn là nữ ĐIỚI,

không hề sử dụng rượu bia hay thuốc lá thì vẫn có thể vị ảnh hưởng nếu bạn hít

phải khói thuốc, hoặc uống nước có ga Hút thuốc làm tốn hại mô của dây thanh quản, không thể thở sâu được làm giọng nói thô, khàn và yếu Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây ung thư thanh quản hàng đầu Trong quá trình làm việc, người dẫn chương trình nên hạn chế uống sữa Sữa sẽ khiến cổ họng bạn bị nhây và kém trong Tránh cắn hạt hướng dương, hạt dưa, những đồ ăn có ớt trước khi diễn thuyết Đừng quên thói quen uống nhiều nước Khoảng 15-10 phút nên uống 1 ngụm nước nhỏ đề liên tục làm dịu cỗ họng Trong những

trường hợp không cần thiết nên đề giọng nói được nghỉ ngơi, nếu giọng rát, khô

cô và tránh lạm dụng giọng nói như la hét, cố gào trong không gian ồn ào Ngoài

ra, hãy chịu khó luyện tập thể dục mỗi ngày, khi có sức khỏe tốt, chắc chắn

giọng nói cũng lợi thế hơn Đặc biệt là trong những ngày mùa đông lạnh giá dễ

bị cảm ho, số mũi Một cốc nước nóng pha mật ong và vắt thêm ít chanh sẽ là

“thân được” cho giọng nói của những người dẫn chương trình

Tóm lại, người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến cho người nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó Và người dẫn chương trình hoàn toàn có thể sở hữu một giọng nói hay nếu dành thời gian cố găng rèn luyện

2.2 KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ HÌNH THÊ

Trang 24

VA PHUONG PHAP REN LUYEN

2.2.1 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể

Trong mỗi chương trình khác nhau, người dẫn chương trình sẽ có cách sử

dụng ngôn ngữ hình thê khác nhau đề thu hút sự chú ý của khán giả và điều đặc biệt là không có sự lặp lại giữa các chương trình Tuy nhiên, điều cốt lõi của việc

sử dụng ngôn ngữ hình thê là người dẫn chương trình phải năm vững kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ Chuyên gia tâm lý Trần Hải Vân, Trung tâm tư vấn Ban

và Tôi, định nghĩa giao tiếp phi ngôn ngữ như sau: “ Trong giao tiếp, hay thuyết trình cần khéo léo kết hợp lời nói với giao tiếp phi ngôn ngữ Giao tiếp phi ngôn ngữ là một nghệ thuật được thê hiện qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, tư thế Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm và

thuyết phục hơn Lời nói đi kèm với nụ cười sẽ khiến cho cuộc giao tiếp trở nên thân thiện và gần gũi Thậm chí, trong nhiều hoàn cảnh, ánh mắt có thê thay thế lời nói Còn nụ cười được xem là một thứ trang sức rất hữu hiệu trong giao tiếp

và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị”

2.2.2 Phương pháp rèn luyện

Cùng với yếu tố lời nói, người dẫn chương trình phải biết kết hợp các yếu

tổ phi ngôn ngữ như: ánh mắt, nụ cười, cử chỉ điệu bộ để tăng giá trị biểu đạt của

lời nói và thu hút khán giả Trong các chương trình thời sự, người biên tập viên cần giữ một tư thế nghiêm trang và ít sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ Ngược lại, trong các chương trình âm nhạc hoặc các gameshow truyền hình, người dẫn chương trình sẽ sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ nhiêu hơn nhưng vẫn phải đảm bảo các yếu tốt ấy ở một mức độ phù hợp và không quá lỗ Vì thế, việc luyện tập

kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thê - yếu tố phi ngôn ngữ sao cho phù hợp là hết sức cần thiết

Cách mà rất nhiều người sử dụng là nói chuyện trước một cái gương lớn, trong lúc nói chuyện như thế chúng ta có thể quan sát được những cử động của

Trang 25

co thé và có sự điều chỉnh thích hợp Nếu kiên trì luyện tập những của chỉ đó sẽ thành thói quen mà khi giao tiếp với mọi người thì những chuyên động của cơ thể trở nên linh hoạt hơn và cũng xóa đi cảm giác thừa thải của đôi tay

Thường xuyên tham gia sinh hoạt ở các câu lạc bộ và nhiệt tình phát biểu

ý kiến cũng là một cách để rèn luyện sự tự tin, khi bản thân trở nên tự tin hơn thì

cơ thể cũng được giải phóng, những cử động của hình thể sẽ rất linh hoạt và đầy

sự lôi cuốn

2.3 KY NANG PHONG VAN, XU LY TINH HUONG

VA PHUONG PHAP REN LUYEN

2.3.1 Kỹ năng phỏng vấn, xử lý tình huống

Phỏng vấn là một cuộc đối thoại có chủ đích, theo dạng người phỏng vấn hỏi và người được phỏng vấn trả lời Phỏng vẫn thường được dùng trong hai trường hợp: thê hiện chân dung nhân vật và cung cấp thông tin về lĩnh vực mà người được phỏng vấn có trách nhiệm trả lời Có rất nhiều cách thực hiện phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp (Người dẫn chương trình và người được phỏng van gap nhau mặt đối mặt), phỏng vẫn bằng văn bản (Người dẫn chương trình chuẩn bị các câu hỏi băng văn bản, người được phỏng vấn cũng trả lời bang van ban trong các cuộc phỏng vấn phức tạp, người được phỏng vẫn không thể trả lời chính xác ngay lập tức), phỏng vẫn qua điện thoạt hay các phương tiện liên lac khac,,,(khi không có đủ thời gian cho một cuộc gặp trực tiếp giữa biên tập viên và người được phỏng vấn)

Trong quá trình phỏng vấn, đa phần cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ theo một kịch bản đã được biên tập từ trước Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những tình huống phát sinh sự cố trong quá trình phỏng vẫn đòi hỏi người người dẫn

chương trình có đủ bản lĩnh đề xử lý các tình huống bắt ngờ

2.3.2 Phương pháp rèn luyện

Trang 26

Đề tránh những sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện công việc phỏng vấn, người dẫn chương trình cần chuẩn bị tất cả mọi thứ bao gồm:

- Lên lịch phỏng vẫn

- Thời gian, địa điểm phỏng vẫn

- Đối tượng phỏng van

- Câu hỏi phỏng vẫn

Những người dẫn chương trình có kinh nghiệm nói răng câu hỏi hay nhất

là câu mà người được hỏi không nghĩ rằng mà họ sẽ bị hỏi Càng chuẩn bị kỹ, người dẫn chương trình càng dễ tim ra những câu hỏi như vây

- Người dẫn chương trình phải biết rõ ràng mục đích của cuộc phỏng vẫn Cần thông tin gì? Nhiều hay ít, dài hay ngắn, thông tin này để sử dụng vào phần nào của chương trình Cần vạch ra một số câu hỏi, không nhất thiết phải ghi ra nhiều câu hỏi mà quan tọng là câu hỏi phải có trọng tâm

- Có thể trao đối trước nội dung với người được phỏng vẫn nhưng không nên đưa trước những câu hỏi cụ thể vì sẽ mang tính sắp đặt và không tự nhiên

- Đến phỏng van đúng giờ hoặc sớm hơn để thực hiện tốt công tác chuẩn bị

- Trước khi phỏng vấn nên tạo không khí cởi mở, thân thiện với người được phỏng vấn Nếu có thê hãy biến cuộc phỏng vấn trở thành một cuộc trò

chuyện thoải mái, cởi mở

- Cần đặc biệt chú ý cách lựa chọn trang phục phù hợp Phải chú ý chương trình gì, đối tượng là ai

Các câu hỏi được sủ dụng một cách có cầu trúc sẽ thúc đây tiễn trình

phỏng vẫn một cách đáng kê, khuyến khích người phỏng vấn tiếp tục tham gia buổi tiếp xúc, làm rõ những hiểu biết của mình và cho phép người dẫn chương trình sắp xếp các câu trả lời của người được phỏng vấn khi đánh giá tiếp những

gi họ đã nói Các câu hỏi dùng trong phỏng vấn cũng là một “nghệ thuật” đề tìm

ra những thông tin cân thiết quan trọng nhất về người được phỏng vấn giúp ích

Trang 27

cho công việc của người dẫn chương trình Do đó cần phải biết cách chọn và

chuẩn bị sẵn những câu hỏi phù hợp Một số câu hỏi phỏng vấn cơ bản:

- Câu hỏi mở ý thăm đò: Để thăm dò một vấn đề cụ thể Kết quả bình thường

hay thông tin được thu thập thường là sự kiện, ý kiến, đề nghĩ Ví dụ: Bạn có

quan tâm về ? Bạn có ý kiến gì về ?

- Câu hỏi mở ý cảm xúc: Đề khám phá cảm xúc của người khác Kết quả bình thường hay thông tin được thu thập thường là ý kiến của người được phỏng vấn Ví dụ: Bạn cảm thấy thế nào về > Thái độ của bạn thế nào

về ?

- Câu hỏi mở: Thiết lập mối quan hệ vào lúc bắt đầu phỏng vấn Ví dụ: Tôi

nhận thấy rằng bạn đang tham dự nhiều khóa học vi tính Điều øì làm cho

bạn thích thú sử dụng máy tính?

- Câu hỏi mở đâu: Dẫn đến một cuộc trao đổi ngăn, phong phú Cuộc trao đối này sẽ cho bạn thấy một hình ảnh vẻ những giá trị và sự quan tâm của ứng viên Ví dụ: Tôi nhận thấy rằng bạn thích chwoi bong đá Bạn nghĩ gì về những rắc rối xảy ra với đội bong Việt Nam?

- Câu hỏi tình huống: Khám phá ra hành vi ứng xử của người được phỏng vấn trong quá khứ và có kế hoạch ứng xử trong tương lai Ví dụ: Bạn có bao giờ ở tỏng tình huống như Lúc đó bạn đã làm gì? Kết quả ra sao?

- Câu hỏi hành vi: Sử đụng các câu hỏi tình huống cụ thể, thực tế Sẵn sàng đưa ra những ví dụ đơn giản Ví dụ: Bạn sẽ làm điều gì khác đi nếu tình huống đó lại xảy ra? Nếu bạn ở trong tình huống này bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ

cô gắng đề đạt được kết quả gì?

3X Những lưu ý dành cho người phỏng vẫn:

- Người dẫn chương trình ngôi thoải mái, lịch sự và ngang hàng với người được phỏng vẫn Tránh ngôi cao, thấp quá hay ngồi không thoải mái Mẫu chốt là: luôn luôn nhìn vào mắt người được phỏng vân một cách thân thiện va chú ý

Trang 28

Tạo cảm giác người được phỏng vấn đang trò chuyện với công chúng chứ không phải với riêng người dẫn chương trình

- Lăng nghe tích cực và ngất lời khi cần thiết Thậm chí, hỏi lại nếu vấn đề đưa ra chưa đầy đủ và thuyết phục

- Không ép buộc hay gợi ý câu trả lời câu hỏi một cách thé thién

- Không lặp lại câu hỏi cho nhiều người trong cũng một cuộc phỏng vấn Mỗi người được phỏng vấn là một câu hỏi khác nhau để tạo sự phong phú và không trùng lặp về thông tin

- Nên áp dụng các câu hỏi mở đề thu nhận được nhiều thông tin

- Người dẫn chương trình xưng “Tôi” và người trả lời phỏng vẫn cũng xưng “Tôi” trong quá trình phỏng vẫn Trừ những trường hợp đặc biêt Người dẫn chương trình đại điện cho một cơ quan truyền thông, do đó phải tạo cảm giác tin cậy và ngang hàng trong mọi trường hợp

* Những điêu không nên làm khi thực hiện cuộc phỏng vẫn:

- Đặt câu hỏi đóng: Đây là một lỗi tôi tệ nhất Nó gợi câu trả lời có/không,

lại rất tuyệt vời với những người tìm cách né tránh câu trả lời Những câu hỏi này đã giết chết cuộc phỏng vấn Những câu hỏi đặc trưng như “ phải

không? hay không?” đã trao thế chủ động cho người được phỏng vấn Ví dụ:

Anh có phải là người phân biệt chủng tộc không? Anh có đồng ý

=> Cách khắc phục: Hãy đặt các câu hỏi có dạng: Cái gì? Tại sao? Như

thế nào? Vừa đơn giản lại hiệu quả

- Đặt câu hỏi nhưng thực chất không phải câu hỏi: Một phần tư câu hỏi trong nhiều phỏng vẫn hoàn toàn không phải là câu hỏi Chúng là những câu khăng định Lại một lần nữa chúng ta trao thế chủ động cho người được phỏng

vấn Những “câu hỏi” loại này không đòi hỏi câu trả lời

Ví dụ: “Đó là một quyết định cứng rắn” hay “Người ta nói ông là một lãnh đạo khó tính”

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:14