1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bai2

7 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Ngày soạn : Ngày dạy : Người soạn : Phạm Thị Hường GV hướng dẫn : Nguyễn Văn Trường I. Mục đích, yêu cầu. - Biết ngôn ngữ lập trình có 3 thành phần cơ bản là: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa. Hiểu và phân biệt được 3 thành phần này. - Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng ( từ khoá), hằng và biến. - Yêu cầu học sinh ghi nhớ các quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình. Biết cách đặt tên đúng và nhận biết được tên sai quy định. II. Nội dung bài dạy. * Thời gian dự kiến: Nội dung Thời gian (Phút) Ổn định tổ chức lớp 1 Bài mới 43 Đặt vấn đề 1 1) Các thành phần cơ bản 17 2) Một số khái niệm 25 Củng cố, dặn dò 1 1. Ổn định tổ chức lớp Lớp: Sĩ số: Vắng: 2. Bài mới * Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ để viết chương trình, có 3 loại ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao. Vậy ngôn ngữ lập trình có những thành phần nào, cách quy định về cách sử dụng các thành phần đó như thế nào, hôm nay cô và các em đi tìm hiểu bài mới: Bài 2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Các thành phần cơ bản. Hỏi: Để soạn thảo văn bản tiếng Việt thì ta dùng các ký hiệu nào? Hỏi: Để soạn thảo văn bản tiếng Việt ta chỉ cần dùng chữ cái, chữ số, các dấu câu. Vậy khi ta ghép các chữ cái, chữ số và các dấu câu đó một cách bất kỳ thì liệu chúng ta có thể có được một từ hoặc một câu có nghĩa hay không? GV: Như vậy tiếng Việt có các thành phần là chữ cái, chữ số, các dấu câu, cú pháp và ngữ nghĩa.Tương tự như vậy mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản là: + Bảng chữ cái + Cú pháp + Ngữ nghĩa a. Bảng chữ cái. - Khái niệm: Bảng chữ cái là tập các kí tự được dùng để viết chương trình. Không được phép dùng bất kì kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái. - Trong Pascal bảng chữ cái bao gồm các kí tự sau: + Các chữ cái thường VD: a,b,c, x,y,z + Các chữ cái in hoa VD: A, B, C, , X, Y, Z + 10 chữ số thập phân Ả Rập: 0, ,9 + Các kí tự đặc biệt: /, +, -, = b. Cú pháp - Sử dụng các chữ cái, chữ số, các dấu câu và một số ký tự đặc biệt. - Không được vì từ hay câu được ghép phải tuân theo ngữ pháp của tiếng Việt và nó phải có ý nghĩa. - Ghi bài - Cú pháp là bộ quy tắc để viết Hỏi: Theo các em cú pháp là gì? GV : Cú pháp của những ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ: Trong Pascal câu lệnh rẽ nhánh dạng khuyết có cú pháp là: If <đk> then <câu lệnh>; Còn C++ thì cú pháp lại là: If (biểu thức) câu lệnh; c. Ngữ nghĩa Hỏi: Theo các em hiểu thì ngữ nghĩa của một từ hay một câu trong tiếng Việt là gì? GV : Tương tự như vậy, ngữ nghĩa trong ngôn ngữ lập trình là xác định ý nghĩa thao tác phải thực hiện ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó. VD: - Phần lớn các ngôn ngữ lập trình đều sử dụng dấu (+) để chỉ phép cộng. Xét biểu thức: A+B (1) I+J (2) Giả thiết A, B là các đại lượng nhận giá trị thực và I, J là các đại lượng nhận giá trị nguyên. Khi đó dấu “+” trong biểu thức (1) được hiểu là cộng hai số thực, dấu “+” trong biểu thức (2) được hiểu là chương trình. Dựa vào chúng mà người lập trình và chương trình dịch biết được tổ hợp nào của các kí tự trong bảng chữ cái là hợp lệ và tổ hợp nào là không hợp lệ Nhờ đó có thể mô tả chính xác thuật toán để máy thực hiện. - Từ hoặc câu đó phải mang ý nghĩa để người nghe hiểu đúng ý người nói. cộng hai số nguyên. Như vậy, ngữ nghĩa dấu “+” trong hai ngữ cảnh khác nhau là khác nhau. GV: Em nào cho cô biết cú pháp và ngữ nghĩa có gì khác nhau? Hỏi: Theo các em tại sao mỗi chúng ta ai cũng đều được đặt tên? GV: Trong ngôn ngữ lập trình cũng vậy, các đối tượng sử dụng trong chương trình đều được đặt tên để phân biệt và tiện sử dụng. 2. Một số khái niệm a) Tên - Mọi đối tượng trong chương trình đều phải đặt tên theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể - Quy tắc đặt tên trong Turbo Pascal: + Tên là một dãy không quá 127 kí tự + Tên bao gồm: chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới + Tên bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới. - VD: trong ngôn ngữ Pascal + Tên đúng: A R21 P21_c _45 + Tên sai: A BC ( chứa dấu cách) 6pq ( bắt đầu bằng số) - Cú pháp cho biết cách viết một chương trình hợp lệ, còn ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình. - Để phân biệt giữa người này với người khác. - Ghi bài X#Y ( chứa kí tự “#” ) GV: Treo bảng phụ 2 cho HS quan sát và chỉ ra các tên đúng và tên sai. - Yêu cầu HS lấy 2 ví dụ về tên đúng và 2 ví dụ về tên sai theo quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Chú ý: Ngôn ngữ lập trình Pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường trong tên. + VD: LAPTRINH và LAPtrinh là một tên trong Pascal, nhưng lại là 2 tên khác nhau trong ngôn ngữ C++. - Nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó có Pascal, phân biệt 3 loại tên. + Tên dành riêng + Tên chuẩn + Tên do người lập trình đặt. GV: Ngoài khái niệm về tên trong Pascal còn có một khái niệm nữa rất quan trọng đó là hằng và biến. Vậy hằng và biến trong Pascal là gì? Chúng có điểm gì giống và khác nhau với hằng và biến trong toán học? b. Hằng và biến * Hằng: Hỏi: Em nào cho cô biết hằng trong toán học được hiểu là gì? ĐN: Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình. - Có 3 loại hằng thường dùng: - HS quan sát và ghi nhận - Ghi bài - Hằng là một số cố định . - Ghi bài + Hằng số học + Hằng lôgic + Hằng xâu. - Treo bảng phụ 3 yêu cầu HS phân loại các loại hằng cho đúng. GV nhận xét. - Yêu cầu HS lấy 3 ví dụ về: hằng số học, hằng lôgic, hằng xâu * Biến: Hỏi: Các em theo dõi SGK và cho cô biết biến là gì? ĐN: Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị co thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. - VD: Khi giải phương trình bậc 2 ta phải khai báo các biến sau: a, b, c, x1, x2, delta.( Các em sẽ rõ hơn trong các phần học tiếp theo) GV: Khi viết chương trình, người lập trình thường có nhu cầu giải thích cho những câu lệnh mình viết, để khi đọc lại được thuận tiện hoặc người khác đọc có thể hiểu được chương trình mình viết, do vậy các ngôn ngữ lập trình thường cung cấp cho ta cách để đưa các chú thích vào trong chương trình c. Chú thích - Có thể đặt các đoạn chú thích trong chương trình nguồn. Các chú thích này giúp cho người đọc chương trình nhận biết ý nghĩa của chương trình đó dễ - HS nhận dạng và phân biệt - HS lấy VD - Biến là đại lượng có giá trị thay đổi. - Nghe và ghi bài - Lắng nghe và ghi nhận - Ghi bài hơn - Chú thích không làm ảnh hưởng đến nội dung chương trình nguồn và được chương trình dịch bỏ qua. - Trong Pascal: Chú thích được đặt giữa cặp dấu { và } hoặc (* và *) - Trong C++: đặt giữa cặp dấu /* và */ hoặc đặt sau dấu // III. Củng cố và dặn dò Qua bài này các em cần nắm được: - Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa. - Một số khái niệm: + Tên ( tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt) + Hằng, biến. + Cách ghi chú thích - Cách đặt tên cho các đối tượng - Đọc, trả lời và làm các bài tập tr 13 và chuẩn bị bài mới ở nhà. IV) Rút kinh nghiệm

Ngày đăng: 29/06/2014, 14:54

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w