Ứng viên tìm việc: Chìa khoá thành công pot

5 329 0
Ứng viên tìm việc: Chìa khoá thành công pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ứng viên tìm việc: Chìa khoá thành công Thị trường việc làm luôn sôi động, cô gái năng động đã thử vào đó chưa? Nếu muốn trải qua tuyển dụng và tìm thấy một công việc hấp dẫn cho mình, hãy đừng quên… Tự đặt mình trên các điều kiện tối thiểu Trong cuộc tuyển dụng, người hỏi đã có sơ yếu lý lịch (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp đều viết tắt là CV) của bạn. Vì thế đừng lặp lại chúng, hãy tự khẳng định mình nhiều hơn thế về kinh nghiệm, về cá tính và về động lực cống hiến. Phải nhấn mạnh bản thân để tạo cảm hứng cho nhà tuyển dụng muốn đặt câu hỏi thêm cho bạn, muốn đưa ra nhận định về bạn và quyết định chọn bạn chứ không ai khác. Để làm được thế, lý lẽ của bạn cần sắc bén lắm đấy. Nếu không năm chắc điểm mạnh và yếu của mình, bù lại, bạn phải soạn trước một bản trình bày động cơ làm việc của mình. Đừng quên, bạn tự khoe mình nhưng luôn đăn mình vào vị trí của nhà tuyển dụng. Họ sẽ không đánh giá cao mọi sở trường của bạn giống bạn, họ chỉ để ý đến những gì quan trọng cho chỗ làm mà họ đang tuyển người mà thôi. Như thế, bạn phải tìm ra bằng được mối liên quan giữa kinh nghiệm đã có và chỗ làm đang muốn có. Thêm nữa, đừng quên nói sao cho tích cực về điểm yếu của mình. Đặt ra những câu hỏi có ích Một cuộc phỏng vấn tuyển dụng trước hết là một cuộc trao đổi. Bạn phải trả lời một số câu hỏi và bạn cũng phải biết đặt một vài câu hỏi với nhà tuyển dụng. Họ luôn chờ đợi một ứng viên biết quan tâm tới tổ chức của họ, ít nhất là trong lời nói. Đây chính là cách tốt để bạn thể hiện động lực tìm việc của mình và nhiều khi, nhà tuyển dụng tạo cơ hội cho ứng viên khi họ hỏi: “Bạn có câu hỏi gì không?”. Đừng thụ động đặt mình vào vị trí người đi thi, bạn cũng cần tối đa những thông tin về chỗ làm tương lai của mình mà. Những câu hỏi có thể là: Các ông đã có những dự án gì, đã định hướng thế nào, đã thực hiện được những chuyện gì trong dự án ấy… Tổ chức của các ông đã từng phát triển ra sao, những ai là khách hàng và nhà đầu tư quan trọng nhất, có bao nhiêu người trong tổ chức của các ông, tôi sẽ làm việc với ai, có bao nhiêu người trong bộ phận của tôi, công việc chủ yếu của tôi sẽ là gì… nhưng nên nhớ, không thể tò mò về con số kinh doanh của họ được. Tự chuẩn bị tốt, tránh sự lặp lại Nếu tự cảm tháy không đinh hướng rõ ràng được trong đầu về diễn tiến cuộc phỏng vấn, đừng ngần ngại viết ra giấy tất cả: ưu điểm, nhước điểm, các khía cạnh trong công việc, sơ yếu lý lịch. Nếu quá lo lắng, hãy sử dụng máy quay phim, coi mình là diễn viên, xem mình trong ống kính để biết mình chủ động hay bối rối ra sao. Cũng nên thử cho mình là nhà tuyển dụng để đánh giá bản thân. Cần xác định: sự trùng lặp trong diễn đạt, trong thể hiện của bạn sẽ là điểm yếu của bạn. Diễn tiến phỏng vấn Như thường lệ, nhà tuyển dụng sẽ làm cho bạn nói về mình. Hãy chịu đựng những loạt câu hỏi bắt buộc phải trả lời: ví như Bạn có hài lòng với nghề kỹ sư công nghệ của mình không? Bạn đã vượt lên khó khăn đó như thế nào? Bạn phản ứng ra sao trước một khách hàng khó tính? Bạn hãy đánh dấu ba đặc điểm của mình? Đâu là kinh nghiệm nổi trội nhất của bạn, vì sao? Lý do gì bạn thích công việc này? Theo bạn, vì sao tôi phải lựa chọn bạn? Nhà tuyển dụng không thích là vị quan toà trong cuộc phỏng vấn, với họ, đó là tham gia vào trò chơi. Họ thích ứng viên bình thản và tự nhiên, không tỏ ra cố sống cố chết hoặc sợ hãi. Ngôn ngữ của cơ thể Khi phỏng vấn, lời nói của bạn là quan trọng, nhưng không duy nhất. Còn có âm điệu, ánh mắt, cử chỉ, cách thức khác của cơ thể bổ trợ giúp bạn. Trong số đó, ánh mắt được đánh giá rất cao, dôi khi noa được nhà tuyển dụng coi là điểm trực tiếp để quyết định kết quả. Những suy nghĩ thật của nhà tuyển dụng Những suy nghĩ thật của nhà tuyển dụng - Là ứng viên, chúng ta luôn có cảm giác lo sợ và ngại ngần với các nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Chúng ta tự tạo ra rào cản giữa ứng viên và người phỏng vấn và chính điều đó đôi khi khiến ta thất bại. Thực sự thì các nhà tuyển dụng không đáng sợ như vậy, để hiểu hơn về những gì diễn ra trong suy nghĩ của họ mỗi buổi phỏng vấn. Mời bạn xem qua bài viết sau: 1. Họ luôn cố gắng giúp ứng viên cảm thấy thoải mái nhất Christine Peterson, phó chủ tịch công ty tiếp thị TripAdvisor nói rằng, “Tôi luôn bước vào mỗi buổi phỏng vấn với suy nghĩ rằng tất cả các ứng viên này đều rất giỏi và tôi chắc sẽ phải gặp nhiều khó khăn mới có thể chọn ra được một người”. Bà nói rằng việc có thêm các kỹ năng và kinh nghiệm vượt trội sẽ giúp bạn vượt lên các ứng viên khác. Để giúp ứng viên bộc lộ được hết khả năng của bản thân thì bà luôn tỏ ra vui vẻ và đôi khi kể vài câu chuyện cười nhằm giúp ứng viên thoải mái đầu óc. 2. Họ không muốn nghe một “kịch bản” được chuẩn bị trước Mary Gormandy White, chuyên gia tư vấn của công ty Mobile Ala, nói “ Những người phỏng vấn đều đủ thông minh để nhận biết được ứng viên nào có tài thực sự vì thế sẽ là lãng phí thời gian nếu bạn cứ chăm chăm vào những điều bạn đã học thuộc tối qua để trả lời phỏng vấn.” Bằng việc nói ra những suy nghĩ thật và tự đánh giá khả năng bản thân sẽ là điều nhà tuyển dụng muốn lắng nghe nhất. 3. Họ không mong chờ bạn sẽ trả lời được tất cả các câu hỏi của họ Linda Finkle, nhân viên quản lý cấp cao của một công ty đặt trụ sở tại Potomac, Md nói “Các nhà tuyển dụng hứng thú với nội dung và cách trình bày câu trả lời của bạn hơn là việc bạn cố gắng trả lời hết các câu hỏi mà không có kiến thức thực sự”. Nếu bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra, hãy thẳng thắn thừa nhận rằng bạn không biết. Tuy nhiên, bạn cũng nên đưa ra một vài suy nghĩ trong đầu bạn về câu trả lời đó. Điều quan trọng nhất đó là nếu bạn không biết, đừng giả vờ như bạn biết. 4. Họ muốn biết chắc bạn muốn làm việc cho công ty họ Theo Michele Minten, giám đốc của trung tâm tuyển dụng tại Chicago nói rằng một trong những điều khiến ứng viên không ghi được điểm với nhà tuyển dụng đó là không thể hiện được sự hứng thú và nhiệt tình với vị trí tuyển dụng đó cũng như với công ty. Khi tìm một ứng viên phù hợp cho vị trí tuyển dụng họ cần phải biết chắc rằng người ứng viên đó thực sự đam mê với công việc cũng như công ty này. Christin Peterson, phó chủ tịch công ty tiếp thị TripAdvisor, cũng đồng ý và nói rằng “Khi tôi nghe một ứng viên bày tỏ sự nhiệt tình và đam mê muốn được làm việc trong lĩnh vực này và muốn phát triển hơn nữa các mặt hàng của công ty chúng tôi, tôi đã muốn nhận ngay người đó.” Ứng viên chuyên nghiệp - Thái độ khi phỏng vấn Ứng viên chuyên nghiệp - Thái độ khi phỏng vấn Mục tiêu của mọi ứng viêntìm được công việc ưng ý. Nhưng thực tế, từ mục tiêu đến kết quả cuối cùng là cả một hành trình có thể kéo dài từ ngày này qua tháng nọ. Để có được vị trí top trong danh sách dài của nhà tuyển dụng (NTD), bạn cần chứng tỏ “đẳng cấp” chuyên nghiệp của mình qua mỗi lần tiếp xúc. Nhưng đừng vội nghĩ rằng NTD sẽ sẵn lòng chỉ ra cho bạn những điều bạn cần sửa chữa. Nhiệm vụ của NTD là “đãi cát tìm vàng”, và nếu bạn không đáp ứng đủ yêu cầu của họ, tên bạn sẽ bị gạt khỏi “bảng vàng”. Trong loạt bài tư vấn “Ứng viên chuyên nghiệp”, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ra những thái độ ứng xử cần tránh cũng như những điều nên làm để dễ dàng “lọt vào mắt xanh” NTD, bắt đầu từ lần phỏng vấn đầu tiên. Sau khi qua vòng sơ tuyển – lọc Hồ sơ, bạn được chọn vào vòng “loại trực tiếp” – phỏng vấn. Cung cách ứng xử và thái độ của bạn sẽ là yếu tố quyết định bạn có “qua” được vòng này hay không. Điều quan trọng khi đi phỏng vấn (bên cạnh việc đến đúng giờ, trang phục chỉnh tề) là giữ thái độ bình tĩnh và tránh phạm phải những lỗi dưới đây. 1. “Đi cho biết” Không gì khiến NTD rất bực mình bằng việc trò chuyện với một ứng viên mà người này không tỏ vẻ quan tâm, hoặc chỉ trả lời hời hợt. Hỏi ra thì ứng viên chỉ “đến để biết công ty ra sao rồi mới cân nhắc có chấp nhận làm việc hay không”. Anh Ân, trưởng phòng Nhân sự công ty EDF, đã từng ngồi chờ một ứng viên hết cả 20 phút trước khi phát hiện ra rằng “nhân tài” của mình đang đi lòng vòng trong công ty để “hỏi thăm” tình hình làm việc trước khi vào gặp NTD. Đến đây thì không phải bàn cãi gì thêm, tên của ứng viên này được lưu vào “sổ bìa đen” vô thời hạn. 2. Nghe điện thoại khi phỏng vấn Hà được NTD đánh giá là một ứng viên sáng giá cho vị trí phó phòng Kinh doanh. Nhưng cuối cùng, chiếc ghế phó phòng lại về tay một người khác còn Hà thì vẫn đang “lận đận” gõ cửa nhiều công ty. Lý do nhiều NTD từ chối Hà là vì cô nàng liên tục nghe điện thoại và trả lời tin nhắn khi đang phỏng vấn đến nỗi NTD phải nhắc khéo Hà tắt điện thoại. Việc nghe điện thoại khi đang phỏng vấn là một trong những điều tối kỵ. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi cực kỳ khẩn cấp hoặc có công việc cực kỳ gấp phải giải quyết qua điện thoại, hãy hỏi ý NTD trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu. Chỉ nên nghe điện thoại khi NTD đồng ý và cố gắng kết thúc cuộc gọi sớm. Thông thường NTD phải tiếp xúc khá nhiều ứng viên và sẽ không có đủ thời gian nếu bạn cứ “cà kê” trên điện thoại. Nếu bạn không ở trong bất kỳ tình huống “cực kỳ” nào bên trên, hãy tắt điện thoại trước khi vào phỏng vấn. 3. Nói lan man “Hãy cho tôi biết về bạn” là một câu hỏi nhiều NTD rất “sợ” phải hỏi nhưng không hỏi thì không được. Nhiều ứng viên vừa nghe đến câu hỏi này là lập tức “tuôn” tràng giang đại hải về tiểu sử bản thân, sở thích, thói quen của mình. Ngược lại, những thông tin cần thiết cho NTD như công việc, những điều bạn thích khi làm việc và những gì động viên tinh thần làm việc thì lại không thấy nói đến. 4. Quá tự hào về bản thân Bạn hoàn toàn có quyền tự hào về những thành tích mình đạt được nhưng nên thể hiện một cách khiêm tốn. Bạn có thể nói “Tôi không tự nhận mình là người giỏi nhất, nhưng tôi luôn cố gắng hết sức và nỗ lực của tôi được đền đáp với giải nhất cuộc thi XYZ.” Ngược lại, nếu bạn vỗ ngực: “Sau khi qua mặt 2 ứng viên nặng ký cho ghế Giám đốc và thắng luôn ứng viên sáng giá cuối cùng bằng bảng kế hoạch kinh doanh xuất sắc, vị trí Giám đốc Kinh doanh tại công ty ABC đương nhiên trở thành của tôi”, chỉ cần đến đây, NTD có thể nhẹ nhàng gạch tên bạn ra khỏi danh sách. Bên cạnh đó, có những ứng viên chọn cách “thêu dệt” thêm thành tích nhằm làm lý lịch của mình “đẹp” hơn, nhưng NTD tinh ý luôn dễ dàng phát giác những chi tiết “giả tưởng” này. Không gì sáng suốt bằng việc nói đúng sự thật và khiêm tốn. Bạn không phải chứng tỏ mình là Siêu nhân để được nhận vào công ty. Hãy chứng tỏ mình là một ứng viên phù hợp nhất, đơn giản chỉ vậy. 5. “Quên” cảm ơn Trong tất cả những thiếu sót vừa kể, đây có lẽ là thiếu sót lớn nhất. Mặc dù bạn đã chứng tỏ được bản thân nhưng chỉ vì quên mất hai tiếng “cám ơn” mà đánh mất cơ hội. Ngoài việc cảm ơn NTD ngay khi buổi phỏng vấn kết thúc, bạn cần dành ít thời gian sau đó để viết thư cảm ơn NTD đã dành thời gian cho mình. Điều tưởng chừng như nhỏ nhặt này lại có thể giúp NTD nhớ đến bạn nhiều hơn và chứng tỏ bạn thật sự quan tâm đến vị trí này. Nếu hồ sơ của bạn đã tạo được cho bạn một diện mạo sơ khởi thật chuyên nghiệp trong mắt NTD để bạn có được cuộc hẹn phỏng vấn, thì đừng để bất kỳ sơ suất nào trong tác phong, cách giao tiếp và tư cách của mình phá hỏng hình ảnh này. Để củng cố hình ảnh này sau buổi phỏng vấn, một bức thư cảm ơn chuyên nghiệp có thể tạo cho bạn thêm nhiều ưu thế nếu được viết đúng cách. Đón đọc Bản tin Việc làm tuần sau để biết được cách biến thư cảm ơn thành công cụ hỗ trợ đắc lực. . Ứng viên tìm việc: Chìa khoá thành công Thị trường việc làm luôn sôi động, cô gái năng động đã thử vào đó chưa? Nếu muốn trải qua tuyển dụng và tìm thấy một công việc hấp. sự hứng thú và nhiệt tình với vị trí tuyển dụng đó cũng như với công ty. Khi tìm một ứng viên phù hợp cho vị trí tuyển dụng họ cần phải biết chắc rằng người ứng viên đó thực sự đam mê với công. của công ty chúng tôi, tôi đã muốn nhận ngay người đó.” Ứng viên chuyên nghiệp - Thái độ khi phỏng vấn Ứng viên chuyên nghiệp - Thái độ khi phỏng vấn Mục tiêu của mọi ứng viên là tìm

Ngày đăng: 29/06/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan