1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Các giải pháp mở rộng quy mô Layer-2 cho kỹ thuật thu hồi trong hệ thống quản lý chứng chỉ dựa trên Blockchain

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Giải Pháp Mở Rộng Quy Mô Layer-2 Cho Kỹ Thuật Thu Hồi Trong Hệ Thống Quản Lý Chứng Chỉ Dựa Trên Blockchain
Tác giả Phạm Đức Khánh, Huỳnh Gia Phú
Người hướng dẫn ThS. Vừ Tấn Khoa, ThS. Nguyễn Thị Anh Thư
Trường học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 35 MB

Nội dung

Các nghiên cứu liên quanđến quản lý chứng chỉ bằng blockchain, kỹ thuật thu hồi trong blockchain, giải pháplayer-2 và mô hình máy học cho phát hiện gian lận đã được đề cập.. Mục đích ngh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA TP HO CHÍ MINH

TRUONG DAI HOC CONG NGHE THONG TIN

KHOA KHOA HOC VA KY THUAT THONG TIN

PHAM DUC KHÁNH - 20521453 HUYNH GIA PHU — 20521752

KHOA LUAN TOT NGHIEP

CAC GIẢI PHAP MỞ RONG QUY MÔ LAYER-2 CHO

KY THUAT THU HOI TRONG HE THONG QUAN LY

CHUNG CHỈ DỰA TREN BLOCKCHAIN

LAYER-2 SCALING SOLUTIONS FOR REVOCATION IN

BLOCKCHAIN-BASED CERTIFICATE MANAGEMENT

SYSTEM

CU NHAN NGANH CONG NGHE THONG TIN

GIANG VIEN HUONG DAN

ThS Võ Tấn Khoa

TP HÒ CHÍ MINH, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các cá nhân và tổ chức

đã hỗ trợ chúng tôi trong suốt hành trình đầy thử thách để thực hiện và hoàn thành

khóa luận này.

Trước nhất, tác giả vô cùng trân trọng và biết ơn sâu sắc sự hướng dẫn củaThạc sĩ Võ Tan Khoa và Thạc sĩ Nguyễn Thị Anh Thư Sự tận tâm và kiên trì củathầy cô đã là nguồn động lực lớn giúp tác giả vượt qua mọi khó khăn, hoàn thànhkhóa luận một cách tốt nhất

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến trường, quý thầy cô giảngviên và toàn thể nhân viên đã luôn hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong

suôt quá trình học tập và nghiên cứu.

Ngoài ra, sự động viên và giúp đỡ vô giá từ gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp

Sự quan tâm va ủng hộ của moi người đã giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn và ap lực trong thời gian thực hiện khóa luận.

Mặc dù đã nỗ lực hết mình để đạt được kết quả tốt nhất trong từng vấn đềnghiên cứu, nhưng do hạn chế về thời gian, tài chính và kinh nghiệm, đề tài vẫn cóthể còn một số thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những góp ý quý báu từ quýthầy cô dé hoàn thiện đề tài hơn nữa trong tương lai

Tác giả chân thành biết ơn và kính trọng!

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 07 năm 2024

Nhóm sinh viên thực hiện Phạm Đức Khánh — Huỳnh Gia Phú

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 TONG QUAN - 2-52 SE E22E12E1211211211211211211211211211 2111 xe 2

1.1 Mục đích nghiên CỨU + 22 ES1*21 13 1151119111111 11 111111 re 3

1.2 _ Đối tượng nghiên CỨU - ¿22 2+S2+EE+EE2EE2E12E12E121121121121121121.21 2c, 3

1.3 Pham vi nghién CU ae 3

Chuong 2 CAC NGHIÊN CUU LIEN QUAN ¿©2¿52++2z++2z+ccszee 4

2.1 Quan lý va thu hồi chứng chi trên Blockchain - 2-2 2 z+5zzs++s+4

2.2 Giải pháp mở rộng layer-2 trên blockchaim 5 5 255 *++s*+++++s+ 8 2.3 Các mô hình máy học phát hiện gian lận từ địa chỉ người dùng 9

2.4 So sánh với các hệ thống đã CÓ ¿5-5252 SEEEeEEEEEEEEEEEEEEerkerkerrer 10Chương 3 CO SỞ LÝ THUYÊT - 2 2+E22EE2E2E£EEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkerg 14

3.1 Công nghệ BlockchaIn - - - c1 2.18211191113131 111111 1 kree 14

3.1.1 Dit 1S gree, 7¬ v ch ha 14

3.1.2 Kiến trúc của bloekchain - ¿2225 +E2+E+2E+EezEerEerxerxees 14

3.1.3 Cách thức hoạt động 5c + SE EEsiEsrrksrrsrrrerrererske 15

3.1.4 _ Các tính chất cơ bản của blockchain - 2-5 ©52+£+£Ez£z£xzes 153.1.5 _ Blockchain được áp dụng như thế nào2 - 2-2 s+zszzsze: 153.1.6 Cac thuật toán đồng thuận -2- ++++2E++EEt2E2EEtEECrExerkerrree 16

3.2 Mang Ethereum nh 17

SN an d3 17

3.2.2 _ Các thành phần chính của mạng Ethereum - - 2s set: 17

3.2.3 Công nghệ Smart COnITACK - S2 1239 9 ng rrkp 18 3.3 Giải pháp mở rộng layer-2 c3 1921133111911 19111111 811 111 1k re 18

3.3.1 Khai niệm, cách hoạt động và mục dich của các giải pháp layer-2 | 8

Trang 4

3.3.2 Một số giải pháp layer-2 phố biến hiện nay - 2- 5-5555: 21

3.4 Optimistic RỌÏUS Gv HH Hà nành 22

3.4.1 Optimistic Rollups là gì ? - c SG St k* 1S HH hy 22

3.4.2 Optimistic Rollups hoạt động như nào ? s5 +5 +++<s<++s+ 24 3.4.3 Sự tương tác giữa Optimistic Rollup và Ethereum ? - 25 3.5 Mang ATbIfrum c + 11191 1199111911111 1 9119 111g kg ng cư, 26

3.5.1 Arbitrum nh 26

3.5.2 Cơ chế hoạt động của Arbitrum ¿+ +s+++ + x+kxsexsrrseerersee 263.5.3 Điểm nỗi bật của Arbitrum - -cccccccrrkrrrrrktrrrrtrirrrrrrireee 283.6 Kỹ thuật thu hồi trong Blockchain -2- 2 522£+£E+£EzEezrxerxezred 28

3.6.1 | Khái niệm thu hồi trên blockchain và phân loại các kỹ thuật thu hồi.28

3.6.1.1 Khái niệm St LS SH nghiệt 28

3.6.1.2 Phan loại các kỹ thuật thu hồi - - 2-5 5£ +x+zxezxezxerxez 293.6.2 Một số hệ thống quản lý chứng chỉ trên blockchain - 303.6.3 Các kỹ thuật thu hồi chứng chỉ trên blockchain đã được đề xuắt 3 Ì

3.6.3.7 Block MatTIX Q LH HH ng ng nceh 36

3.6.3.8 Chameleon Hash & Secret Sharing - -ccsccsccsccsersee 37 3.6.3.9 Fraud DetectIOI - - c1 111112931111 195311111 1 key 39

Trang 5

SN Loa na e 40

3.7.1 Khai niém, cầu, n ' - 40

3.7.2 Một số mô hình máy học dé phát hiện và phân loại hành vi gian lận 40

3.8 — : dd 42

3.8.1 IPFS 1a ha ae 42 3.8.2 Nguyên lý hoạt d6ng oo ce cccccceseceneeeseeceseceeeeeseceeeeeeeenseesseeenseenas 42

3.8.3 Ưu điểm va nhược điểm -cc:ccvvtccttrtrrerrtrrrrtrrrrrrrrrree 42

Chương 4 _ PHƯƠNG PHÁP ĐỀ XUẤTT 2-22 ++Ex+2E+EEeEEEEEeExerkrrrree 43

AL Tổng quan kiến trÚC - ¿+ ++E+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1EEEEEEcrrerrer 434.2 Kỹ thuật thu hồi chứng chỉ với hợp đồng thông minh 48

43 Tăng cường quy trình thu hồi với optimistic rollups - 51

4.4 Tích hợp mô-đun phát hiện gian lận - s5 52 S52 *+*+++svxseessexss 53

4.4.1 Thu thập dit liệu và trích xuất đặc trưng - 2 sz+cs+cez+s+ 544.4.2 _ Kiến trúc của mô-đun Phát hiện gian lận ¿5+ 52>szx>xd 55

Chương 5 THỰC NGHIỆM - 2-2-5552 StSE2E2E2EeEeErrrvrrsrrrrrrrrrxre 58

5.1 Dot oi thure nghiem oo 58

5.1.1 _ Giải pháp mở rộng layer-2 cho kỹ thuật thu hồi trên blockchain 58

5.1.2 Module phát hiện nguy cơ gian lận của người dung trên Ethereum 59

“ii nha 61

5.2.1 Giai pháp mở rộng layer-2 cho kỹ thuật thu hồi trên blockchain 61

5.2.2 Module phát hiện gian lận trên Ethereum - ¿5+5 «5s <<s<++ 62 5.3 Phương pháp thực nghiỆm - - c2 311139113 1311111 rreree 62

5.3.1 Giải pháp mở rộng layer-2 cho kỹ thuật thu hồi trên blockchain 62

5.3.2 Module phát hiện nguy cơ gian lận trên Ethereum - - 63

Trang 6

5.4 Kết quả thực nghiệm - -2-©S+SESE‡EEEEEEEEEEEEEEEE1 7121711121 re 64

5.4.1 _ Giải pháp mở rộng layer-2 cho kỹ thuật thu hồi trên blockchain 64

5.4.2 Module phát hiện nguy cơ gian lận trên Ethereum - - 67

5.5 Triển khai hệ thống £S£+ESE+EEEEEEEEEEEE2111111111 11111 72

5.5.1 SO d6 Use vecccccccsceseccsssssessssessessssessesscsucsesessusevsasseseesecseeavsnsaeeeveneeees 72

5.5.2 Cấu hình hệ thống :- ke EEEEEE1211221271211211 21121 xe,735.5.3 Giao diện hệ thống 25c SE EEEEE717111 11111111 ctyee 73Chương 6 KẾT LUẬN - S2 SE+EE2EE9EE9E12E12E1221211211211211221 21 xe 83

6.1 Kết quả dat được -5- 5c 2E 2E 1221711111111 11111 Exerre 836.2 Kếtluận Ä Z =xốfẴt 86

Chuong 7 HUONG PHÁT TRIEN ccsccccccsscsssessesssessessecssessesssessessecssessesssesseeaes 87

TAI LIEU THAM KHAO Qn ceccccsscssscesscsescssescsesucsececsuesecaesucarsassucatsassussesassncaneneanens 88

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Tổng quan Blockchain - ¿5£ £+S££E£EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEerkerkerkees 15

Hình 3.2: Các thuộc tính của Blockchain - <5 5 22 =S S222 *£*+2£e£c+zeeeeezesees 20 Hinh 3.3: Optimistic rollups T18 25

Hình 3.4: Kiến trúc của các kỹ thuật thu hồi 2-2 2 22 2+E+E2EzEzEzrzex 30Hình 4.1: Tổng quan kiến trúc của hệ thống thu hồi chứng chỉ trên blockchain 43 Hình 4.2: Quy trình thu hồi thơng qua yêu cầu của holđer 2-2 252ss45 Hình 4.3: Quy trình thu hồi chủ động của iSSUeT 5:55 2xczxczxczxccxeei 47Hình 4.4: Optimistic rollups cho quy trình thu hồi chứng chỉ - 52

Hình 4.5: Mơ-đun phát hiện gian lận 5 + 55 2+ SE Sx 2 Set 55

Hình 4.6: Mắt cân bằng các nhãn - 2-2 2 2+S+E2EEEEEEEE2EE21217121 71111 ctxee 56Hình 5.1: Độ trễ và Chi phi của các yêu cầu thu hồi chứng chỉ - 65

Hình 5.2: Đường cong ROC của XGBOOS - SG 2G ng ngư 68 Hình 5.3: Duong cong Precision-Recall của XGBOOSt 55555 *+s+sss2 69

Hình 5.4: Hiệu suất học tập của XGBOOS L1 HS 11H 9 ng rệt 69

Hình 5.5: User-case của hỌ@T - ĩ- c1 1919219 11911 01 1v nh ng ng cư 72

Hình 5.6: User-case cla 1SSU€T 62c 119v v9 1S TT TT nh nh nh nh ng He 73 Hình 5.7: Màn hình đăng nhập - - (22c 2 3211121135131 11k rre 74

Hình 5.8: Màn hình chính cỦa issuer - c2 22132113 E+ESEESEEsirsrrrrsrerske 75

Hình 5.9: Màn hình cấp phát chứng chỉ 2: 2 2 2+S++E++E+2E2E+2EzEzEzrerreee 76Hình 5.10: Màn hình thu hồi chứng chỉ - 25c +s2E2E££E££E£EEeEEeEEerxerxerxers 76Hình 5.11: Màn hình hién thị danh sách các yêu cầu đang chờ - 71Hình 5.12: Màn hình hiển thị danh sách các isSuer- + ++x+z++xezxzzezxez 78

Hình 5.13: Màn hình chính của hoÏder- - - - ¿55 22+ *+**+EE+vEEseseerrrereerse 79

Hình 5.14: Màn hình hiển thị danh sách các chứng chỉ đã được cấp phát 79Hình 5.15: Màn hình thé hiện chức năng share và gửi yêu cầu thu hồi 80

Hình 5.16: Màn hình xem file chứng chỉ được uplÌoad - «+ +ss++x++xss 80

Hình 5.17: Màn hình gửi yêu cầu cấp phát chứng chỉ 2: s¿sz2cs+csz+csz2 81Hình 5.18: Màn hình gửi yêu cầu thu hồi chứng chi esseseeeeeeeeeee 81

Trang 8

Hình 5.19: Màn hình yêu cầu và xem những chứng chỉ được chia sẻ

Trang 9

DANH MUC BANG

Đánh giá các kỹ thuật thu hồi chứng chỉ - 2-2 2 2 2+EzEzzezzeez 7

Đánh giá các giải pháp mở rộng Ìay€T-2 - ¿5c sc+++*+ssexsereerrerrs 9

Đánh giá các hệ thống quan lý chứng chỉ trên blockchain (phan 1) 11Đánh giá các hệ thống quản ly chứng chỉ trên blockchain (phan 2) 11Thông số tình trạng mạng khi thực nghiệm 2 2 2 z+sz+£z+s4 58

\/bár.8u 00/1117 À 59 M6 ta bang Certificate 0n 59

Mô tả các thuộc tinh của dia chi người dùng - - «<< <<<+2 61 Các đặc trưng được lựa chọn ¿c2 332333 EEESsseksrersrrrrrrvre 61

Kết quả thực nghiệm thu hồi chứng chỉ trên hệ thống 64

So sánh hiệu suất của các mô hình máy học - - 2 2s s22 67Bảng so sánh các hệ thống quan lý chứng chỉ ¿- ¿©5525 85

Trang 10

DANH MỤC TU VIET TAT

Tir viét tat Y nghia

CA Certificate Authority

CRL Certifiacte Revocation List

IPFS InterPlanetary File System

ML/AI Machine Learning/Artificial Intelligence

MLP Multi-Layer Perceptron

ORUs Optimistic Rollups

RA Registration Authority

SMOTE Synthetic Minority Over-sampling Technique

Trang 11

TOM TAT KHÓA LUẬN

Công nghệ blockchain đã đem lại những tiến bộ quan trọng trong việc pháttriển hệ thống quản lý chứng chỉ học thuật băng cách nâng cao tính bảo mật, minhbạch và phi tập trung Tuy nhiên, các hệ thống hiện tại vẫn gặp thách thức về khảnăng thu hồi chứng chỉ, chỉ phí giao dịch và độ trễ

Nghiên cứu này đề xuất một cơ chế thu hồi mới kết hợp hợp đồng thông minh

va kỹ thuật optimistic rollups, giúp giảm đáng kể độ trễ và chi phi giao dịch nhờ xử

lý off-chain của giải pháp layer-2 Ngoài ra, việc tích hợp máy học đề phát hiện gianlận cũng tăng cường bảo mật và cung cấp cảnh báo kịp thời Các nghiên cứu liên quanđến quản lý chứng chỉ bằng blockchain, kỹ thuật thu hồi trong blockchain, giải pháplayer-2 và mô hình máy học cho phát hiện gian lận đã được đề cập.

Kết quả thực nghiệm cho thấy việc sử dung optimistic rollups giúp giảm

61,92% chi phi giao dịch và độ trễ, trong khi mô hình máy học đạt độ chính xác cao

với điểm F1 là 99,42% và chỉ số AUC gần hoàn hảo Nghiên cứu này không chỉ cảithiện bảo mật và hiệu suất của hệ thống mà còn giải quyết các van đề về chi phí và

độ trễ, đảm bảo thu hồi chứng chỉ hiệu quả và tiết kiệm chỉ phí Việc tích hợp máy

học còn nâng cao tính bảo mật, duy tri tính toàn ven và minh bạch của blockchain, đóng góp một giải pháp mạnh mẽ cho lĩnh vực quản lý chứng chỉ học thuật.

Trang 12

Chương 1 TONG QUAN

Blockchain là một công nghệ tiên tiến có thé thúc day sự phát triển của nhiều lĩnhvực trong thời đại 4.0 Trong những năm gần đây, công nghệ blockchain đã mang lạinhững lợi ích đáng ké cho ngành giáo dục, trong đó lưu trữ và xác minh chứng chi làứng dụng thiết thực nhất Blockchain cho phép lưu trữ chứng chỉ an toàn nhờ cau trúcchuỗi khối bat biến, thực hiện xác nhận chứng chỉ dựa trên cơ chế đồng thuận minhbạch va hạn chế tối đa sự tham gia các bên trung gian Tuy nhiên, một bài toán đượcđặt ra khi ứng dụng công nghệ blockchain vào quản lý chứng chỉ là làm thế nào để

có thu hồi các chứng chỉ không còn khả dụng trên blockchain mà vẫn đảm bảo đượctính nhất quán của chuỗi Đề giải quyết bài toán này, một số kỹ thuật thu hồi đã đượcđưa ra nhưng vẫn gặp một số hạn chế về mặt hiệu suất và tính mở rộng Các kỹ thuật

như chameleon hash, accumulator, sử dụng các thuật toán mã hóa phức tạp thường

cần nhiều tài nguyên tính toán nên khó có thé áp dụng ở quy mô lớn Giải pháp

layer-2 ra đời và trở thành lời giải thích hợp cho các vẫn đề mở rộng quy mô trên các hệthống blockchain Layer-2 tập trung vào xử lý off-chain nhằm giảm tải gánh nặngtrên chuỗi chính Vì thế, các giải pháp layer-2 rất phù hợp cho việc cải thiện hiệu suất

và tăng tính mở rộng cho các phương pháp thu hồi chứng chỉ trên blockchain Cuốicùng, một phần quan trọng của đề tài này là xây dựng cho hệ thống chứng chỉ một

module phát hiện gian lận của một địa chỉ người dùng trên mạng Ethereum dựa trên

công nghệ máy học Trong bối cảnh blockchain ngày càng phổ biến, đặc biệt làEthereum, người dùng rất chú trọng đến độ tin cậy của thông tin và hành vi người

dùng trên mạng blockchain Module này sẽ sử dụng các thuật toán máy học (machine

learning) dé phân tích và đánh giá các giao dịch, hoạt động và tương tác của người

dùng, từ đó xác định độ tin cậy của địa chỉ đó trong cộng đồng Bằng cách này, người

dùng có thé dựa vào module dé nhận biết các đối tượng gian lận và các hành vi batthường trên hệ thống, nhờ đó mà hệ thống có thể trở nên đáng tin cậy hơn Với sự kết

hợp của giải pháp layer-2 cho bài toán mở rộng và module máy học cho bài toán phát

hiện gian lận, đề tài này hứa hẹn mang lại một hệ thống quản lý chứng chỉ an toản,

Trang 13

minh bạch, linh hoạt và đầy đủ tính ứng dụng cho các tô chức giáo dục và doanh

nghiệp.

1.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu là thử nghiệm và ứng dụng các giải pháp layer-2 để cảithiện hiệu suất xử lý và khả năng mở rộng trên các hệ thông blockchain, đồng thời ápdung machine learning dé xây dựng một module phát hiện nguy cơ gian lận của người

dùng trên Ethereum Cuối cùng là tạo ra một hệ thống quản lý chứng chỉ an toàn,

minh bạch và uy tín cho các tô chức giáo dục và doanh nghiệp

1.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm các mô hình lưu trữ chứng chỉ trên blockchain, kỹ

thuật thu hồi chứng chỉ, giải pháp layer-2 trên blockchain, và các mô hình máy họcphù hợp đề phát hiện nguy cơ gian lận của địa chỉ người dùng trên Ethereum

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này tập trung vào ứng dụng các giải pháp layer-2 trong việc mở rộng hiệu suất

và cải thiện chi phí cho các phương pháp thu hồi chứng chỉ trên blockchain Đồngthời, dé tài cũng đề xuất phát triển một module sử dung machine learning dé phát hiệnnguy cơ gian lận của người dùng trên Ethereum, nhằm nâng cao tinh minh bach vađáng tin cậy của hệ thống quản lý chứng chỉ

Trang 14

Chuong 2 CAC NGHIÊN CỨU LIEN QUAN

2.1 Quan lý và thu hồi chứng chi trên Blockchain

Adja và cộng sự (2021) [1] đã giới thiệu một hệ thống quản lý và xác minh trạngthái thu hồi chứng chỉ phi tập trung băng blockchain Phương pháp này sử dụng kỹthuật Bloom Filter và lưu trữ thông tin thu hồi trên public blockchain đề tối ưu hóathời gian truy xuất thông tin Hệ thống dựa trên blockchain Namecoin, tương thíchvới các tiêu chuan web hiện tai mà không cần sửa đôi Đánh giá cho thay hệ thốngnày vượt trội về bảo mật và hiệu suất so với các kỹ thuật thu hồi truyền thống như

OCSP và CRL.

Xie và cộng sự (2022) [2] đã giới thiệu hệ thống CR-BA, kết hợp blockchain vàRSA Accumulator dé cải thiện khả năng chứng nhận CR-BA cải tiến cau trúc chứngchỉ khi tích hợp yéu tô thu hồi và địa chi hợp đồng thông minh dé truy cập blockchainkhi mở rộng chứng chỉ Cơ quan chứng nhận (CA) điền thông tin vào khi tạo chứngchỉ Khi cần thu hồi, CA tao dấu vết thu hồi thông qua yếu tố thu hồi và công bồ trênblockchain Người dùng muốn xác minh trạng thái chứng chỉ có thé tính toán dau vết

thu hồi va so sánh với dấu vết trên blockchain Thử nghiệm cho thay CR-BA không

chỉ khắc phục thách thức lưu trữ mà còn cải thiện hiệu suất truy vấn thông tin thu hồi

chứng chỉ so với các phương pháp hiện nay dựa trên blockchain.

Vidal và cộng sự (2020) [3] đã trình bày một phương pháp giải quyết thách thức

về các hoạt động sửa đổi trên cơ sở dữ liệu blockchain Phương pháp sử dụng

blockchain dé phát hành chứng chỉ học thuật và cung cấp cơ chế thu hồi bằng cấp kỹthuật số bị lỗi Cu thé, phương pháp tạo ra một CRL công khai dựa trên tiêu chuẩnHuy hiệu Mở (Open Badge), có thé kiểm tra bởi bộ kiểm tra phổ quát (UniversalVerifier) Bài báo cũng thảo luận về thách thức của việc thu hồi chứng chi trongblockchain và đề xuất một mô hình thay thế Công việc tương lai sẽ phân tích sâu hơn

mô hình Chứng chỉ có thể xác minh (Verifiable Credentials) và điều chỉnh định dangtệp JSON để tuân thủ tiêu chuẩn Huy hiệu Mở

Trang 15

Szalachowski và cộng sự (2020) [4] đã đề xuất SmartCert, hệ thống sử dunghợp đồng thông minh trên Ethereum để xác minh và lưu trữ chứng chỉ giáo dục, giảmgian lận và nâng cao hiệu quả quản lý Hệ thống cho phép mọi người xem và xácminh chứng chỉ trên chuỗi khối Để dam bao an toàn, cần có cơ chế xác minh từ các

tổ chức cấp chứng chỉ Chứng chỉ SmartCert có thé bị thu hồi bởi quorum của các

CA ủy quyền hoặc chủ sở hữu miền qua phương thức revoke(), đặt cờ revoked thành

True và cờ valid thành False, ngăn chứng chỉ bị thay đổi Hệ thống giảm chi phí và

thời gian xác minh, cải thiện quy trình cấp chứng chỉ và nâng cao bảo mật, ngăn chặn

gian lận.

Ashritha và cộng sự (2019) [5] đã đề xuất sử dụng các hàm băm Chameleon

để sửa đổi các khối mà không ảnh hưởng đến các khối khác Chìa khóa cửa sập(trapdoor key) được tích hợp dé điều chỉnh một khối, được phân chia thành nhiều don

vị thông qua quy trình tính toán đa bên Sự điều chỉnh chỉ xảy ra khi các đơn vị chủchốt đồng thuận với các thay đôi qua việc ký số kỹ thuật số, loại bỏ sự tin tưởng vàomột bên đáng tin cậy Tác giả đề xuất sử dụng một trapdoor key thứ hai do người tạo

ra khối nắm giữ, dé áp dụng trong trường hợp thay đổi khối phải cần sự đồng ý của

người tạo khôi.

Vidal và cộng sự (2021) [6] đã đánh giá 8 cơ chế thu hồi trong hệ thốngblockchain, thảo luận về tính áp dụng và các thách thức đi kèm Việc triển khai cơchế thu hồi đáng tin cậy, an toàn và hiệu quả trong blockchain là một thách thức dotính không thé thay đôi của blockchain Các cơ chế thu hồi được phân loại thành hainhóm: kỹ thuật phản ứng (sửa đôi hoặc cô lập dữ liệu không mong muốn) và kỹ thuậtngăn chặn (tập trung vao việc lọc) Thách thức gồm làm giả, tập trung, sự đồng thuậnngoài chuỗi, quyền riêng tư, hiệu suất và thiếu quy trình thu hồi tiêu chuân Nghiêncứu nhắn mạnh cần đánh giá và xác minh hiệu suất các cơ chế thu hồi, đặc biệt trong

các mạng công cộng.

Matzutt và cộng sự (2021) [7] đã giới thiệu CoinPrune, một giải pháp cắt giảm

khôi hiệu qua và tương thích với Bitcoin, nham nâng cao niêm tin vao hệ thông.

Trang 16

CoinPrune khởi động các nút tham gia bằng cách sử dụng bản chụp định kỳ (snapshot)

từ tập hợp đầu ra giao dịch chưa chỉ tiêu (UTXO set) của Bitcoin, với tính chính xác

được đảm bảo bởi các miner CoinPrune Các miner tái khăng định lẫn nhau trên chuỗi

khối, đảm bảo tính đáng tin cậy của bản chụp ngay cả khi có sự can thiệp từ kẻ tấncông CoinPrune giảm đáng kê yêu cầu lưu trữ cho các nút Bitcoin và thời gian đồng

bộ hóa, đồng thời có khả năng nhận thức cao về dữ liệu ứng dụng, cho phép che giấunội dung không mong muốn và có thể bất hợp pháp từ chuỗi UTXO và các bản chụpphân phối

Kuhn và cộng sự (2022) [8] đã giới thiệu "ma trận khói" (block matrix), một

cấu trúc dit liệu mới hỗ trợ việc thêm mới liên tục các bản ghi liên kết thông qua hàm

băm và cho phép xóa bỏ linh hoạt các bản ghi theo ý muốn, đồng thời duy trì tínhnguyên vẹn dựa trên giá trị băm để đảm bảo các khối khác không bị ảnh hưởng Cấutrúc này lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu bảo toàn tính toàn vẹn, đặc biệt khi tíchhợp vào các hệ thống sử dụng chuỗi khối được quyền (permissioned blockchain)

Pranto và cộng sự (2022) [9] đã đề xuất sử dụng blockchain và hợp đồng thôngminh dé phat triển thuật toán hoc máy nhằm phát hiện gian lận thương mại điện tử.Blockchain bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu và hợp đồng thông minh tự động hóa quytrình Mô hình máy học được cập nhật từ đữ liệu hợp tác, với cơ chế khuyến khíchchia sẻ dữ liệu và cải thiện mô hình Nghiên cứu thử nghiệm hiệu suất mạngblockchain dưới các điều kiện khác nhau, cho thấy lượng dữ liệu và độ khó củablockchain ảnh hưởng đến thời gian khai thác khối, cung cấp thông tin dé tối ưu hóa

và đảm bảo tính ôn định của thuật toán trong thực tế

Bảng 2.1 trình bày đánh giá các kỹ thuật thu hồi chứng chi dựa trên các nềntảng blockchain khác nhau, các loại mạng mục tiêu, cơ chế đồng thuận, và các yếu tố

về quyền riêng tư và bảo mật Các kỹ thuật thu hồi như CRL và RSA Accumulatorđược triển khai trên các nền tảng blockchain phô biến như Bitcoin và Ethereum, va

có thể áp dụng cho cả mạng công khai và mạng riêng tư CRL sử dụng cơ chế đồngthuận PoS, trong khi RSA Accumulator sử dụng BFT, cả hai đều đảm bảo quyền

Trang 17

riêng tư và bảo mật cao Kỹ thuật Soft Forking áp dụng cho Bitcoin và Ethereum, tập

trung vào thiết kế mới dé cải thiện quy trình thu hồi mà không dựa vào cơ chế đồngthuận cụ thé Công nghệ Smart Contract, áp dụng cho các nền tảng như Ethereum vaHyperledger, sử dụng các cơ chế đồng thuận đa dạng như BFT, PA, PoS, và PoW,đảm bảo quyền riêng tư và an toàn Các kỹ thuật khác như Chameleon Hash vàCoinPrune được triển khai trên blockchain dựa trên Bitcoin, sử dụng cơ chế đồng

thuận PoW và chú trọng vào việc bảo vệ dữ liệu và chống lại các cuộc tắn công 51%

Cuối cùng, kỹ thuật Matrix Block và thuật toán phát hiện gian lận cũng được đánhgiá cao về khả năng duy trì tính toàn vẹn và cải thiện bảo mật trong các ứng dụng

blockchain công khai và riêng tư.

Soft Forking Bitcoin, Public New 51%

Ethereum Design Attack

Smart Contract Ethereum, Public, prt, 51%

Hyperledger Private PA, PoS, v Attackyp g PoW

Chameleon Hash Hs Public, v 51%

Bitcom Private al Attack

: Lo 51%

CoinPrune Bitcoin-based Public PoW

Attack Matrix Block Bitcoin-based Private

Fraud Detection Bitcoin Public PoS,

PoW

Bang 2.1: Đánh giá các kỹ thuật thu hoi chứng chi

Trang 18

2.2 Giải pháp mở rộng layer-2 trên blockchain

Thibault và cộng sự (2022) [10] đã đánh giá tình hình hiện tại của rollups như

một phương pháp mở rộng blockchain Tác giả mô tả cách hoạt động của các loại

rollups khác nhau, thảo luận về các triển khai tiên tiến của từng loại, thông tin vềnhững đặc điểm và hạn chế của chúng Bài báo thực hiện phân tích hiệu suất để so

sánh các triển khai này, và chỉ ra những hướng nghiên cứu tiềm năng liên quan đến

rollups như một phương án mở rộng.

Sguanci và cộng sự (2021) [11] đã phân tích các giải pháp layer-2 trong công

nghệ blockchain, đặc biệt về khả năng mở rộng, bảo mật, tính phi tập trung, quyền

riêng tư, phí giao dịch và thanh toán nhỏ (micropayments) Nghiên cứu so sánh các

framework như Lightning Network, Plasma, Rollups, và đánh giá cách mỗi giải pháp

ảnh hưởng đến các yếu tố này Kết luận cho thấy mỗi giải pháp đều có hiệu quả trong

mở rộng kha năng, nhưng không có giải pháp nào hoan hao cho mọi lĩnh vực và việc

lựa chọn phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thé

Zhou va đồng nghiệp (2020) [12] tập trung vào các giải pháp tiên tiến dé mởrộng blockchain và phân loại chúng theo cấp độ Nghiên cứu không chỉ so sánh giữacác phương pháp khác nhau mà còn đi vào các hướng tiềm năng dé giải quyết nhữngthách thức liên quan đến khả năng mở rộng của blockchain

Donno va cộng sự (2022) [13] đã trình bày các giải pháp mở rộng cho các blockchain, tập trung vào Rollups, đặc biệt là Optimistic Rollups và StarkNet Nghiên

cứu mô tả chỉ tiết về cấu trúc và cách hoạt động của các giải pháp này, bao gồmMerkle tree, state channels, Plasma và Rollups Tác giả đã đề cập đến van dé chi phigas cao trên mang Ethereum va nỗ lực giải quyết Trilemma của scalability,decentralization va security Nghiên cứu nhấn mạnh sự khác biệt giữa OptimisticRollups và Validity Rollups, đặc biệt là về thời gian rút tiền và chi phí giao dich, cũng

như các chiến lược tối ưu hóa chỉ phí gas trên các nền ta khác nhau Cuối cùng, tác

giả kết luận răng Rollups là giải pháp tiềm năng đề vượt qua các thách thức scalability

trong các blockchain phi tập trung.

Trang 19

Bảng 2.2 cung cấp một cái nhìn tổng quan về các giải pháp mở rộng blockchainlayer-2, đánh giá dựa trên khả dụng dữ liệu, yêu cầu liveness và thời gian rút tiền.

Các giải pháp như State Channels có khả năng xử lý giao dịch ngay lập tức và có dữ

liệu khả dụng trên chuỗi chính, nhưng yêu cầu liveness để đảm bảo an toàn.SideChains, một giải pháp layer-2, cũng cho phép rút tiền ngay lập tức nhưng không

có khả năng đảm bảo đữ liệu hoàn toàn khả dụng và yêu cầu liveness cao Plasma,

thuộc phân loại Delegated, có khả dụng dữ liệu và yêu cau liveness, nhưng thời gian

rút tiền kéo đài đến một tuần Rollups hoạt động trên layer-l và có thé có hoặc không

có khả dụng dữ liệu, với thời gian rút tiền từ vài phút đến một tuần tùy theo loạirollup Cuối cùng, Validiums, cũng là giải pháp Delegated, không đảm bảo khả dụng

dữ liệu nhưng có thời gian rút tiền ngắn hơn, từ vài phút Bảng này cho thấy sự đadạng của các giải pháp mở rộng và sự cân nhắc giữa hiệu suất, chỉ phí và an toàn

trong các lựa chọn khác nhau.

Khả dụng dữ liệu Yêu cau Liveness Thời gian rút tiền

State Channels Layer-l v Ngay lập tức

SideChains Layer-2 x Ngay lập tức

Plasma Delegated v 1 tuầnRollups Layer-l (v ,„X) Vài phút đến 1 tuần

Validiums Delegated x Vai phút

Bang 2.2: Danh giá các giải pháp mở rộng layer-2 2.3 Các mô hình máy học phát hiện gian lận từ địa chỉ người dùng

Kilic và cộng sự (2022) [14] đã trình bày một hệ thống dùng các thuật toán mayhọc dé phát hiện địa chỉ bị cấm trên Ethereum Nghiên cứu này đã lấy dữ liệu giaodịch từ blockchain và danh sách địa chỉ bi cam, sau đó xây dựng đồ thị giao dich détính toán đặc trưng của từng địa chỉ và áp dụng nhiều mô hình máy học để phân tích

và dự đoán các hoạt động gian lận Các mô hình này đã trải qua quá trình đánh giá

bằng kỹ thuật k-fold cross-validation, đạt được hơn 97% độ chính xác trong việc dự

Trang 20

đoán địa chỉ bị cam Nghiên cứu làm nổi bật tính cấp thiết của các giải pháp tự động

dé giám sát và phát hiện gian lận trên blockchain, đặc biệt là trong bối cảnh dự kiến

có sự gia tăng về lượng giao dịch trên blockchain

Bhowmik va cộng sự (2021) [15] đã đề xuất việc dùng các mô hình học máy dé

phát hiện gian lận trong blockchain Các phương pháp như decision tree, Naive

Bayes, logistic regression và MLP được sử dụng dé nhận diện giao dịch gian lận va

hợp lệ trong mạng blockchain, đặc biệt là logistic regression cho phân loại nhị phân.

Các mô hình khác như RF, SVM và XGBoost cũng đã được dùng để phát hiện các

tài khoản gian lận từ một bộ đữ liệu lớn Nghiên cứu cũng khảo sát mạng nơ-ron mật

độ cao như một cách tiếp cận hiệu quả dé giam sat cac giao dich trong mang

Trang 21

| [3] (2020) Hash Link v v

Hệ thống đề xuất Smart Contract v v

Bảng 2.3: Đánh giá các hệ thông quản lý chứng chỉ trên blockchain (phan 1)

` Công trình Phí Nên tảng ML/AI | Layer-2 Độ tre

-nghiên cứu Gas

Bảng 2.4: Đánh giá các hệ thong quan ly chứng chi trên blockchain (phan 2)

Bảng so sánh 2.3 và 2.4 thể hiện các hệ thống quản lý chứng chỉ trên blockchain,được phân loại thành các hệ thống Don nên tảng và Da nền tảng Bảng trình bày cáctính năng và khả năng thông qua các tiêu chí như Phương pháp Thu hồi, Tệp phântán, Quản lý Quyền truy cập, Tích hợp ML/AI, Giải pháp layer-2, Phí Gas, và Độ trễ

Dé xem xét các tiêu chí này, chúng tôi dung ký hiệu "-" để chỉ ra rằng không có thông

11

Trang 22

tin từ các tác gia hoặc không có sẵn, trong khi dấu checkmark (“) cho biết rang tínhnăng này ton tai trong hé thống được đề cập.

Sau khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy không có tiêu chuẩn rõ ràng để xác định cácmức đánh giá cho tiêu chí chi phí Gas và Độ trễ trong các nghiên cứu hiện có Do đó,

chúng tôi đã đề xuất thiết lập các mức đánh giá cụ thể cho mục đích phân tích và so

sánh Cu thể, đối với cột Phi Gas, chúng tôi phân loại thành ba mức dựa trên chi phítrung bình mỗi chứng chỉ: Thấp (dưới 50K GWei), Trung bình (từ 50K đến 300KGWei), và Cao (trên 300K GWei) Tương tu, đối với cột Độ tré, chúng tôi cũng chiathành ba mức: Thấp (dưới 5 giây), Trung bình (từ 5 đến 12 giây), và Cao (trên 12

giây) Việc phân chia này giúp việc đánh giá và phân tích sự hiệu quả của các hệ

thống khác nhau trở nên đơn giản hơn

Hầu hết các hệ thống đều sử dụng Ethereum làm nền tảng, tận dụng khả năng của hợp

đồng thông minh dé tự động và xác thực thu hồi chứng chi Trai lại, BTCert sử dụng

mô hình UTXO của Bitcoin, đơn giản hơn nhưng có thể ít linh hoạt hơn Các phương

pháp thu hồi chứng chi đa dạng, bao gồm hợp đồng thông minh, UTXO và List, giúp

nâng cao tính bảo mật và hiệu quả trong việc thu hồi chứng chỉ, đảm bảo rằng quátrình thu hồi diễn ra nhanh chóng và chính xác Các hệ thống như [4], [17], [21] hệthống đề xuất sử dụng tệp phân tán, tận dụng tính phân tán của blockchain dé lưu trữ

và xác minh chứng chỉ Tích hợp quan lý quyền truy cập trong hau hết các hệ thốngnhằm đảm bảo kiểm soát truy cập Chi có hệ thống [21] và hệ thống đề xuất tích hợpML/AI, nhằm phát hiện các hành vi gian lận một cách hiệu quả và nhanh chóng, từ

đó nâng cao độ tin cậy và bảo mật cho toàn bộ quy trình Chỉ có hệ thống đề xuất tíchhợp các giải pháp layer-2 (optimistic rollups trên nền tảng Arbitrum) nhằm khắc phụccác thách thức về mở rộng, giảm tắc nghẽn, phí gas, và cải thiện tốc độ giao dịch, làmcho nó khả thi hơn cho việc triển khai ở quy mô lớn Phí gas cao và độ trễ trong các

hệ thống như [4], [16], [18] và [19] tạo ra rào cản đáng ké cho việc áp dụng, nhưng

hệ thống đề xuất giảm thiểu thông qua các giải pháp layer-2, dẫn đến chi phí được

tiét kiệm và hiệu suât cao hon.

12

Trang 23

Bảng trên cho thấy răng mặc dù nhiều hệ thống hiện tại sử dụng blockchain để quản

lý chứng chỉ, nhưng thường gặp thách thức về khả năng mở rộng, chỉ phí cao và tíchhợp công nghệ tiên tiến Ngoài ra, nó cũng thể hiện rằng Ethereum được sử dụng phổbiến trong các nền tảng quản lý chứng chỉ dựa trên công nghệ blockchain, bao gồm

cả các hệ thống đơn nên tảng và đa nền tảng Ethereum được ưa chuộng nhờ tích hợphợp đồng thông minh và cung cấp môi trường thuận lợi cho thực hiện giao dịch và

quản lý dữ liệu hiệu quả.

Hệ thống đề xuất không chỉ kế thừa các ưu điểm của Ethereum mà còn cải tiến trênnhiều khía cạnh quan trọng đề giải quyết các thách thức Nó tích hợp hợp đồng thôngminh, tệp phân tán, duy trì quản lý quyền và áp dụng ML/AI để cải thiện bảo mậtbằng cách tự động cảnh báo rủi ro gian lận Đặc biệt, hệ thống này sử dụng giải pháp

mở rộng layer-2 dé giảm độ trễ và giảm chi phí gas

Tổng thể, hệ thống đề xuất không chỉ khai thác các ưu điểm hiện có của Ethereum

mà còn đưa ra các cải tiền đáng ké, tạo ra một giải pháp toàn diện và hiệu quả hơncho quản lý chứng chỉ dựa trên blockchain Điều này phản ánh sự tiễn bộ đáng ké vatiềm năng của các công nghệ mới trong việc cải thiện các ứng dụng blockchain hiệntại, giúp nó trở thành một lựa chọn hiệu quả và tin cậy hơn so với các hệ thống đã

được phân tích.

13

Trang 24

Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYET

và đồng ý trạng thái mới qua quy trình đồng thuận (consensus), với các thuật toán

như Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS).

3.1.2 Kién trúc của blockchain

Chuỗi blockchain bao gồm 2 phần chính (hình 3.1):

— Khối (Block): Chứa dữ liệu, mã hash hiện tại và mã hash của khối trước đó

o_ Current Hash: Mã băm duy nhất của khối

o Previous Hash: Mã băm của khối trước đó

o Data: Bản phi dữ liệu đã xác minh.

— Chuỗi (Chain): Là liên kết các khối tạo thành chuỗi liên tục.

Mạng blockchain gồm 5 thành phan chính:

— Số cái phân tán (Distributed Ledger): Lưu trữ toàn bộ thông tin giao dịch

— Mạng ngang hàng (Peer-to-peer network — P2P): Giao tiếp phi tập trung giữa

các thành viên.

— _ Cơ chế đồng thuận (Consensus Mechanism): Quy định dé nút trong mạng nhất

quán về tính hợp lệ của giao dịch

— Mật mã học (Cryptography): Đảm bảo bí mật, toàn vẹn và xác thực của thông

tin.

— Máy ao (Virtual Machine): Lưu trữ dữ liệu va chạy các ứng dụng, vi dụ như

máy ảo Ethereum (EVM).

14

Trang 25

Người dùng tạo giao dịch, sau đó chúng được gom thành khối mới trên mạng

blockchain Mỗi khối chứa giao dịch, thời gian và người tạo khối, mã hóa thành mãhash duy nhất và mã hash của khối trước đó Các nút trong mạng xác minh tính hợp

lệ của giao dịch và khối mới thông qua các thuật toán đồng thuận Khi đồng thuậnđược đạt, khối mới được thêm vào cuối chuỗi blockchain

3.1.4 Cac tính chất cơ bản của blockchain

Có thé tóm gọn bản chất của blockchain trong 5 tính chat sau:

— Tính bat biến: Giao dịch không thé thay đổi khi đã thêm vào blockchain

— Tính phân tán: Dữ liệu lưu trữ trên blockchain được phân tan trên mạng lưới

các node đồng thuận

— Tính phi tập trung: Không có tổ chức kiểm soát toàn bộ hệ thống

— Tính bảo mật: Thông tin giao dịch được mã hóa và không thể xâm nhập

— Tính minh bạch: Số cái công khai và minh bạch

3.1.5 Blockchain được áp dụng như thé nào?

Blockchain được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài tiền điện tử.Một số ứng dụng thực tế của blockchain bao gồm:

— Tài chính và ngân hang: Blockchain giúp các giao dịch được minh bạch và an

toàn hơn, giảm nguy cơ gian lận va tôi ưu hóa giao dịch quôc tê.

15

Trang 26

— Chứng nhận và quản lý danh tính: Nhờ cơ chế lưu trữ an toàn thông tin cá nhân

như bang cấp và hồ sơ sức khỏe, blockchain cho phép người dùng kiểm soát

và chia sẻ thông tin một cách an toàn.

— Chuỗi cung ứng: Với blockchain, các hệ thống cung ứng dé dàng theo dõi

nguồn gốc, vận chuyên và xử lý sản phẩm, tăng cường sự tin cậy và giảm rủi

ro hàng giả.

— Bất động san: Blockchain có tính chất bất biến dir liệu giúp gia tăng hiệu quả

lưu trữ thông tin quyền sở hữu và lịch sử giao dịch tài sản, giảm tranh chấp và

tăng minh bạch.

— Chăm sóc sức khỏe: Blockchain hỗ trợ các tô chức y tế trong việc lưu trữ dữ

liệu y tế an toàn và phân tán, cải thiện truy xuất hồ sơ bệnh án và chất lượng ytế

— Bảo hiểm: Blockchain hỗ trợ các công ty bảo hiểm và các bên tham gia ghi

nhận giao dịch bảo hiểm minh bạch và bảo mật, giảm thiểu gian lận

Nhờ tính minh bạch, lưu trữ an toàn và bảo mật, blockchain mang lại lợi ich to lớn

cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác nhau

3.1.6 Các thuật toán đồng thuận

Hiện nay trong lĩnh vực blockchain đã có rất nhiều giao thức đồng thuận, mỗi loại có

cơ chế hoạt động riêng Các giao thức đồng thuận phổ biến và các nền tảng mà chúngđược triển khai có thé ké đến như:

— Proof of Work (PoW): Dé xác minh giao dịch và tạo khối mới trong chuỗi,

người tham gia mạng phải giải quyết một bài toán có độ phức tạp lớn Ví dụđiển hình là Bitcoin

— Proof of Stake (PoS): Người tham gia mạng đặt cược hoặc "gắn cọc" một số

tiền hoặc tài sản dé có cơ hội tạo khối mới và nhận phần thưởng Ethereum dựđịnh chuyển từ PoW sang PoS với Ethereum 2.0, và cũng có các blockchain

khác như Tezos, Cardano, va Cosmos sử dụng PoS.

16

Trang 27

— Proof of Authority (PoA): Các thực thé được cấp quyền xác nhận giao dịch

và tạo khối Thường được sử dụng trong mạng lưới quy mô nhỏ hoặc doanh

nghiệp Ví dụ như Ethereum Kovan Testnet.

— Proof of History (PoH): Một cách tiếp cận mà trong đó thời gian được mã hóa

vào chuỗi dir liệu dé chứng thực cho tính hợp lệ của giao dịch mà không cần

sự đồng thuận từ toàn bộ mạng Đây là cơ chế được Solana sử dụng dé giatăng tốc độ xử ly của mạng lưới blockchain

3.2 Mạng Ethereum

3.2.1 Ethereum là gì?

Ethereum, được giới thiệu lần đầu bởi Vitalik Buterin trong white paper năm 2013 và

ra mắt chính thức vào năm 2015, là một nền tảng blockchain tiên tiến không chỉ hoạtđộng như một loại tiền mã hóa mà còn hỗ trợ phát triển các ứng dụng phi tập trung(DApps) và hợp đồng thông minh (smart contracts) Nhiều ứng dụng hoạt động trênmạng lưới phân tán của Ethereum, từ DeFi, DEX, đến trò chơi blockchain và quản lýtài sản kỹ thuật số Ethereum là nền tảng đầu tiên hỗ trợ triển khai và thực thi các hợpđồng thông minh trên blockchain, giúp tăng tính bảo mật và giảm sự phụ thuộc vào

bên thứ ba.

3.2.2 Các thành phần chính của mạng Ethereum

Ethereum được xây dựng dựa trên một số thành phần cơ bản:

— Ethereum blockchain: Là chuỗi khối công cộng, phân cấp lưu trữ thông tin về

các giao dịch và hợp đồng thông minh của mạng Ethereum

— Ether (ETH): Là đồng tiền điện tử của Ethereum, dùng dé tra phí giao dịch và

thưởng cho các nhà đào (miner).

— Hợp đồng thông minh (Smart Contracts): Là các chương trình tự động thực

hiện các điều khoản của hợp đồng khi điều kiện nhất định được đáp ứng

— Ethereum Virtual Machine (EVM): Là môi trường thực thi hợp đồng thông

minh trên mạng Ethereum.

17

Trang 28

— Giao thức đồng thuận (Consensus Protocol): Ethereum hiện sử dụng PoS để

xác nhận giao dịch và tạo khối mới.

— Ethereum node: Là các máy tính cá nhân hay máy chủ kết nối trực tiếp với

mạng, tham gia xác nhận giao dịch và duy trì bản sao của blockchain.

3.2.3 Công nghệ Smart Contract

Smart contract (hop đồng thông minh) có thé được hiéu như một đoạn mã lệnh đại

diện cho các quy định trong giao được được đặt ra giữa các bên và sẽ được thực hiện

một cách tự động trên nền tảng blockchain mà không cần sự can thiệp của bên thứ

ba Các smart contract giúp blockchain và người dùng giám sát các sự kiện và hành

động theo các điều khoản đã được lập trình sẵn.

Smart contract hoạt động dựa trên nguyên tắc "nếu - thì" (if-then), tự động thực thicác hành động khi có sự kiện tương ứng thỏa mãn điều kiện Đầu tiên, các điều khoảnhợp đồng được mã hóa thành mã chương trình và triển khai lên blockchain, khôngthé sửa đôi sau đó Khi điều kiện trong hợp đồng được thỏa mãn, hợp đồng tự độngthực hiện các hành động được xác định trước Mọi giao dịch liên quan đều được ghi

nhận và lưu trữ trên blockchain, dam bảo tính minh bạch và an toàn.

Công nghệ smart contract có các ưu diém sau:

— Nhanh chóng và hiệu quả: Tự động thực hiện khi các điều kiện được thỏa mãn

— Minh bạch và đáng tin cậy: Không có sự can thiệp của bên thứ ba, thông tin

không thể bị thay đổi vì mục đích cá nhân

— Bảo mật: Được mã hóa và khó bị tấn công bởi hacker

— Tiết kiệm: Loại bỏ sự tham gia của bên trung gian, tiết kiệm chi phí và thời

gian.

3.3 Giải pháp mở rộng layer-2

3.3.1 Khai niệm, cách hoạt động và mục đích của các giải pháp layer-2.

Tính mở rộng trong blockchain, chủ yếu là về tốc độ giao dịch, không thé phủ nhận

là "cái cau thánh" va cũng là điêm nghẽn của ngành công nghiệp tiên ảo Giao dich

18

Trang 29

tiền ảo hiện nay có thời gian xử lý lâu hơn đáng kể so với các phương thức thanh toánthông thường Tuy nhiên, có nhiều giả thuyết đang được phát triển trong cộng đồngtiền điện tử về cách vượt qua rào cản nay và hứa hẹn với những tiến bộ có thé dẫnđến tốc độ giao dịch gần như tức thì.

Blockchain Trilemma (hình 3.2), tức bộ ba bất kha thi của blockchain, là một thách

thức lớn trong công nghệ blockchain, được định nghĩa bởi Vitalik Buterin, người sáng

lập Ethereum Bộ ba này biểu thị sự đánh đổi, nơi mà việc cải thiện một yếu tố đồngnghĩa với việc phải hy sinh yếu tố khác Các nhà phát triển và kỹ sư blockchain liêntục nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng tối ưu giữa các yêu tô này Trong trilemma này, chi

có thê đồng thời đạt được hai trong ba yếu tố quan trọng: phân tán (decentralization),bảo mật (security), hoặc khả năng mở rộng (scalability) — không thé đạt được cả ba

— Decentralization: liên quan đến mức độ sở hữu, quyền lực và đa dang giá trị

trên một blockchain, giúp tăng tính minh bạch và giảm gian lận.

— Security: là khả năng của blockchain chống lại các cuộc tan công từ bên ngoài

thông qua mã hóa và thuật toán đồng thuận

— Scalability: khả năng blockchain xử lý số lượng giao dịch ngày càng tăng mà

không ảnh hưởng đến hiệu suất

Chăng hạn, nếu blockchain muốn dat được tính bao mật va phân tán ở mức tối ưu thìphải chấp nhận sự suy giảm của tính mở rộng Chính những đánh đổi này làm choviệc giải quyết van đề về mở rộng trở nên phức tạp đối với các loại tiền điện tử khácnhau như Bitcoin, Ethereum, Ripple, EOS, và nhiều dự án khác

19

Trang 30

Scalability Security

Hình 3.2: Các thuộc tinh của Blockchain!

Tính mở rộng có ý nghĩa to lớn cho sự phát triên lâu dài trong tương lai của

blockchain Nhiều trường hop traffic của mạng blockchain tăng lên đáng ké làm ảnh

hưởng nhiều đến hiệu suất của toàn hệ thống, vì thế tính mở rộng linh hoạt củablockchain sẽ giúp hệ thống tăng khả năng xử lý đồng thời Tối ưu khả năng mở rộngđang là xu hướng đối với các mạng blockchain, giúp blockchain cạnh tranh hiệu quả

với các nền tảng giao dịch tập trung truyền thống

Các giải pháp mở rộng có thê chia theo các blockchain layer:

— Layer-0: Phần cứng, mạng và cau trúc dit liệu

Các nền tảng blockchain xây dựng trên lớp layer-0 thường sẽ tập trung tối ưu các yêu

tố cốt lõi như phần cứng, giao thức truyền tải mang và cấu trúc dữ liệu của mạngblockchain Những đại diện tiêu biểu cho lớp này bao gồm: Cardano, Cosmos,

Trang 31

Các blockchain trên layer-1 tập trung vào việc cân băng giữa khả năng mở rộng vàtính phân tán qua các giao thức đồng thuận.Những đại diện nồi tiếng của lớp này gồm

có: Bitcoin (PoW), Ethereum (PoS), Solana (PoH).

— Layer-2: Mở rộng dựa trên layer-1.

Các giải pháp layer-2 xuất hiện như một phương pháp tiếp cận dé nâng cao khả năng

xử lý giao dịch và giảm chỉ phí Các giải pháp này có đặc điểm chung là đều xây dựng

dựa trên layer-1, như: State channels, Plasma, Side-chain, Rollups Những cái tên nồi

bật trong lớp này là: Polygon, Optimism, ZKSync,

— Layer-3: Ung dụng phi tập trung (D-App)

D-App ở tầng cao nhất của kiến trúc blockchain, là nơi áp dụng các giải pháp mởrộng hiệu quả Tại đây, có thé tối ưu hóa và nhóm giao dịch để cải thiện trải nghiệm

người dùng.

3.3.2 Một số giải pháp layer-2 phố biến hiện nay

Phương pháp tiếp cận với layer-2 trên blockchain giúp cải thiện hiệu suất và mở rộngkhả năng xử lý của hệ thống blockchain bằng cách di chuyền một phần các hoạt độnggiao dịch ra khỏi chuỗi chính Thay vì thực hiện mọi giao dịch trực tiếp trên

blockchain, các giao dịch này được thực hiện off-chain qua các kênh hoặc chuỗi phụ,

và chỉ kết quả cuối cùng được ghi lại trên chuỗi chính

Các giải pháp layer-2 có thé được chia theo mục đích va cách tiếp cận:

— State Channels: là một kỹ thuật cho phép các bên tạo 1 kênh riêng dé tham gia

thực hiện nhiều giao dịch ngoài chuỗi mà không cần phải ghi lại mỗi giao dịchtrên chuỗi chính Thay vào đó, chỉ kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịchđược gửi đến và xác nhận trên chuỗi chính

— Sidechains: Sidechains là các chuỗi blockchain riêng biệt mà có thé kết nối

với chuỗi chính và xử lý các giao dịch một cách độc lập Các giao dịch có thểđược chuyên giữa chuỗi chính và sidechains đề giảm áp lực lên chuỗi chính.

21

Trang 32

— Plasma: là một kiến trúc mở rộng được đề xuất cho Ethereum, cho phép tạo ra

các cây plasma (plasma tree) dựa trên smart contracts dé xử lý các giao dịchoff-chain và chỉ cần xác nhận kết quả cuối cùng trên chuỗi chính

— Rollups: là một phương pháp kết hợp dit liệu giao dịch off-chain và ghi lại kết

quả trên chuỗi chính một cách định kỳ hoặc theo yêu cầu, giúp giảm bớt gánhnặng cho chuỗi chính trong việc xử lý giao dịch Hai phương pháp tiêu biểunhất của Rollups là Zk Rollups và Optimistic Rollups Zk Rollups sử dung mộtloại kỹ thuật gọi là 'zero-knowledge proofs’ dé xác minh tính chính xác của các giao dịch được gộp lại trước khi ghi vào chuỗi chính Dữ liệu giao dịchoff-chain được tổng hợp lại thành một tổng kết và chỉ cần ghi lại các proofrang tông kết của các giao dịch off-chain là chính xác Điều này giúp giảmthiểu đáng kể lượng dữ liệu cần được ghi vào chuỗi chính, tăng cường hiệusuất và giảm chi phí xử lý Trong khi đó, Optimistic Rollups dựa vào sự tintưởng vào tính chính xác của các giao dịch off-chain Cac giao dịch được tổnghợp lại và ghi lại trên chuỗi chính một cách nhanh chóng mà không cần chứngminh sự chính xác trước Sau đó, một giai đoạn kiểm tra sau được thực hiện

để xác minh tính đúng đắn của các giao dịch đã được ghi Điều này cho phéptăng tốc độ xử lý giao dịch và giảm bớt tải cho chuỗi chính, với giả định rằnghầu hết các giao dịch là hợp lệ

— Validium: Là kỹ thuật mà các giao dịch off-chain được xử lý bởi một nhóm

các validating nodes, không cần ghi lại trực tiếp trên chuỗi chính Dữ liệu giaodịch được mã hóa trước khi gửi đến validating nodes dé bảo vệ tính riêng tư.Sau khi validating nodes xác nhận, kết quả cuối cùng sẽ được ghi lại trên chuỗi

Trang 33

Giải pháp Optimistic Rollups sẽ thực thi các giao dịch bên ngoài Ethereum (Mainnet) nhưng sau đó sẽ đăng tải dữ liệu giao dịch lên Ethereum dưới dạng calldata Những

Sequencer trên Optimistic Rollup sẽ đưa hàng trăm các giao dịch lại thành một Batch

và sử dụng mỗ kỹ thuật nén Batch này dưới dạng calldata sau đó sẽ đăng lên

Ethereum Điều này giúp các giải pháp Optimistic Rollup có thé mở rộng từ 10 - 100

lân so với chuỗi gôc.

Tuy nhiên tại vi sao lại gọi là Optimistic tạm dịch là "lạc quan" bởi vì các Optimistic

Rollup sẽ mặc định rằng các giao dịch diễn ra ngoài chuỗi là hợp lệ và sẽ không gửibằng chứng về tính hợp lệ này lên mainnet Điều này tạo ra sự khác biệt giữaOptimistic Rollup và ZK Rollup, khi mà các nền tang ZK Rollup sẽ liên tục tạo bằng

chứng cho mỗi dữ liệu được đăng tải lên mainnet Sau khi State Root (trạng thái

mạng) được gửi lên Ethereum sẽ có một khoảng thời gian thử thách (Challenge Time).

Trong khoảng thời gian này bat kì ai cũng có thé phản đối kết quả được đăng lênEthereum bằng một Fraud Proof (bằng chứng gian lận) Trong trường hợp này sẽ xảy

ra 2 nhánh sau:

— Nếu bằng chứng gian lận được gửi lên là đúng đắn thì nền tảng Optimistic

Rollup sẽ phải thực hiện lại các giao dịch và cập nhật lại trạng thái Từ việc

xác định được gian lận sẽ tìm được Sequencer chịu trách nhiệm và sẽ bi chịu

phạt.

— Nếu Batch được gửi lên Ethereum không bị thách thức sau khoảng Challenge

Time thì trạng thái mạng mới sẽ được mặc định là hợp lệ và được chấp nhận

trên Ethereum.

— Trong thời gian Challenge Time thì giao dịch trên Optimistic Rollup hoàn toàn

có thê bị đảo ngược nếu các bằng chứng gian lận được chấp nhận

— Một số những vai trò chính trên layer-2 bao gồm:

o Sequencer: Làm nhiệm vụ tổng hợp và đóng gói giao dịch thành những

batch (16) sau đó nén lại dưới calldata và đăng lên Ethereum.

o Validator: Đóng vai trò cập nhật trạng thái mạng layer-2 lên Ethereum.

23

Trang 34

Một số mạng lưới layer-2 thi gộp chung Sequencer và Validator lại thành 1 đơn vịduy nhất Khái niệm Operator là một khái niệm chung chỉ những người vận hành

mạng lưới layer-2.

3.4.2 Optimistic Rollups hoạt động như nào ?

Cơ chế hoạt động và tương tác với Ethereum thông qua optimistic rollup (hình 3.3)

điển ra như sau:

— Thực thi va tổng hợp các giao dịch: Người dùng thực hiện các giao dịch trên

mạng layer-2, sau đó Operator tổng hợp và gửi các giao dịch thành một Batchđến Ethereum

— Gửi về layer-1: Operator gửi Batch chứa các giao dịch đã được tổng hợp xuống

Ethereum dé xác minh và lưu trữ

— State Commitments (Cam kết trạng thái): Cùng với việc gửi Batch, Operator

cũng gửi trạng thái cũ và mới của ORU lên Ethereum, đảm bảo tính nhất quán

của đữ liệu trạng thái.

— Chứng minh gian lận & Xử lý tranh chấp: Trong trường hợp có bất kỳ dấu

hiệu gian lận nao, quy trình xử lý tranh chấp được kích hoạt Các VeriflerContract Layer- 1 được sử dung dé xác minh và giải quyết tranh chấp một cáchcông bằng

24

Trang 35

Block 1 Block 2 Block 3

Rolled up : Rolled up ! Rolled up ! ⁄

Layer 1 State 0 State 1 State 2 State 3

Hình 3.3: Optimistic rollups

proveFraud()

3.4.3 Sự tương tác giữa Optimistic Rollup và Ethereum 2

Cấu trúc cấu tạo nên một nền tang optimistic rollups bao gồm:

— On-chain contracts: Hoạt động của các nền tang optimistic rollups được kiêm

soát bởi các Smart Contracts chạy trên Ethereum Điều này bao gồm cácContracts lưu trữ các block từ ORUs chuyền xuống, theo dõi cập nhật trạngthái của các ORUs hay theo dõi việc chuyền tiền

— Off-chain virtual machine (VM): Các ORUs thực hiện tính toán và lưu trữ

trạng thái trên một máy ảo tách biệt với máy ảo Ethereum (EVM) VM ngoài

chuỗi là nơi các Protocol, DApp trên ORUs hoạt động chính thức Chính vì

hai yếu tố trên dan tới các nền tảng ORUs kế thừa được tinh bảo mật và phântán của Ethereum thông qua việc đăng tải, đồng thuận và lưu trữ trênEthereum Ngoài ra, mỗi ORU sẽ có một VM khác nhau với mức độ tương

thích với EVM khác nhau, nên chúng ta có Arbitrum với AVM hay Optimism với OVM.

Các nền tang Optimistic Rollup sẽ đăng tai dữ liệu giao dịch lên Ethereum dưới dang

calldata, giúp tăng tinh khả dụng của dữ liệu Việc calldata là hoàn toàn mở g1úp phat

hiện gian lận, cùng với sự khó khăn trong việc kiểm soát và kiểm duyệt, tạo ra sựchống lại kiểm duyệt Ethereum đóng vai trò là lớp giải quyết tranh chấp, xác minh

25

Trang 36

bằng chứng gian lận và chỉ coi giao dịch là hoàn thành sau 7 ngày không có tranhchấp, không thê thay đổi sau đó.

3.5 Mạng Arbitrum

3.5.1 Arbitrum là gì ?

Arbitrum là nền tảng blockchain layer-2 trên Ethereum, phát triển bởi Offchain Labs,

sử dung Optimistic Rollups Nó giúp mở rộng Ethereum bằng cách xử lý giao dichngoài chuỗi chính, tăng tốc độ và giảm chỉ phí, đồng thời duy trì tính phi tập trung và

bảo mật của Ethereum.

Là một nền tang optimistic rollup, Arbitrum có những ưu điểm nổi bật sau:

— Khả năng mở rộng: Hoạt động cùng với Ethereum, Arbitrum giúp tăng khả

năng xử lý giao dịch của Ethereum lên từ 10-100 lần Điều này giúp các giaodịch diễn ra nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn

— Tính bảo mật: Vì Arbitrum chỉ xử lý tính toán giao dịch ngoài chuỗi chính,

còn các quy trình đồng thuận và thủ tục lưu trữ sẽ diễn ra trên on-chain nênngười dùng trên Arbitrum thừa hưởng được cấu trúc bảo mật của Ethereum

— Tương thích EVM: Arbitrum có độ tương thích cao với EVM nhờ kiến trúc

phát triển dya trên layer-1 Ethereum nên các nhà phát triển có thé dé dang xâydựng hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung (Dapp) trên Arbitrum

— Đa dạng sản phẩm: Nền tảng Arbitrum được Offchain Labs mở rộng cho nhiều

nhu cầu khác nhau liên quan đến blockchain từ GameFi, DeFi đến trading

Những sản phâm mà Offchain Labs đang phát triển bao gồm Arbitrum Stylus,

Arbitrum Nova và Arbitrum Orbit.

Với phương hướng tiếp cận Optimistic Rollup dé triển khai, ít tốn tài nguyên của

mình, Arbitrum đã triển khai mạng chính (mainnet) từ cuối năm 2021 và có nhữnglợi thế tiên phong nhất định so với các nền tảng ZK-Rollups

3.5.2 Co chế hoạt động của Arbitrum

Mạng Arbitrum được vận hành xung quanh các vai trò quan trọng sau:

26

Trang 37

— Sequencer: Chiu trách nhiệm thực thi và gom các giao dịch thành một lô giao

dịch (transaction batch) rồi gửi lên Ethereum

— Validator: Có nhiệm vụ là cập nhật trạng thái mang (state root) của chuỗi chính

Ethereum.

— Challenger: Là những người dùng muốn gửi bằng chứng chứng minh trang

thái mạng có các giao dịch gian lận Bất kỳ người dùng nào tham gia vào mạngArbitrum cũng có thê trở thành challenger

Cơ chế hoạt động của Arbitrum được diễn ra tuần tự như sau:

— Bước 1: Người dùng gửi giao dịch từ Ethereum mainnet vào Arbitrum thông

qua một cầu nối (bridge) Giao dịch này được đăng ký trên chuỗi chính

Ethereum, đảm bảo rằng nó được bảo mật bởi mạng lưới Ethereum

— Bước 2: Sequencer xử lý các giao dich nay một cách nhanh chong va gửi lại

các kết quả tạm thời cho người dùng, giúp giảm thời gian xác nhận giao dịch

— Bước 3: Sau khi xử lý một số lượng giao dịch nhất định, sequencer sẽ gói các

giao dịch này vào một khối và đăng tải một cam kết (commitment) của khối

đó lên chuỗi chính Ethereum Cam kết này bao gồm một hash đại diện chotrang thái của toàn bộ các giao dich trong khối

— Bước 4: Validator kiểm tra tính hợp lệ của các khối được đăng tải bởi

sequencer, đồng thời bắt đầu thời gian thách thức Thời gian thách thức trên

Arbitrum thường kéo dai khoảng 7 ngày.

— Bước 5: Trong khoảng thời gian này, bất kỳ trong mạng phát hiện một khối

không hợp lệ thì có thê trở thành challenger Lúc này, Arbitrum sử dụng cơ

chế "bisection protocol" dé giải quyết các tranh chấp Quá trình này bao gồm

chia nhỏ khối bị thách thức thành các phần nhỏ hon và kiểm tra từng phan déxác định điểm sai lệch

— Bước 6: Nếu thách thức của Challenger được xác minh là đúng, khối bị thách

thức sẽ bị từ chối và trạng thái của mạng lưới sẽ được điều chỉnh lại, đồng

thời sequencer hoặc validator tạo ra khối không hợp lệ sẽ bị phạt Nếu thách

27

Trang 38

thức của challenger không hợp lệ, challenger sẽ bị phạt và khối sẽ được chấp

nhận.

— Bước 7: Sau khi các khối được xác minh và không có thách thức hoặc tất cả

các thách thức đã được giải quyết, trạng thái cuối cùng của các giao dịch sẽ

được cập nhật trên chuỗi chính Ethereum.

Các giao dịch trên mạng lưới layer-2, dù đã thực thi thành công, vẫn có thé bị dao

ngược trong vòng 7 ngày Chính vì khoảng thời gian thách thức nay ma người dùng

trên các nền tảng sử dụng cơ chế Optimistic Rollups khi muốn rút tài sản số của mìnhthường sẽ phải đợi khi khoảng thời gian thách thức kết thúc

3.5.3 Điểm nỗi bật của Arbitrum

Một số những đặc điểm nổi bật của Arbitrum bao gồm:

— Cải thiện tốc độ và chi phí giao dich so với chuỗi chính Ethereum nhờ xử lý

tính toán ngoài chuỗi, đồng thời vẫn kế thừa được tính bảo mật và phi tập trung

của Ethereum

— Độ tương thích cao với EVM tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà phát triển

triển khai các giao thức và ứng dụng phi tập trung (DApp) của mình từ

Ethereum sang Arbitrum.

— Với nhiều bản nâng cấp mạng từ One đến Nitro và hiện nay là Stylus, cùng

với nhiều sản phẩm khác như Nova và Orbit, đội ngũ Arbitrum đã khẳng định

được kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực blockchain

3.6 Kỹ thuật thu hồi trong Blockchain

3.6.1 Khai niệm thu hồi trên blockchain và phân loại các kỹ thuật thu hồi

3.6.1.1 Khái niệm

Trong hệ thống blockchain, tinh bất biến (immutable) là một trong những đặc tínhquan trọng và gây nhiều khó khăn nhất cho việc thu hồi dữ liệu Ở phần này, chúngtôi sẽ khảo sát một số phương pháp thu hồi dữ liệu trên blockchain được đề xuất

28

Trang 39

Về khái niệm, kỹ thuật thu hồi đữ liệu trên blockchain [6] là những phương pháp vôhiệu hóa các giao dịch hay khối dữ liệu đã được lưu trữ trên chuỗi khối mà không viphạm tính bat biến của blockchain.

3.6.1.2 Phân loại các kỹ thuật thu hồi

Dựa theo mục đích và cách hoạt động của kỹ thuật thu hồi thì có thể chia thành 3 loại

(hình 3.4):

— Cô lập (isolation): là các kỹ thuật thu hồi dữ liệu sử dụng một số giải pháp

off-chain dé đánh dấu, cô lập các dữ liệu cần thu hồi mà không trực tiếp canthiệp vào cấu trúc của chuỗi khối Dưới đây là một số phương pháp:

© Accumulator: Tạo ra một đối tượng có kích thước cô định có thể lưu trữ

nhiều trường thông tin, đại diện cho một tập hợp các thực thé bị thu hồi

Lists: Hoạt động như một hệ thong lưu trữ bên ngoài, giúp lưu trữ định

danh các đối tượng bị thu hồi, giữ cho các thông tin về đối tượng đó nằm

ngoai blockchain.

Forking: Giúp phan chia blockchain, tách rời các dữ liệu không mong

muốnSmart contract-based: hợp đồng thông minh cung cấp một số cơ chế vàthuật toán dé thay đổi trạng thái của thực thé thành đã bị thu hồi

— Sửa đỗi (modification): là các kỹ thuật thu hồi bằng cách can thiệp trực tiếp

vào câu trúc của blockchain nhưng van không làm đút các liên kêt mã của các

block trong chuỗi:

le) Redacting: Cho phép chủ sở hữu sửa đổi các dit liệu giao dich cụ thé và

cung cấp phương thức xác thực các khối được chỉnh sửa

Pruning: Xóa khối khỏi chuỗi khối, tuy nhiên vẫn giữ lại đữ liệu kiểm soát

dé minh chứng sự tồn tại của khối và xác thực chuỗi khối sau khi thay đổiErasing: Cung cấp tính năng xóa nội dung của một khối trong khi vẫn giữ

lại một phân câu trúc của nó.

29

Trang 40

— Phòng ngừa (preventive): là các kỹ thuật thu hồi ngăn chặn việc thêm các dữ

liệu không mong muốn vao chuỗi khối:

o Filtering: Dựa vào các thuật toán như mã hóa hay máy học dé lọc dữ liệu

từ transaction pool trước khi lưu vào blockchain.

Block 1 +4 Block 2 Block 3 Block 4 1 i

i | | h h

LC—— H Unwanted data x Ỳ Accepted data '

TẢ ssn $9: me xc SG aT OPOLEGT NOL NOECED NOL NOK Sed: CS NBER ESD ROME NCESE IONS 1 i — 1

1 ] t [Le are eee RR RE Re RN Ll

ph Block 1 xẻ Block 2 xã Block 3 Block4 —~~ |

blockchain đã được ra mắt và cải tiến:

BTCert [16] là công nghệ blockchain dung đề xác thực và quản lý chứng chỉ Thay

vì thông qua các cơ quan trung gian, BTCert mã hóa và ghi chứng chỉ vào blockchain

dé đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật và minh bạch Người dùng có thể xác minh chứngchỉ một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian va công sức

EduCTX [23] là hệ thống quản lý chứng chỉ và điểm số dựa trên blockchain, tạo

ra một cơ sở dữ liệu phân cấp và phi tập trung cho các thành tích học tập EduCTXgiúp sinh viên quản lý chứng chỉ và điểm số trong môi trường kỹ thuật số an toàn, hỗ

Ngày đăng: 24/11/2024, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN