1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Chuẩn bị sẵn sàng để được thăng chức potx

4 462 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 105,09 KB

Nội dung

Chuẩn bị sẵn sàng để được thăng chức Bạn đang làm tốt công việc của mình và hy vọng sẽ được thăng chức để có thể phát huy năng lực hơn nữa. Vậy bạn phải chuẩn bịđể sẵn sàng cho việc thăng chức? “Thông minh và thông thạo mọi việc chưa chắc khiến bạn trở thành một người sếp tốt, bởi chỉ cần một sai lầm, hậu quả có thể rất nghiêm trọng đối với bạn, đồng nghiệp, cấp dưới và cả công ty”. (*) Dưới đây là 10 lời khuyên của các chuyên gia nghề nghiệp dành cho những người chuẩn bị sẵn sàng để trở thành sếp: 1. Học từ hình mẫu lí tưởng Darcy Eikenberg, chủ tịch công ty Coach Darcy, chia sẻ lời khuyên: “Tìm học ở người mà bạn chắc rằng họ là người quản lí tuyệt vời (cho dù bạn chưa từng làm việc với họ). Hãy xác định ai là nhân vật được mọi người tin tưởng đặt câu hỏi, ai là người được nhân viên yêu quý. Đó có thể là hình mẫu cho bạn, hãy mời họ uống cà phê hay ăn trưa để chia sẻ kinh nghiệm. Chú ý tới điều họ nói, cách hành động và cả những điều họ không làm.” 2. Học cách tôn trọng Carol Stewart, tiến sĩ, phó giáo sư về quản lí của trường Đại học Southern Connecticut State và Đại học Quinnipiac, nhận định. “ Tôi đã từng làm việc với những nhà quản lí xuất sắc và cả những người không được như vậy. Điều khác biệt cơ bản giữa họ là gì? Đó là cách họ đối đãi và tôn trọng. Nếu một người quản lí đánh giá năng lực của chúng ta, tôn trọng ý kiến của chúng ta và biết cách tốt nhất để làm việc một cách hợp tác cũng như thoải mái – cơ hội thành công sẽ cao hơn.” Do đó, “Hãy cố gắng hiểu và kiểm soát cách bạn gây ảnh hưởng tới người khác”, 3. Tìm hiểu về vai trò quản lí Latham gợi ý: “ Nếu bạn chưa có khái niệm rõ ràng về vai trò quản lí, hãy tìm hiểu nó trước. Vai trò quản lý không đơn giản chỉ là chức danh. Cũng không phải chỉ kí giấy tờ và kiểm soát mọi người. Còn hơn như vậy, bởi nếu mắc sai lầm, bạn phải thừa nhận nó trước mọi người và nhanh chóng rút ra bài học để làm việc tốt hơn.” 4. Rèn luyện tốt kỹ năng làm việc nhóm, hòa hợp Don Current, chủ nhân của blog chia sẻ về quản lí tiền bạc, nói: “ Hãy đặt nhân viên ở vị trí mà họ có thể thành công và đổi lại, bạn cũng sẽ thành công. Công việc của người quản lí không chỉ là làm việc cho bản thân hay bắt người khác làm theo cách của mình. Công việc của bạn là truyền cảm hứng để nhóm mình đạt được nhiệm vụ đã đề ra. Bạn cũng không được hưởng công trạng một mình. Luôn luôn xây dựng thành công cho nhóm và các cá nhân. Rốt cuộc, là một người quản lí, thành công của bạn không đến từ những gì bạn đạt được mà nó dựa trên những gì nhóm của bạn đạt được.” 5. Tự tin vào bản thân Đừng suy nghĩ một cách nông cạn rằng “ Những người lãnh đạo được sinh ra chứ không phải được xây dựng nên”. Rất ít người sinh ra đã có ngay tố chất lãnh đạo, nên bạn hoàn toàn có thể học được. Đó là hành động chứng tỏ khả năng của bạn và bạn đã sẵn sàng cho những thách thức khó hơn ở vị trí cao hơn”. 6. Chia sẻ với nhóm của mình “ Trung thực thường là công cụ quản lí tốt nhất. Hãy chia sẻ với nhóm của mình rằng bạn muốn trở thành một người quản lí tốt và rằng bạn vẫn đang trong quá trình học hỏi. Nếu họ hiểu rằng bạn không dễ bị đánh bại hay khiến họ tổn thương, khi đó họ sẽ giúp đỡ và ủng hộ bạn”, Eikenberg cho biết như vậy. 7. Giao tiếp một cách hiệu quả “Bạn có thể làm học được việc này bằng cách nói ít hơn và lắng nghe những người báo cáo với bạn hàng ngày. Bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì nghe được và những ý tưởng tuyệt vời của họ nếu sẵn sàng gác lại niềm kiều hãnh “ Mình sẽ là sếp của họ” sang một bên và lắng nghe những gì họ nói”, Patrick Madsen, tiến sĩ, giám đốc các chương trình và giáo dục, dịch vụ nghề nghiệp của trường Kinh doanh Johns Hopkins Carey, nói. “ Bằng cách lắng nghe, bạn sẽ nhận biết điều gì thúc đẩy nhân viên cũng như những điều họ cần từ một người quản lí.” 8. Chứng tỏ với đồng nghiệp tấm lòng của bạn Khi mọi người biết rằng, mục đích của bạn là làm những gì tốt nhất có thể dành cho đồng nghiệp, họ sẽ giúp đỡ bạn. Hãy đặt ra nhiều câu hỏi, đặc biệt là “ Anh/ chị nghĩ sao?” và nói cám ơn hàng ngày. Cách lãnh đạo chuyên quyền, cứng nhắc không còn thích hợp, nếu cư xử quá nguyên tắc, cứng nhắc, mọi người sẽ không có thiện cảm tốt về bạn. Và như vậy, dù có tài năng ra sao, bạn khó có thể đạt tới cấp độ quản lí. 9. Đề nghị cơ hội học tập “ Hãy chứng tỏ với cấp trên rằng bạn nghiêm túc trong việc tiến tới thành công và bạn luôn sẵn sàng tham gia các khóa học nâng cao hoặc đi thực tế tại công xưởng”, Ashford nói. 10. Tạo ảnh hưởng tích cực Bạn không thể học hết mọi thứ qua một đêm nhưng bạn sẽ dần khám phá sâu hơn về vai trò, nhiệm vụ của người quản lí. Sự hiểu biết và thể hiện được tính cách lãnh đạo tiềm năng đồng nghĩa với việc tạo ra ảnh hưởng tích cực của bạn tới người khác. Đừng mong mỏi một ngày đẹp trời nào đó bạn sẽ bất ngờ được thăng chức, mà hãy chẩn bị sẵn sàng cho nó. Thăng chức tức là phải chứng minh được rằng bạn đã trưởng thành, vượt qua chức trách hiện tại và bạn sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm mới. Đó là phải chứng minh bạn có khả năng xử lý nhiều trách nhiệm hơn. Nếu bạn chứng minh rằng bạn quan tâm, mong muốn cải thiện hiệu quả của tổ chức và bạn có thể thực tốt điều này vì đã chuẩn bị sẵn sàng thì đây chính là bệ phóng tốt cho các cơ hội thăng tiến của bạn. . Chuẩn bị sẵn sàng để được thăng chức Bạn đang làm tốt công việc của mình và hy vọng sẽ được thăng chức để có thể phát huy năng lực hơn nữa. Vậy bạn phải chuẩn bị gì để sẵn sàng cho. ngờ được thăng chức, mà hãy chẩn bị sẵn sàng cho nó. Thăng chức tức là phải chứng minh được rằng bạn đã trưởng thành, vượt qua chức trách hiện tại và bạn sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm. tâm, mong muốn cải thiện hiệu quả của tổ chức và bạn có thể thực tốt điều này vì đã chuẩn bị sẵn sàng thì đây chính là bệ phóng tốt cho các cơ hội thăng tiến của bạn.

Ngày đăng: 29/06/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w