1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam

119 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hương
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Thống kê Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 8,28 MB

Nội dung

Nội dung của cuốn sách đề cập tới các chỉ tiêu thống kê về kết quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch, phương pháp tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu đó.. Nội dung của đề tài nà

Trang 1

3 DAI HQC KINH TE

LUONG THANH KHE

PHAN TiCH KET QUA HOAT DONG KINH DOANH

DU LICH TREN DIA BAN TINH QUANG NAM

LUAN VAN THAC SI THONG KE KINH TE

2022 | PDF | 119 Pages buihuuhanh@gmail.com

Da Ning - Nam 2022

Trang 2

LUONG THANH KHE

PHAN TiCH KET QUA HOAT DONG KINH DOANH

DU LICH TREN DIA BAN TINH QUANG NAM

LUAN VAN THAC Si THONG KE KINH TE

Mã số: 8310107

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hương

Da Nẵng - Năm 2022

Trang 3

Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lich

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu cũng như kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Đà Nẵng, ngày — tháng năm 2022

Tác giả

pl

Luong Thanh Khé

Trang 4

MO DAU

1, Tính cắp thiết của đề

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và pham vi nghiên cứu

5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu và các công trình nghiên cứu thực nghiệm

6 uc dé tai

CHUONG 1 CO SO LY LUA

DONG KINH DOANH DU LICH

1.1 Những vấn đề chung về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch 6

1.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch wel 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh du lich 15

1.2 Hệ thống các chỉ tiêu về thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch17

att su32

quả hoạt động kinh doanh du lịch

TOM TAT CHUONG 1

Trang 5

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Quảng Nam 33

2.1.1 Đặc điểm TNDL tự nhiên

2.1.2 Đặc điểm TNDL nhân văn

2.2 Phân tích biến động về qui mô kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh

2.3 Phân tích biến động về kết cấu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh

Quảng Nam giai đoạn 2010-2019 SE/BESEEUENE musaugo/6T

2.4 Phân tích xu thế biến động về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh

Quang Nam giai đoạn 2010 - 2019 22scxcsreereeseceeco-.Ổ7

2.5 Phân tích biểu hiện biến động thời vụ về kết quả hoạt động kinh danh du

lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2019 sstsrseeeer 7Í

2.6 Dự đoán về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Nam đến

tk 207ỗ sssgyciogus0t2a025806628SNSiĐSeSdgttsesssosotoseassasaofŠ

TÓM TAT CHUONG 2 ssaaccaats sasceo.BŨ

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LICH TREN DIA BAN TINH QUANG NAM 81 3.1 Cơ sở để để xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh

3.2 Dé xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh danh du

KÉT LUẬN dT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Chữ viết tắt Diễn giải

phương pháp luận; Hội ñồng của Cộng đồng Châu âu, Tổ chức

phát triên và hợp tác Kinh tế, Liên hợp quốc, Tổ chức Du lịch

thể giới

Tài khoản vệ tỉnh du lịch

Cơ quan thống kê Liên hiệp quốc

Tổ chức du lịch thế giới

Trang 7

Bang 2.1: GRDP tinh Quang Nam giai đoạn 2015-2019 (theo giá so sánh

2010)

Bảng 2.2: Cơ cấu GRDP giai doan 2015-2019 (theo gia hién hanh) .39 Bang 2.3 Doanh thu, số lượt khách du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn

Bang 2.4 Các chỉ tiêu phân tích biến động khách du lịch quốc tế đến

Bảng 2.5 Số lượng khách du lịch quốc tế năm 2019 của Quảng Nam và 2

Bảng 2.6 Các chi tiêu phân tích

trén dia ban tinh Quang Nam giai doan 2010-2019 .48 Bảng 2.7 Số lượng khách du lịch nội địa năm 2019 của 3 tỉnh Quảng

Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi s22 22222 49

Bảng 2.8 Số ngày khách du lịch giai đoạn 2010 ~ 2019

Bảng 2.9 Số ngày khách du lịch quốc tế giai đoạn 2010 — 2019

Bảng 2.10 Số ngày khách du lịch nội địa giai đoạn 2010 - 2019 dẻ Bảng 2.11 Doanh thu xã hội từ du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 -

2019

giai đoạn 2010 — 2019 tỉnh Quảng Nam

Bảng 2.13 Doanh thu xã hội từ du lịch năm 2019 của 3 tỉnh Quảng Nam,

Bảng 2.14 Số lượng khách du lịch q n Quảng Nam theo thị

trường khách giai đoạn 2010 — 2019 62

Bảng 2.15 Kết cấu số lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam theo

thị trường khách giai đoạn 2010 — 2019 asco 63

Trang 8

Bảng 2.19 Chỉ số thời vụ theo tháng của lượng khách du lịch quốc tế đến

Quảng Nam giai đoạn 2010 -2019

Bảng 2.20 Dự đoán số lượng khách quốc tế giai đoạn 2020 - 2023 76

Bảng 2.21 Dự đoán số lượng khách quốc tế theo tháng giai đoạn 2020 -

Trang 9

Dé thi 2.1 Kết cấu số lượng khách quốc tế theo thị trường khách tỉnh Quang

Nam giai đoạn 2010 ~ 2019

Đồ thị 2.2 Kết cấu số lượng khách quốc

Nam giai đoạn 2010 - 2019

Đề thị 2.3 Xu thế biến động doanh thu xã hội từ du lịch t

Trang 10

Với sự phát tiền mạnh mẽ của ngành du lịch trong những năm gần đây,

ngày cảng có nhiều quốc gia, lãnh thổ đã nhận thức được tầm quan trọng của

hoạt động du lịch đối với nền kinh tế quốc dân Hoạt động du lịch đã mang lại ý

nghĩa to lớn về nhiều mặt, cả về kinh tế lẫn xã hội, đặc biệt là đã mang lại nguồn

thu ngoại tệ lớn cho các quốc gia, lãnh thô, du lịch cũng đóng vai trò quan trọng

trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Hàng năm trên thế giới đã thu

được hàng tỷ đô la từ hoạt động kinh doanh du lịch

Những năm gần đây, du lịch Quảng Nam đóng góp một phần đáng kể

trong tổng thu nhập của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng, được đánh giá

là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn không ngừng được đầu tư phát triển của

tỉnh Ngành du lịch Quảng Nam giúp tạo cơ hội việc làm cho lao động, đặc biệt

là lao động nữ Ở các huyện miễn núi, ngành du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm

cho người dân nông thôn, tạo ra những chuyển biến tích cực về mặt xã hội, nâng cao mức sống Góp phần làm giảm quá trình đô thị hóa, cân bằng lại sự phân bố dân cư, cơ sở hạ tầng từ đô thị về nông thôn, nhờ đó làm giảm những gánh nặng,

những tiêu cực do đô thị hóa gây ra Du lịch Quảng Nam còn là hình thức quảng

bá văn hóa, phong tục tập quán của người dân Quảng Nam đến với du khách

Tuy nhiên, bên cạnh đó sự thiểu hụt về mặt nhân lực và sự phân bố không đều về

mặt lượng khách giữa các điểm du lịch cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả

của hoạt động kinh doanh ngành du lịch tỉnh Quảng Nam

Vì vậy, nhằm nắm rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên dia

bàn tỉnh Quảng Nam tác giả quyết định thực hiện đề tài “Phân tích kết quả hoạt

động kinh doanh dụ lịch trên dia ban tinh Quang Nam"

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bản tỉnh Quảng

Trang 11

3 Đối tượng và pham vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh

Quảng Nam

~ Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

+ Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích các vấn đề

kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

+ Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung liên

lên quan đến

quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

+ Về thời gian: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2019 và dự báo đến năm 2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:

tiêu về kết quả kinh doanh du lịch: phương pháp hồi quy nhằm phân tích mỗi

liên hệ giữa các biến, phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết

Trang 12

kinh doanh du lịch

5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu và các công trình nghiên cứu thực nghiệm

- Giáo trình Kinh tế du lịch - GS.TS Trần Văn Đính & TS.Trần Thị

Minh Hòa(2006), ĐH KTQD: Nội dung của giáo trình bao gồm những vấn đề

khái quát như: Khái niệm về du lịch; nhu cầu, loại hình và các lĩnh vực kinh

doanh du lịch; điều kiện phát triển du lịch; tính thời vụ trong du lịch Đồng

thời, giáo trình còn bao hàm cả những vấn đề kinh tế du lịch như: Lao động,

cơ sở vật chất - kỹ thuật, chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế du lịch Mặt

khác, những vấn đẻ quản lý như phát triển du lịch, tổ chức và quản lý ngành

du lịch ở Việt Nam và thế giới cũng được đẻ cập trong giáo trình này

- Giáo trình Thống kê kinh tế - TS Phan Công Nghĩa (2005), ĐH

KTQD, NXB Thống kê, Hà Nội Giáo trình có nội dung nghiên cứu các vấn đề của thống kê kinh tế hiện đại, một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên khoa học thống kê, đồng thời cũng là một trong những hoạt động chính của cơ quan thống kê quốc gia với chức năng đảm bảo thông tin cho các

cơ quan nhà nước, các tô chức và doanh nghiệp cũng như toàn xã hội

- Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, Luật du lịch,

luật số 44/2005/QH11 Luật này quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động

du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du

lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch

- Giáo trình Lý thuyết thông kê của PGS.TS.Trần Ngọc Phác &

TS Trần Thi Kim Thu(2012), NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân Nội

dung của giáo trình đề cập đến những vấn đẻ chung về thống kê học, điều tra thông kê, tổng hợp thống kê, nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng,

kinh tế - xã hội,

- Đề án “Triển khai áp dụng tài khoản vệ tình du lịch tại Việt Nam”

tra chọn mẫu

Trang 13

quan đến tài khoản vệ tỉnh du lịch theo tiêu chuẩn của quốc tế Trong đó, nội

dung quan trọng nhất là tính toán, quy trình lập vả tông hợp 6 biểu quan trọng

trong tổng số 10 biểu của Tải khoản vệ tỉnh du lịch

- Nghiên cứu thông kê hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, Sách

chuyên khảo của TS Trân Thị Kim Thu (2006), Trường Đại học Kinh tế quốc

dan Ha Nội Nội dung của cuốn sách đề cập tới các chỉ tiêu thống kê về kết quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch, phương pháp tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu đó

~ Nghiên cứu xây dựng hệ thông chỉ tiêu thông kê trong ngành du lịch -

Để tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Trung tâm thông tin du lịch (2008) của ông Trần Trí Dũng, trưởng phòng Hệ thống thông tin - Tổng cục du lịch

t

làm chủ nhiệm Nội dung của đề tài này đã trình bảy có hệ thống và chỉ

tống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động của các đơn vị kinh doanh

là sự kế thừa đã có sửa đối, bổ sung về các khái niệm liên quan đến thống kê

du lịch, phương pháp xác định các chỉ tiêu thống kê trong ngành du lịch đã được Tổ chức du lịch thế giới thông qua Đây chính là những cơ sở khoa học

và thực tiễn cho việc vận dụng vào Việt Nam đảm bảo tính hiện đại và hòa

nhập với toàn thể giới

- Tourism Satellite Account: Recommended Methodological Framework (TSA: RMF 2008) (Tài khoản vệ tỉnh du lịch: Khung phương pháp

luận được đề xuất), UNWTO (Tỗ chức du lịch thế giới) và các tổ chức về

Trang 14

TSA của năm 2000

- MEDSTAT I: Domestic tourism manual, EUROSTAT, 2008 (Cam

nang du lịch nội địa của Thống kê châu Âu) Nội dung của tài liệu này chủ

yếu đề cập và hướng dẫn chung về phương pháp thu thập thông tin du lịch

nội địa qua điều tra hộ gia đình và một số vấn đề khác có liên quan Tài liệu

này còn mang tính hướng dẫn, định hướng để các nước thực hiện phù hợp với

điều kiện thực tế của mình

- Applying the Eurostat methodological guidelines in basic tourism and travel statistics (A Practical Manual (revised version) March 1996) (Ung

dụng các hưởng dẫn của Thông kê châu Âu trong du lịch cơ bản và thống kê

dụ lịch (Số tay hướng dẫn thực hành (phiên bản sữa đổi 03/1996) Tài liệu

này hướng dẫn việc ứng dụng các phương pháp của thống kê châu Âu trong thống kê du lịch với 3 nội dung sau: 1) Một số khái niệm cơ bản (du lịch và các loại du lịch; môi trường thường xuyên và nơi cư trú; chuyến đi trong

ngày); 2) Thống kê các cơ sở lưu trú; 3) điều tra nhu cầu du lịch (trong đó có

đề cập tới kỹ thuật thu thập tải liệu)

6 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

Chương 2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2019,

Chương 3 Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bản tỉnh Quảng Nam

Trang 15

KINH DOANH DU LICH

1.1 Những vấn đề chung về kết quả hoạt động kinh doanh du lich

1.1.1 Hoạt động kinh doanh dụ lịch

a Khái niệm về du lịch

Theo TSA: RMF 2008 và IRTS 2008 thi “Du lich (Tourism): Id cdc hoạt động của du khách ở nơi ngoài môi trường sinh hoạt hàng ngày trong thời gian không quá một năm liên tục với mục đích chỉnh không liên quan tới

hoạt động kiếm tiền ở nơi họ đến ”

Theo định nghĩa trên thì chỉ được coi là du lịch khi hội đủ các điều kiện

Sau:

Thứ nhất, về không gian thì người đi du lịch phải rời khỏi môi trường thường xuyên của mình, nghĩa là loại trừ các chuyến đi trong phạm vi của nơi

ở thường xuyên, các chuyến đi thường xuyên định kỳ có tính chất phường hội

giữa nơi làm việc và nơi ở, các chuyến đi phường hội khác có tính thường

xuyên hằng ngày

Thứ hai, về thời gian theo qui định trước của các tổ chức du lịch, trừ trường hợp di cư trong một thời gian dài thì phải đảm bảo đủ độ đài của thời gian (Thời gian kéo dài ít hơn một năm)

Thứ ba, về mục đích của chuyến đi không phải đi để kiếm tiền trong

phạm vi của nơi tới thăm, qui định này loại trừ việc hành nghề lâu dài hoặc tạm thời trong các hoạt động du lịch

Tác giả lấy các định nghĩa thống kê về du lịch của IRTS 2008 làm

chuẩn để nghiên cứu các vấn đề về thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du

lịch trong luận văn này.

Trang 16

hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch”

e Đặc điểm hoạt động kinh doanh dụ lịch

Nghiên cứu bắt cứ hoạt động kinh doanh nào đều không thể không đẻ

ập đến sản phẩm của hoạt động đó Du lịch là một ngành đặc biệt từ sản

phẩm, tính chất hoạt động cho đến phương thức kinh doanh Để hiểu rõ hơn

về đặc điểm kinh doanh du lịch thì cần phải xem xét thế nào là sản phẩm du

lịch và những nét đặc trưng của du lịch

+ Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Theo Luật du lịch Việt Nam thì Sản phẩm du lịch là tập hợp tắt cả các

dịch vụ cần thiết nhằm thoả mãn các nhu cầu của du khách trong chuyến du lịch Như vậy sản phẩm du lịch là tổng hợp tất cả các yếu tố khác nhau bao gồm các hàng hóa, dịch vụ đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của du

khách, được tạo nên bỏ

kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên và

yếu tổ xã hội với việc sử dụng các nguồn lực; là việc kết hợp những món hang

cụ thể hoặc không cụ thể (như bầu không khí, chất lượng phục vụ )

Qua đó, sản phẩm du lịch bao gồm:

~ Các loại hàng hoá trong dịch vụ du lịch gồm: những hàng hoá thông

thường, hàng hoá truyền thống đặc trưng của từng địa phương, tặng phẩm, đồ

lưu niệm và các đặc sản

~ Dịch vụ du lịch là một phần của lao động trong ngảnh du lịch nhằm

phục vụ khách du lịch, bao gồm dịch vụ sau: hướng dẫn tham quan, đi lại, lưu

trú, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, vận chuyển và các dich vu bé sung

Trang 17

cho khách du lịch gồm tiện nghỉ trong phòng nghỉ, chất lượng phưong tiện

thông tin liên lạc, chất lượng vận chuyển, thủ tục hải quan,

Với tính chất đặc biệt của sản phẩm du lịch đã tạo nên những đặc điểm

khác với các loại hình sản phẩm vật chất hay dịch vụ khác:

Một, dịch vụ du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng trừu tượng không

lưu kho lưu bãi (một chỗ ngồi, một đêm ngủ, ) Là loại sản phẩm, dịch vụ

không bán được thì sẽ mắt đi giá trị chứ không để dành hoặc cất giữ được

Đặc điểm này đã làm cho cung cầu thường lệch pha nhau, thể hiện rõ tính thời

vụ trong kinh doanh du lịch là rất đặc thù Thật vay, tinh thời vụ trong du lịch được thể hiện rất rõ nét, ví dụ các khu du lịch biển ở Việt Nam thường rất

vắng khách vào về mùa đông và ngược lại vào mùa hẻ

Hai, sản phẩm du lịch thường được bán cho khách du lịch trước khi họ

thấy được nó (sản phẩm du lịch không hiện hữu trước người mua mà chỉ

thông qua quảng cáo hoặc các nguồn thông tin khác) nhất là đối với các sản phẩm du lịch trọn gói

thời, tại chỗ và không đem đi tiêu thụ hoặc trưng bảy ở nơi khác được

Bắn, sản phẩm du lịch được tạo ra bởi sự tông hợp các hoạt động kinh

doanh khác nhau: khách sạn, nhà hàng, dịch vụ, vận chuyển

Nam, san phim du lịch thường được bán trọn gói với các loại hình, các tuyến điểm với nhiều tiện nghỉ khác nhau

Sáu, Sản phẩm hàng hoá trên thị trường du lịch có sự đa dạng vượt ra khỏi khuôn khô khái niệm hàng hoá Ngoài những đặc điểm thông thường thì

sản phẩm du lịch còn có cả những thành phần mả bản thân nó không có tính

chất hàng hoá hay dịch vụ như bầu không khí, môi trường, cảnh quan thiên

nhiên Sản phẩm du lịch mặc dù đã bán cho người này rồi nhưng vẫn còn

Trang 18

ngược lại nêu không tiêu dùng hoặc tiêu dùng ít thì giá trị sẽ mất hoặc giảm đi Đây chính là đặc điểm đặc biệt của sản phẩm du lịch

+ Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dự lịch

Hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động có tính đặc thù, gồm nhiều

thành phẩn, tạo thành một thể phức tạp vừa có tính chất kinh tế vừa có tính

chất văn hoá- xã hội Hoạt động kinh doanh du lịch có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh du lịch phụ thuộc vào tải nguyên du lịch Tải nguyên du lịch là cơ sở khách quan, là điều kiện cần để tạo nên các

tuyến, điểm du lịch và là điều kiện cần thiết để có hoạt động kinh doanh du

lịch

Thứ hai, hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động kinh doanh tổng

hợp nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao cấp và đa dạng của du

khách vì tiêu dùng trong du lịch thường là tiêu dùng trung cấp và cao cấp

Khách du lịch khi đi du lịch không chỉ có các nhu cẩu nghỉ ngơi, tham quan,

giải tri, đi lại mà bên cạnh đó còn có nhu cầu mua sắm các hàng hoá và dich

vụ bổ sung khác

Thứ ba, ngoài kinh doanh dịch vụ thì hoạt động kinh doanh du lịch còn

phải đảm bảo được các vấn đề về an ninh chính trị và trật tự xã hội cho khách

du lịch, cho các địa phương và quốc gia đón tiếp khách

4L Vai trò của hoạt động kinh doanh du lịch trong nên kinh tế quốc dân + Vai trò kinh tế- xã hội của hoạt động kinh doanh du lịch

Ngày 03-05/11/1994 tại OSAKA Nhật Bản Hội nị ộ trưởng du lịch

thế giới của 78 quốc gia,vùng lãnh thổ và 18 chính quyền địa phương, 5 quan

in da khang dinh tai diém 2 phan I trong tuyén bé du lich OSAKA “ Du

Trang 19

du lịch tương ứng cũng tăng cao Nhưng sự gia tăng này củng với các chỉ tiêu

khác của du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách vững chắc và như

vậy du lịch sẽ là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới trong thế ký XXI ” Sự phát

triển của hoạt động kinh doanh ngành du lịch có ý nghĩa rất lớn cả về mặt

trong đó là nguồn thu ngoai tệ đã góp phần đóng vai trò quan trọng trong cân

bằng cán cân thanh toán quốc tế Cùng với hàng không dân dụng, cung ứng

tàu biển, kiều hối

các hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế hàng năm, các

dịch vụ thu ngoại tệ khác đã đem lại rất nhiều ngoại tệ cho những quốc gia,

vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới, mỗi năm các quốc gia trên thế

có thể thu tới hàng tỷ USD từ hoạt động kinh doanh du lich

Thứ hai, hoạt động kinh doanh du lịch là loại hoạt động “xuất khẩu tại

chỗ" có hiệu quả cao, những hảng hoá công nghiệp, tiểu thủ công ngi

nông lâm sản hảng tiêu dùng qua con đường du lịch các hàng hoá xuất khẩu

sẽ không bị ảnh hướng bởi hàng rảo thuế quan Không chỉ vậy du lịch còn

“xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch Đó là khí hậu ánh nắng mặt trời, cảnh

quan thiên nhiên, nét độc đáo của những phong tục tập, quán giá trị của các di tích lịch sir van hod ma cdc gid tri này sẽ không bị mắt đi cũng như không bị hao mòn qua mỗi lần bán hay sử dụng mà thậm chí giá trị và uy tín còn được

tăng lên thông qua quá trình bán và sử dụng nếu như đạt chất lượng phục vụ

tốt Sở dĩ được như vậy là do khách du lị

chỉ mua những giá trị và thoả mãn

các nhu cầu về du lịch chứ không phải là mua chính bản thân những tải nguyên du lịch đó Với hai hình thức xuất khẩu này có thể thấy được hàng

hoá và dịch vụ buôn bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn

vì sẽ tiết kiệm được các khoản như chỉ phí vận chuyển, bao bì, đóng gói, thuế

Trang 20

xuất nhập khẩu và đặc biệt là thu hồi được nguồn vốn nhanh với lãi suất cao

vì nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp và có khả năng thanh toán

Thứ ba, du lịch khuyến khích và thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước

ngoài Tính phổ biến của quả trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên toàn cầu

ngày nay là giá trị dịch vụ ngày cảng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm

xã hội theo vậy mà tỷ trọng việc làm trong các ngành dịch vụ cũng theo đó sẽ

có tỷ trọng ngảy cảng cao trong số những người có việc làm Các nhả kinh doanh luôn tìm kiếm hiệu quá của đồng vốn, thì lĩnh vực kinh doanh du lịch

là lĩnh vực hấp dẫn hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác Kinh doanh du

lịch có tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào đó ít hơn so với ngành công nghiệp giao thông vận tái hay một số ngành khác trong khi đó thì khả năng thu

h

vốn lại nhanh, kỹ thuật lại không đến nổi phức tạp Đặc biệt trong lĩnh

vực kinh doanh các địch vụ bổ sung thì nhu cầu về nguồn vốn càng ít hơn (so

với hoạt động kinh doanh dịch vụ cơ bản) mà lại thu hút được nhiều lao động

và có khả năng thu hồi vốn nhanh hơn Vì thế mà các nhà đầu tư nước ngoài

để kiếm tìm hiệu quả vốn thì du lịch có sức thu hút cao

khẩu” ngoại tệ góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế

~ Xết về mặt xã hội

Thứ nhất, du lịch góp phần giải quyết các vấn đề về công ăn việc làm cho người dân lao động Theo thống kê của thế giới vào năm 2000 thì du lịch

là ngành tạo ra việc làm quan trọng, chiếm 10,7% trong tổng số lao động đang

làm việc trên toàn cầu Vào năm 2005, theo thống kê thì cứ 8 lao động thì có

Trang 21

một người làm việc trong ngành du lịch Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ

sung đang làm việc cho một phòng khách sạn loại từ 1 đến 3 sao Nếu các

dịch vụ này được nâng cao cả về mặt chất lượng lẫn chủng loại thì số lao động cần thiết trong dịch vụ bỗ sung có thể tăng lên nhiều hơn nữa Đến năm

2010, theo tính toán của WTO thì ngành du lịch tạo thêm khoảng 150 triệu việc làm cho người lao động trong đó chủ yếu tập trung khu ở khu vực Châu

Á - Thái Bình Dương

Thứ hai, du lịch tạo điều kiện cho việc phát triển và duy trì các ngành

nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của các dân tộc Khách du lịch thường rất thích mua các mặt hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ mang tính dân tộc Khách du lịch ngày một tăng bởi trào lưu du lịch văn hóa vì thế đã làm cho

các nghê thủ công mỹ nghệ truyền thống ngày càng được chú trọng trong việc

tôn tạo và duy trì các di tích ngành nghề thủ công đó Từ đó mà các nghề nảy

ngày càng được phục hồi và phát triển hơn nữa

Thứ ba, du lịch là phương tiện quảng cáo, truyên truyền cho các loại

¡ địa cũng như các thành tựu kinh tế, xã hội, chính trị - văn hoá,

hàng hoá

về tập quán, con người của địa phương ra nước ngoài thông qua

khách du lịch Du khách thường làm quen với các mặt hàng cùng các vấn đề

về thành tựu kinh tế, phong tục tập quán và con người địa phương ngay tại

điểm du lịch Các thông tin và các mặt hàng về thành tựu kinh tế hay về con

người bản địa làm cho du khách hải lòng, khi về đến nước của họ khách du

lich sẽ kể cho bạn bẻ người thân của mình Do đó du lịch trở thành phương tiện quảng cáo hiệu quả

Thứ t, du lịch làm giảm sự chênh lệch về phát triển các vùng nông thôn và đô thị Ở những vùng núi xa xôi, vùng hẻo lánh hay vùng ven biên

thường là nơi hội tụ của tài nguyên du lịch thiên nhiên Việc đưa những tải nguyên thiên nhiên nảy vào sử dụng và khai khác đôi hỏi phải có sự đầu tư

Trang 22

về giao thông, kinh tế văn hóa, bưu điện, sẽ mang đến sự phát triển làm

thay đổi bộ mặt kinh tế ở nơi đó, góp phần làm cho các trung tâm đông dân cư

sẽ giảm đi sự tập trung dân cư cing thing

Thứ năm, du lịch làm tăng thêm sự hiểu biết về xã hội, về phong cách

sống, ngôn ngữ, văn hóa của người dân thông qua việc giao tiếp thường

xuyên với khách du lịch Từ đó tình đoàn kết, hữu nghị và mối quan hệ giao

lưu văn hóa giữa nhân dân các vùng, các miền và các quốc gia với nhau ngày

cảng được củng cố hơn thông qua du lịch

Cuối cùng, đi du lịch làm cho con người ngày càng am hiểu thêm về

nhiều vấn đề của xã hội như phong tục tập quán, văn hóa và ẩm thực của các

địa phương qua đó sẽ làm nâng cao chất lượng của cuộc sóng, tình yêu quê

hương, đát nước và lòng tự hảo dân tộc

+ Khai thắc, phát triển dụ lịch quả tải và các tác hại

Việc mắt cân bằng cho cán cân thanh toán quốc tế từ việc phát triển du

lịch quốc tế thụ động sẽ gây áp lực cho nạn lạm phát Vì vậy, một số quốc

qui định

cứ mỗi chuyến đi một công dân chỉ được mang ra khỏi lãnh thé một lượng

gia trên thể giới đã phải dùng đến các biện pháp hạn chế: Như vi

tiền nhất định và một năm chỉ được đi du lịch một lần

Nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào ngành dịch vụ du lịch từ việc khai thác,

phát triển du lịch thụ động Dịch vụ là hoạt động kinh doanh chủ yếu của du

lịch, việc tiêu thụ các sản phảm dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và

khách quan (khách du lịch tiềm năng thường sẽ rất dễ thay đối một chuyền dụ

lich đã định trước) Do đỏ việc đảm bảo doanh thu của ngành du lịch càng

khó khăn hơn so với các ngành kinh tế khác Nếu ngành du lịch có tỷ trọng đóng góp lớn vào GDP của một nước thì nền kinh tế của quốc gia này thường

sẽ bắp bênh và không được ồn định

Trang 23

tao ra su mat ôn định và mất sự cân đối trong việc sử dụng lao động du lịch

của một số ngành kinh tế

Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên của đất nước bị ảnh

hưởng nghiêm trọng do việc quá tải trong kinh doanh và phát triển du lịch, sây nên các tệ nạn xã hội (kinh doanh du lịch không lành mạnh), môi trường

bị hủy hoại và đặc biệt sự lợi dụng con đường du lịch của bọn phản động

và một số tác hại khác ảnh hưởng đến đời sống tỉnh thần của người dân các

vùng, miễn và toàn thể quốc gia

1.1.2 Kết quả hoạt động kình doanh du lịch

Khối lượng tiêu thụ các loại hang héa va dich vụ du lịch của du khách

nhằm thỏa mản nhu cầu của mình được thể hiện rõ nét thông qua kết quả hoạt

động kinh doanh du lịch Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch nói lên qui mô

và trình độ

inh doanh của các cá nhân, đơn vị kinh doanh du lịch trong việc

sử dụng các yếu tố sản suất, các nguồn lực và tải nguyên du lich từ đó tạo ra

khối lượng các hàng hóa và

Có thể nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch theo nhiều phạm vi khác nhau: Một loại dịch vụ, một doanh nghiệp kinh doanh, toản

ngành hay toàn xã hội và theo thường thì sẽ thời gian là tháng, quí, năm hoặc một chu kỳ kinh doanh

Có thể xét kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên giác độ kinh tế và

xã hội Tuỳ vào tính chất, đặc

doanh du lịch được chia thành kết quả kinh doanh và kết quả sản xuất Kết

quả kinh doanh cho phép phân tích, đánh

trình kinh doanh Kết quả

nghiên cứu qui mô, kết quả,

sản xuất Khi nói kết quả sản xuất kinh doanh là nói đến

giá kết quả trên cơ sở kết hợp cả hai hoạt động sản xuất và kinh doanh, để

đánh giá hoạt động kinh doanh nói chung chứ không phải là cộng kết quả sản

Trang 24

xuất và kết quả kinh doanh đẻ tính kết quả

Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch cần phải được đánh giá theo tiêu

chuẩn và tiêu chuẩn đó phải xuất phát từ lợi ích Kết quả hoạt động kinh

doanh du lịch theo hai quan điểm xã hội và doanh nghiệp được đánh giá theo hai hướng, trên cơ sở kết hợp giữa lợi ích của đơn vị kinh doanh và lợi ích chung của toàn xã hội Khi có kết quả về mặt lợi ích thì mới tạo động lực cho sự phát triển của toàn xã hội cũng như đơn vị kinh doanh Việc tiêu chuẩn đánh giá kết quả hoạt động và kinh doanh du lịch được xác định đúng

sẽ là cơ sở để lựa chọn và xác định đúng các chỉ tiêu tính toán kết quả Các

chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch bao gồm: số

lượng khách (tính bằng lượt khách), số ngày khách, giá trị sản xuất ngành du

lịch, giá trị tăng thêm du lịch, doanh thu, lợi nhuận du lịch Các chỉ tiêu

biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch là các chỉ tiêu thời

kỳ, có độ lớn phụ thuộc vào độ dải và qui mô của kỳ nghiên cứu

1.1.3 Cúc nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

a Nhóm các nhân tổ khách quan

là cơ sở hạ tằng của địa phương

nơi đơn vị kinh doanh (sự phát triển của mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống giao thông ) tình trạng dân trí, các chủ trương, chính sách, pháp luật

của nhà nước cũng như chính quyền địa phương

~ Môi trường kinh doanh:

+ Môi trường vĩ mô: là hệ thống các chủ trương, chính sách, pháp luật

của Nhà nước, của các ngành, các luật lệ, chế độ chính sách kinh tế xã hội nơi

đơn vị kinh doanh du lịch đang hoạt động

+ Môi trường trực tié

du lịch có sự cạnh tranh với nhau Những năm gần đây, ngành du lịch có sự phát triển nhanh chóng đã làm cho các đơn vị kinh doanh du lịch, các nhà

hàng, khách sạn, tăng lên nhanh chóng về

Là môi trường mà nơi đó các đơn vị kinh doanh

lượng, từ đó làm cho các đơn vị

Trang 25

kinh doanh du lịch có sự cạnh tranh ngày cảng gây gắt hơn

+ Môi trường bên trong của chính đơn vị kinh doanh du lịch

~ Các nguồn lực sẵn có bao gồm tài nguyên và các nguồn lực Yếu tố

quan trọng nhất tác động đến kết quả kinh tế của hoạt động kinh doanh ngảnh

du lịch chính là tài nguyên du lịch Sự phong phú đa dạng của tải nguyên du lịch cảng nhiều thì cảng thu hút và hấp dẫn khách du lịch bấy nhiêu Bênh cạnh đó, vị trí địa lý và các nguồn lực khác như vốn, lao động cũng có tác

ng kinh doanh du lịch

~ Quản lý kinh tế là cơ chế rất quan trọng Nó tác động và chỉ phối đến

động đáng kẻ đến hiệu quả của hoạt

hiệu quả kinh tế của toàn nền kinh tế hay của cá nhân hoạt động kinh doanh ngành du lịch

b Nhóm các nhân tô chú quan

~ Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cả ngành du lịch và của những đơn vị

cần phải không ngừng nâng cao năng lực cũng như không ngừng đảo tạo đội

ngũ lao động và kế cả cấp quản lý cũng cần được chú ý, xem trọng

~ Ngoài ra, các yếu tố như cơ cấu tô chức và cách thức quản lý của đơn

lĩnh vực du lịch

Do có sự tác động đến kết quả kinh doanh du lịch theo cường độ và

nhiều hướng khác nhau của các nhân tố trên, bên cạnh đó giữa chúng còn có

mỗi quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Vì vậy, việc đánh giá một cách chính

Trang 26

xác nhằm tận dụng triệt để những yếu tổ có lợi và hạn chế tối đa những yếu tố

bat lợi là thực sự quan trọng đẻ nâng cao hiệu quả kinh tế

1.2 Hệ thống các chỉ tiêu về thống kê kết quả hoạt động kinh

cùng một lúc, do đó có sự không đồng nhất giữa số khách du lịch và lượt

khách du lịch Để thống nhất trong việc tính toán, tổ chức du lịch thế giới đã đưa ra định nghĩa về số lượng khách là tổng số lượt khách du lịch đến và tiêu

dùng các sản phẩm du lịch tại một đơn vị, một địa phương, một vùng hay

quốc gia Việc xác định cụ thể về số khách trên thực tế là một công việc rất khó khăn vì sự phát triển của du lịch ngày càng mạnh mẽ, người đi du lịch ngày cảng nhiều, loại hình du lịch thì đa dạng, cách xác định số khách du lịch

của các quốc gia thì lại khác nhau dựa vào trình độ phát triển của đất nước đó

và hệ thống số liệu được ghi chép Mặt khác cùng một khách trong cùng một chuyến đi họ có thể ghé thăm nhiều nơi và cùng một lúc sử dụng nhiều loại sản phẩm du lịch vì vậy có thể dẫn đến việc trùng lặp trong công tác thống kê

mm lượt khách (lượt người tiêu thụ các sản phẩm du lịch) đã giải quyết

được khiếm khuyết này

- Số ngày khách du lịch: Ngày khách là một khách sử dụng sản phẩm

du lịch trong thời gian một ngày Việc xác định số ngày khách đã gần như

khắc phục được hiện tượng tính trùng, tuy nhiên do khách du lịch không chỉ ở trong các cơ sở lưu trú của các nhà hàng, khách sạn mà còn lưu trú

sở khác như nhà người thân hoặc ngôi nhà thứ hai

khó khăn Tuy nhiên việc xác định số ngày khách là một trong những biểu

các cơ

do đó vẫn còn một số

Trang 27

hiện quan trọng của kết quá kinh doanh du lịch, giúp cho việc tính toán các

chỉ tiêu và phân tích kết quả cũng như hiệu quả

b Các chỉ tiêu giá trị

~ Doanh thu du lịch: là toàn bộ số tiền thu được từ việc kinh doanh các

loại sản phẩm du lịch, hay là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong

kỳ nghiên cửu do hoạt động kinh doanh du lịch đem lại Biểu hiện này của kết quả giúp cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích biến động của hoạt động kinh doanh du lịch, liên hệ với các biểu hiện của chỉ phí để tính các chỉ tiêu

hiệu quả đoanh thu du lịch bao gồm:

~ Doanh thu hướng dẫn du lịch: là doanh thu mà các đơn vị hoạt động

trong lĩnh vực du lịch có được từ việc cung cấp dịch vụ tô chức tour du lịch

và hướng dẫn tham quan các địa điểm du lịch

~ Doanh thu vận chuyển: là doanh thu mà đơn vị hoạt động trong lĩnh

vực du lịch có được từ việc cung cấp dịch vụ di chuyển khách du lich từ nơi

cư trú tới địa điểm du lịch và giữa các địa điểm du lịch với nhau

~ Doanh thu buồng ngủ: là doanh thu mà các đơn vị kinh doanh du lịch

có được từ việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch tại các địa điểm du lịch

~ Doanh thu kinh doanh hàng ăn uống: là doanh thu đơn vị kinh doanh

du lịch có được từ việc bán hàng ăn uống cho khách du lịch trong quá trình

lưu trú, tham quan

~ Ngoài ra doanh thu còn có được từ các dịch vụ khác như: vui chơi giải

n thoại, doanh thu bán đồ lưu niệm, giặt là

~ Lợi nhuận du lịch: Đây là

giữa doanh thu và chỉ phí trong kỳ nghiên cứu thì lợi nhuận là bỉ

hiện kép, nếu xét theo quan hệ so sánh

hiện của hiệu qua du lich còn nếu xét nó là thành quả thì lợi nhuận là biểu hiện của kết quả Biểu hiện này của kết quả giúp cho việc phân tích đánh giá kết quả và

đưa ra các quyết định tác nghiệp cũng như chiến lược trong hoạt động kinh

Trang 28

doanh du lich

- Giả trị sản xuất: Cũng là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của động kinh doanh du lịch, nó cho phép so sánh về số tuyệt đối giữa các quốc gia hay các

địa phương cũng như giữa các đơn vị kinh doanh du lịch đồng thời là cơ sở

quan trọng đẻ tính các chỉ tiêu thống kê quốc gia và ngành khác

- Giá trị tăng thêm: Giá trị tăng thêm của hoạt động kinh doanh du lịch

là phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chỉ phí trung gian, là chỉ tiêu

phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo của hoạt động này

kết quả hoạt động kinh doanh du lịch theo hình thái

Xem xét biêu hiệ

giá trị cho phép phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh du lịch một cách

tổng hợp cả về số lượng và chất lượng Với hai hình thái vật chất và giá trị

cho phép phân tích kết quả hoạt động kinh doanh một cách đầy đủ, sâu sắc và

khách hoặc ngày khách trong tổng số lượng khách hay ngày khách du lịch,

được tính bằng đơn vị lần hoặc phần trăm (%) Đây là chỉ tiêu tương đối, thời

Trang 29

Trong đó: N, sé ngay khich du lich loai i

ÁN tổng số ngày khách du lịch Chỉ tiêu này phản ánh kết cấu khách hay ngày khách theo các tiêu thức khác nhau, mỗi tiêu thức cho ta nghiên cứu kết cấu của kết quả hoạt động

kinh doanh du lịch trên các giác độ khác nhau Hơn nữa, quan sát sự biến

động của kết cầu khách qua thời gian cho thấy xu hướng biến động của lượng

khách đến làm cơ sở cho việc đặt kế hoạch nghiên cứu và tiếp thị khách du

lịch với mục đích khai thác tối đa những bộ phận khách tích cực, mở rộng và

tiếp thị ở những thị trường còn ít hoặc bỏ ngỏ Từ trước tới nay kết cấu khách du lịch quốc tế đã được tổng hợp theo một số tiêu thức cơ bản như quốc tịch, phương tiện hay mục đích của chuyến đi; nhưng kết cấu khách du lịch nội địa hầu như chưa được thống kê Về phương pháp nghiên cứu kết cấu khách du lịch nội địa cũng giống như kết cấu khách quốc tế và cũng với các

tiêu thức nghiên cứu tương tự được trình bày dưới đây

Các nước thuộc thành viên của tổ chức du lịch thế giới thường cố gắng thống kê kết cầu khách du lịch theo các tiêu thức được thông nhất như sau:

* Kết cấu khách theo nguồn khách

~ Khách du lịch nội địa: có thê được chia theo vùng, tỉnh, thành phố

* Kết cầu khách theo mục đích chuyển di

Mục đích chuyến đi chính là động lực thực hiện chuyến đi Mục đích

chính của cuộc viếng thăm là yếu tố mà thiếu nó thì chuyến đi đã không được

Trang 30

thực hiện hoặc điểm đến cho trước sẽ không được ghé thăm Theo tổ chức du

lich thé giới thì mục đích chuyến đi được chia thành các nhóm chủ yếu sau:

~ Du lịch thuần túy: Nghỉ ngơi, giải trí,

~ Du lịch kết hợp công việc: Kinh doanh, hội họp,

- Du lịch thăm thân

~ Chăm sóc sức khỏe

- Hành hương tôn giáo

- Mục đích khác

Hiện nay ở Việt Nam chỉ thống kê theo 3 loại đầu và loại khác

* Kết cấu khách theo thời gian lưu trú

+ Những chuyển bay theo lịch trình (scheduled flights)

+ Những chuyến bay không theo lich trinh (Non- scheduled flights)

Trang 31

+ Những dịch vụ hàng không khác (other air services)

- Khách đến bằng đường thủy:

+ Tâu khách định kỳ và các bến cảng (passenger lines and ferries)

+ Tàu thủy (cruise)

+ Phương tiện riêng (với sức chứa cao nhất là 8 người )

+ Phương tiện đi thué (Vehicle rental)

+ Các phương tiên giao thông đường bộ khác

* Kết cấu khách theo các tiêu thức nhân khẩu học

~ Theo giới tính: gồm có hai nhóm nam và nữ

Trang 32

+ Trung hoe chuyén nghiép

+ Cao ding

+ Đại học và trên đại học

~ Theo nghề nghiệp: là loại hình công việc thường xuyên mà người đó

thực hiện để nhận tiền công trong khoảng thời gian cần nghiên cứu và được

chia thành các nhóm sau:

+ Nhà lập pháp, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cắp cao

+ Các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học

+ Các thương gia

+ Thư ký, nhân viên

+ Nhân viên dịch vụ, nhân viên cửa hàng

+ Những người lao động trực tiếp và dịch vụ

* Kết cấu khách theo hành vi hiện thực

~ Kết cấu khách đến lần đầu hay đến lại

- Két cấu khách ở trong các loại cơ sở lưu trú khác nhau

Trang 33

b Kết cầu doanh thu du lich

Chỉ tiêu kết cấu doanh thu du lịch phản ánh tỷ trọng về doanh thu của

từng bộ phận kinh doanh du lịch so với tổng doanh thu du lịch trong kỳ nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại

Kết cấu doanh thu du lịch được tính theo công thức

an

Trong dé: - D, 1a doanh thu cita b6 phan du lịch thir i

~_Ð là tổng doanh thu du lịch

Hoạt động kinh doanh du lịch rit đa dạng, doanh thu du lich duoc tao

nên bởi nhiều loại hình kinh doanh Kết cấu của doanh thu bao gồm các loại

Sau:

* Kết cấu doanh thu dụ lịch theo lĩnh vực hoạt động

+ Doanh thu hướng dẫn du lịch: là doanh thu mả doanh nghiệp kinh

doanh du lịch có được từ việc cung cấp dịch vụ tổ chức tour du lịch và hướng

dẫn tham quan các địa điểm du lịch

+ Doanh thu vận chuyển: là doanh thu mà doanh nghiệp kinh doanh du

lịch có được từ việc cung cấp dịch vụ di chuyển khách du lịch từ nơi cư trú tới

địa điểm du lịch và giữa các địa điểm du lịch

+ Doanh thu buồng ngủ: là doanh thu mà doanh nghiệp kinh doanh du

lịch có được từ việc cung cấp dịch vụ lưu trủ cho khách du lịch tại các địa

điểm du lịch

+ Doanh thu kinh doanh hàng ăn uống: là doanh thu mà doanh nghiệp

kinh đoanh du lịch có được từ việc bán hàng ăn uống cho khách du lich trong

quá trình lưu trú, tham quan

+ Ngoài ra còn có doanh thu từ các dịch vụ khác như giặt là, vui chơi

giải trí, điện thoại, doanh thu bán đồ lưu niệm

Trang 34

* Két cdu doanh thu du lich theo loai khách

Loại khách được nghiên cứu theo rất nhiều tiêu thức như đã trình bày ở

chỉ tiêu kết cấu khách Kết cấu doanh thu du lịch theo loại khách ở đây chỉ đề

cập đến nguồn khách gồm:

+ Doanh thu từ khách du lịch quốc tế

+ Doanh thu từ khách du lịch nội địa

Các chỉ tiêu kết cấu doanh thu du lịch được tính bằng cả số tuyệt đối

lẫn tương đối kết cấu Các chỉ tiêu này cung cấp thông tin vẻ tỷ trọng doanh

thu của từng bộ phận trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lich, cung cắp

thông tin cho việc hoạch định chuyển dịch kết cấu kinh doanh du lịch

1.2.3 Hệ thắng chỉ tiêu về phản ánh mỗi quan hệ giữa các chỉ tiêu kết

quả hoạt động kinh doanh du lịch

a Số ngày lưu trú bình quân một khách

Đây là chỉ tiêu phản ánh độ dài bình quân của một chuyến đi và được

tính bằng cách so sánh giữa tổng số ngày khách (N) và số lượng khách (K)

trong kỳ nghiên cứu

Công thức tính:

a=

K

Đơn vị tính: ngày - người/lượt người

Đây là chỉ tiêu thời kỳ, chỉ tiêu này có thể tính chung cho các loại khách

và tính riêng cho từng loại khách quốc tế, nội địa hoặc từng loại khách theo các

cách phân loại khách đã trình bày ở trên để so sánh đặc điểm về độ dài chuyển đi của từng loại khách từ đó có biện pháp phủ hợp trong việc tiếp thị và tổ chức các hoạt động cho khách tăng kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

b Chỉ tiêu bình quân một khách du lịch

Trang 35

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức chỉ tiêu bình quân của một khách du lich

trong một chuyến đi Chỉ tiêu này được tính ở 2 phạm vỉ:

~ Ở phạm vi từng đơn vị hay tổ chức kinh doanh du lịch: Chỉ tiêu này

được tính bằng cách so sánh giữa doanh thu du lịch (D) mà đơn vị thu được từ khách du lịch và số lượng khách du lịch (K) mà đơn vị phục vụ trong kỳ nghiên cứu

„ nội địa và tính riêng cho từng loại khách theo các cách

từng loại khách từ đó có biện pháp phù hợp trong việc tổ chức và tiếp thị các

hoạt động cho khách tăng kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

~ Ở phạm vi xã hội: chỉ tiêu bình quân một khách thường có được qua điều tra vì du khách có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó không phải do các đơn vị kinh doanh du lịch phục vụ Ở Việt Nam hiện nay đã có các cuộc

điều tra chỉ tiết về chỉ tiêu của du khách Cách thu thập này có ưu điểm hơn cách tính trên ở chỗ đã tính hết tất cả các chỉ tiêu của khách cho một chuyến

di, vi vậy có thể làm cơ sở cho việc tính toán chỉ tiêu doanh thu xã hội từ du lịch

c Số chuyến đi bình quân một khách du lịch nội địa

Đây là chỉ tiêu rất có ý nghĩa không chỉ đánh giá kết quả của hoạt động

kinh doanh du lịch mà nó còn biểu hiện sự phát triển du lịch nội

ia va mite

sống của dân cư.

Trang 36

Số chuyến đi bình quân một khách du lịch được tính như sau:

Trong đó: €_ là số chuyến đi bình quân một khách du lịch nội địa

Cy la 86 lượt khách (chuyến đi) của khách du lịch nội địa có

được qua điều tra hộ gia đình

K¿¿ là số lượng khách du lịch nội địa và cũng có được qua

điều tra hộ gia đình

1.3 Nội dung và phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

a Nội dụng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

- Phân tích biến động qui mô kết quả hoạt động kinh doanh du lịch: Dựa vào số lượt khách, số ngày khách va doanh thu hoạt động kinh doanh du

lịch đã thu thập được, dùng phương pháp phân tô, bảng và đồ thị, phương pháp dãy số thời gian, phương pháp dự đoán đề phân tích sự biển động về qui

mô kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Qua đó thấy được lượng tăng -

giảm tuyệt đối, tốc phát triển, tốc độ tăng - giảm, giá trị tuyệt đối của 1% tăng

-giảm Tuy nhiên, do việc thu thập số liệu gặp khó khăn nên trong luận văn

này tác giả chỉ dựa vào số lượt khách, số ngày khách quốc tế và nội địa để

phân tích qui mô kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

- Phân tích biến động kết cấu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch:

Căn cứ vào dữ liệu thu thập được (số lượt khách), dùng phương pháp phân tố,

đồ thị và bảng biểu đẻ phân tích biến động kết cấu hoạt động kinh doanh du

lịch Qua đó thấy được khách du lịch đến từ những quốc gia nào, những địa

phương nào, thị trường khách du lịch ở quốc gia hay địa phương nào là nhiều

nhất và tăng giảm như thể nào trong cả một giai đoạn Trong luận văn này tác

giả chỉ dựa vào số lượt khách, số ngày khách quốc tế và nội địa để phân tích

Trang 37

qui mô kết quả hoạt động kinh doanh du lịch dựa theo thị trường khách và phương tiện đến

- Phân tích xu thế biến động kết quả hoạt động kinh doanh du lịch: Căn

cứ vào số lượng khách, ngày khách vả doanh thu của hoạt động kinh doanh du

lịch, dùng phương pháp hồi quy theo thời gian để nghiên cứu xu thế biến

động của lượng khách quốc tế qua thời gian để lựa chọn dang ham xu thé

phản ánh tốt nhất xu hướng biến động đó qua SPSS và EVIEWS

~ Phân tích các nhân tô ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh du lịch: Trên cơ sở các số liệu, thông tin thu thập được, dùng phương pháp chỉ

số, phương pháp hồi quy nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như:

lều kiện kinh tế chính trị - xã hội, môi trường kinh doanh, cơ chế quản

lý kinh tế, nguồn nhân lực, tải nguyên thiên nhiên, cơ cấu tổ chức quản lý

kinh doanh của các đơn vị kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động

kinh doanh du lịch Tuy nhiên do gặp khó khăn trong việc thu thập nguồn vốn

dé phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư đến doanh thu hoạt động du lịch nên

trong luận văn này, tác giả chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến

kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

~ Phân tích biểu hiện biến động thời vụ kết quả hoạt động kinh doanh

du lịch: Thu thập số liệu về số lượt khách, doanh thu của hoạt động kinh

doanh lĩnh vực du lịch, dùng phương pháp chỉ số thời vụ để đánh giá về số

lượt khách, doanh thu tăng lên rõ rệt hoặc giảm xuông rõ rệt vào kỳ vụ nào

trong năm của hoạt động kinh doanh du lịch

- Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch: Căn cử vào số lượt

khách, số ngày khách, doanh thu của hoạt động kinh doanh du lịch, dùng phương pháp ngoại suy hàm xu thế đẻ dự đoán kết quả hoạt động kinh doanh

du lịch trong thời gian tiếp tới

b Các phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

* Phương pháp phân tổ, bảng và biểu đỏ

Trang 38

Phân tô thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiền

hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (các tiểu

tổ) có tính chất khác nhau Là một trong các phương pháp phân tích thống kê

quan trong và làm cơ sở vận dụng các phương pháp thống kê khác

Phân tổ kết quả hoạt động kinh doanh du lịch nhằm phản ánh qui mô và

đặc điểm của kết quả hoạt động kinh doanh du lịch theo từng tiêu thức của mục đích nghiên cứu, giúp cho việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mí lên hệ giữa các hiện tượng và giải t và xu

hướng phát triển của kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trong điều kiện

thời gian và địa điểm cụ thể

Phân tích thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch có thể vận

dụng các loại phân tổ gồm: phân tổ phân loại, phân tổ kết cấu, phân tổ theo

một tiêu thức, phân tô theo nhiều tiêu thức, phân tô kết hợp Chăng hạn, phân

tổ khách du lịch quốc tế có thể theo một tiêu thức hoặc hai, ba tiêu thức: quốc

tịch, mục đích chuyến đi, thời gian lưu trú đẻ nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu thức này Kết quả của quá trình phân tổ được thiết kế thành dang bang

gọi là bảng thống kê Bảng thống kê là một hình thức trình bảy các tài liệu

thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ rằng

* Phương pháp phân tích hồi quy

Hỗi qui và tương quan là phương pháp được vận dụng trong thống kê

để biểu hiện và phân tích môi liên hệ tương quan giữa các hiện tượng

Mô hình hồi quy là mô hình

chỉ tiêu với một hay nhiều chỉ tiêu khác Mô hình hồi quy cần thoả mãn

êu diễn mối liên hệ phụ thuộc giữa một

những giả thiết cơ bản: mô hình không tổn tại tự tương quan, không có đa

công tuyến, có phương sai đồng nhất

Phương pháp tương quan đánh giá trình độ chặt chẽ chiều hướng của lên hệ Những chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá độ chặt chẽ của

môi liên hệ là hệ số tương quan đơn, hệ số tương quan bội, hệ số tương quan

Trang 39

riêng phân, tỷ số tương quan

* Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp

xếp theo thứ tự thời gian Cấu tạo của dãy số thời gian bao gồm hai thành

phần: thời gian (có thể là ngảy, tuần, tháng, quý, năm ) và chỉ tiêu về hiện

tượng nghiên cứu (có thể là số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân )

Trong nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh du lịch, dữ liệu thường bao gồm các dãy số thời gian được thiết lập đối với các chỉ tiêu kết quả theo

các loại dãy số tuyệt đối, dãy số tương đối và dãy số bình quân Trong đó diy

số tuyệt đối thường là dữ liệu về các chỉ tiêu kết quả tuyệt đối như số lượt khách, số ngày khách, doanh thu, giá trị tăng thêm hay lợi nhuận của đơn vị kinh doanh du lịch Dãy số tương đối bao gồm dữ liệu về các chỉ tiêu như:

tốc độ phát triển của lượng khách du lịch hàng năm nói chung và theo từng loại khách Dãy số bình quân là dãy số về các chỉ tiêu như số ngày lưu trú

bình quân một khách, chỉ tiêu bình quân một khách

* Phương pháp dự đoán

~ Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quan

Phương pháp này thường được áp dụng khi dãy số có các lượng tăng

(giảm) tuyệt đối liên hoàn xắp xỉ nhau

Mức độ được chọn làm gốc để ngoại suy có thể chọn mức độ cuối cùng

trong kỳ quan sát Tuy nhiên trị số dự đoán thường bị ảnh hưởng

quan sát để lâm cho kết quả dự đoán chính xác hơn

- Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân

Phương pháp dự đoán này thường được áp dụng khi dãy số có các tốc

độ phát triển liên hoàn xắp xỉ nhau

- Dự đoán kết quả dựa trên cơ sở quy luật biến động theo thời gian

Trang 40

+Du đoán dựa vào ham xu thé

Trên cơ sở ước lượng hàm hồi quy theo thời gian (hảm xu thể) ta tiến

hành dự đoán Đối với phương pháp dự đoán này ta có thể tiến hành dự đoán

điểm hoặc dự đoán khoảng cho các giá trị trung bình và giá trị riêng biệt của

chỉ tiêu kết quả

+ Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ

Phương pháp san bằng mũ là phương pháp xây dựng mô hình dự đoán

có sự quan tâm khác nhau đối với các mức độ của dãy số thời gian Các mức

độ càng mới (ở cuối dãy số thời gian) càng được chú ý nhiều hơn so với các

mức độ cảng cũ (ở đầu dãy số) Như vậy mô hình dự đoán có khả năng thích

nghỉ so với sự biến động của hiện tượng Phương pháp san bằng mũ cho phép

xây dựng các mô hình dự đoán các chỉ tiêu hiệu quả dựa trên các mô hình có

quan tâm đến biến động xu thế và biến động thời vụ, bám sát các biến động

và ảnh hưởng của thảnh phần trong dãy số thời gian, cho phép dự đoán tương

đối chính xác chỉ tiêu hiệu quả trong ngắn hạn.

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w