1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

slide bài thuyết trình bài thơ Tây Tiến

13 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tây Tiến
Tác giả Quang Dũng
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Slide bài thuyết trình
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

Trang 2

TÂY TIẾN

QUANG DŨNG

Trang 3

NGỮ VĂN 12 TÂY TIẾN

NGỮ VĂN

1

MỤC LỤC

ǀ Tìm hiểu chung

ǀǀ Đọc - hiểu văn bản

ǀǀǀ Phân tích khổ ba

Trang 4

ǀ Tìm hiểu chung

a Tác giả Quang Dũng - một sắc thơ áo lính

- Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, khi bắt đầu hoạt động nghệ thuật ông lấy tên con trai cả của mình (Quang Dũng) làm bút danh Ông sinh ra tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng( nay thuộc Hà Nội)

- Ông là một nghệ sĩ đa tài với tài năng trên nhiều lĩnh vực: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc

- Năm 1947, Quang Dũng được điều đi học tại Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây Sau khoá học này, ông làm đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Tác phẩm chính: Mây đầu ô (1986) , thơ văn Quang Dũng

(tuyển tập thơ văn),

- Phong cách sáng tác: Ông là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng , hồn hậu , lãng mạn và tài hoa - đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội nhận xét về tài

năng của ông như sau: “Quang Dũng là một nhà thơ của Hà Nội,

một nhà thơ của Việt Nam, một nhà thơ của thời đại”.

Trang 5

ǀ Tìm hiểu chung

b Tác phẩm

- Trích từ tác phẩm “Mây đầu ô”, được viết khi ông chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây tiến.

- Ban đầu bài thơ có tên “Nhớ Tây Tiến“ nhưng sau này, nhà thơ Quang Dũng cho rằng chữ “nhớ“ là thừa nên đã bỏ đi và đổi tên thành “Tây Tiến“.

- Nhan đề của bài thơ như khơi gợi những kỉ niệm, nỗi nhớ về đồng đội của tác giả, ẩn chứa cái nhìn tự hào và cả ngợi của nhà thơ đối với bình đoàn Tây Tiến.

* Đoàn binh Tây Tiến

- Là một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng của Pháp ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam Địa bàn hoạt động khá rộng, khắc nghiệt.

- Các chiến sĩ của binh đoàn phần đông là các sinh viên, thanh niên Hà Nội, những con người ấy đã “ xếp bút nghiêng theo

nghiệp binh đao”, cất vào ba lô những uớc mơ hiền diệu nhất để

ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.

- Chiến đấu bằng tất cả dũng khí của bản thân.

→ Những con người hào hùng và cũng rất đỗi hào hoa

Trang 6

ǀǀ Đọc - hiểu văn

bản

- Chủ đề: Tây Tiến không chỉ là nỗi nhớ đồng đội, nhớ mảnh đất Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ

đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống

Pháp Qua đó còn thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị Tây Tiến, với cảnh vật,

mảnh đất kháng chiến, con người Tây Bắc một thời gắn bó.

- Thể thơ: Thất ngôn (thơ bảy chữ).

- Bố cục:

+ Phần 1: “ Sông Mã… thơm nếp xôi” Nỗi nhớ về chặng đường hành quân gian khổ và

khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hung vĩ, hoang sơ, dữ dội.

+ Phần 2: “Doanh trại… hoa đong đưa” → Nhớ những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong

đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

+ Phần 3: “ Tây Tiến … khúc độc hành” → Nỗi nhớ chân dung người lính Tây Tiến.

+ Phần 4: “Tây Tiến …chẳng về xuôi” → Khúc vĩ thanh: Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến

của tác giả.

Trang 7

ǀǀ Đọc - hiểu văn

bản

- Giá trị nội dung: Bao trùm lên bài thơ là một nỗi nhớ nồng nàn và sâu sắc Nỗi nhớ xoáy sâu vào hai hình ảnh: núi rừng Tây Tiến cực kì hiểm trở, dữ dội mà thơ mộng, huyền ảo và người chiến

binh Tây Tiến với cuộc đời kháng chiến gian khó mà rất đỗi dũng cảm hào hùng và hào hoa Bài

thơ còn là bản anh hùng ca cách mạng ngợi ca vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ, của con người Việt

Nam.

- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác cũng như cho phong cách lãng mạn- tài hoa của hồn thơ Quang Dũng Bài thơ mang cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng, khi tha thiết bồi hồi, khi hồn

nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi thì trầm lắng… Bút pháp tạo hình

đa dạng, hình ảnh trong bài thơ Tây Tiến khá đa dạng và được sáng tạo bằng nhiều bút pháp

khác nhau tạo nên sắc thái thẩm mĩ phong phú Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách; (trang

trọng, cổ kính; sinh động gợi tả gợi cảm…), có những kết hợp từ độc đáo (nhớ chơi vơi, Mai Châu mùa em…), tên địa danh vừa cụ thể xác thực vừa gợi cảm giác lạ lẫm

Trang 8

ǀǀǀ Phân tích khổ

baHai câu đầu: Chân dung hiện thực của người lính

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

- Vừa hùng: Không né tránh hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua cái nhìn lãng mạn

+ “ đoàn binh không mọc tóc”: hào hùng, hình ảnh những anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời

+ “dữ oai hùm”: tính cách anh hùng, nét oai phong dữ dằn như chúa tể chốn rừng thiêng

- Vừa bi: Ngoại hình khác thường do ngoại hình nghiệt ngã

+ “không mọc tóc”: người thì cạo trọc đầu để thuận tiện cho đánh cận chiến,

người thì bị sốt rét đến rụng tóc

+ “Quân xanh màu lá”: nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, sốt rét, bệnh tật hành hạ

Trang 9

ǀǀǀ Phân tích khổ

baHai câu tiếp: Giấc mộng lãng mạn của người lính

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

- Nỗi nhớ trong giấc mơ: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

+ Nhớ người yêu, những cô gái Hà Thành duyên dáng, xinh đẹp + Diễn tả đúng thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của những người lính tuổi đôi mươi

→ Trái tim khao khát yêu thương đầy chất nghệ sĩ ( họ

mang trong mình một bóng hình lãng mạn ).

- “Mắt trừng”: cái nhìn nẩy lửa đối với kẻ thù

→ Thể hiện nét oai phong, lòng quyết tâm đánh giặc đến cùng.

Trang 10

ǀǀǀ Phân tích khổ

baHai câu tiếp: Vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng thể hiện qua tư thế lên đường vì lí tưởng

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”

- “Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh”: câu thơ nhẹ nhàng nhưng không mang cảm giác bi thương

- “chẳng tiếc trời xanh” thể quan niệm về lí tưởng cao đẹp: cao cả hơn tuổi trẻ của họ còn có tự do, quê hương đất nước

→ Người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, là lí tưởng cao đẹp “Chết vinh còn hơn sống nhục”

- Đảo ngữ “Rải rác” lên đầu câu để nhấn mạnh sự ít ỏi, thưa thớt, gợi sự hoang lạnh của những nấm mồ người lính

- Các từ Hán Việt “biên cương”, “viễn xứ” làm cho yếu tố đau

thương được giảm bớt thay vào đó là sự hào hùng, tôn nghiêm

Trang 11

ǀǀǀ Phân tích khổ

baHai câu cuối: Vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng qua sự hi sinh cao đẹp

“ Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

- “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Sông Mã là thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, là quê hương đất nước là nhân chứng của một thời

kỳ hào hùng, chứng kiến cái chết của người chiến sĩ Tây Tiến

- “gầm lên khúc độc hành”: sự bi phẫn, đau thương làm rung động

cả một chốn hoang sơ

- “gầm”, hình ảnh Sông Mã được nhân hóa trở thành một sinh thể biết đớn đau thay cho cả dân tộc phải chịu nhiều mất mát đau

thương

→ Sự kết hợp một cách hài hòa giữa cái nhìn hiện thực với cảm hứng lãng mạn, tác giả đã dựng lên bức chân dung

chân thật của người lính cách mạng.

→ Hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp cảu sức mạnh dân tộc

trong thời đại mới.

- “Áo bào thay chiếu anh về đất” tráng lệ hóa hình ảnh sự sinh của người lính Tây Tiến, cách nói giảm nói tránh để giảm bớt sự mất

mát bi thương

- “Áo bào thay chiếu” vừa ước lệ vừa tả thực để làm mờ hóa đi sự thiếu thốn, gian khổ mà người lính Tiến Tây phải chịu đựng

Trang 12

ǀǀǀ Phân tích khổ

ba TỔNG KẾT

GIÁ TRỊ NỘI DUNG

- Tái hiện vẻ đẹp hung vĩ, hoang

dại, nguyên sơ nhưng cũng không

kém phần thơ mộng của núi rừng

Tây Bắc

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT

- Bút pháp tả thực khắc họa chân dung người lính với hiện thực gian khổ nơi chiến trường.

- Dùng từ Hán – Việt cổ kính để tăng thêm sự thành kính, trân trọng với người đã khuất.

- Nói giảm để thể hiện lí tưởng cao đẹp của người chiến sĩ trong chiến đấu, khắc họa sự hi sinh, nhấn mạnh

sự mất mát nơi chiến trường.

→ Nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối

với Tây Tiến.

- Khắc họa thành công hình tượng

người lính Tây Tiến hào hùng, hào

hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng

của thiên nhiên miền Tây tổ quốc.

Trang 13

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ

LẮNG NGHE

Ngày đăng: 20/11/2024, 17:59

w