1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích mối quan hệ giữa Đạo Đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ba huân tại thị trường việt nam

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Đạo Đức Trong Kinh Doanh Và Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Ba Huân Tại Thị Trường Việt Nam
Tác giả Tăng Bính Huy, Đặng Thành Tiến, Cao Phan Ngọc Bích, Trần Ngọc Hải, Ngô Thị Thanh Vân
Người hướng dẫn ThS. Hồ Quốc Đức
Trường học Trường Đại Học Gia Định
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 86,75 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý Do Chọn Đề Tài (9)
  • 2. Mục Tiêu Nghiên Cứu (10)
  • 3. Phạm Vi Và Đối Tượng Nghiên Cứu (10)
  • 4. Phương Pháp Nghiên Cứu (10)
  • 5. Bố Cục Của Tiểu Luận (11)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (12)
    • 1.1. Đạo đức kinh doanh (12)
      • 1.1.1. Khái niệm (12)
      • 1.1.2. Vai trò của đạo đức kinh doanh (12)
      • 1.1.3. Ví dụ về đạo đức kinh doanh (13)
      • 1.1.4. Ví dụ về vi phạm đạo đức kinh doanh (14)
      • 1.1.5. Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh (14)
      • 1.1.6. Cách thực hiện các nguyên tắc đạo đức kinh doanh (15)
    • 1.2. Trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp (15)
      • 1.2.1. Khái niệm (15)
      • 1.2.2. Tính chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (16)
      • 1.2.3. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội (17)
        • 1.2.3.1. Với các đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 9 1.2.3.2. Đối với doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội (17)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIẾM XÃ HỘI ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BA HUÂN (21)
    • 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Ba Huân (21)
      • 2.1.1. Người sáng lập (21)
      • 2.1.2. Giá trị của doanh nghiệp (21)
      • 2.1.3. Quy mô sản xuất (22)
      • 2.1.4. Giải thưởng và đối tác (23)
      • 2.1.5. Thực trạng và kết quả của việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần Ba Huân (23)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP BA HUÂN (27)
    • 3.1. Giải pháp (27)
    • 3.2. Khuyến nghị (27)
  • KẾT LUẬN (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Đối với doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội...10 Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội...10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIẾM XÃ HỘI ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Mục Tiêu Nghiên Cứu

Chỉ ra những kết quả tiêu biểu, tồn tại, thách thức trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của Doanh nghiệp để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

Phạm Vi Và Đối Tượng Nghiên Cứu

Đối tượng của đề tài về mối quan hệ giữa đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam có thể bao gồm:

Doanh nghiệp: Bao gồm các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh doanh ở Việt Nam

Nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp: Bao gồm các giám đốc, nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp, người có trách nhiệm lập kế hoạch và ra quyết định về chiến lược kinh doanh và trách nhiệm xã hội

Cộng đồng xã hội: Bao gồm các cá nhân, tổ chức và nhóm quan tâm đến vai trò của doanh nghiệp trong xã hội và mong muốn thấy họ thực hiện trách nhiệm xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả

Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước: Các quyết định và chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, do đó, các nhà quản lý công cần hiểu rõ về đề tài này để xây dựng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phù hợp.

Phương Pháp Nghiên Cứu

Phân tích tài liệu: Nghiên cứu và phân tích các tài liệu, bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo bền vững, chính sách và quy định liên quan, bài báo và nghiên cứu trước đây về đề tài tương tự.

Khảo sát: Tiến hành khảo sát để thu thập ý kiến và quan điểm từ các doanh nghiệp, nhà quản lý, nhân viên và các bên liên quan khác về việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp.

Phỏng vấn: Dựa trên kết quả khảo sát ban đầu hoặc để hiểu sâu hơn về các quan điểm và kinh nghiệm của các bên liên quan, bạn có thể tiến hành phỏng vấn cụ thể với các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp và các bên liên quan khác.

Nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu sâu về một hoặc vài doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về các chiến lược, chính sách và thực tiễn thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội. Phân tích số liệu thống kê: Phân tích dữ liệu từ các nguồn thống kê, bao gồm dữ liệu về hiệu suất kinh doanh, biến động giá cổ phiếu, tiêu chuẩn xã hội và môi trường, để đánh giá tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp.

Kết hợp các phương pháp này có thể giúp bạn có cái nhìn toàn diện về mối quan hệ giữa đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam.

Bố Cục Của Tiểu Luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, cấu trúc của luận văn được trình bày theo kết cấu sau: Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Công ty cổ phần Ba Huân

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Đạo đức kinh doanh

1.1.1 Khái niệm Đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc khách hàng, đối tác, nhân viên nhìn nhận về doanh nghiệp của bạn như thế nào Đạo đức kinh doanh không chỉ nằm trong phạm vi đúng sai mà còn là nền tảng để dung hòa các hành vi hợp pháp khác của tổ chức song song với việc duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Vậy đạo đức kinh doanh là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức tuân theo các nguyên tắc như công bằng, minh bạch, v.v Mục đích chính của đạo đức kinh doanh là hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh các hành vi của chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động Đạo đức kinh doanh còn là cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng, chính phủ, doanh nghiệp khác, với chính nhân viên và với dư luận tiêu cực Đây không phải là một khái niệm mơ hồ mà là một phạm trù đạo đức được vận dụng và hoạt động kinh doanh, gắn với lợi ích và ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

1.1.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh Đối với một doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong môi trường kinh doanh hiện đại hiện nay Đạo đức kinh doanh thể hiện sự đúng đắn, trung thực, có trách nhiệm với các bên liên quan kể cả khách hàng, đối tác, nhân viên, cộng đồng và môi trường, cụ thể:

 Giúp điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp: Giúp kiểm soát hành vi doanh nghiệp, ngăn ngừa tổ chức làm việc trái với chuẩn mực đạo đức chung

 Nâng cao giá trị thương hiệu: Tạo được sự tin tưởng với khách hàng, đối tác. Bởi thực tế khách hàng chỉ muốn tìm kiếm một đối tác tin cậy, uy tín, minh bạch để hợp tác lâu dài

 Đem đến xác hội văn minh: Loại bỏ được các tệ nạn xã hội như sử dụng lao động trẻ em, quấy rối nhân viên, v.v

 Nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm việc nhóm: Giúp nhân viên cởi mở và hòa nhập với nhau, nhờ đó năng suất công việc được cải thiện Đồng thời giúp nhân viên tìm gia giá trị của mình trong tổ chức để có thể cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp

 Doanh nghiệp tránh bị phạt: Giúp doanh nghiệp tránh xác các hành vi vi phạm pháp luật, nhờ đó tránh được cáo trạng, hình phạt do pháp luật quy định.

 Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh giúp định hình giá trị và nguyên tắc đạo đức trong doanh nghiệp, góp phần tạo nên một văn hóa mạnh mẽ, đáng tin cậy.

1.1.3 Ví dụ về đạo đức kinh doanh

Dưới đây là ví dụ cụ thể về đạo đức kinh doanh của một công ty chế biến thực phẩm xanh A, bạn có thể tham khảo để biết được cách họ tuân thủ đạo đức kinh doanh như thế nào, cụ thể:

 Sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người dùng: Công ty A cam kết đem đến cho khách hàng sản phẩm thực phẩm an toàn, đạt chuẩn quốc gia và tuân thủ đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Công ty đảm bảo các sản phẩm họ sản xuất đều đạt chất lượng cao và không gây hại cho sức khỏe của khách hàng

 Thân thiện với môi trường: Tận dụng tối ưu các nguồn tài nguyên từ thiên nhiên và xem xét các tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường Công ty A áp dụng phương pháp sản xuất và đóng gói bảo vệ môi trường, nhờ đó giảm được lượng chất thải và ô nhiễm

 Trách nhiệm với cộng đồng: Luôn đóng góp tích cực vào các hoạt động của xã hội, hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ giáo dục và đảm bảo vệ sinh môi trường Công ty

A đặt yếu tố cộng đồng lên hàng đầu và xem đó là phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

 Đảm bảo công bằng: Công ty A luôn duy trì môi trường làm việc công bằng, minh bạch, tôn trọng quyền lợi của nhân viên Công ty luôn cung cấp nhưng cơ hội tốt cho tất cả nhân viên, không có tình trạng phân biệt đối xử

1.1.4 Ví dụ về vi phạm đạo đức kinh doanh

 Sử dụng sức lao động của trẻ em: Sử dụng lao động trẻ em để giảm chi phí là một trong những hành vi vi phạm đạo đức đáng lên án, gây nên tổn hại nghiêm trọng về vật chất lẫn tinh thần, nghiêm trọng hơn là đánh đổi cả sinh mạng.

 Ăn gian thời gian làm việc: Nhiều nhân viên lợi dụng thời gian của công ty để làm việc riêng như chơi game, sử dụng mạng xã hội, kéo dài thời gian nghỉ trưa, v.v Đây là hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh

 Môi trường làm việc cạnh tranh quá mức, thù địch: Môi trường làm việc cạnh tranh sẽ giúp năng suất và thành tích của từng nhân viên được cải thiện Tuy nhiên, nếu cạnh tranh quá mức hoặc không được lành mạnh sẽ khiến nhân viên bị áp lực, khiến họ có những hành động vi phạm đạo đức như: nịnh bợ, bè phái, phá hoại công việc của nhân viên khác, v.v.

Trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (viết tắt CSR – Corporate Social Responsibility) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, của cộng đồng và của toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như vì sự phát triển chung của xã hội.

CSR còn là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh Ngoài ra đây cũng là việc các doanh nghiệp thể

7 hiện sự quan tâm tới các vấn đề xã hội và vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động của mình gắn với phát triển bền vững.

1.2.2 Tính chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng ngày càng cao và do vậy, xã hội cũng có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nghiệp về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng.

Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất, kinh doanh phải có lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi của người lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, tham gia góp phần phát triển cộng đồng…

Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng; từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp.

Về cơ bản, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm:

 Trách nhiệm về kinh tế

 Trách nhiệm về pháp lý

 Trách nhiệm về môi trường

 Trách nhiệm về đạo đức

 Trách nhiệm nhân văn, từ thiện

Việc thực hiện các trách nhiệm đó được thể hiện trên các phương diện: Thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi; Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, bình đẳng trong đối xử với người lao động; Thực hiện tốt vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Tham gia các hoạt động từ thiện, trợ giúp xã hội.

1.2.3 Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội

1.2.3.1 Với các đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Với người lao động: Phần lớn người lao động yêu thích công việc của mình do điều kiện lao động tốt và chế độ lương thưởng hợp lý, nên ngoài việc quan tâm tới vấn đề trả lương xứng đáng, đúng quy định, không phân biệt đối xử, họ còn quan tâm tới việc doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt và có môi trường làm việc thuận lợi không? Đây cũng chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động Những điều kiện cơ bản này, dù đơn giản nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có ý thức trong việc thực hiện được Doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu này cũng đồng nghĩa với việc họ tạo ra được một đội ngũ lao động trung thành, gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về hình ảnh doanh nghiệp và quyết tâm làm việc vì lợi ích chung của doanh nghiệp.

 Với các cổ đông: Trọng tâm trong trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cổ đông là công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả và sử dụng nguồn vốn hợp lý Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý để tạo ra giá trị gia tăng là điều cần phải làm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp Có như thế, mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư, cũng như giảm thiểu được những mâu thuẫn lợi ích trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

 Đối với khách hàng: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng, giá cả hợp lý, giao hàng đúng hẹn và an toàn cho sử dụng… Khi doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng họ sẽ hiểu khách hàng hơn, nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm Bên cạnh đó, việc hiểu khách hàng của mình cần gì và tạo ra được sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, doanh nghiệp sẽ gây được thiện cảm, hấp dẫn, thu hút và giữ chân được những khách hàng trung thành và từng bước mở rộng thị phần.

 Đối với cộng đồng: Nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sau đó là công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện Các khoản đầu tư

9 xanh là vấn đề đang được quan tâm của nhiều nước, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội ngày nay là trách nhiệm của tất cả mọi người, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp Doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ngoài việc thực hiện trách nhiệm trong việc tuân thủ các quy định của Nhà nước, thì các doanh nghiệp cũng sẽ giảm được phí tổn thất khác trong việc bồi thường, khắc phục hậu quả do mình gây ra.

1.2.3.2 Đối với doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã góp phần vào việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhờ vào việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch Đi kèm với những lợi ích về kinh tế, các doanh nghiệp này cũng xây dựng được một hình ảnh tốt đẹp trong mắt cộng đồng, khách hàng, đạt được sự thỏa mãn và trung thành từ khách hàng, thu hút thêm nhiều người lao động lành nghề và nhân tài cho doanh nghiệp của mình.

Ngoài ra, quản lý nguồn nhân lực hiệu quả cũng góp phần cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động Định vị và khác biệt hóa thương hiệu – Đây là điều mà các doanh nghiệp đều quan tâm và được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp khi quyết định thực hiện trách nhiệm xã hội.

Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là 2 khái niệm khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau và trên thực tế thường hay bị sử dụng lẫn lộn.

Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các hoạt động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong kinh doanh.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIẾM XÃ HỘI ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BA HUÂN

Giới thiệu về công ty cổ phần Ba Huân

Bà Phạm Thị Huân sinh năm 1954 – hiện đang là Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân (Trứng Ba Huân) Bà Ba được mệnh danh là “nữ hoàng trứng”, cũng có thể gọi cách khác là “bà trùm trứng” Phạm Thị Huân sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó có 8 người con ở xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Từ nhỏ vì cuộc sống khó khăn nên bà Ba Huân phải bỏ học từ rất sớm để theo mẹ tập tành bán trứng Năm 1982, bà lập vựa trứng gia cầm khá lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh lấy tên Ba Huân Năm 1985, vựa trứng Ba Huân được đổi thành cơ sở thu mua và phân phối trứng, năm 2000 chuyển thành cơ sở doanh nghiệp.

Mỗi câu chuyện đều có một khởi nguồn Với thương hiệu Ba Huân, doanh nhân Phạm Thị Huân bắt đầu câu chuyện của mình từ gánh trứng do cha mẹ để lại Vừa hay năm đó, bà chỉ mới tròn 16 tuổi Vì hoàn cảnh khó khăn, không được học cao hiểu rộng – như cách bà thường tự nói về mình – nhưng sự nhạy bén trong việc tiếp cận thị trường của bà là điều không thể phủ nhận Đó cũng chính là yếu tố quan trọng đưa doanh nhân Phạm Thị Huân vượt qua mọi khó khăn, thăng trầm, gây dựng nên Công ty Cổ phần Thực phẩm Ba Huân – cũng chính là thương hiệu Ba Huân ngày nay.

Chỉ 2 năm sau khi thành lập, năm 2003 đại dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra khiến doanh nghiệp của doanh nhân Phạm Thị Huân chịu thiệt hại nặng nề Tuy nhiên, thay vì nhanh chóng rẽ sang một hướng kinh doanh mới, bà quyết định kề vai chịu khổ chung với người nông dân Bà từng chia sẻ mình cũng là nông dân nên bản thân hiểu rất rõ những khó khăn, cay đắng mà bà con nông dân phải chịu mỗi khi thất bát.

2.1.2 Giá trị của doanh nghiệp ã Tầm nhỡn: Ba Huõn hướng đến mục tiờu trở thành nhà sản xuất, cung cấp hàng đầu về sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm bằng chất lượng, dịch vụ chuẩn quốc tế dựa trên các tiêu chí: Uy tín – Chuyên nghiệp – Năng lực – Quy mô – Bền vững

- Đối với công ty: Phát triển doanh nghiệp ngày một lớn mạnh, quy mô dựa trên tinh thần chủ động, sáng tạo nhằm mang đến giải pháp thành công, đem lại thịnh vượng cho toàn thể nhân viên, cổ đông và đối tác

- Đối với khách hàng: Tăng cường hợp tác và tạo lập chia sẻ giá trị nhằm mang đến dịch vụ tốt nhất, sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng trên tinh thần phục vụ chân thành, trung thực.

- Đối với nhân viên: Quản lý và đánh giá người lao động theo năng suất và hiệu quả công việc, tạo thêm nhiều đãi ngộ thiết thực cho toàn thể cán bộ, công nhân viên nhằm đem lại cơ hội công bằng để người lao động có thể phát huy năng lực tối đa và yên tâm làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp.

- Đối với xã hội: Xây dựng nền tảng sức khỏe cho cộng đồng thông qua việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chất lượng cao, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu, góp sức cho các hoạt động từ thiện chia sẻ cộng đồng, thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội. ã Giỏ trị cốt lừi:

- Tâm: Mỗi sản phẩm làm ra là tâm huyết vì cộng đồng và xã hội

- Trung: Mỗi nhân viên thể hiện tinh thần trung thực, minh bạch và tuân thủ trong mọi hoạt động

- Trí: Phát huy tính chủ động và sáng tạo, mang đến giải pháp thành công

- Thịnh: Đem lại tính thịnh vượng cho toàn thể nhân viên, cổ đông và đối tác

Có tổng cộng 3 trang trại nuôi gà, 2 nhà máy xử lí trứng và 1 nhà máy chế biến thực phẩm.

- Trang trại công nghệ cao Bến lức

- Trang trại công nghệ cao Bình Dương

- Nhà máy xử lí trứng Hà Nội

- Nhà máy xử lí trứng Tân Nhựt Bình Chánh

- Nhà máy chế bién thực phẩm Đức Hoà

2.1.4 Giải thưởng và đối tác.

- Giải thưởng bông hồng vàng 2009: VCCI (Liên đoàn công nghiệp và thương mại VN) trao tặng danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu-Cúp Bông Hồng Vàng) cho bà Phạm Thị Huân đã không ngừng nỗ lực, chủ động tìm gải pháp thích ứng và vượt qua khó khăn.

-Doanh nhân tiêu biểu 2010: Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen “Doanh nhân tiêu biẻu” cho bà Phạm Thị Huân vì đã đạt những thành tích xuất sắc trong kinh doanh. -Huân chương lao động hạng II 2010: UBND TP.HCM tặng cúp “Doanh nhân thành phố HCM tiêu biểu 2012” vòi đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và đảm bảo an sinh xã hội.

-Chứng nhận nông dân điển hình thế giới 2016: Được trao tặng tại Bangkok (Thái Lan) ngày 17/10/2016 của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ - FAO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

-Nhận bằng khen Anh hùng lao động 2019: Thủ tướng chính phủ tặng công ty Ba Huân vì đã có nhiều thành tích trong việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm và tham gia bình ổn giá tại TP.HCM.

-Giải thưởng Vietstock Awards 2022: Cục chăn nuôi, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hội chăn nuôi VN, hiệp hội gia súc VN, Hiệp hội gia cầm VN, Viện chăn nuôi, Học viện nông nghiệp VN đã tổ chức trao giải thưởng cho công ty cổ phần Ba Huân.

2.1.5 Thực trạng và kết quả của việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần Ba Huân

Bà Ba Huân sinh ra trong một gia đình nhà nông ở Long An, trong một gia đình nghèo khổ Ngay từ bé, bà rong ruổi theo mẹ bà gánh trứng Bà đi các ấp để mua lại trứng của người dân rồi sau đó mang ra chợ quê bán lấy tiền Khi nhu cầu ngày càng lớn, bà đi buôn bán qua các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp,… rồi vận chuyển lên TPHCM bán.

Bà chia sẽ “Đến giờ, tôi vẫn nhớ hình ảnh mẹ và tôi đi cùng những ghe trứng từ Long

An, Kiên Giang lên TP.HCM, giao tới điểm bán Đó là những năm 1970 Lúc bấy giờ,

GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP BA HUÂN

Giải pháp

Nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm: Công ty Ba Huân có thể tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất Điều này bao gồm việc áp dụng các hệ thống giám sát chất lượng nghiêm ngặt và tăng cường đào tạo cho nhân viên về các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh thực phẩm.

Thúc đẩy phát triển cộng đồng địa phương: Công ty Ba Huân có thể tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng địa phương như xây dựng hạ tầng, hỗ trợ giáo dục và y tế, và thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực Điều này giúp tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

Xây dựng môi trường làm việc tích cực và công bằng: Công ty Ba Huân cần tạo ra một môi trường làm việc tích cực và công bằng, nơi mà mọi nhân viên đều được đối xử bình đẳng và có cơ hội phát triển Điều này bao gồm việc áp dụng các chính sách công bằng, tạo ra các cơ hội đào tạo và phát triển, và thúc đẩy sự đa dạng và thân thiện. Tăng cường minh bạch và trung thực trong quản lý: Công ty Ba Huân cần tăng cường minh bạch và trung thực trong quản lý, bao gồm cả việc đưa ra thông tin minh bạch về hoạt động kinh doanh và trách nhiệm xã hội của họ Điều này giúp tạo ra lòng tin từ phía cả nhân viên và cộng đồng.

Thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ: Công ty Ba Huân cần thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ trong hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng các thách thức và cơ hội mới Điều này bao gồm việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy sự sáng tạo và nâng cao hiệu suất làm việc

Khuyến nghị

Xây dựng chính sách đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng: Công ty Ba Huân cần phát triển và thúc đẩy việc tuân thủ các chính sách đạo đức và trách nhiệm xã hội trong mọi lĩnh vực hoạt động của họ Điều này giúp định rõ các nguyên tắc và tiêu chuẩn mà công ty cam kết tuân thủ.

Thực hiện giám sát và đánh giá định kỳ: Công ty Ba Huân cần thiết lập các cơ chế giám sát và đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của họ tuân

19 thủ các nguyên tắc đạo đức và trách nhiệm xã hội Điều này bao gồm việc tiến hành kiểm tra nội bộ, tổ chức các cuộc kiểm tra bên ngoài, và thúc đẩy sự minh bạch trong các hoạt động kinh doanh.

Tăng cường tương tác và hợp tác với các bên liên quan: Công ty Ba Huân cần tăng cường tương tác và hợp tác với các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với các đối tác và cộng đồng. Đầu tư vào phát triển bền vững: Công ty Ba Huân cần đầu tư vào các dự án và hoạt động phát triển bền vững nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm thiểu lượng chất thải, và hỗ trợ các dự án xã hội trong cộng đồng.

Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp tích cực: Công ty Ba Huân cần thúc đẩy một văn hóa doanh nghiệp tích cực, nơi mà mọi nhân viên đều được khuyến khích và động viên để thực hiện trách nhiệm xã hội và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong công việc hàng ngày Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự tham gia và cam kết từ phía nhân viên.

Ngày đăng: 18/11/2024, 06:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w